Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam Cộng Hòa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam Cộng Hòa. Afficher tous les articles

jeudi 18 janvier 2024

Quốc Việt - Hoàng Sa, ngày tháng không quên

"Tôi đi Hoàng Sa được 10 chuyến, lần nào cũng có kỷ niệm không thể quên. Từ những cơn bão tố Biển Đông, những đàn cá dày đặc ở rạn san hô, đến gương mặt bạn bè thân quen đón chờ ở đầu cầu hòn đảo của Tổ quốc" - Nhiều năm đã trôi qua, cựu quân nhân kỹ thuật hải quân Việt Nam Cộng Hòa Trương Văn Quảng vẫn vẹn nguyên ký ức về Hoàng Sa.

NHỮNG CHUYẾN TÀU TIẾP VẬN

Giọng ông Quảng chợt nghẹn xuống, nhiều chuyến hải hành của ông và chiến hữu ra đảo đều trong thời tiết tốt, nhưng nếu có lệnh hành quân trong gió bão thì họ vẫn thực hiện nhiệm vụ.

Huy Đức - Các cựu binh Hoàng Sa và thân nhân thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa

 

Sáng nay, 18-1-2024, Tiến sĩ Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà Trưng bày Hoàng Sa đồng thời là Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa, đã tiếp đoàn khách đặc biệt.

Gồm có: Năm cựu binh của Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận Hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974, và bốn người con của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận Hải chiến này.

Chuyến đi của Đoàn do Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ và tổ chức.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 2

 

HOÀNG SA TRƯỚC 6 GIỜ SÁNG 19-1-1974

Quần đảo Hoàng Sa gồm 130 đảo san hô, mỏm đá ngầm và bãi cát nằm rải rác trên 5.800 dặm vuông trên Biển Đông, cách gần đều cảng Đà Nẵng của Việt Nam (200 hải lý) và đảo Hải Nam của Trung Quốc (162 hải lý).

Diện tích của toàn quần đảo (chỉ tính mặt đất) khoảng ba dặm vuông. Hầu hết các đảo hợp thành nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) về phía đông bắc và nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm (Crescent Group) về phía tây, cách nhau khoảng 39 hải lý. Đảo Phú Lâm (Woody island) thuộc nhóm An Vĩnh lớn nhất trong các đảo thuộc Hoàng Sa, có diện tích khoảng hơn 5 km2 (530 hecta).

Việt Nam Cộng Hòa tiếp quản nhóm đảo Nguyệt Thiềm/Lưỡi Liềm từ năm 1954.  Trung Quốc kiểm soát nhóm đảo An Vĩnh và đảo Phú Lâm vào năm 1956. Năm 1959, với hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc, ngư dân Trung Quốc từng đổ bộ lên đảo Quang Hòa (Duncan) nhưng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã xua đuổi họ đi.

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 1

 

NGƯỜI ÔNG TẠ TRONG HẢI CHIẾN HOÀNG SA 

(Một phần được trích trong “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó” tập 2 - đã phát hành)

0 giờ đêm 16 rạng 17-01-1974, 25 tháng Chạp, còn vài ngày nữa là tết. Vùng Ông Tạ đang tràn ngập không khí đón tết Giáp Dần 1974 thì ít nhất bốn cư dân vùng Ông Tạ lặng lẽ cùng chiến hữu lướt sóng Biển Đông tiến ra Hoàng Sa.

Bốn vị đó là Hạm trưởng HQ-4 Trần Khánh Dư, Vũ Hữu San, nhà ở ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám); thợ máy tàu HQ-800 (cơ xưởng hạm nổi chuyên sửa chữa tàu ngoài khơi) Nguyễn Xuân Hiển nhà gần ngã tư Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) - Trương Minh Ký (Lê Văn Sỹ); Hải quân trung úy Vũ Đình Huân của tàu HQ-10, có gia đình ở khu Cầu Sạn - Ông Tạ, sau đó riêng anh về khu nhà thờ Hầm ở Thăng Long, Phú Thọ  (anh Huân vừa đính hôn xong, chuẩn bị sau khi đi trận về sẽ làm lễ cưới); Hải quân trung sĩ điện tử HQ-10 Nguyễn Quang Xuân, trong nhà và hàng xóm gọi là Sinh. Hai anh sau cùng xứ Tân Chí Linh của tôi.

lundi 15 janvier 2024

Ngô Nhân Dụng - Hoàng Sa: Không bao giờ quên

Trong thời gian đó, báo chí Hà Nội không loan một tin tức gì về vụ Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.

