lundi 8 juin 2015

Đài TQ : Mưu toan chống Bắc Kinh của ông Abe ở G7 chỉ phản tác dụng

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại G7,08/06/2015. 
Theo Japan Times ngày 07/06/2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi gặp gỡ Tổng thống Pháp François Hollande bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay, đã bày tỏ mối quan ngại về các hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền tại Biển Đông, như việc ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc bản tiếng Pháp hôm nay 08/06/2015 nhanh chóng có bài viết đả kích Thủ tướng Nhật. Thụy My xin dịch lại dưới đây.

Mưu toan của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khi nêu ra những quan ngại về tình hình tại Biển Đông trong hội nghị thượng đỉnh G7, nhằm dựng lên một mặt trận chống Trung Quốc, là vô nghĩa.


Hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra tập trung chủ yếu vào cuộc khủng hoảng Ukraina và biến đổi khí hậu. Tuy vậy, ông Abe đã lạc ra khỏi các chủ đề thảo luận chính, muốn giảng đạo đức về những bất đồng tại Biển Đông và về cái gọi là âm mưu dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng của Trung Quốc.

Nhật Bản không nằm trong số các quốc gia đòi chủ quyền ở Biển Đông. Sự can thiệp của Nhật trong các tranh chấp này nhằm đánh lạc hướng các chú ý, và nguồn lợi của Bắc Kinh tại Biển Hoa Đông - nơi mà căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang tăng cao về quần đảo Điếu Ngư.

Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản lợi dụng G7 như một công cụ để phục vụ cho lợi ích và mục tiêu của họ.

Trong hội nghị thượng đỉnh G7 trước đây ở Bruxelles, Nhật cũng đã cố rao bán chương trình chống Trung Quốc. Tuy nhiên các nước phương Tây đã thông minh bác bỏ những quan điểm thân Nhật về tình hình tại Biển Hoa Đông.

Lần này ông Abe có lẽ lại phải thất vọng, các nỗ lực của ông ta để tăng áp lực lên Trung Quốc trong khuôn khổ cuộc họp đa phương này là phản tác dụng.

Trước hết, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi về quần đảo Nam Sa cũng như vùng biển xung quanh tại Biển Đông ; và các công trình xây dựng ở đó là hợp pháp, hợp lý.

Trung Quốc là nước nhiệt thành ủng hộ hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cam kết giải quyết những bất đồng thông qua thương lượng trực tiếp với quốc gia liên quan.

Thứ hai, một số thành viên G7 như Đức và Pháp, có những quan hệ song phương quan trọng với Trung Quốc, khiến các nước này không bị ảnh hưởng bởi mưu kế của ông Shinzo Abe.

Các nước châu Âu trong G7 đã là ứng viên của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á - sáng kiến của Trung Quốc. Những nước này quan tâm đến việc bổ sung đồng nhân dân tệ vào rổ ngoại hối trong SDRs (Quyền rút vốn đặc biệt, đơn vị tiền tệ quy ước của một số thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế), hơn là Biển Đông.

Ngoài ra, ảnh hưởng thế giới của G7 đã trở nên ít quan trọng hơn. Không chắc rằng khối này luôn giữ được ức nặng trong các vấn đề quốc tế, như Nhật Bản đã hy vọng.

Mưu toan của Shinzo Abe, muốn sử dụng G7 để tạo nên một liên minh chống Trung Quốc, chỉ là một nhát kiếm chém vào mặt nước.


Tốt nhất là các thành viên khác của khối nên tự bảo vệ trước các hành động ích kỷ của Tokyo, để ngăn trở Nhật Bản tranh mất những quyền lợi của chính họ.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.