Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam Cộng Hòa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam Cộng Hòa. Afficher tous les articles

mercredi 8 mai 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07-05-2024

Bảy mươi năm, 2024 – 1954, cũng đáng để kỷ niệm một chiến thắng!

Chiến thắng ấy là chiến thắng của thời người dân một quốc gia mất chủ quyền đang khát khao độc lập! Lúc đó, đại đa số người Việt tham gia cuộc chiến. Về sau này, khi lịch sử lùi xa, có quan điểm rằng nếu Việt Nam khôn ngoan hơn thì không nên tiến hành cuộc chiến tàn phá sinh lực quốc gia tới như vậy!

Đó là sự nhìn lại của đời sau, khi quốc gia đã trải qua kinh nghiệm với gánh nặng hậu quả. Còn thực tế là trận chiến Đông Dương lần thứ nhứt kháng Pháp giành độc lập được sự tham gia của rất nhiều thành phần dân tộc, từ nông dân không biết đọc cho tới những giới thuộc nguyên khí quốc gia! Tinh thần những người tham gia cuộc chiến thời đó là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, phơi phới ra trận để “lưu lại ngàn sau một giống nòi” (thơ Hoàng Cầm)! 

Mai Bá Kiếm - Làm sao để dân Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi với hạn mặn ?

Theo bản tin dự báo xâm ngập mặn khu vực Bến Tre (từ 25/04 – 020/5), độ mặn 4 ‰ xâm nhập đến Ấp 6, xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, Bến Tre), cách cửa sông 44,3 km.

Liên tưởng tới chỉ đạo của phó thủ tướng Trần Hồng Hà “Đồng bằng sông Cửu Long cần thích nghi và chủ động sống chung với hạn mặn”, tôi tưởng tượng nếu tôi ở xã Quới Sơn tôi phải thích nghi thế nào?

Độ mặn là tổng hàm lượng muối hòa tan trong nước, có đơn vị dưới dạng phần ngàn (‰). Độ mặn 4 ‰ là có 4 gram muối trong một lít nước, tức nước ở Quế Sơn mặn gần phân nửa nước muối sinh lý (9 ‰). Tôi thử nghiệm rót nước muối sinh lý vô nửa ly, rồi đổ thêm nước đóng chai cho đầy ly, rồi uống thử. Xin lỗi, tôi không thích nghi nước mặn như cá ngừ đại dương được!

vendredi 3 mai 2024

Dương Quốc Chính - Ra mắt sách Hồi ức Điện Biên Phủ, Những nhân chứng lên tiếng

Bổ sung : Về chi tiết nữ y tá người Pháp, đó là bà Geneviève de Galard, được mệnh danh là « thiên thần Điện Biên Phủ ». Bà luôn khẳng định mình là người phụ nữ duy nhất chăm sóc thương binh, dù có những tác giả cho biết còn có khoảng 20 cô gái mại dâm, chủ yếu là người Việt. Nhưng đã quá nổi tiếng, bà « đâm lao phải theo lao ». Hiện đã 99 tuổi, bà sống ở Paris (TM).

Chiều nay mình tham dự buổi ra mắt cuốn sách này tại Đại học Sư phạm Hà Nội, sách của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Trong lúc chờ các thủ tục rằng thì là mà quen thuộc giới thiệu quan khách linh tinh, mình đã kịp đọc qua một số trang sách và thấy khá bất ngờ về nội dung.

Thực ra không có quá nhiều nội dung mà mình chưa biết, vì mình cũng đã đọc nhiều sách về Điện Biên Phủ, đủ các lề, tất nhiên lề phải vẫn nhiều hơn, không anh em lại bảo mình sính Tây! Nhưng chắc chắn ở cuốn này là một góc nhìn rất khác với sách Việt Nam. Sách Việt về cơ bản có nội dung na ná nhau, đúng lề, thường hay đi sâu vào chi tiết hơn là các phân tích nhân quả, chiến lược.

Cuốn sách này đã nêu một số chi tiết mà mình cho là nhạy cảm, sách do phía Việt Nam viết sẽ không có. Cụ thể là:

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 03/05/2024


1. Chiến trường xung đột ác liệt

• Trong ngày hôm qua, theo bản tin của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, bọn Nga này tấn công đến 134 đợt.