Ngày 19 tháng Giêng là ngày giỗ 75 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình bảo vệ Hoàng Sa chống cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc. Trong đó có Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ trên hộ tống hạm HQ-10.

Sau khoảng 15 phút giao chiến, HQ-10 bị hư khẩu pháo chính 76 li trước mũi tàu; tàu bị bắn xối xả, bốc cháy tại chỗ. Đại úy Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng vẫn cố điều khiển HQ-10 húc vào tàu đối phương, cho thủy thủ nhảy xuống biển trước khi ông qua đời.

Nguyễn Long An - Hoàng Sa 50 năm nhìn lại

 

Hoàng Sa h, hi người li,

Sóng bc đu còn khóc tóc xanh.

Trăm giông nghìn gió xô thành bi,

Nước mt h, ngày tháng đành hanh.

samedi 13 janvier 2024

Dương Quốc Chính - Giả chết và giả sống

Trong truyện Tam quốc có đoạn Khổng Minh giả sống để dọa Tư Mã Ý. Đại khái Khổng Minh biết là mình sắp chết ở trận tiền, số không qua được, nhưng nếu để lộ ra thì sẽ bị quân Ngụy tấn công.

Thế nên ổng phải lập mưu sẵn cho bọn đệ thực hiện, là khi ông chết thì giả vờ còn sống, rồi rút quân về Thục, mà Tư Mã Ý (vốn đa nghi) sẽ không dám đuổi đánh vì tưởng ông còn sống.

Sau này trong dân gian lưu truyền câu nói, về sau đã trở thành tục ngữ phương ngôn: “Tử Gia Cát năng tẩu sinh Trọng Đạt” (Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống).

jeudi 11 janvier 2024

Nguyễn Tuấn Khoa - Tôi tự học Anh văn

 

Sáng nay nhìn thấy hình bộ sách English For Today mà cả một trời kỷ niệm ùa về, làm cho lòng tôi thấy xốn xang.

Tuổi thơ của tôi ở Võ Trường Toản gắn liền với ba quyển Vàng, Xanh Dương và Xanh Lá Cây ; với những bài đọc mà đến giờ vẫn còn lãng đãng nơi trí nhớ của tuổi về chiều. Tôi nhớ bài đọc thí nghiệm nhóm chuột ăn trà và nhóm chuột ăn pho-mát, làm lúc học tôi bỗng nhớ đến tuổi Canh Tý của mình và bài luận thi vào lớp sáu tả con mèo.

Hết thảy thí sinh khi đó đều tả con mèo giỏi đi bắt chuột. Chắc chỉ có mình tôi vì thương thân là cầm tinh con chuột, tôi không muốn con mèo kết liễu con chuột nên đã tả con mèo là thú cưng, chỉ để làm cảnh và ra oai với chuột. Mèo của tôi không biết bắt chuột và không có con chuột nào qua đời dưới móng vuốt của con mèo dễ thương của tôi. Mèo và chuột trong tôi là hai đứa bạn thân:

jeudi 4 janvier 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Nói thêm về việc chuyển hệ thống danh pháp hóa học sang tiếng Anh

 

Đây là bước thụt lùi nguy hiểm, sổ toẹt hết công trình xây dựng bộ danh pháp hóa học và danh từ hóa học tiếng Việt của các bậc tiền nhân trong 80 năm qua, kể từ khi cụ Hoàng Xuân Hãn xuất bản cuốn Danh Từ Khoa Học lần đầu vào năm 1942.

