Affichage des articles dont le libellé est Thượng đỉnh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thượng đỉnh. Afficher tous les articles

vendredi 26 avril 2019

Kim Jong Un về nước sau cuộc gặp « hữu nghị » với Putin

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (Áo đen) đi duyệt hàng quân danh dự Nga trước khi lên đường về nước, tại nhà ga xe lửa Vladivostok, ngày 26/04/2019.

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hôm nay 26/04/2019 rời Vladivostok sau cuộc họp thượng đỉnh lần đầu với tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong cuộc gặp gỡ « hữu nghị » này, ông Kim cáo buộc Hoa Kỳ « thiếu thiện chí » trong hồ sơ nguyên tử.

Đoàn tàu bọc thép đặc biệt của ông Kim rời nhà ga vào 5 giờ 30 GMT sáng nay, mất khoảng 12 tiếng đồng hồ để trở về Bình Nhưỡng. 

Hãng tin Nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA hoan nghênh cuộc trao đổi « cởi mở và thân thiện » giữa hai nhà lãnh đạo, kéo dài đến năm tiếng đồng hồ. Đôi bên bàn bạc về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, chính sách trừng phạt của Mỹ. 

mercredi 24 avril 2019

Kim Jong Un đến Nga họp thượng đỉnh với tổng thống Putin

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un được đón tiếp tại nhà ga Vladivostok, miền Viễn Đông Nga, ngày 24/04/2019.

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hôm nay 24/04/2019 đến vùng Viễn Đông của Nga để gặp gỡ tổng thống Vladimir Putin lần đầu tiên. Đang trong ngõ cụt ngoại giao với Washington, Bình Nhưỡng muốn xích lại gần đồng minh cũ Matxcơva.

Sau thất bại của thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội, đây là lần đầu tiên Kim Jong Un đi gặp một nguyên thủ nước khác. Chuyến tàu đặc biệt của lãnh tụ Bình Nhưỡng dừng lại trước nhà ga Vladivostok vào 8 giờ sáng nay (giờ GMT). Ông Kim được trải thảm đỏ đón tiếp, với các quan chức Nga và ban quân nhạc, những phụ nữ mặc trang phục dân tộc tặng bánh mì và muối theo truyền thống. Cờ Nga và Bắc Triều Tiên được treo đầy trên đảo Rousski đối diện với cảng Vladivostok, nơi diễn ra cuộc họp.

Theo hãng tin nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA, ngoại trưởng Ri Yong Ho tháp tùng ông Kim khẳng định quan điểm của Bình Nhưỡng « không hề thay đổi » sau thượng đỉnh ở Hà Nội. Điện Kremlin cho biết sau khi hai nguyên thủ gặp gỡ, sẽ có một cuộc họp mở rộng, tuy nhiên dự kiện không có thông cáo chung hay một thỏa thuận nào được ký kết.

mercredi 10 avril 2019

Bắc Triều Tiên họp hội nghị trung ương Đảng do "tình hình căng thẳng"

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc họp Ban chấp hành Trung ương đảng Lao Động Triều Tiên, Bình Nhưỡng. (Ảnh do KCNA công bố ngày 09/04/2019).

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un hôm nay 10/04/2019 triệu tập phiên họp toàn thể các ủy viên trung ương Đảng để thảo luận về « tình hình căng thẳng hiện nay ». 

Hội nghị trung ương đảng Lao Động Triều Tiên được tổ chức sau thất bại của thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai vào cuối tháng Hai tại Hà Nội, vào thời điểm tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đến Washington gặp tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên theo hãng tin Nhà nước KCNA thì hội nghị chỉ tập trung cho vấn đề phát triển kinh tế.

Hôm qua khi gặp gỡ các cán bộ Đảng, ông Kim đã ra lệnh cho họ phải chứng tỏ « thái độ xứng đáng của người làm cách mạng và xây dựng đất nước trong tình hình căng thẳng hiện nay, đồng thời tuân thủ chiến lược mới của Đảng ». Được biết tháng Tư năm ngoái, lãnh tụ Bắc Triều Tiên đã xác định chiến lược này là « xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa », và nói thêm việc phát triển chương trình nguyên tử đã hoàn tất. 

samedi 6 avril 2019

Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc bất đồng về thương mại và nhân quyền

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị được chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tiếp trước một cuộc họp tại Bruxelles, ngày18/03/2019.

Những bất đồng sâu sắc về thương mại, đầu tư và quyền của người thiểu số đang cản trở Liên hiệp Châu Âu (EU) và Trung Quốc ra được một bản thông cáo chung trong cuộc họp thượng đỉnh tuần tới. Nhiều nguồn tin từ Bruxelles hôm 05/04/2019 cho các hãng tin AFP và Reuters biết như trên.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thứ Ba 9/4 tới sẽ đến Bruxelles họp thượng đỉnh với chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker. 