- Trên hướng Kupyansk, chúng tổ chức 12 cuộc tấn công tại 6 khu dân cư.

- Theo hướng Lyman, Nga tấn công các vị trí của quân phòng thủ của Ukraine 15 lần tại 6 khu dân cư.

jeudi 2 mai 2024

Huy Đức - ACB và ông Trần Mộng Hùng


Rất ít người biết ông Trần Mộng Hùng mới thực sự là người sáng lập ngân hàng ACB [cùng các cổ đông khác, trong đó có hai ông Phạm Trung Cang và ông Trịnh Kim Quang… vào năm 1992].

Có lẽ do ông ít khi sử dụng siêu xe [của ACB] và tên ông không gắn với đội bóng [cũng của ACB]. Một đôi lần tôi thấy ông giữ mình lặng lẽ ở những chỗ đông người và, rất nhanh, kéo sụp chiếc mũ lưỡi trai xuống rồi rời đi trong chốc lát.

Phần lớn con đường học vấn của ông Trần Mộng Hùng được trang bị từ nền tảng giáo dục miền Nam. Dù, sau năm 1975, ông mới hoàn thành chương trình đại học.

mercredi 1 mai 2024

Lê Học Lãnh Vân - Trà dư, tửu hậu...

 

1) Nhóm bạn tụ họp trên mười người, gồm phân nửa xuất thân sinh viên tham gia tích cực phong trào đấu tranh đô thị Sài Gòn trước năm 1975, phân nửa xuất thân sĩ quan cấp úy hay quan chức cấp thấp Việt Nam Cộng Hòa.

Lúc đó họ lớp là sinh viên, lớp vừa mới tốt nghiệp đại học, trẻ măng, giờ hơn phân nửa là Việt kiều. Họ là bạn nhau từ thời trẻ cho tới giờ, bất chấp các thay đổi thời cuộc.

- Tụi mình cũng như ba mươi tết, sắp thành năm cũ hết rồi. Người trẻ nhứt cũng bảy mươi, tới giờ cúng ông Táo để qua năm mới.

mardi 30 avril 2024

Đỗ Trung Quân - Tháng Tư, lời muộn phiền của người 69 tuổi


ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng – chiến khu Dương Minh Châu

mt năm chiến trường biên gii K

máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan

dù không nhà đa ch

thân thế ngay trên vai, mái tóc dài

hippie choai choai

ta tr n xong mt phn “tiu tư sn th thành”

Lưu Trọng Văn - Nhân ngày 30 tháng Tư

1. Tiến sĩ Nguyễn Tiến, chồng của ca sĩ Ái Vân kể:

Ba tôi là kiến trúc sư, thành viên ban thiết kế Dinh Độc Lập, trong nhóm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Một lần, khi ba tôi trình bày với tổng thống Ngô Đình Diệm về phân bổ, thiết kế các phòng, trong đó có phòng cho việc "thờ tự". Tổng thống cho ý kiến ngay:

- Các ông nên thiết kế cách chung, dễ thay đổi. Để sau này, tổng thống khác, tôn giáo khác có thể bài trí lại theo tôn giáo của họ.

Cù Mai Công - Mười sáu cái chết thảng thốt trong ngõ Con Mắt chiều 30-4-1975

Ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, Tân Bình, TP.HCM) - khu trung tâm Ông Tạ là một con hẻm dài gần 300 mét, cách nhà tôi 200 mét. Xưa tôi hay đến ngõ này chơi, vớt cá ở ruộng rau muống An Lạc - nơi nhà thơ Đỗ Trung Quân thả diều thời thơ ấu.

