mardi 27 décembre 2022

« Tình báo nhân dân » giúp Ukraina làm nên chiến thắng Kherson


Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

Tựa chính của Libération hôm nay tập trung cho cuộc điều tra về các trường dạy nghề lợi dụng chính sách của Nhà nước, Le Figaro đề cập đến tranh cãi về dự luật cấm đấu bò do phe cực tả đề nghị. Le Monde lưu ý « Trung Quốc bị cầm tù bởi chính sách zero Covid của mình », Les Echos chạy tựa trang nhất « iPhone, nạn nhân của zero Covid Trung Quốc ». Ở các trang trong, chiến tranh Ukraina và World Cup chiếm lượng bài vở nhiều nhất.

Thông tin quý giá giúp pháo binh tiêu diệt quân Nga

Về Ukraina, đặc phái viên Le Monde nhấn mạnh đến « Vai trò chính yếu của những người ủng hộ ở Kherson » : trong thời gian bị quân Nga chiếm đóng, những người dân thường đã cung cấp thông tin về các vị trí của quân địch.

Chiến tranh Ukraina quá ác liệt, phương Tây lo cạn kho vũ khí


Đăng ngày:

Cuộc chiến tranh cường độ cao chưa từng thấy kể từ Đệ nhị Thế chiến ngốn mất một lượng lớn vũ khí của cả hai bên. Mỹ đã viện trợ cho Ukraina 2/3 số hỏa tiễn Javelin, Stinger trong kho ; và vừa đặt hàng hơn nửa tỉ đô la tên lửa dùng cho Himars. Sản xuất khó thể theo kịp tiến độ cuộc chiến – có lúc Nga bắn tới 60.000 đạn pháo/ngày. Vũ khí thông minh của phương Tây rất hiệu quả, nhưng công cuộc chống xâm lăng của Kiev lại cần số lượng lớn khí tài thông thường.


Nga dội bão lửa, Mỹ mở kho giúp Ukraina đạn pháo, hỏa tiễn

Chín tháng sau khi Nga tấn công vào Ukraina, lo ngại đang tăng lên về khả năng đồng minh duy trì nhịp độ cung cấp vũ khí cho Kiev. Le Monde chạy tựa trang nhất « Kho vũ khí phương Tây dưới áp lực ». Theo các chuyên gia quân sự, trong giai đoạn cao điểm vào mùa hè, Nga đã bắn đi 60.000 quả đạn pháo mỗi ngày, Ukraina 20.000 quả. Sau đó con số này giảm xuống « chỉ » còn 20.000 một ngày phía Nga và 7.000 phía Ukraina. Trang web Oryx chuyên đếm số vũ khí bị phá hủy của mỗi bên dựa theo bằng chứng video, ước lượng quân đội Nga đã mất trên 1.500 xe tăng kể từ ngày 24/02, tức phân nửa số xe đang hoạt động.

Từ ''vũ khí im lặng'' của cầu thủ Iran đến Bakhmut tang thương nhưng anh dũng


Đăng ngày:

Trực tuyến trước toàn thế giới, cầu thủ Iran từ chối hát quốc ca

Trong bài xã luận « Từ Qatar đến Teheran », La Croix chú ý tới sự kiện hai tháng sau cái chết của cô Mahsa Amini tại Iran, đến lượt các cầu thủ đội tuyển quốc gia bày tỏ sự phản đối chế độ trên chương trình truyền hình trực tiếp trước toàn thế giới.

Kiev khó chấp nhận đàm phán với Nga vì đang có ưu thế trên chiến trường


Đăng ngày:

Cho đến khi tái chiếm Kherson, vẫn còn có thể mong chờ một sự thương thảo. Nhưng giờ đây khả năng này không còn nữa. Đối với Kiev, cái mốc phải là tháng 1/2014, trước khi Matxcơva chiếm Crimée. Chín tháng qua, đã có gần 100.000 nạn nhân mỗi bên, hàng triệu người Ukraina phải di tản, những thành phố biến thành gạch vụn, Nga liên tục phạm tội ác chiến tranh. Matxcơva không thể « mất » Crimée, nhưng Kiev làm sao dừng lại ở biên giới 24/02, sau những hy sinh vô bờ và những chiến thắng ngoạn mục ?


Kherson trước nỗi lo bị Nga oanh kích

Đặc phái viên La Croix cho biết về « Nỗi sợ bị trả đũa sau khi Kherson được giải phóng ». Một tuần sau khi quân đội Ukraina tiến vào thành phố chiến lược Kherson, chấm dứt 8 tháng chiếm đóng, niềm vui vẫn rộn ràng nơi người dân Kherson, nhưng xen lẫn với mối lo nay trở thành tiền tuyến. Một số cư dân tìm cách rời thành phố. 

Ngô Nhân Dụng - Mỹ được lợi, hại những gì ở Ukraine?

