Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles

jeudi 2 mai 2024

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 02.05.2024


1. Khuya hôm qua các báo đồng loạt đưa tin về đồng chí bí thư tỉnh ủy Bắc Giang bị xử lý tươi. Tươi đành đạch. Bố khỉ làm nhà cháu giờ, sau cả loạt bí thư chủ tịch bị tó, nhìn ông nào cũng thấy... nghi nghi. Nhà cháu biết có ông tâm sự thật: giờ ngủ không trọn giấc, cứ lạnh lưng lạnh gáy, thắc thỏm chờ...

Nên chăng, cụ tổng ban cái lệnh, các chú trót nhúng tràm tự giác khai báo, coi như hành vi đấy là được giảm 50 %, để các cơ quan chức năng đỡ vất vả mà các chú cũng lựa đấy mà ngon giấc. Chứ thế này, thương lắm cơ.

2. "Một tàu cá giấu thiết bị giám sát hành trình của 14 tàu cá khác"- Hết biết, nhà cháu thặc. Giờ thì tèo cả đám nhé.

Đặng Chương Ngạn - Sắc đẹp, mỹ phẩm, thẩm mỹ và nữ quyền


Phụ nữ đòi cho mình được quyền bầu cử ngang nam giới.

Quyền được làm những công việc nam giới làm và được hưởng mức lương nam giới làm.

Quyền bình đẳng ngay chính trong gia đình...

Nhưng:

mercredi 1 mai 2024

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 01.05.2024

 

1. "Công an triệu tập người đăng tin "Đà Lạt có biến lớn, bạo động…""- Hôm qua một số bạn nhắn cho nhà cháu, nhà cháu nói ngay, FAKE, không  tin, y rằng, he he. Chơi nó cũng phải có nghề phỏng ạ, tất nhiên không nói trước được điều gì, nhưng cái mũi phải thính. Kể cả có những comment xúi mình vào bẫy. Bố mày kiếm tiền cũng nhọc lắm, không phải lúc nào cũng sẵn 7,5 củ nhé.

Nó đây, "Dù tin giả về Đà Lạt lan truyền, quảng trường Lâm Viên vẫn kín người dự sự kiện".

2. "Những lần ‘ngượng chín người’ của ông Vũ Khoan"- Đọc mãi, chả hiểu sao bác Vũ Khoan lại phải ngượng. Nếu ngượng thì nhà cháu ngượng vì bài... nhạt quá, không đáng phải ngượng, huhu.

3. Vụ này hay, đọc từ hôm qua xong cứ ám ảnh, sao lại có cái bọn vừa ngu vừa liều thế, đi cướp mà như đi... uống cà phê thế: "Xông vào biệt thự cướp hơn 1 tỉ ở quận 12: Công an mật phục 3 ngày để bắt".

Hoàng Nguyên Vũ - Thế các anh các chị đi "chữa lành" về chưa?

 

Bệnh quá bệnh, đi du lịch thì cứ nói cụ nó là đi du lịch. Nghỉ lễ về thăm quê, thăm cha mẹ ông bà, người yêu cũ, người tình dang dở thì nói cụ nó là nghỉ lễ, thăm thú. Bày đặt nói "đi chữa lành" với cả đi chữa rách.

Đang yên đang lành tự dưng lăn đùng ra đi chữa lành !

Chưa bao giờ cái từ "chữa lành", vốn ngữ nghĩa không đến nỗi nào, mỗi tội hơi sến sẩm một chút, mà giờ nghe thấy nổi da gà như thế này. Giờ nó thành cái nghĩa hơi đạo đức giả, hơi làm quá, hơi lố bịch, hơi tâm thần và thậm chí có mùi lừa đảo nữa đấy ạ.

Dương Quốc Chính - Chữa lành

 

Đợt nghỉ lễ này đang có trend chữa lành, thấy ai cũng bảo đi du lịch là đi chữa lành, tất nhiên đa số là troll thôi. Nhưng có lẽ nó bắt nguồn từ trend thật của nhiều người.

Bây giờ nhiều người, đặc biệt là các cháu gen Z, quá là mong manh yếu đuối, động tí là phải chữa lành.