Ngõ này như một khu làng nhỏ với nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi: Đỗ Trung Quân, Đàm Vĩnh Hưng, Tập “lùn” (đóng loạt phim “bất đắc dĩ” trước 1975 với Thẩm Thúy Hằng), MC Đại Nghĩa, Tóc Tiên, giáo sư Trần Đình Thọ (nhóm chủ biên tập san Sử Địa trước 1975), đào Múi (đoàn Kim Chung - Chuông Vàng Thủ Đô) …

Nhiều sĩ quan cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa cũng ở đây và cũng là những cây bút uyên thâm: Vũ Hữu San - hạm trưởng HQ 4 Trần Khánh Dư hiện đại nhất Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, tham chiến Hoàng Sa 19-1-1974, bắn cháy hai tàu Trung Cộng. Đại tá Trần Khắc Kính - phó tư lệnh Lực lượng đặc biệt tung biệt kích, gián điệp ra ra Bắc;  trung tá Nguyễn Văn Nhã; thiếu tá Nguyễn Công Luận…

Lê Nguyễn - Bài thơ cho ngày 30 tháng Tư


“Sa trường ai tiếc đời trai trẻ

Lính chiến ra đi bất phản hồi”

Cảm ơn Vũ Hồ Như, bạn tìm đâu ra một bài thơ và bức ảnh quá đỗi tuyệt vời như vậy? Mình nghĩ rằng những ai từng trải qua những ngày tháng Tư 1975, đọc xong bài thơ này, nhìn vào bức ảnh này, hẳn không cầm được nước mắt!

Với những câu chữ dung dị nhưng chất đầy cảm xúc, tác giả bài thơ đã vẽ nên một trong những bức tranh bi thương của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tương tàn, mà kẻ thất trận là cả một dân tộc - đã đánh mất hàng triệu sinh mạng để đổi lấy một tương lai đầy bất trắc.

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến Quốc-Cộng và hòa giải dân tộc

Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản copy lỗi của Trung Quốc.

Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc-Cộng Trung Quốc. Ban đầu, hai phe chung sống hòa bình dưới sự trợ giúp của Liên Xô, trong giai đoạn Tôn Trung Sơn lãnh đạo Quốc dân đảng. Đến khi Tưởng Giới Thạch kế vị, ông thống nhất Trung Quốc (trước đó Trung Quốc bị tan rã bởi các chính quyền quân phiệt cát cứ).

Tưởng có tư tưởng thiên hữu, Quốc dân đảng lúc đó có hai phe tả và hữu, nên ông quay ra chống Cộng. Chiến tranh Quốc-Cộng diễn ra từ năm 1926-1937 thì tạm ngưng để cùng đánh Nhật. Hai bên hợp tác không đáng kể, Mao đánh du kích nên không thiệt hại nhiều như Tưởng. Nên cuộc kháng Nhật khiến cho Mao mạnh lên còn Tưởng yếu đi.

Hữu Phú - Đồ…phản động !

Sáu giờ sáng, tôi thức dậy xuống nhà ngồi uống cà phê, đã nghe bà xã nói chuyện điện thoại với cô em kế của bả bên Mỹ. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh ngày 30.4.1975.

Gia đình cô ấy hốt hoảng trong thời tao loạn như thế nào; bố cô ây tìm mua vé máy bay cho cả nhà từ Đà Lạt ra sân bay Liên Khương để bay về Sài Gòn vì đường quốc lộ bị pháo kích không đi được ra làm sao; về tới Sài Gòn rồi thì tại sao không đi Mỹ…

Chấm dứt câu chuyện với cô em kế, vợ tôi tiếp tục nhận điện thoại từ cô em út bên Đan Mạch gọi về, cũng lại nói chuyện về ngày 30 tháng Tư từ 49 năm trước và câu chuyện 30 tháng Tư của năm nay. Hai chị em nói chuyện say sưa tới mức quên hết mọi chuyện khác, quá khứ, hiện tại đan xen, lẫn lộn…

Đỗ Trung Quân - Đặt tên đường cho nhân vật đã đánh sập kinh tế miền Nam ?