Ông Donald Tusk « đã khuyến cáo các quốc gia thành viên EU bác bỏ bản dự thảo tuyên bố của thượng đỉnh EU – Trung Quốc, nếu vẫn giữ nguyên như hiện nay, do Trung Quốc không đáp ứng những mong đợi chính yếu của Liên hiệp Châu Âu ».

lundi 4 mars 2019

Nguyễn Quang Duy - Sau Thượng Đỉnh Hà Nội Cần Làm Gì?


Tổng thống Donald Trump và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lễ ký kết mua máy bay Boeing tại Hà Nội ngày 27/02/2019.

Đối với Tổng Thống Trump, hợp đồng buôn bán luôn được ưu tiên làm trước, nên khi vừa đến Hà Nội ông dành ngày đầu để ký các hợp đồng bán và bảo trì máy bay dân sự lên đến 30 tỉ Mỹ kim.

Phát biểu trong cuộc gặp với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Trump tiết lộ sẵn sàng bán thiết bị quân sự, máy bay phản lực và bất kỳ loại hỏa tiễn nào mà Việt Nam cần, để giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.

Được biết khi hai ông gặp riêng có trao đổi về Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và Hiệp định về thương mại và đầu tư (TIFA). Không thấy ông Phúc công khai, điều mà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từng làm khi gặp Tổng thống Obama là đề nghị phía Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

vendredi 8 février 2019

Lưu Trọng Văn - Vì sao Trump chọn Việt Nam ?



Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc thông điệp liên bang trước Quốc hội ngày 05/02/2019.

Trong thông điệp đầu năm Trump tuyên bố chủ nghĩa xã hội không có cửa ở nước Mỹ và được hầu hết thượng- hạ nghị sĩ Quốc hội  Mỹ đứng dậy vỗ tay. Trump lên án chủ nghĩa xã hội ở Venezuela dẫn đến thảm họa cho đất nước giàu có dầu hỏa này. Nhưng trong các tuyên bố mạnh mẽ ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc hay Quốc hội Mỹ chống cộng sản thì Trump đều cố ý né Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiểu điều này để bắt đầu e dè trò đu dây. Với việc Việt Nam tìm mọi cách thoát khỏi kinh tế Trung Quốc và tích cực tham gia các hiệp định kinh tế CPTPP và EVFTA, các nhà lãnh đạo VN thực chất đang ngả về đâu, các chuyên gia chiến lược Mỹ đã biết, Trump đã biết và cả Trung Nam Hải cùng Hoa Nam cục cũng quá biết. 

Trump cao tay chọn Việt Nam để chơi bài ngửa chứng minh:Tớ quá biết cậu thực sự e ngại ai và muốn cầu thân với ai.Tớ chấp nhận chế độ của cậu nếu cậu không chui cổ vào thòng lọng của Trung Quốc. Ngược lại... thì...cậu hiểu chứ?

Hòa bình cho bán đảo Triều Tiên sẽ đến từ chiến trường xưa Việt Nam ?


Nhật báo La Croix hôm nay 08/02/2019 nhận định « Thượng đỉnh Trump-Kim tại Việt Nam, cả một biểu tượng ». Việt Nam về mặt lịch sử, ý thức hệ và ngoại giao là một thỏa hiệp tuyệt vời đối với Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ.

Chỉ vài giờ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump trong thông điệp liên bang loan báo sẽ gặp Kim Jong Un ngày 27 và 28/2 tại Việt Nam, Hà Nội đã lên tiếng cam đoan sẽ tổ chức thành công cuộc gặp thượng đỉnh này.

Cuộc họp lần thứ hai có lẽ mang tính quyết định hơn lần trước ở Singapore, được diễn ra tại một nước cộng sản, đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên và đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995, hai thập niên sau chiến tranh. 

Việt Nam mang tính biểu tượng cao đối với Bình Nhưỡng vì đất nước này từng bị chia đôi trong hơn 20 năm, cũng như bán đảo Triều Tiên bị chia cắt từ năm 1945. Bắc Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên công nhận chế độ cộng sản Hà Nội về mặt ngoại giao, và còn gởi binh lính, thiết bị quân sự hỗ trợ. Khoảng mấy chục phi công Bắc Triều Tiên đã tử thương trong cuộc chiến tranh Việt Nam. 

vendredi 1 février 2019

Mỹ nêu cụ thể yêu sách với Bắc Triều Tiên trước thượng đỉnh Trump-Kim


Hoa Kỳ ngày 31/01/2019 nêu chi tiết những đòi hỏi trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Đó là một danh sách toàn bộ kho vũ khí của Bình Nhưỡng, và một lộ trình giải trừ hạt nhân.