Chữa lành kiểu này chắc do các thợ thiền khuấy lên để cày tiền ở các trại thiền?

mardi 30 avril 2024

Đỗ Trung Quân - Tháng Tư, lời muộn phiền của người 69 tuổi


ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng – chiến khu Dương Minh Châu

mt năm chiến trường biên gii K

máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan

dù không nhà đa ch

thân thế ngay trên vai, mái tóc dài

hippie choai choai

ta tr n xong mt phn “tiu tư sn th thành”

Cù Mai Công - Mười sáu cái chết thảng thốt trong ngõ Con Mắt chiều 30-4-1975

Ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, Tân Bình, TP.HCM) - khu trung tâm Ông Tạ là một con hẻm dài gần 300 mét, cách nhà tôi 200 mét. Xưa tôi hay đến ngõ này chơi, vớt cá ở ruộng rau muống An Lạc - nơi nhà thơ Đỗ Trung Quân thả diều thời thơ ấu.

Ngõ này như một khu làng nhỏ với nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi: Đỗ Trung Quân, Đàm Vĩnh Hưng, Tập “lùn” (đóng loạt phim “bất đắc dĩ” trước 1975 với Thẩm Thúy Hằng), MC Đại Nghĩa, Tóc Tiên, giáo sư Trần Đình Thọ (nhóm chủ biên tập san Sử Địa trước 1975), đào Múi (đoàn Kim Chung - Chuông Vàng Thủ Đô) …

Nhiều sĩ quan cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa cũng ở đây và cũng là những cây bút uyên thâm: Vũ Hữu San - hạm trưởng HQ 4 Trần Khánh Dư hiện đại nhất Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, tham chiến Hoàng Sa 19-1-1974, bắn cháy hai tàu Trung Cộng. Đại tá Trần Khắc Kính - phó tư lệnh Lực lượng đặc biệt tung biệt kích, gián điệp ra ra Bắc;  trung tá Nguyễn Văn Nhã; thiếu tá Nguyễn Công Luận…

Tạ Duy Anh - Quốc cộng, Quốc gia, Quốc Việt

Với tôi, qua các trải nghiệm lịch sử, tự thấy có một chút nghi vấn: Hình như huyền thoại đồng bào đang được truyền tụng là một phiên bản đã không còn nguyên bản!

Rất nhiều khả năng nó bị lỗi ở đâu đó?

Liệu có thể đã xảy ra một sự “thất lạc” nguyên bản ở khúc quanh định mệnh nào chăng? Hay biết đâu, tại một biến cố kinh hoàng đã bị rơi vào quên lãng, nó bị lợi dụng, bị diễn giải theo chiều hướng phục vụ thứ mà người ta hay nói là trò chơi vương quyền?

lundi 29 avril 2024

Nguyễn Nguyên - Ngày này bốn năm trước

Không nhớ nghe ai kể chuyện này. Mình chép lại.

Quán café vườn một sáng tháng Tư ven Sài Gòn.

Một tốp cựu chiến binh ngực đỏ huân, huy chương, tóc bạc phơ lởm chởm, da sạm đen, dáng vẻ phong sương...quây quần ngồi bên nhau nói nói cười cười rổn rảng:

- Ngày này 45 năm trước tôi vào đến Lộc Ninh.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 29.04.2024


1. Tin này trời gầm ạ, bị thổi nồng độ cồn, leo lên xe cảnh sát đốt cmn xe mình, tất nhiên sẽ cháy lan sang xe trên thùng xe và cả xe cảnh sát cũng ảnh hưởng.

Kể ra cảnh sát cũng... bất ngờ nên không kịp trở tay, nhưng qua đây cũng có thêm một tình huống để rút kinh nghiệm. Được biết, vụ này, tài xế không có bằng lái, phương tiện không giấy tờ.

2. "Bộ Công an dự kiến bằng lái có 12 điểm, bị trừ hết điểm phải thi lại"- Cú này căng ạ.

Trung Bảo - Cái ác có học


Cái ác trong văn học đến từ sự tưởng tượng của nhà văn, dù là phóng chiếu xã hội, nên nó luôn có nguyên cớ.

Rất ít khi người ta đọc được một cái ác không có lý do.

Hôm nay đọc tin bác sĩ ở Đồng Nai thừa nhận trước cơ quan điều tra đã giết và phân xác nhân tình khi cô này đang mang thai con của chính tay bác sĩ. Cả hai đều đã có gia đình riêng.

