Affichage des articles dont le libellé est Trường học. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trường học. Afficher tous les articles

lundi 6 mai 2024

Tuấn Khanh - Nói gì với những bài học giáo dục cho con em chúng ta?

Có lần ngồi nói chuyện nước non với một người chị sống ở Úc, chị kể cho nghe đời giáo viên sau 1975. Chuyện cũng lắm vui buồn.

Chị T. kể ông hiệu trưởng mới từ miền Bắc vào, cầm theo những giáo trình của chế độ mới và yêu cầu chị phải học thuộc và dạy đúng như vậy. Chỉ trong vài ngày đầu, chị đột nhiên trở thành người đối địch tư tưởng với ông hiệu trưởng mới, được biết là lúc đó chưa học đến lớp 5.

Điều chị T. không thể hiểu được rằng trong các bài giảng mới, chị phải dạy những bài học gọi là "Con trâu đánh Mỹ", "Con ong đánh Mỹ"... với những đứa học sinh nhỏ bé của mình. Chị cảm thấy bất thường trong bài giảng cho nên đi gặp ông hiệu trưởng và hỏi rằng tại sao cứ "dạy con gì cũng đánh Mỹ hết để làm gì?", nhất là khi chiến tranh đã chấm dứt và người Mỹ cũng không còn ở Việt Nam. Ông thầy hiệu trưởng cũng không giải thích được, nhưng nói đó là chủ trương để giáo dục trẻ em về lòng căm thù. Bắt buộc.

dimanche 5 mai 2024

Phúc Lai - Vụ sách "nhạy cảm" ở trường quốc tế tại TPHCM: Vẽ đường cho hươu chạy?

 

Hôm qua có cô bạn nhắn: Vụ sách “nhạy cảm” ở trường quốc tế trong này hót hòn họt thế mà không thấy “dáo xư” có ý kiến gì? Tôi phải hỏi lại: vụ gì nhỉ?

Đang mải review toàn những ATACMS với đường tàu, xe tải với vòng bi, ai mà để ý được mấy chuyện… xẹc-xi của các cháu. Thế là mụ bạn phải gửi một số link và thấy... quả cũng thú vị.

Tôi lần mò đọc những ý kiến trái chiều trước. Chẳng hạn ngay một ông bạn Facebook của tôi viết - khi đó đọc bài này tôi chẳng hiểu đang có chuyện gì - anh này cho rằng phụ huynh 40 tuổi rồi đọc những dòng văn đó thấy “mắc cỡ” là một não trạng không phù hợp với trường quốc tế.

Phan Thanh Sơn Nam - Làm sao để có “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”?

 

Một người mẹ “run lên vì tức giận” khi cô giáo cho con gái 17 tuổi của mình đọc “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” của tác giả Ocean Vương. 

Như thường lệ, những cuộc chiến khốc liệt về ngôn ngữ đã diễn ra.  Một bên ủng hộ cuốn sách hữu ích trên con đường học làm người của các bạn nhỏ, và một bên phản đối chuyện trường giới thiệu các cuốn sách đề cập đến chuyện “nhạy cảm”, mà lại là LGBT, cho các bạn nhỏ tuổi 17.

Như thường lệ, trước áp lực của dư luận, cơ quan quản lý vào cuộc, cuối cùng thì Sở Giáo dục & Đào tạo yêu cầu nhà trường thu hồi sách, đồng thời còn yêu cầu nhà trường kiểm điểm cô giáo. Sau đó, Sở còn yêu cầu các trường rà soát các tài liệu, sách không phải sách giáo khoa trong nhà trường.

Đặng Chương Ngạn - Tại sao sách không dán nhãn 13+, 16+, 18+... như phim ?

1- Sáng nay, đó là câu hỏi đầu tiên của tôi : Tại sao không dán nhãn sách 13+, 16+, 18+ như các sản phẩm điện ảnh?

Một số lý giải rằng do phim với hình ảnh có tác động quá mạnh với trẻ em nên phải thế! Lý giải này không thỏa đáng: Ngôn ngữ với một số người còn có tác động mạnh hơn cả hình ảnh, để lại ấn tượng sâu sắc và khủng khiếp hơn. Âm thanh cũng vậy.