Đổi lại, Washington sẵn sàng ký kết chấm dứt chiến tranh, tái lập quan hệ ngoại giao và tạo điều kiện phát triển kinh tế cho đất nước đang bị quốc tế trừng phạt, một khi tất cả đều ổn thỏa.

Hai bên đang hối hả chuẩn bị cho cuộc họp dự kiến vào cuối tháng Hai, tại địa điểm mà tổng thống Mỹ hứa sẽ tiết lộ « vào đầu tuần tới ». Ông Donald Trump nói : « Tôi nghĩ rằng đa số quý vị đều biết ở đâu ». 

vendredi 18 janvier 2019

Việt Nam tuyên bố sẵn sàng tiếp đón thượng đỉnh Trump-Kim

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại cuộc gặp ở Singapore, tháng 06/2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi trả lời Bloomberg TV hôm 18/01/2019 cho biết Việt Nam sẵn sàng đón tiếp và tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết : « Chúng tôi vẫn chưa biết được quyết định cuối cùng ra sao, tuy nhiên, nếu cuộc gặp diễn ra tại Việt Nam, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện ».

Một nguồn tin chính phủ Việt Nam nói với AFP là « việc chuẩn bị hậu cần đang diễn ra, cho dù chưa có quyết định chính thức nào ». 

mardi 8 janvier 2019

Kim Jong Un thăm Trung Quốc trước thượng đỉnh với Trump

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và phu nhân Ri Sol Ju chuẩn bị đến thăm Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 07/01/2018.

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ngày 08/01/2019 đến Bắc Kinh, một chuyến viếng thăm bất ngờ diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông đe dọa sẽ thay đổi thái độ nếu Hoa Kỳ duy trì các biện pháp trừng phạt.

Ông Kim Jong Un cùng với phu nhân Ri Sol Ju và nhiều quan chức cao cấp tháp tùng, đi trên chuyến tàu đặc biệt từ Bình Nhưỡng, trưa nay đã đến thủ đô Trung Quốc. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

"Vào lúc hơn 10 giờ sáng nay, tiếng nhạc « Đông Phương Hồng » báo giờ ở nhà ga trung tâm Bắc Kinh vừa mới tắt trong loa phóng thanh, bỗng xuất hiện hơn một chục chiếc xe hơi sang trọng màu đen, theo sau là cả một đoàn mô tô công an Trung Quốc. Trên cầu vượt dành cho người đi bộ dẫn đến khoảng sân chính, cũng như ở cửa sổ những khách sạn nhỏ xung quanh, các phóng viên ảnh của các hãng thông tấn và nhiều đồng nghiệp Nhật, Hàn kiên nhẫn chờ đợi.

mercredi 2 janvier 2019

Donald Trump muốn một cuộc gặp thượng đỉnh mới với Kim Jong Un

Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Singapore ngày 12/06/2018.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 01/01/2019 tuyên bố mong muốn tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh mới với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Trước đó một hôm, lãnh tụ Bình Nhưỡng nói sẵn sàng tái ngộ tổng thống Hoa Kỳ bất cứ lúc nào, nhưng đồng thời cảnh báo có thể thay đổi thái độ nếu Washington tiếp tục trừng phạt.

Trên Twitter, ông Trump viết : « Tôi nóng lòng gặp lại chủ tịch Kim, vốn nhận thức rất rõ là Bắc Triều Tiên có tiềm năng kinh tế hết sức lớn ».

Từ sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử hồi tháng 6/2018 tại Singapore, ông Trump luốn nhấn mạnh với ông Kim về khả năng phát triển kinh tế của Bắc Triều Tiên nếu phi hạt nhân hóa, nhờ đó thoát khỏi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

jeudi 22 novembre 2018

Hậu trường “ngoại giao cuồng loạn” của Trung Quốc tại APEC

Cờ Trung Quốc phủ rợp đại lộ chính tại Port Moresby, Papua New Guinea do Bắc Kinh tài trợ, ngày 16/11/2018.

Lần đầu tiên trong lịch sử 20 năm thành lập, hội nghị thượng đỉnh APEC kết thúc hôm Chủ nhật 17/11/2018 đã không ra được thông cáo chung, chỉ vì sự phản đối của một thành viên duy nhất – đó là Trung Quốc. Hội nghị thất bại, nhưng các quan chức Trung Quốc lại vỗ tay vang dội, trước sự ghét bỏ của những nhà ngoại giao các nước khác. Đó là ghi nhận của nhà báo Josh Rogin, được tờ Washington Post gởi đến Papua New Guinea để tường thuật về APEC.