Phúc Lai - Vụ xác cô gái bị phát hiện đã nằm trên ghế sofa đến hai năm

… không phải là một chuyện mới đối với tôi. Hồi còn công tác và học tập bên Trung Quốc – vốn là nước mở cửa kinh tế trước Việt Nam 10 năm và tốc độ phát triển thì gấp 10 lần Việt Nam (có khi phải là 50 lần), thì thời đầu những năm 2000 cuộc sống của họ đã có nhiều điểm hơn ở Việt Nam bây giờ.

Con cái rời quê hương đi làm việc trên thành phố, thậm chí cách nhà đến hàng nghìn ki-lô-mét là bình thường, thế mới có chuyện “xuân vận” hàng năm.

Ở đây tôi muốn nói đến cái quan điểm giữ hay không giữ con ở lại gia đình khi con trưởng thành. Chẳng hạn cô gái được phát hiện hôm qua, đã 29 tuổi thì là phụ nữ, thậm chí có thể gọi là “đàn bà” rồi chứ, việc xa rời gia đình đi làm ăn là chuyện bình thường, chẳng ai giữ được. Nhưng cái mối dây liên hệ với gia đình thế nào mà đứt phựt cái đến cỡ như vậy, thì cũng đem lại nhiều nặng nề và sửng sốt cho tất cả chúng ta.

Tạ Duy Anh - Giật mình

Sau những gì đang diễn ra trong giới quan chức toàn cỡ Mối Chúa mà tới đây chắc chắn còn nhiều bất ngờ kinh hoàng, xin mời quý vị đọc lại đoạn thẩm định trích ra từ công văn số 914/CXBIPH-QLXB, của Cục Xuất bản, In và Phát hành đề ngày 13-9-2017, dùng làm cơ sở cho việc cấm lưu hành tiểu thuyết Mối chúa.

“...Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó, tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội.

Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bởi những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền.

Đặng Chương Ngạn - Ảnh bùa

Anh ta học cùng tôi trong một khóa về kinh tế. Ảnh chụp kỷ niệm khóa học hình nào anh ta cũng ở trung tâm, hay hàng trên.

Còn tôi nhiều tấm hình không có mặt vì đang chạy lo việc gì đó cho cả nhóm, hay chính tôi là người chụp hình, hoặc đứng cuối bị che khuất.  Bạn bè khi xem hình kỷ niệm hầu như không tìm ra mặt tôi. Nhưng họ chỉ ra, gọi tên anh ta ngay!

Một lần, đến nhà, thấy ngay gian giữa, anh phóng to hàng chục tấm hình chụp với các vị quan chức lớn. Thấy tôi nhìn mấy tấm hình anh cười:

"Bùa đấy!"

dimanche 28 avril 2024

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 28.04.2024


1. "Ông Hun Sen quyết tâm xây kênh đào Phù Nam Techo"- Vầng, làm gì ổng? "Ông Hun Sen nói thêm ông hy vọng phía Việt Nam sẽ hiểu được nhu cầu của Campuchia, vì kênh đào sẽ mang lại nhiều lợi ích về giao thông, thủy sản, nuôi trồng thủy sản, sinh kế và tránh lũ lụt ở một số tỉnh tây nam Campuchia"

- Mình cũng chủ động kiếm đoạn nào đấy thuận lợi rồi đào một nhát, có chi mô nơ? Nghe nói có mấy nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đã nói chuyện này từ khá lâu nhưng chúng ta nghe như nghe chuyện... nước ngoài.

2. "Cảnh sát vẫn liên tục đóng cao tốc, xe cộ kẹt cứng tại nút giao An Phú"- Vấn đề là đóng nhưng không thông báo từ xa, để xe "chui vào rọ" rồi đóng thành ra phải tiến thoái lưỡng nan. "Theo một cán bộ túc trực tại chốt, lý do đóng cao tốc là do lượng xe ở trạm thu phí Long Phước, cầu Long Thành trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang ùn ứ nên cấp trên báo phải đóng lại".