Một hình ảnh chết chóc chúng ta nhìn thấy có khi không gây sốt bằng một hình ảnh chết chóc như vậy khi đưa vào phim ảnh, và có thể còn khủng khiếp hơn khi nó được nhà văn viết bằng ngôn ngữ.

Võ Khánh Tuyên - Đừng đánh đồng giá trị quyển sách với giới hạn lứa tuổi

 

Nhân vụ một phụ huynh học sinh lớp 11 trường quốc tế hoảng hốt khi nhà trường cho con mình đọc những "trang sách khiêu dâm".

Trong sách Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian (tên gốc "On Earth We’re Briefly Gorgeous" của Ocean Vuong), có đoạn mô tả quan hệ tình dục giữa hai nam thanh niên.

Thấy nhiều người thuộc type "sống hiện đại", hoặc văn nghệ sĩ, nhà tâm lý học có nhiều bài phân tích dài, chủ ý bênh vực. Có một nữ văn sĩ còn tự hào vì...từng đưa bao cao su cho các bé tuổi 15. Rồi một tác giả khác thì thống kê chỉ có 5 trang trong tổng số hàng trăm trang, quá ít.

dimanche 21 avril 2024

Võ Khánh Tuyên - Trường công, nhưng tự chủ tài chính!

 

Trường Mầm non công lập Vàng Anh Quận 5 dự kiến tăng mức học phí lên...8 triệu đồng/tháng, với lý do thực hiện "tự chủ tài chính". Một mức học phí quá cao so với mức lương của nhiều bậc cha mẹ.

Tếu nhất là khi thực hiện việc "thăm dò ý kiến" thì có tới 213/236 phụ huynh không đồng ý tăng học phí (7 phụ huynh không ý kiến, chỉ có 16 người đồng ý); 73/78 người thuộc ban ngành, đoàn thể Quận 5 không đồng ý.

Nhưng lạ một điều là 21/26 giáo viên của Trường Mầm non này hoàn toàn đồng ý nhứt trí với việc tăng học phí.

vendredi 19 avril 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Đám cưới con ông hiệu trưởng to hơn kỷ cương phép nước?


Ngày giỗ tổ, cả nước được nghỉ. Thế nhưng, học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở Hiệp Hòa (Vũ Thư, Thái Bình) vẫn phải đi học.

Theo bức xúc của nhiều phụ huynh, các con bị bắt đi học ngày này là học bù, để phải nghỉ ngày học thứ Bảy (20/04), vì ngày này các thầy cô trong trường bận đi đám cưới con thầy hiệu trưởng Nguyễn Thắng Thiên.

Vụ việc bại lộ, đến cả phòng giáo dục huyện Vũ Thư cũng bất ngờ. Trưởng phòng giáo dục xác định việc bắt học sinh đi học vào ngày này là sai quá sai. Dĩ nhiên, đúng vào đâu được? Một hành động coi thường kỷ cương phép nước đã quá rõ.

jeudi 11 avril 2024

Nguyễn Ngọc Chu - Nghịch lý ở Vinh : Hiếu học mà không đủ trường để học

1. KỶ LỤC KHÔNG MONG ĐỢI

Trường trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng – Trường Quốc học Vinh thành lập ngày 01/09/1920, là trường danh tiếng thuộc bậc nhất của Bắc Trung Bộ trong nửa đầu và giữa thế kỷ 20, là nơi đào tạo ra nhiều hiền tài cho Thanh – Nghệ - Tĩnh.

Trường THPT thứ hai ra đời ở Vinh là Trường vừa học vừa làm Nghệ An, nay là trường THPT Hà Huy Tập, được thành lập ngày 22/12/1975, 55 năm sau trường Trường Quốc học Vinh.