Nhưng đó chỉ là sự cố cuối cùng trong suốt một tuần lễ qua. Đoàn đại biểu chính thức của Trung Quốc đã trình diễn một loạt những màn mà nhà báo Rogin đánh giá là hung hăng, dọa nạt, hoang tưởng và kỳ quặc, nhằm cố gắng khống chế, gây áp lực lên nước chủ nhà cũng như tất cả các thành viên khác, để rốt cuộc họ phải chiều theo yêu cầu của Bắc Kinh.

Một quan chức Mỹ có trách nhiệm trong các cuộc đàm phán nói với tác giả : « Điều này gần như đã trở thành thông lệ trong các quan hệ chính thức của Trung Quốc : đó là ngoại giao cuồng loạn. Họ vòng vo cứ như họ đã là chủ, và cố đạt cho được những gì mình muốn thông qua dọa nạt ».

lundi 19 novembre 2018

Mỹ-Trung bất đồng, lần đầu tiên APEC bế mạc không thông cáo chung

Thượng đỉnh APEC : Ảnh các lãnh đạo chụp ngày 17/11/2018, tại Port Moresby, Papua New Guinea

Lần đầu tiên trong lịch sử APEC, các nhà lãnh đạo 21 quốc gia và nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong ngày bế mạc hôm nay 18/11/2018 không ra được thông cáo chung. Hội nghị thượng đỉnh tại Papua New Guinea năm nay được đánh dấu bởi sự đối đầu trực diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong bối cảnh tranh giành ảnh hưởng tại khu vực.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết : « Các nhà lãnh đạo quyết định, thay vì ra bản tuyên bố chung như truyền thống, đã giao cho nước chủ nhà Papua New Guinea thay mặt tất cả các thành viên đưa ra một bản tuyên bố sau đó ». 

Thủ tướng Papua New Guinea, ông Peter O’Neil chỉ phát biểu ngắn gọn với báo chí : « Quý vị biết đó, có hai người khổng lồ trong một căn phòng. Tôi biết nói gì hơn ? ». Còn thủ tướng Canada Justin Trudeau nhìn nhận đã có những quan điểm khác biệt, nhất là về thương mại.

samedi 17 novembre 2018

Căng thẳng Mỹ-Trung, hậu cảnh của thượng đỉnh APEC

Chiếc limousine chở Tập Cận Bình chạy qua đại lộ Độc Lập do Trung Quốc tài trợ tại Port Moresby, Papua New Guinea ngày 16/11/2018.

Port Moresby cuối tuần này là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương 2018. Và hậu cảnh là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng, giữa một Trung Quốc ngày càng hiện diện dày đặc trong khu vực, còn Hoa Kỳ thì lui dần về phía sau.

Tổng thống Mỹ Donald Trump không đến dự cuộc họp thường niên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), gởi phó tổng thống Mike Pence đi thay. Ông Pence thậm chí còn không lưu lại ban đêm tại thủ đô của Papua New Guinea, vốn nổi tiếng là mất an ninh, mà ngủ đêm bên kia bờ biển Corail, thuộc Úc.

Tương phản càng rõ rệt hơn khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Port Moresby từ thứ Năm 15/11/2018, khánh thành một con đường và một trường học do Trung Quốc tài trợ, ngay trước khi hội nghị thượng đỉnh khai mạc vào thứ Bảy 17/11. Papua New Guinea đã trải thảm đỏ cho phái đoàn Bắc Kinh, cờ Trung Quốc treo đầy dọc theo đại lộ.

samedi 15 septembre 2018

Nhà Trắng gợi lên khả năng sẽ có thượng đỉnh Trump-Kim lần 2

 Cú bắt tay lịch sử giữa tổng thống Mỹ Donald Trump (P) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại thường đỉnh Singapore hồi tháng 06/018.