Tiếp nối, hoàn thiện và mở rộng công trình của cụ Hãn, miền Nam vào năm 1970 đã lập hẳn Ủy Ban Quốc Gia Soạn Thảo Danh Từ Khoa Học, tập hợp gần 20 nhà khoa học đầu ngành do giáo sư Lê Văn Thới đứng đầu.

Tự điển danh từ hóa học chưa ra đời trọn vẹn, nhưng bộ danh pháp hóa học theo Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn IUPAC đã được hình thành và đưa vào sử dụng trên mọi lãnh vực.

lundi 25 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Dương Văn Minh, kẻ phản phúc

 

Đôi lời : Trong  hồi ký của William Colby, cựu giám đốc CIA ở Sài Gòn, có đoạn cho biết Dương Văn Minh từng đề nghị ám sát cả tổng thống Ngô Đình Diệm lẫn ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn nhưng bị CIA bác. Khi nào có thì giờ TM tìm lại được cuốn sách sẽ dịch đoạn này.

Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn:

Trước kia khi người Nguyên vào cướp, vương hầu quan liêu phần nhiều đến dinh xin quy phục. Đến khi giặc thua, bắt được một hòm các tờ biểu xin đầu hàng, Thượng hoàng sai đốt đi để yên lòng kẻ phản trắc.

Thượng hoàng là Trần Thánh Tông.

Một câu chuyện khác. Ông Nguyễn Văn Y, nguyên là Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia, chính quyền ông Ngô Đình Diệm, kể lại (mình tóm tắt đại ý):

Huỳnh Ngọc Chênh - Xin các ngài đừng làm rối rắm thêm cách gọi danh từ hóa học

 

Lo người Việt không có từ khoa học để diễn đạt và giảng dạy, từ năm 1942, học giả Hoàng Xuân Hãn đã cất công soạn ra cuốn danh từ khoa học. Từ đó người Việt đã không dùng nguyên xi tiếng Pháp để diễn đạt các nội dung khoa học nữa.

Đặc biệt trong lãnh vực hóa học, tên các nguyên tố, các chất hóa học rất khó Việt hóa, nhưng Ông Hoàng Xuân Hãn vẫn dày công nghiên cứu và Việt hóa khá trọn vẹn. Như oxygen, nitrogen, sodium, potasium, acide, oxyde, acide sunfurique, acide sunfureuse, hydroxyde de fer II ...  Việt hóa ra thành ô xy, ni tơ, natri, kali, axit, oxyt, axit sunfuric, axit sunfurơ, hydroxit sắt nhị ...

Hầu hết danh từ hóa học ông Việt hóa từ tiếng Pháp và cả từ tiếng Latinh. Ví dụ tiếng Pháp gọi là potasium, sodium thì ông Việt hóa thành Kali, Natri từ gốc tiếng La tinh là kalium, natrium.

Tuấn Khanh - Tiễn biệt dịch giả Mai Sơn

 

Dịch giả, nhà văn Mai Sơn (1956-2023) đã tạ thế ở Long An vào 12 giờ  tối ngày 24-12-2023.

Mai Sơn là một trí thức điển hình mang đầy trong mình văn hóa miền Nam cũ: Thế hệ khao khát học hỏi, thận trọng khai phá, tâm hồn đầy thơ mộng như những bậc tiền bối Mai Thảo, Phạm Công Thiện, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Hiến Lê....

Mai Sơn từng có một thời gian dài làm việc ở ban tu thư Đại học Hoa Sen trong việc xây dựng nền tảng tri thức cấp đại học. Anh cũng là thành viên ban giám khảo nhiều năm của giải thưởng Văn Việt - một tập hợp trí thức văn chương độc lập, khởi xướng bởi nhà văn Nguyên Ngọc. Chính vì vậy, gần cuối đời anh cũng gặp khó khăn trong công việc, thậm chí được biết phải rời khỏi công việc của mình ở khối đại học.

samedi 23 décembre 2023

Cù Mai Công - "Ngày xửa ngày xưa" có một ngôi thánh đường tên là Truyền Tin

 

Lại một Noel nữa - Mấy mùa Giáng sinh rồi - Anh ở đồn biên giới - Thương về một khung trời …” (Niềm tin – Thơ: Nhất Tuấn, nhạc: Anh Bằng)

Ngôi nhà thờ ấy nằm khá xa khu vực trung tâm Ông Tạ, trên một vùng đất trước 1975 hầu như không có dân: phạm vi phi trường Tân Sơn Nhứt.

