vendredi 9 septembre 2016

Sau Obama, chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ đi về đâu ?

Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Lào, 07/09/2016.

Sau tám năm quan hệ với « tổng thống Thái Bình Dương » Barack Obama, các nhà lãnh đạo châu Á sắp phải làm việc với một chính quyền mới của Mỹ. Chuyến công du châu Á cuối cùng của tổng thống Obama gợi lên cảm giác hoài nhớ và chung cuộc.
Trong chuyến đi được coi như từ biệt này, ông Barack Obama đã nhận được những tràng pháo tay từ các nhà lãnh đạo G20 tại Trung Quốc, và lãnh đạo các nước Đông Nam Á tại cuộc họp thượng đỉnh ở Lào. Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi cảm ơn ông vì đã thúc đẩy đất nước bà tiến lên hướng dân chủ.

Donald Trump, « người bạn tốt nhất » của nước Nga

Ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump vận động tranh cử tại Ohio ngày 05/09/2016.

Donald Trump, « người bạn tốt nhất » của Nga ? Cho dù là đại biểu Quốc hội hay ca sĩ, sinh viên hay người dẫn chương trình phát thanh, nhiều người Nga ủng hộ ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa. Họ hy vọng trong bối cảnh một cuộc chiến tranh lạnh mới hiện nay, xu hướng thân Nga không giấu diếm của ông Trump sẽ giúp hai nước xích lại gần nhau.
Đối thủ của bà Hillary Clinton từ nhiều tháng qua vẫn công khai bày tỏ cảm tình đối với ông Vladimir Putin. Nhưng ông Trump đã bước lên một nấc mới khi nhiệt liệt ca ngợi tài năng lãnh đạo của tổng thống Nga, cho rằng ông Putin giỏi hơn ông Barack Obama.

jeudi 8 septembre 2016

Biển Đông: Tổng thống Pháp « đi dây » giữa Bắc Kinh và Hà Nội

Tổng thống Pháp François Hollande và chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội ngày 06/08/2016.
Đăng ngày 08.09.2016

Viết về chuyến công du Việt Nam của nguyên thủ Pháp vừa kết thúc hôm 07/09/2016, đặc phái viên Le Monde tại Hà Nội nhận định « Giữa Bắc Kinh và Hà Nội, ông Hollande duy trì một thế thăng bằng nhạy cảm ». Tổng thống Pháp ủng hộ một Việt Nam đang lo lắng trước tham vọng lãnh thổ trên biển của Bắc Kinh, nhưng thận trọng không muốn làm mích lòng người khổng lồ Trung Quốc.


Đến Hà Nội sau khi tham dự thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc, tổng thống François Hollande hôm thứ Ba 06/09/2016 đã biết chọn lựa ngôn từ để làm hài lòng cử tọa Việt Nam đang lo ngại trước sức mạnh đang lên của Bắc Kinh tại Biển Đông. « Chúng tôi muốn hỗ trợ Việt Nam trong việc giữ an ninh không gian hàng hải quân sự » - tổng thống Pháp đã tuyên bố như trên trước các giảng viên và sinh viên trường đại học Hà Nội.

mercredi 7 septembre 2016

Tổng thống Pháp đề nghị Việt Nam thả bốn nhà ly khai

Tổng thống Pháp François Hollande và bí thư thành ủy Đinh La Thăng ngày 07/09/2016 tại Saigon.

Trong chuyến viếng thăm chính thức lần này, tổng thống Pháp François Hollande đã đề nghị chính quyền Việt Nam trả tự do cho bốn nhà hoạt động nhân quyền. Hãng tin AFP hôm nay 07/09/2016 dẫn nguồn tin thân cận với điện Elysée cho biết như trên.
Nguồn tin này nói rằng đó là một nhà ly khai Công Giáo, một sáng lập viên một đảng chính trị trong đất nước độc đảng, một nhà đấu tranh chống trưng thu đất đai và một blogger. Cả bốn người này đều bị lãnh những bản án nhiều năm tù, nhưng nguồn tin không muốn tiết lộ danh tính.

Biển Đông : Nhật sẽ cung cấp tàu tuần duyên mới cho Việt Nam



Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Vientiane dự thượng đỉnh ASEAN ngày 07/09/2016.
Chính phủ Nhật Bản hôm nay 07/09/2016 loan báo sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần duyên mới. Đây là động thái mới nhất nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực chấp pháp trên biển, cho các nước đang tranh chấp chủ quyền Biển Đông với người khổng lồ Trung Quốc.
Theo Reuters, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cho đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc biết ý định trên, trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Vientiane, Lào.