Nhà Trắng hôm qua 14/09/2018 đã gợi ra khả năng tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un

AFP dẫn lời ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua cho biết Hoa Kỳ « vẫn luôn quyết tâm thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ». Ông nói : « Chúng tôi tin rằng đó là trung tâm nỗ lực của tổng thống Trump để thuyết phục chủ tịch Kim, rằng phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên là điều cần thiết ».

samedi 16 juin 2018

Thủ tướng Nhật xúc tiến cuộc gặp Kim Jong Un

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trả lời báo giới, Tokyo, 12/06/2018.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay 16/06/2018 kêu gọi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vượt lên trên những mối nghi kỵ lâu nay, và xác nhận là đang có các nỗ lực để chuẩn bị cho một cuộc họp thượng đỉnh.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ông Abe nói rằng chính phủ Nhật đã liên lạc với phía Bắc Triều Tiên « thông qua nhiều kênh khác nhau » để sắp xếp một cuộc gặp với Kim Jong Un. Theo nhật báo Sankei, khi gặp gỡ tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore hôm 12/6, lãnh đạo Bình Nhưỡng cho biết sẵn sàng gặp thủ tướng Nhật.

vendredi 15 juin 2018

Hội nghị Singapore: Trump đẩy Bắc Kinh ra bên lề hồ sơ Bắc Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un bên cạnh chiếc Boeing của Air China tại Singapore.

Cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim hôm qua 12/06/2018 tại Singapore tất nhiên là đề tài chính của các báo Paris ra ngày hôm nay. Trang nhất báo chí Pháp đồng loạt đăng ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un với nhiều góc độ khác nhau. 
Le Monde chạy tựa « Trump-Kim, cuộc gặp lịch sử », với tấm ảnh hai ông đang bắt tay nhau, phía sau là những lá cờ của hai nước. La Croix chụp cận cảnh hơn, với câu hỏi « Một cuộc gặp thượng đỉnh, và sau đó thì sao ? ». Tương tự, Le Figaro đăng ảnh ông Trump và ông Kim giơ cao văn bản đã ký kết, với dòng tựa « Sau thượng đỉnh, là lúc để đặt ra những câu hỏi ». Libération nhận định « Thượng đỉnh Kim-Trump, một lịch sử mơ hồ ».

Thượng đỉnh Trump-Kim và giấc mơ thịnh vượng

Các xe tải đợi kiểm tra hàng tại cầu Hữu Nghị trên sông Áp Lục, nối Sinuiju của Bắc Triều Tiên với Đan Đông của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 24/05/2018.

Tại vùng biên giới Trung-Triều, các công ty địa phương theo dõi sát sao những tin tức về cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, hy vọng sẽ hái ra tiền sau sự kiện lịch sử này.
AFP ghi nhận nhiều nữ công nhân may miệt mài làm việc trong một xưởng vừa mới mở ở Đan Đông, đông bắc Trung Quốc. Những chiếc máy may của xưởng này đã phải ngưng hoạt động trong một thời gian dài từ hồi tháng Giêng đến nay, các nữ công nhân phải trở về quê, còn các đồng nghiệp Bắc Triều Tiên phải hồi hương do áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Đầu cơ địa ốc ở biên giới Triều Tiên : May nhờ rủi chịu

Một công trình đang được xây dựng tại Sinuiju, thành phố Bắc Triều Tiên gần biên giới Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 24/05/2018 từ phía Đan Đông.

Từ khi tan băng giữa hai nước Triều Tiên, nơi nên đầu cơ không còn là khu phố sang trọng Gangnam ở Seoul. Tiền đầu tư địa ốc nay dịch chuyển về phía khu vực biên giới giữa hai miền, được vũ trang quy mô.
Nhu cầu mua nhà đất tại địa phương này và vùng nông thôn thưa dân xung quanh vùng phi quân sự (DMZ) đang tăng cao.

Kang Sung Wook, nha sĩ 37 tuổi sống tại Paju, thành phố biên giới của Hàn Quốc, đã mua tám lô đất tại vùng phi quân sự và phụ cận từ giữa tháng Ba. Trong đó có năm lô ông chưa hề đặt chân đến, mà chỉ mới xem qua hình ảnh và bản đồ vệ tinh trên Google Earth, vì khu vực bên trong vùng phi quân sự cấm công chúng vào.

lundi 28 mai 2018

Tập Cận Bình « thọc gậy bánh xe » cuộc gặp Trump-Kim ?

Kim Jong-Un, Tập Cận Bình, Donald Trump: Ai sẽ thắng?

Được Donald Trump đánh giá là « tay chơi poker tầm cỡ thế giới », chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể thắng được ván bài nếu cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un bị hủy bỏ.
Từ đầu tháng Ba, Bắc Kinh – đồng minh duy nhất của chế độ Bắc Triều Tiên – đã công khai hoan nghênh viễn cảnh cuộc gặp Trump-Kim, sau nhiều tháng đôi bên đe dọa lẫn nhau, gây lo sợ sẽ xảy ra một cuộc chiến tranh nguyên tử ở sát biên giới.

Nhưng việc Washington và Bình Nhưỡng xích lại gần nhau cũng có thể làm Bắc Kinh bị thiệt hại – các nhà phân tích nhấn mạnh.