Trường THPT thứ ba ở Vinh là Trường Cấp 3 Vinh 2 thành lập năm 1976, năm 1977 mới đi vào hoạt động, năm 1979 đổi tên là Trường Cấp 3 Vinh 3, nay là Trường THPT Lê Viết Thuật.

vendredi 22 mars 2024

Phúc Lai - Xây nhà từ mái

 

Tôi không quan tâm lắm đến bóng đá, nhưng phải hỏi nhau rằng: tại sao ông Pắc ông ấy chia tay đội tuyển Việt Nam, trong khi nếu cần thì Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vẫn giữ ông ấy lại được?

Vì cái lứa cầu thủ ngon nghẻ phần lớn của Hoàng Anh Gia Lai, khỏe mạnh đá tốt lại có cả cháu biết tiếng Anh, bắt đầu hết thời rồi chứ sao. Bây giờ ông Pắc có ở lại cũng chẳng có chất liệu tốt được bao lăm so với anh Tru-di-ê. Tất nhiên anh Tru-di-ê có vẻ quá kém rồi.

Như bác nào hôm nay viết là vẫn phải có cầu thủ vừa chạy 120 phút không xi-nhê gì, đỡ bóng dính vào chân và đọc trận đấu bằng trình độ đại học...

mardi 19 mars 2024

Lê Thanh Phong - Trường quốc tế nè quý vị!

 

Không trả lương cho giáo viên là vì khó khăn tài chính, chuyện lùm xùm lâu nay. Nhà trường không có cách giải quyết, giáo viên bỏ dạy, biết trách ai bây giờ.

Nhà trường và giáo viên không thương lượng được với nhau, hậu quả là học sinh chịu thiệt thòi. Phụ huynh có con theo học trường Trường Quốc tế AISVN lo lắng, nếu nhà trường không giải quyết được lương, bảo hiểm cho giáo viên, nhân viên, tình trạng bỏ dạy học kéo dài, con cái của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Kể cả giáo viên đến trường, nhưng trong tâm trạng bị nợ lương, chán nản, mất tin tưởng, thì việc dạy học cũng không tốt. Nhà trường lâm vào tình trạng khó khăn tài chính, bị các đối tác đòi nợ, đương nhiên không thể có được chất lượng đào tạo tốt như quảng bá là trường quốc tế.

Hoàng Nguyên Vũ - 1400 học sinh trường quốc tế bị ngưng học: Trường ôm mấy trăm tỉ tiền học phí đi đâu?

 

Câu chuyện đang nóng hai ngày qua ở trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN). Tổng cộng 1.400 học sinh cả 3 cấp học từ mẫu giáo, tiểu học và trung học, đã phải tạm nghỉ học do giáo viên không được trả lương mấy tháng nay để phải đình công.

Trong khi, để con em đến trường này, mỗi năm phụ huynh phải đóng từ 280 - 725 triệu đồng học phí. Tính trung bình học phí hàng năm đã lên tới con số gần 700 tỉ.

Không chỉ nguồn thu từ học phí, những năm qua, nhiều phụ huynh góp vốn với trường này, có phụ huynh góp cho trường đến cả chục tỉ đồng. Thế nhưng, không hiểu số tiền khủng đi đâu mà nhà trường không đủ chi trả cho giáo viên, để ra nông nỗi lũ trẻ phải gián đoạn học hành.

jeudi 1 février 2024

Thái Hạo - Các cơ quan chức năng cần xác minh một số thông tin về trường THCS Trần Mai Ninh

 

Mấy ngày qua, sau khi anh Hoàng Tuấn Công phản ánh sự việc “chào ô tô” ở trường Trần Mai Ninh (thành phố Thanh Hóa) và gây bão trên mạng cũng như báo chí nhà nước, thì tôi cũng nhận được nhiều thông tin liên quan đến trường này từ nhiều người. Nhất là sau cuộc “ra quân” của giáo viên và học sinh Trần Mai Ninh tỏa đi khắp nơi để bao biện và chửi bới trên mạng.

Dưới đây là một trong số đó. Tôi đăng lên vì thấy tính chất nghiêm trọng của nhiều nội dung và để đề nghị các cơ quan chức năng của Tỉnh xác minh.