Một chiến dịch quyết liệt đánh sập một nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu Đông Nam Á, mà Lý Quang Diệu - vị thủ tướng một quốc gia non trẻ là Singapore từng mong muốn đại ý “ nền kinh tế Singapore được như Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn ? “

Chiến dịch “cải tạo tư sản“ 1975 - 1977 - 1978 đưa Sài Gòn về thời kỳ nghèo đói hậu chiến bi thảm chưa từng có

Nhà cửa, của cải của những nhà doanh nghiệp Sài Gòn bị cải tạo, tù đày trở thành tài sản của …

Bùi Chí Vinh - Vài lời cần nói về ngày 30 tháng Tư

 

S không ai nhc đến ngày 30 tháng 4

Như mt ngày ut hn

Nếu ngày đó nhng người chiến thng

Biết đi x vi nhân dân min Nam bng tình nghĩa đng bào

Nếu ngày đó mt git máu đào

Còn hơn ao nước lã ca gic Tàu phương Bc

Nếu ngày đó đng tp trung sĩ quan, công chc lên rng thiêng nước đc

Đng dng dưng nhìn nhng thuyn nhân n vượt biên b hãm hiếp dày vò

lundi 29 avril 2024

Phạm Thắng Vũ - Ký Ức Một Thanh Niên Hà Nội Về Ngày 30-4-1975


Phạm Thắng Vũ: Bạn đang ở đâu? Làm gì trong cái ngày 30-4-1975? Có thể ngày đó là ngày chào đời của một em bé (mà giờ đây em bé đó đã con cái đầy nhà), hoặc là lúc chấm dứt sinh mệnh của một người như trường hợp của Trung tá Cảnh Sát Quốc Gia miền Nam Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Long.

Tất nhiên, người đó không thể ngồi kể cho chúng ta nghe về những giây phút… lịch sử khi đấy, nhưng bạn bè, thân nhân bên cạnh vẫn có thể kể lại. Võ Văn Kiệt, một lãnh tụ Việt Cộng miền Nam khi hồi ức lại cái ngày lịch sử này đã nói: ” 30 tháng Tư năm 1975 có hàng triệu người vui thì cũng có hàng triệu người buồn “. Bùi Tín, một cựu sĩ quan cộng sản Bắc Việt trong Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên (ICCS) đã chua chát: “… tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc Lập sớm, xế trưa 30-4, vớ vẩn, lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết “.

Bài dưới đây là tâm tình của anh H, một người bà con trong họ đã kể cho nghe, PTV chép lại.

Trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi đang ngồi trong căng tin của nhà máy Hóa Chất Việt Trì thì tai nghe những tiếng la hét ầm ĩ vui nhộn từ phòng thông tin của Công Đoàn nhà máy. ”Thắng rồi… Ta thắng rồi… Dương Văn Minh đầu hàng rồi…“. Tôi bỏ dở cốc nước chè và cùng vài người chạy vội ra xem chuyện gì.

Đỗ Duy Ngọc - Vẫn còn nước mắt


(Cứ đến 30.4 hàng năm, tôi lại đăng bài viết này dù nó đã cũ).

Tháng Tư. Khi cái nóng miền Nam lên đến đỉnh điểm và cờ đỏ giăng đầy lối phố, là đến ngày kỷ niệm. Ngày mà cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng: Triệu người vui cũng có triệu người buồn.

Người bên thắng trận có triệu người vui, nhưng thật ra trong niềm vui cũng có chất chứa sâu kín nỗi buồn. Hàng ngàn thanh niên miền Bắc sinh Bắc tử Nam, đã đi và không về cho một chiến thắng cuối cùng. Họ nằm lại và cho đến giờ, cuộc chiến tranh chấm dứt đã gần nửa thế kỷ qua rồi, thịt xương của họ đã thành cát bụi, đã hòa lẫn với đất cát, tro than, cây cỏ.

Người thân của họ vẫn trông chờ, tìm kiếm trong vô vọng. Những bà mẹ miền Bắc chiều chiều vẫn ngóng về Nam, thắp nén nhang gọi hồn con về. Cắm nén nhang lên bàn thờ nhiều khi chỉ là khung ảnh trống không có hình, nhiều khi chỉ ghi một cái tên, cũng có khi là chân dung của một người rất trẻ.

Trần Thanh Cảnh - Bên thắng cuộc

Họ là ai?