CSIS : Tàu tuần duyên Trung Quốc là thủ phạm hầu hết các vụ đụng độ tại Biển Đông

Tàu tuần duyên Trung Quốc thường xuyên gây hấn trên biển.

Các hành động ngày càng hung hãn hơn của các tàu tuần duyên Trung Quốc trên Biển Đông có nguy cơ gây bất ổn cho khu vực. Các « tàu lạ » ngang ngược trên Biển Đông hầu hết là tàu Trung Quốc. Trên đây là kết luận của các tác giả một công trình nghiên cứu, mới được công bố, về các sự cố trên tuyến đường hàng hải quan trọng này, được Reuters loan tin hôm nay 07/09/2016.
Trong khi các nhà quan sát đang lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột toàn diện tại vùng biển tranh chấp, không thể coi thường mối nguy hiểm từ những sự cố có liên quan đến các tàu tuần duyên Trung Quốc. Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh khu vực của CSIS (Center for Strategic and International Studies – Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế) đặt tại Washington nhận định như trên.

Đối lập Venezuela kêu gọi biểu tình chống tổng thống Maduro

Những người ủng hộ phe đối lập Venezuela biểu tình tại Caracas ngày 07/09/2016.
Phát thanh RFI ngày 07.09.2016


Phe đối lập Venezuela, trên đà thắng lợi của cuộc biểu tình lịch sử tuần trước, hôm nay 07/09/2016 kêu gọi người dân trên toàn quốc xuống đường đòi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý nhằm truất phế tổng thống Nicolas Maduro.
Về phía những người ủng hộ vị tổng thống được bầu lên vào năm 2013 và nhiệm kỳ kéo dài đến năm 2019, cũng được cổ vũ biểu tình « tại tất cả các bang » của Venezuela « vì hòa bình ».

Biển Đông: Thái Lan ủng hộ « nỗ lực của Trung Quốc » để duy trì hòa bình



Tướng Weerachon Sukondhapatipak
Phát thanh RFI ngày 07.09.2016

Thái Lan hôm nay 07/09/2016 tuyên bố « « ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc » để duy trì hòa bình trên biển, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông.


Lời tuyên bố của Thái Lan – nước lâu nay vẫn giữ thái độ trung lập trong hồ sơ Biển Đông – được đưa ra vài tiếng đồng hồ sau khi Philippines công bố những hình ảnh chứng minh các tàu Trung Quốc tiến gần bãi cạn Scarborough.

Maroc ký kết Hiệp ước hữu nghị với ASEAN

Thứ trưởng Ngoại giao Maroc Nasser Bourita dự hội nghị ASEAN 2016.
Phát thanh RFI ngày 07.09.2016


Maroc hôm qua 06/09/2016 đã tham gia Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với khối ASEAN. Đây là lần đầu tiên một quốc gia Ả Rập thuộc châu Phi tham gia hiệp ước.

Thứ trưởng Ngoại giao Maroc Nasser Bourita hôm thứ Ba đã ký kết các văn bản tham gia Hiệp ước hữu nghị hợp tác (TAC) với ASEAN, bên lề hội nghị thượng đỉnh tại Lào. TAC thường được gọi là hiệp định bất tương xâm và việc ký văn kiện này là điều kiện bắt buộc để có thể tham gia thượng đỉnh Đông Á.

mardi 6 septembre 2016

Obama hủy cuộc gặp : Cái giá phải trả cho thói quen lăng mạ của Duterte



Tổng thống Philippines Duterte tại hội nghị ASEAN ở Lào, 06/09/2016.
(Le Monde 07/09/2016) Những ngôn từ « văn vẻ » của tân tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte đã khiến ông ta phải trả cái giá là bị hủy cuộc gặp với đồng nhiệm Mỹ, Barack Obama, đang trong chuyến công du châu Á cuối cùng của nhiệm kỳ. 

Trước khi bay sang dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Vientiane, Lào từ ngày 6 đến 8 tháng 9/2016, ông Duterte đã tuôn ra một tràng từ ngữ thuộc loại « giang hồ » đã tạo nên dấu ấn riêng của ông.

Tổng thống Mỹ thăm Lào, hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh Việt Nam

Tổng thống Mỹ Obama xuống sân bay quốc tế Wattay ở Vientiane ngày 05/09/2016.