Vũ Thế Thành - Cà phê Sài Gòn “nguyên chất dĩ vãng”


Tôi ra Hà Nội lần đầu vào năm 1980 gì đó, vào cửa hàng ăn uống gọi, à không, mua phiếu một ly cà phê đen. Tôi nhâm nhi, gật gù…đúng là cà phê nguyên chất. Nhưng xin lỗ,…mùi vị dở ẹc.

Dĩ nhiên tôi chỉ chê thầm, lỡ cô “mậu dịch viên” mà nghe được thì tôi tới số. Mậu dịch viên hồi đó là chúa tể, chứ không phải lèng phèng như mấy cô em cà phê Sài Gòn đâu.

Hồi đó cà phê bán ở Sài Gòn có loại hạt rang sẵn, cà phê Moka, cà phê Robusta,… bán tới đâu xay tới đó, mà mỗi lần mua chừng một trăm, hai trăm gram là nhiều. Xài hết ra mua tiếp, chẳng ai khoe cà phê nguyên chất cả. Cà phê là cà phê, thế thôi.

Hữu Phú - Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ

…Đang ngồi biên tập bài của một phóng viên cấp dưới, tôi nhận được điện thoại của một thằng bạn học chung thời phổ thông. Mở máy ra nghe thì thấy nó hốt hoảng:

“Phú ơi, mày chạy ra đường Tôn Đức Thắng coi đi, tụi nó đang cưa mấy cây cổ thụ hàng trăm tuổi trên đường nè. Đ.M, Sài Gòn còn có mấy con đường còn cây cổ thụ mà tụi nó chặt mẹ hết rồi, đau lòng quá!”.

Giọng thằng bạn nghe đau lòng thật, vì nó là người Sài Gòn, cũng như tôi, coi Sài Gòn như máu thịt, như người thân, như người yêu, như một nơi chứa đựng những gì tốt đẹp nhất tận sâu trong tiềm thức, những kỷ niệm của từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ…

Bùi Chí Vinh - Bài thơ cho một “người thua cuộc”


Đi tá Vit Nam Cng Hòa Nguyn Công Vĩnh

Trước 1975 là mt con người

D tic cùng v chng Tng Thng

Không khong cách nào gia vua chúa by tôi

         Trai thi lon trong quc gia thi lon

         Cm súng bo v quê hương là chuyn bình thường

         Bình thường k c khi ri bàn tic

         Có th rung đùi hát vng c ci lương

Nguyễn Thông - Quan và dân (2)


Chế độ này, mặc dù nó là kết quả của cuộc nổi dậy chống phong kiến, bài trừ, tiêu diệt phong kiến - thực dân, lập nên chính quyền nhân dân, nhưng về cơ bản nó vẫn theo mô thức cũ, thậm chí còn tệ hơn.

Xã hội vẫn bị chia thành đẳng cấp rõ rệt. Số ít nhưng nắm quyền cai trị được gọi tên chung là cán bộ, từ cấp phường xã trở lên tới trung ương cứ nằm trong bộ máy lãnh đạo đều là cán bộ. Có cán bộ, cán bộ trung cấp, cán bộ cấp cao, cán bộ cao cấp, cán bộ cơ sở, cán bộ địa phương, cán bộ trung ương.

Đó là dạng quan mới. Phong kiến bị chôn vùi, vua quan bị lật đổ, “rồng 5 móng vua quan thành bụi đất” thì nay là phong kiến mới, núp bóng nhân dân, vậy thôi.

samedi 27 avril 2024

Võ Khánh Tuyên -Triệu người quen, có mấy người thân ?


Xác một cô gái chết khô đã hơn một năm (có thể là hai năm, căn cứ vào thời gian cô này xuất hiện) tại một chung cư Hà Nội được mọi người ví như..."Cô đơn trên Sofa".

Nhưng nếu xét cho cùng, có nhiều điều suy ngẫm trong cuộc sống hiện đại.

Khá nhiều người có lối sống tân thời đã rất khó chịu khi buộc phải sống trong những khu dân cư chung đụng. Họ không chịu được sự "soi mói" khi hàng xóm đi qua lại liếc nhìn vào nhà mình, mọi sinh hoạt lạ như giờ giấc đi về, khách khứa ghé lại đều bị tò mò hỏi thăm, dò xét. Chưa kể tình hình an ninh bất ổn, trộm thường xuyên xảy ra.