Sẽ có người nói, đấy là câu hỏi ngớ ngẩn! Bởi rành rành, bên thắng trong cuộc chiến cuối cùng ngày 30/4/1975 rõ ràng là những người cộng sản, với những binh đoàn xe tăng, pháo binh, tên lửa tiến vào Sài Gòn. Còn bên thua cuộc, những người cộng hòa, tháo chạy tán loạn sang Mỹ, ra biển hay đơn giản chỉ là cởi bỏ mũ áo về làm dân. Cộng sản thắng Cộng hòa!

Nhìn tổng thể là vậy.

Nhưng nhìn sâu hơn chút: Nếu Mỹ không bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy, liệu các binh đoàn cộng sản có thể hành quân như "trảy hội", dọc chiều dài đất nước giữa ban ngày mà tiến về thành đô Sài Gòn được không?

Mai Bá Kiếm - Kẻ bại trận nợ người tử trận !

Cứ đến "tháng Ba gãy súng" là tôi ngậm ngùi tưởng nhớ các anh, rồi đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để đốt nhang cho 16.000 tử sĩ đã yên nghỉ tại đây. Mỗi lần đến, tôi thắp hai bó nhang cho từng khu mộ luân phiên. Bây giờ, nghĩa trang được tồn tại với tên mới "Nghĩa trang Nhân dân Bình An".

Đầu tháng 12/1972, tôi ở Trường Bộ binh Thủ đức để chờ chuyển sang Không quân, trong lúc khóa 3/72 của tôi (và 4/72, 5/72, 9/72) đang đi Chiến dịch ở các "vùng xôi đậu" thì chẳng may Châu Minh Nhạn (Nhạn sinh 1951, nằm giường dưới, tôi giường trên) tử trận tại Chương Thiện. Nhạn chưa ra trường, được thăng chuẩn úy, quàn tại Nghĩa trang Quân đội.

Mười hai thằng tôi ở Đại đội 34 chờ sang Không quân đến Tử sĩ đường, mặc tiểu lễ, bồng súng gác linh cữu của Nhạn (một ca 2 người, 1 tiếng). Trong hai ngày gác linh cữu, tôi thấu hiểu nỗi cơ cực, hiểm nguy của binh chủng lục quân nơi tiền tuyến, rồi hy sinh với một thi thể không toàn vẹn.

dimanche 28 avril 2024

Hữu Phú - Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ

…Đang ngồi biên tập bài của một phóng viên cấp dưới, tôi nhận được điện thoại của một thằng bạn học chung thời phổ thông. Mở máy ra nghe thì thấy nó hốt hoảng:

“Phú ơi, mày chạy ra đường Tôn Đức Thắng coi đi, tụi nó đang cưa mấy cây cổ thụ hàng trăm tuổi trên đường nè. Đ.M, Sài Gòn còn có mấy con đường còn cây cổ thụ mà tụi nó chặt mẹ hết rồi, đau lòng quá!”.

Giọng thằng bạn nghe đau lòng thật, vì nó là người Sài Gòn, cũng như tôi, coi Sài Gòn như máu thịt, như người thân, như người yêu, như một nơi chứa đựng những gì tốt đẹp nhất tận sâu trong tiềm thức, những kỷ niệm của từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ…

Từ Khắc Sơn - Tháng Tư nhớ cha


Ngày 27-4 là ngày giỗ ba tôi, 49 năm về trước, ngày 27-4-1975. Ba tôi mặc đồ lính lên đơn vị. Ông là Thượng sĩ thường vụ Liên đoàn 32 Biệt Động Quân đóng tại Gò Dầu -Tây Ninh, và từ đó cho tới ngày 30-4 ông đã không bao giờ về nữa!

Mẹ và anh tôi có đi lên hướng Củ Chi Tây Ninh tìm, nhưng không có tung tích, chỉ thấy hai bên đường xác chết rải rác...nhưng không có ba tôi.

Mãi tới hơn một năm sau, một người lính thân cận của ba tôi, sau khi đi học tập ba ngày (vì là lính trơn nên chỉ học ba ngày)về quê sinh sống, nay có dịp lên Sài Gòn, đã đến nhà báo tin rằng ba tôi đã chết (nhưng không tìm thấy xác). Từ đó gia đình lấy ngày ông ra đi 27-4  là ngày giỗ.

              THÁNG TƯ NHỚ CHA