 

Nếu Ukraine không bảo vệ được nền độc lập thì lịch sử sẽ ghi một tiền lệ: Một nước nhỏ bị một nước lớn chiếm gọn bằng sức mạnh quân sự, mà thế giới không làm gì được!

Chuyến đi của ông Volodymyr Zelensky từ Bakhmut, tỉnh Donetsk, Ukraine qua Washington diễn ra trong bí mật như phim gián điệp.

Buổi sáng ông đến thăm binh sĩ đang chiến đấu bảo vệ một thành phố đang bị quân Nga tấn công hàng ngày. Sau đó ông đi hơn 400 cây số đường bộ tới một phi trường Ba Lan gần biên giới, rồi bay 11 tiếng đến căn cứ Andrews, ở thủ đô Mỹ. Từ ngày Ukraine bị Nga xâm lăng ông chưa đi thăm thủ đô một nước nào trong khối NATO dù việc đi lại dễ dàng giản dị hơn nhiều.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 306, 26-12-2022

 

1. Bất chấp lễ Giáng Sinh, quân Nga đã pháo kích vào trung tâm thành phố Kherson làm ít nhất 16 người đã chết. Không có một lý do gì cả, không có một "mục tiêu quân sự” nào, Putin đơn giản chỉ muốn khủng bố dân thường.

Lê Xuân Nghĩa - Cá không ăn được kiến thì kiến ăn lại cá thôi

 

Hôm nay ông Putin, Tổng thống Nga thêm một lần nữa kêu gọi đàm phán và “sẵn sàng đàm phán với tất cả các bên liên quan xung đột ở Ukraine”.

Tất nhiên ông ta vẫn chưa chừa được căn bệnh “đổ thừa”, nên vẫn nói với theo là các bên không  chịu đàm phán.

Nhớ lại:

- Trước ngày 24/02, ngày Nga phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine, từ Putin cho đến Ngoại trưởng, Thư ký báo chí Điện Kremlin, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Chủ tịch Duma… Nga đều tuyên bố và khẳng định trước thế giới và nhân loại rằng “không bao giờ có chuyện đó”. Và việc nói Nga chuẩn bị tấn công Ukraine là chuyện bịa đặt xảo trá của Mỹ và phương Tây.

Đặng Sơn Duân - Rất giống...

 

Ban tổ chức lễ vinh danh thi sĩ quốc tế làm ăn lôm côm quá, in thiếu chức danh Chủ tịch châu Á của Liên minh các nhà thơ thế giới rồi.

Đây là dự án do một anh người Ý nào đó tên Silvano Bortolazzi làm đầu trò. Anh lập ra một cái trang web lởm, rồi bổ nhiệm hàng loạt chức vụ tầm cỡ vũ trụ.

Ngoài chủ tịch châu Á thì còn có chủ tịch châu Phi Denis Okafor, tự nhận là Quốc vương của cái vương quốc Ohazaeze nào đó ở châu Phi.

lundi 26 décembre 2022

Kim Văn Chính - Thi sĩ ít nổi tiếng đánh bóng tên tuổi như thế nào ?

 

1. Mấy năm trước, công luận đã được biết đến một thi nhân mang tên Hoàng Quang Thuận với tập thơ thiền "Thi Vân Yên Tử".

Ông này vốn là giảng viên đại học nhưng lại đánh bóng tên tuổi bằng cách quảng bá tài làm thơ thiền, sự thật là sao chép (trộm bản quyền), còn bỏ tiền làm sách độc bản và xin cấp bằng kỷ lục thế giới về bài thơ...

Sau bị giới thơ văn bóc mẽ, sự việc đi vào quên lãng.

Đỗ Duy Ngọc - Về "nhà thơ thế giới" đang nổi như cồn

 

Trên mạng xã hội và cả báo chí của nhà nước đang rộn ràng về một người tên Tống Thu Ngân. Bà xưng là nhà thơ và viết hơn 1.700 bài thơ.

Bà cũng giới thiệu mình là Đại sứ quyền năng tâm tài đức Việt Nam 2022. Đã in chung với nhiều tác giả trong và ngoài nước. Trên 200 bài thơ đã được phổ nhạc. Chủ nhiệm nhiều trang thơ và đạt nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước.

Hiện là đại sứ trọn đời của Liên minh các nhà thơ thế giới U.M.P. Chủ tịch hội đồng kỷ luật cấp cao của Liên minh các nhà thơ thế giới U.M.P. Phó chủ tịch Hội đồng kỷ luật cấp cao của Liên minh các nhà thơ thế giới. Phó Chủ tịch hội đồng Những người bảo vệ các nhà thơ Thế giới. Người bảo vệ văn thơ Sestriere.