Nếu thông tin này không chính xác thì may mắn cho học sinh và giáo dục tỉnh nhà, đồng thời cũng dập tắt những đồn đại không đúng sự thật đang len lỏi âm thầm nhưng mãnh liệt trong dư luận. Còn nếu thông tin là chính xác thì cần kịp thời có biện pháp xử lý để lập lại kỷ cương, trả lại sự trong sạch cho môi trường giáo dục.

Nguyễn Xuân Văn - Hiệu trưởng trường Trần Mai Ninh không “bình thường”

Thấy gì từ việc "nhóm quần chúng tự phát" chửi bới Hoàng Tuấn Công và những người lên tiếng về sự việc tại trường Trần Mai Ninh ?

Thầy trò trường Trần Mai Ninh phần lớn là con ông cháu cha, giàu có, có thế lực cả. Không có lý do gì họ không cho mình là “đẳng cấp” cả. Hiệu trưởng trường này chắc không phải dạng “bình thường”.

Bà Hiệu trưởng đã gặp giải thích và hứa sẽ thay đổi (không bắt học sinh đứng túc trực ở cổng sau và gập người cúi chào mỗi khi ô tô giáo viên ra vào nữa). Khi Hoàng Tuấn Công đã ẩn bài, thì nhóm “tự phát” gồm thầy cô, học sinh, phụ huynh quay cờ chửi bới anh và những người lên tiếng.

Hoàng Tuấn Công - Trở lại vụ "học sinh cúi chào ô tô" ở trường Trần Mai Ninh

Các cụ ta dạy rằng “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, “Giơ cao đánh khẽ”.

Thế nên dù không đồng ý với lời giải thích của bà Hiệu trưởng trường THCS Trần Mai Ninh, nhưng tôi vẫn tạm đóng bài viết có 4 clip “cúi chào ô tô”, sau khi bà Hiệu trưởng hứa sẽ thay đổi (không bắt học sinh đứng túc trực ở cổng sau và gập người cúi chào mỗi khi ô tô giáo viên ra vào nữa).

Tôi cũng nghĩ rằng, chống chế là cái bệnh của những người phạm lỗi, và mình cũng không nên cậy “thế thượng phong” mà dồn người ta vào chân tường. Thế nhưng, “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”.

mercredi 31 janvier 2024

Mai Quang Hiền - Học sinh dầm mình trong rét để cúi chào ô tô của thầy cô

Quê hương Thanh Hóa anh hùng luôn có những điều khiến thập phương phải trầm trồ.

Tôi cho rằng trường học gì kia đã rất tài tình sáng suốt khi bắt học sinh đứng ở cổng trường để cúi đầu chào xe ô tô của thầy cô mỗi khi ra vào cổng, ngay cả trong tiết trời giá rét.

Nó vừa thể hiện được truyền thống tôn sư trọng đạo được hun đúc từ bốn nghìn năm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, lại vừa nâng tầm vị thế giáo viên trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, hiện đại hóa, đa phương hóa.

Trung Sơn - "Điểm sáng"

Nghĩ về chuyện chào hỏi nhân việc đọc tin ở một trường học ở miền trung Việt Nam.

Học sinh trong đội cờ đỏ phải túc trực ở cổng trường để cúi gập người chào khi các xe hơi chở các cá thể thầy cô giáo đi qua trong thời tiết rất lạnh, nhiệt độ chỉ xung quanh 11°C...

Chuyện cúi chào xe ô tô chở sếp đi qua cổng thì không lạ. Ai ở Hà Nội mà muốn chứng kiến xin mời ghé đến cổng mấy doanh trại quân đội, công an có nhiều trên các phố... Chỗ nào cũng vậy, mỗi khi xe sếp đến là cổng được mở sẵn, lính gác thì đứng nghiêm như gác lăng.

mardi 30 janvier 2024

Nguyễn Đình Bổn - Hành xử đúng mực!

 

Nếu lễ phép, khoanh tay cúi đầu trước ông bà cha mẹ, và cả thầy cô (khi các em còn nhỏ) là một ứng xử văn hóa cần giữ, thì khúm núm là hành vi ti tiện, của những kẻ cơ hội.