Trong chuyến viếng thăm lịch sử ngày 06/09/2016 tại Vientiane, tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu ra « nghĩa vụ tinh thần » đối với Lào, đất nước gánh chịu nhiều trận bom trong chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ viện trợ 90 triệu đô la để tháo gỡ bom mìn chưa nổ trên đất Lào và hỗ trợ các nạn nhân.
Là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên công du Lào, ông Barack Obama tuyên bố : « Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ tinh thần phải giúp đỡ nước Lào hàn gắn các vết thương ». Ông loan báo viện trợ 90 triệu đô la trong vòng ba năm, thêm vào số 100 triệu đô la mà Washington hỗ trợ từ 20 năm qua để rà soát, phá hủy bom mìn còn sót lại.

Biển Đông : Nhật Bản cung cấp tàu tuần duyên và máy bay cho Philippines

Tàu tuần duyên BRP Tubbataha, một trong 10 tàu do Nhật cung cấp về đến cảng ở Manila ngày 18/08/2016.
Phát thanh RFI ngày 06.09.2016


Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm nay 06/09/2016 đã đồng ý cung cấp hai tàu tuần duyên cỡ lớn và cho mượn năm phi cơ trinh sát cho Philippines. Phát ngôn viên chính phủ Nhật cho biết như trên, trong bối cảnh cả hai nước đều đang tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc.

Theo phó văn phòng nội các Nhật Koichi Haguida, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong cuộc gặp bên lề hội nghị ASEAN tại Vientiane đã thỏa thuận tăng cường hợp tác, nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.

G20 : Trung Quốc tránh được vấn đề Biển Đông và nhân quyền

Tập Cận Bình đã "né" được Biển Đông ở G20.

Hội nghị thượng đỉnh G20 Hàng Châu kết thúc ngày 05/09/2016. Nước chủ nhà Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức cuộc gặp gỡ giữa 20 lãnh đạo các nước giàu có nhất hành tinh. Trước khi khai mạc Bắc Kinh đã xem đây là một hội nghị « lịch sử ». 
G20 Hàng Châu có phải là một thành công của Trung Quốc ? Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Heike Schmidt phân tích :

Bắc Triều Tiên : Kim Jong Un muốn tăng cường vũ khí nguyên tử

Kim Jong Un quan sát vụ phóng hỏa tiễn. Ảnh của KCNA ngày 06/09/2016.
Phát thanh RFI ngày 06.09.2016


Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã kêu gọi tăng cường kho vũ khí nguyên tử, đánh giá các vụ bắn thử hỏa tiễn đạn đạo mới đây là « hoàn hảo ». Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp lại hôm nay 06/09/2016 về chủ đề này.

Hôm qua Bình Nhưỡng đã phóng đi ba hỏa tiễn đạn đạo Rodong có tầm bắn 1.000 km, là phiên bản cải tiến của tên lửa Scud. Những hỏa tiễn này đã rơi xuống Biển Nhật Bản, trong vùng đặc quyền kinh tế của Tokyo. 

lundi 5 septembre 2016

Tổng thống Philippines Duterte gọi đồng nhiệm Mỹ Obama là « đồ chó đẻ »

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trả lời báo chí ở Davao ngày 05/09/2016 trước khi lên đường dự thượng đỉnh ASEAN tại Lào.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
Ông Duterte với giọng lưỡi thô tục cố hữu, đã nhảy dựng lên khi được cảnh báo là sẽ bị tổng thống Mỹ chất vấn về cuộc chiến chống ma túy tại Philippines, đã làm hơn 2.400 người chết chỉ trong vòng hai tháng qua.

Nhiều ứng viên đòi độc lập đắc cử Quốc hội Hồng Kông: Thông điệp mạnh mẽ cho Bắc Kinh

Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (G) và các bạn chúc mừng La Quán Thông (thứ 2 từ phải) đắc cử vào Hội đồng lập pháp Hồng Kông, ngày 05/09/2016.
Nhiều nhà đấu tranh trẻ tuổi chủ trương dứt khoát chia tay với Bắc Kinh, lần đầu tiên được bầu vào « Quốc hội » Hồng Kông hôm nay 05/09/2016, hai năm sau phong trào biểu tình đòi dân chủ quy mô đã gây tiếng vang lớn năm 2014.
Cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp (LegCo), tức Quốc hội Hồng Kông diễn ra hôm Chủ nhật 4/9, vào lúc nhiều cư dân cựu thuộc địa Anh cảm thấy Bắc Kinh muốn tăng cường kiểm soát thành phố bán tự trị này trên các lãnh vực từ chính trị, văn hóa cho đến giáo dục.