Thọ Nguyễn - Bi kịch lạc quan


Sinh quyển trái đất đang bị tàn phá nặng nề. Nguồn nước, không khí, lòng đất đều bị ô nhiễm.

Mỗi ngày có đến 150 loại thực vật và động vật bị tận diệt. Số sinh vật ít ỏi còn lại trong thiên nhiên nay không còn có thể trung hòa các chất độc do loài người thải ra. Những cuộc chiến tranh đẫm máu, nạn diệt chủng, nạn cướp đất v.v...càng tăng tốc quá trình tàn phá hành tinh.

Các thế lực cực hữu, độc tài, phân biệt chủng tộc toàn cầu ngày càng bành trướng. Tôi thường đặt các câu hỏi: Nền dân chủ Mỹ liệu có sống sót được không? Liệu Ukraine có trụ được qua mùa đông khắc nghiệt với sức tàn phá điên cuồng của Putin không? Liệu liên minh EU có tan vỡ không? Liệu mô hình xã hội chủ nghĩa phát xít của Trung Quốc có lấn át các nền dân chủ tự do? v.v...

Nguyễn Thông - Một công thần bị chôn vùi (2)

 

Sau năm 1975, đất nước thống nhất nhưng lòng người phân chia. Không phải chỉ giữa người Nam với người Bắc, mà ngay trong nội bộ “bên thắng cuộc” đã nẩy sinh sự tranh giành, cướp công, trả thù cá nhân.

Sự chia rẽ, bè phái, đố kỵ, ganh ghét, hãm hại nhau ngày càng nhiều trong bộ máy cai trị. Không còn ông Hồ, không còn gì để ngại ngần nữa. Mà thực ra khi cụ Hồ còn sống, đám bề tôi đã lăng loàn coi thường, qua mặt, điều này ai sống trong thời ấy đều biết cả.

Không hiểu Chu công đã làm chi để họ ghét, hay bởi tại danh tiếng ông quá lớn, nên tai họa chực chờ. Ngẫm câu thơ xưa của Ức Trai Nguyễn Trãi “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật/Anh hùng di hận kỷ thiên niên” (họa phúc đều có duyên cớ chứ đâu phải chỉ một ngày/anh hùng để lại mối hận nghìn năm), vận chính xác vào con người Chu Văn Tấn.

Nguyễn Thông - Một công thần bị chôn vùi (1)

 

Không phải thứ gì được phát trên tivi mậu dịch đều đáng “bỏ qua”, nói như ngôn ngữ chơi trò trên tivi.

Có những thứ quái gở vẫn được thiên hạ quan tâm, chú mục vào, thậm chí săm soi, như vụ cô á hậu vừa xuất hiện trong veo vậy. Nhưng, trong đống rác tivi, vẫn có những cái không thể "bỏ qua", tạo được sự chú ý của người tử tế.

Tôi nói thế, bởi hôm 23.12 vừa rồi, trong chương trình buổi tối, kênh Truyền hình Quốc hội phát bộ phim tài liệu về nhân vật lịch sử, ông Chu Văn Tấn.

Ở thế thượng phong hậu Kherson, chiến thắng trong tầm tay Ukraina ?


Đăng ngày:

Sau chiến thắng Kherson, Ukraina sẽ tấn công những nơi nào ?

L'Express đặt câu hỏi « Sau khi giải phóng Kherson, quân đội của Kiev sẽ còn tiến đến đâu ? ». Rất nhiều ngày sau khi quân Nga đã rút đi hôm 11/11, cư dân Kherson tiếp tục tập hợp tại quảng trường Tự Do, phất những lá cờ màu xanh vàng mừng chiến thắng. Ukraina mong có được những cảnh vui tươi như vậy trong những tháng tới, sau khi đã giành lại được hơn phân nửa số diện tích bị chiếm từ sau ngày 24/02.

Hỏa tiễn rơi ở Ba Lan : NATO kềm chế, Putin tỏ ra vô trách nhiệm


Đăng ngày:

Tựa chính của Les Echos hôm nay nói về áp lực lên doanh nghiệp, La Croix về những xoay sở của người nghèo, Le Figaro đề cập đến chủ trương bảo hộ của Mỹ. Libération dùng nền đen cho trang nhất, với bức ảnh một phụ nữ cầm cây đèn cầy leo lét sau khung cửa, với dòng tít « Ukraina, nỗi sợ mùa đông ». Le Monde chạy tựa « Hỏa tiễn rơi xuống Ba Lan, NATO căng thẳng ». Các báo đều dành nhiều trang trong hoặc xã luận cho sự kiện này, tất cả đều có cùng nhận định : NATO đã tỏ ra kềm chế. 