Nhà thờ Truyền Tin do linh mục trung tá Tuyên úy Phan Phát Huồn (dòng Chúa Cứu Thế) xây dựng. Da dẻ cha hồng hào, tánh tình vui vẻ, năng động, cười tươi và phúc hậu lắm.

Cha phát hành vé số Tombola và vận động sự giúp đỡ của cơ quan MACV (The US Military Assistance Command, Vietnam - Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam - viết tắt là MACV cũng đóng gần đó từ 1962) để có kinh phí xây dựng thánh đường và trường học. Viên đá đầu tiên được đặt dịp Noel, ngày 23-12-1961. Hoàn thành ngày 13-8-1962. Đến nay hơn 60 năm.

jeudi 21 décembre 2023

Nguyễn Trường Trung Huy - Bộ sưu tập trọn vẹn 12 năm tạp chí Văn từ số ra mắt cho đến số cuối cùng (01/01/1964 - 26/03/1975)

 

Đúng một lục thập hoa giáp tính từ số ra mắt 01/01/1964 và đúng hai thập kỷ từ ngày tôi sưu tầm những số đầu tiên tạp chí ( và giai phẩm) Văn, để có được đầy đủ 210 số bán nguyệt san Văn và tiếp theo sau là các số Giai Phẩm (*).

Một thời gian - ngắn không phải là ngắn mà nói dài không phải là dài - để có được “công trình” này.

Có những hiện vật khó/ không thể quy đổi thành tiền, vì nhiều khi có tiền cũng không kiếm được. Nào có thể mua được định mệnh, mua được những hạnh ngộ hãn hữu, những tình cờ…được sắp đặt. Những gom góp chắp vá qua tơi bời của điêu linh, của tàn nhẫn thời gian…mà mỗi tờ báo đã như là một sinh mệnh.

lundi 18 décembre 2023

Bùi Chí Vinh - Sài Gòn ơi...

Sài Gòn năm 1967

Các tà áo dài trên đi l Hàm Nghi

Mt chút gió cũng làm cây run ry

Nhng ngày cui năm man mác xuân thì

dimanche 17 décembre 2023

Phạm Công Luận - Chợ Ga thân yêu và ông Mười chủ đất

 

Trước năm 1954, quanh khu vườn của ông Lê Tài Chí, nằm ngay góc hai con hẻm (một hẻm nay là đường Đỗ Tấn Phong và một nay là đường Trần Khắc Chân thuộc phường 9, Phú Nhuận) có những phụ nữ nghèo bày mấy rổ hàng dưới đất, buôn bán lặt vặt cho người dân quanh vùng.

Đến năm 1954, nhiều người Bắc di cư vào Nam. Vài người trong đó tìm đến khu đất này, chen chân vào bán hàng để tạm kiếm sống thời gian đầu mới vô.

Thấy bà con người Bắc mới vào Nam chưa có cuộc sống ổn định, chính quyền thời đó đến gặp ông Lê Tài Chí. Họ đề nghị ông cho mượn mảnh vườn nói trên để nhà nước xây lên một cái chợ cho đồng bào di cư có chỗ mua bán.

samedi 16 décembre 2023

Trương Đức Nghiêm - Giáo dục chưa bao giờ băng hoại đến thế !

 

Thế hệ chúng tôi - mà đơn cử là cá nhân tôi, một đứa bé bị lưu đày từ Thừa Thiên - Huế lên vùng kinh tế mới thâm sơn cùng cốc, rừng thiêng nước độc ở Cao nguyên Trung phần. Biến thành một đứa trẻ vào đời sớm, là người rừng, từ 11 tuổi (1978), rồi trôi dạt về vùng sâu vùng xa sông nước Hậu Giang !