Đoàn kết chống lại đảng Cộng sản Trung Quốc

dimanche 4 septembre 2016

Từ Huy : Đối thoại và lòng tin (II)



Bà Aung San Suu Kyi tại hội nghị Panglong ngày 31.08.2016.
Chúng ta đã nói nhiều đến việc người dân Việt Nam đánh mất lòng tin vào lãnh đạo. Đó là một thực tế dễ nhận thấy. Nhưng còn một thực tế khác, quan trọng hơn và mang tính quyết định hơn nhiều trong sự thất bại của việc giải quyết các khủng hoảng xã hội ở Việt Nam, thực tế đó là: người Việt đánh mất lòng tin đối với nhau.
Việt Nam suy yếu không chỉ là vì người dân đánh mất lòng tin vào đảng cầm quyền. Nếu người dân đánh mất lòng tin vào lãnh đạo nhưng họ vẫn còn tin tưởng lẫn nhau thì họ có thể kết hợp lại với nhau để tạo nên sức mạnh chung. Dân Việt Nam có chín mươi triệu người, đảng chỉ có hơn bốn triệu năm trăm ngàn đảng viên mà thôi. Chín mươi triệu người mà phải chịu bó tay là bởi vì người Việt đánh mất lòng tin lẫn nhau. Người Việt không thể tin nhau, chính điều này làm cho cộng đồng người Việt suy yếu.

Từ Huy : Đối thoại và lòng tin (I)

Lech Walesa nói chuyện với công nhân đình công ở Gdansk ngày 30/08/1980. Hôm sau, Công đoàn Đoàn Kết ra đời.
Tôi dự định, trước khi tiếp tục các phần tiếp theo của chủ đề « bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa ? », sẽ viết một số bài giới thiệu về hoạt động bầu cử tổng thống đang diễn ra ở Pháp, làm cơ sở cho diễn giải của tôi về các vấn đề của Việt Nam.
Tuy nhiên, vài ngày gần đây, sau khi đọc hai bài viết, bài « Đã đến lúc cần phải đối thoại » của ông Chu Hảo và bài « Người Việt và xu hướng khen ngợi nồngnhiệt hay thất vọng thái quá » của bà Song Chi, tôi thấy trước mắt cần tiếp tục phát triển thêm những chủ đề được nêu ra trong hai bài viết này, trong mạch suy nghĩ chung có thể đã được gợi lên ở nhiều người trong cộng đồng.

vendredi 2 septembre 2016

Ba Lan rà soát lại việc trao trả nhà đất bị chế độ cộng sản tịch thu


Viện Kiểm sát Ba Lan hôm qua 01/09/2016 loan báo thụ lý nhiều trường hợp trao trả lại cho chủ cũ các tài sản địa ốc bị chế độ cộng sản tịch thu trước đây, mà quyết định của tư pháp thường gây tranh cãi. Ba Lan chưa bao giờ giải quyết dứt khoát được vấn đề phức tạp này. Theo ước tính, tổng giá trị số nhà đất bị chính quyền cộng sản Ba Lan, và trước đó là Đức quốc xã trưng thu, lên đến khoảng 17 tỉ đô la.
Hiện nay tòa án xem xét từng trường hợp cụ thể. Các tổ chức phi chính phủ và báo chí Ba Lan lâu nay tố cáo việc vận động hậu trường của các chủ cũ, văn phòng luật sư và công ty xây dựng ; cũng như nghi ngờ có tham nhũng hay gian lận về nguồn gốc tài sản.

Thủ tướng Malaysia chính là ''viên chức số 1'' trong vụ tham nhũng 1MDB ?

Một sinh viên Malaysia tự giam mình sau chấn song giả trong cuộc biểu tình tại Kuala Lumpur (Malaysia) kêu gọi bắt giữ "Viên chức Malaysia số 1", ngày 27/08/2016.

AFP hôm nay 02/09/2016 đưa tin một bộ trưởng Malaysia đã nhìn nhận thủ tướng Najib Razak chính là viên chức bí ẩn mà bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho rằng có liên can trong xì-căng-đan biển thủ quỹ đầu tư công 1MDB. Lâu nay dư luận vẫn nghi ngờ ông Najib là « viên chức Malaysia số 1 » mà báo cáo của bộ Tư pháp Mỹ hồi tháng Bảy đã nêu ra, theo đó viên chức này đã âm mưu biển thủ một số tiền khổng lồ của quỹ đầu tư công 1MDB.
Thủ tướng Malaysia, người đã tung ra chiến dịch trấn áp nhằm chận đứng việc lan truyền thông tin trên, cho đến nay chưa hề bình luận về viên chức ẩn danh trên.