Ba Lan xử sự bình tĩnh trước Putin vô trách nhiệm

Giải phóng thành phố Kherson, Ukraina bước vào thế trận mới


Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

Nga bị cô lập tại hội nghị được Zelensky gọi là « G19 »

Chiến tranh Ukraina, hội nghị G20, Trái Đất có 8 tỉ cư dân, vấn đề di dân tại châu Âu, đó là các chủ đề chiếm trang nhất báo Pháp hôm nay. Les Echos cho biết Nga bị lên án « mạnh mẽ » tại G20, bị cô lập hơn bao giờ hết. Theo dự thảo thông cáo chung, « đa số các nước thành viên » họp tại Bali tố cáo những hậu quả tai hại của cuộc chiến đối với thế giới. Chữ « chiến tranh » đã được sử dụng, trước thất vọng của phía Matxcơva - vẫn tiếp tục nói về « chiến dịch quân sự đặc biệt ». 

Xâm lược Ukraina, Nga có nguy cơ vuột mất Trung Á


Đăng ngày:

Bất ngờ Trung Á !

Một số nhà lãnh đạo Trung Á đã gây ngạc nhiên khi tỏ thái độ, đôi khi trực tiếp. Chẳng hạn hôm 17/06 tại Diễn đàn Kinh tế Saint-Pétersbourg, tổng thống Kazakhstan phải trả lời một câu hỏi gây bối rối : có sẵn sàng công nhận các « nước cộng hòa ly khai » Donetsk và Luhansk ? Trước mặt Vladimir Putin, ông Kassym-Jomart Tokaiev đáp : « Nếu quyền tự quyết được áp đặt khắp nơi trên thế giới ; sẽ có trên 600 nước thay vì 193 thành viên Liên Hiệp Quốc hiện nay. Chắc chắn sẽ hỗn loạn ».

Ukraina, từ chiến thắng Kherson đến giấc mơ hòa bình


Đăng ngày:

Kherson, chiến thắng lớn nhất của Ukraina kể từ đầu cuộc xâm lăng

Tái chiếm Kherson (280.000 dân) là chiến thắng lớn nhất của Ukraina kể từ đầu cuộc xâm lăng, sau cuộc phản công thần tốc để giành lại Izium (45.000 dân) hồi tháng Chín. Bộ trưởng Quốc phòng Nga loan báo đã « tái phối trí » 30.000 quân cùng với 5.000 xe quân sự, thiết bị ở hữu ngạn sông Dniepr, « không để lại một ai phía sau ». Nhưng các hình ảnh trên mạng xã hội ngược lại cho thấy một cuộc rút lui hỗn loạn, quân Nga qua sông bằng cầu phao tạm bợ, bỏ lại quân phục và vũ khí. Trong một video, một lính Nga khẳng định đơn vị đã được lệnh mặc thường phục và tự tìm phương tiện để rút chạy. 

dimanche 25 décembre 2022

Zelensky đến Mỹ, chuyến đi danh dự vì lịch sử (2)

 

« Tôi không biết thế nào là "hòa bình công lý"»

Nhưng phía sau một sự đồng thuận hoàn toàn, nhân danh cuộc chiến vì lý tưởng dân chủ mà thế giới tự do đã trao cho Ukraina gánh lấy và cái giá máu phải trả, động năng của quan hệ đồng minh dường như không thay đổi.

Cũng như từ khi mới khởi đầu xung đột, Kiev không chỉ cảm tạ những đóng góp mới nhất của Mỹ và đồng minh vào nỗ lực chiến tranh, mà luôn cho rằng có cơ sở để đòi hỏi nhiều hơn về số lượng, chất lượng và hiệu quả về những gì Washington sẵn sàng dành cho. Cử tọa cũng không thể nhịn cười : sau khi Biden vừa hứa tặng giàn hỏa tiễn phòng không Patriot đầu tiên, Zelensky lại xin tiếp. Ông tỏ vẻ miễn cưỡng : « Tôi rất tiếc, cảnh ngộ của chúng tôi là như thế, nước tôi đang trong thời chiến ».

Nga phải rút khỏi Kherson : Chiến thắng ấn tượng của Ukraina


Đăng ngày:

Vì sao Nga liên tiếp thất bại ? Trên thực tế, những cái tát đã nhận được rất sớm, những thành công ban đầu là nhờ tính bất ngờ của cuộc xâm lăng. Ukraina nay giữ thế công, và đang tiến gần đến chiến thắng. Phải rút quân khỏi Kherson, Matxcơva sẽ dựng lên câu chuyện yêu chuộng hòa bình - Nga luôn tìm ra một cái cớ đẹp đẽ cho các cuộc rút quân, thực chất là bại trận. 


Le Figaro đặt câu hỏi « Tại sao Nga từ bỏ Kherson ? » với Cédric Mas - nhà sử học quân sự, Viện trưởng Action Résilience, vốn theo dõi chặt chẽ cuộc chiến Ukraina ngay từ đầu.

Bị sức ép lớn từ Ukraina, Nga đành rút khỏi Kherson