Nhưng trong cái rủi có cái may. Cuối thập niên 70 đến giữa thập niên 80, ở lứa tuổi cấp 2, cấp 3, tôi được học với Quý Thầy Cô chính trực, nghiêm cẩn, chất lượng, đầy đủ lương tâm chức nghiệp, sự tận tâm và vốn kiến thức đã được kiểm chứng qua bằng cấp thật... của thời Việt Nam Cộng Hòa.

Các thầy cô từ Huế, Saigon, Cần Thơ...bị đày ải, trôi dạt về đó. Mà lúc đó thầy trò đều nghèo khổ như nhau !

vendredi 15 décembre 2023

Bông Lau - Con rể tổng thống

 

Phóng viên nổi tiếng Eddie Adams của hãng tin AP chụp tấm hình Đại úy Thủy Quân Lục Chiến Charles S. Robb, con rể của Tổng Thống Mỹ Lyndon B. Johnson, đang trò chuyện với trẻ em Việt Nam ở một ngôi làng nhỏ ở Đà Nẵng ngày 21 tháng 5 năm 1968.

Đại úy Charles S. Robb đang cầm những quả gì màu trắng như hột gà, và các trẻ em Việt Nam hình như cũng đang cầm mấy quả màu trắng đó. Có lẽ Đại úy Robb đang mời những người bạn nhỏ của mình ăn hột gà luộc chăng? Mà dân quê Việt Nam thì đâu có thiếu hột gà?

Tấm hình còn ghi chú mỗi lần lính Mỹ đi qua làng là con nít Việt Nam bu lại và hét lớn chào “Hello” rồi bắt tay. Hồi ký của lính Mỹ hay viết kể khi đi qua vùng có dân cư mà hỏng thấy con nít ra chào đón và vắng lặng như tờ thì phải coi chừng, vì mấy ông thần chết Vi Xi đang có mặt ha ha.

mardi 12 décembre 2023

Bông Lau - Viện trợ Ukraine

 

Hôm nay thấy Tổng Thống Volodymyr Zelensky của Ukraine đến Washington DC để vận động quân viện mà cảm thấy ngậm ngùi. Vì thấy giống Việt Nam Cộng Hòa ở thời điểm mùa xuân 1975, người quốc gia cũng bươn bả ngược xuôi nơi chính trường Mỹ để kiếm quân viện cho quân đội đang chống trả cuộc tấn công ồ ạt của Cộng Sản Bắc Việt.

Chỉ khác một điều là cuộc chiến ở Việt Nam đã quá dài và quần chúng Mỹ đã quá mỏi mệt. Trong khi đó phe Cộng Sản quốc tế đã rất mạnh. Trên chính trường Mỹ thời ấy thì đảng Dân Chủ rất chống chiến tranh.

Còn bi giờ thì ngược lại. Đảng Dân Chủ hầu hết muốn viện trợ cho Ukraine để quánh Nga. Đảng Cộng Hòa thì chia làm hai.

samedi 9 décembre 2023

Cù Mai Công - Cà phê Thăng Long, Ông Tạ một thời đủ mặt văn nghệ sĩ Sài Gòn

 

Rất lạ khi nhiều ngôi nhà, khu vực Ông Tạ, kể cả chợ Ông Tạ, chợ Nghĩa Hòa, rạp Đại Lợi… từ 2021 trở về trước, hầu như không tìm ra ảnh. Cà phê Thăng Long trên đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân) xưa là nơi tụ tập của nhiều nhà văn, nhà báo… tên tuổi cũng vậy.

Lần này, xin mạn phép lần đầu xuất hiện vài tấm ảnh hiếm hoi và cà phê này. Nguồn cung cấp: Một khách hàng ruột xưa của quán, anh Đỗ Trung Quân.

(Lược trích “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” tập 2)