Vậy làm thế nào để phân biệt hành vi đó khi chúng giống nhau?

Khá đơn giản: Lễ phép nằm trong khuôn khổ gia đình, dòng họ, trong các giao tiếp mang tính cá nhân. Còn khúm núm nằm trong quan hệ xã hội, cấp dưới nịnh cấp trên, dân hạ tiện gập mình, xun xoe, hai tay nắm tay quan chức, vẻ mặt đầy tuân phục. (Status này không bàn về cách hành xử trong các tôn giáo).

lundi 29 janvier 2024

Hoàng Tuấn Công - Bắt học sinh cúi chào ô tô trong giá rét

 

Ông anh có đứa cháu học ở trường trung học cơ sở Trần Mai Ninh, thành phố Thanh Hóa cho biết, trường có hai cổng. Cổng phía đường Lê Quý Đôn dành cho học sinh đi, còn cổng phía đường Hàn Thuyên chỉ giáo viên mới được phép ra vào. Học sinh nào vào sẽ bị ngăn lại, bắt đi cổng kia. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị kỷ luật.

Tuy nhiên hàng ngày phía cổng Hàn Thuyên vẫn có hai học sinh trong đội Cờ đỏ phải đứng túc trực từ lúc 6 giờ 30 đến 7 giờ 30. Mỗi khi có xe ô tô của giáo viên đi vào, thì hai em Cờ đỏ đều phải gập mình cúi chào.

Công việc “cúi chào ô tô” (từ trong nguyên văn) này chỉ kết thúc chừng 15 phút sau khi trống trường vào học. Nghĩa là các em phải đứng khoảng chừng một tiếng đồng hồ, bất kể trời mưa gió rét mướt ra sao.

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng - Chuyện nhỏ: Trường học và nghịch lý hàng rong

 

Báo chi đưa tin : “Sáng ngày 27/04/23, các em học sinh lớp 4, trường Tiểu học Tân Thành (thành phố Đồng Xoài, Bình Phước) chia nhau ăn gói kẹo mua ở cổng trường. Sau khi ăn xong, 8 em trong nhóm nghi bị ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nôn, đau bụng nên được đưa đến Trung tâm Y tế Đồng Xoài cấp cứu”.

Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài yêu cầu Phòng Giáo dục-Đào tạo chỉ đạo ban giám hiệu các trường học tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh và học sinh không mua đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhất là tại hàng quán và từ người bán hàng rong ở khu vực xung quanh trường để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của học sinh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là chuyện dài vô tận ở Việt Nam? mà trường học chiếm một phần không nhỏ. Thông tin các em học sinh ngộ đọc vì ăn uống trước cổng trường hầu như tháng nào cũng có. Nhà trường nào cũng có căng tin nhưng nhiều em vẫn thích mua ngoài hơn, vì căng tin không có hoặc giá rẻ hơn. Một số trường đại học có khuôn viên rộng, sinh viên đông, có khu vực buôn bán thực phẩm, hàng tiêu dùng như chợ nhỏ.

lundi 23 octobre 2023

Tuấn Khanh - Hán hóa Tây Tạng

Chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nói tiếng Tây Tạng trong việc giảng dạy cho tất cả các môn học trong các trường công lập ở các khu tự trị Tây Tạng Kardze và Ngaba (tỉnh Tứ Xuyên), bắt đầu từ bắt đầu học kỳ mùa thu, tháng Chín này.

Tổ chức vận động cho người Tây Tạng (The International Campaign for Tibet - ICT), có trụ sở tại Đức loan báo tin với sự lo ngại.

“Việc cấm sử dụng tiếng Tây Tạng làm ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học ở miền đông Tây Tạng, được coi là bước quan trọng, hướng tới việc xóa bỏ ngôn ngữ và văn hóa Tây Tạng. Cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ, không được tiếp tục đứng yên khi chính phủ Trung Quốc thúc đẩy chính sách Hán hóa đối với người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ và những người khác mà không ngần ngại gì”, Giám đốc điều hành ICT Đức Kai Müller cho biết.