Một công trình đang được xây dựng tại Sinuiju, thành phố Bắc Triều Tiên gần biên giới Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 24/05/2018 từ phía Đan Đông. |
Từ khi tan băng giữa hai nước Triều Tiên, nơi nên
đầu cơ không còn là khu phố sang trọng Gangnam ở Seoul. Tiền đầu tư địa
ốc nay dịch chuyển về phía khu vực biên giới giữa hai miền, được vũ
trang quy mô.
Nhu cầu mua nhà đất tại địa phương này và vùng nông thôn thưa dân xung quanh vùng phi quân sự (DMZ) đang tăng cao.
Kang
Sung Wook, nha sĩ 37 tuổi sống tại Paju, thành phố biên giới của Hàn
Quốc, đã mua tám lô đất tại vùng phi quân sự và phụ cận từ giữa tháng
Ba. Trong đó có năm lô ông chưa hề đặt chân đến, mà chỉ mới xem qua hình
ảnh và bản đồ vệ tinh trên Google Earth, vì khu vực bên trong vùng phi
quân sự cấm công chúng vào.
Kang nói với Reuters: « Tôi tìm mua
từ khi thượng đỉnh Mỹ-Triều vừa được loan báo hồi tháng Ba, thế nhưng
tất cả những lô ngon nhất đều đã có người mua. Thế nên tôi nhận ra thị
trường này đang bùng nổ ». Nay thì số đầu tư của ông dọc theo biên giới đã lên đến 3 tỉ won (2,3 triệu euro), với 20 hecta đất.
Vùng
phi quân sự chi chít những đồn canh và tua tủa các hàng rào kẽm gai đã
được thiết lập sau khi chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) kết thúc. Hai
nước Triều Tiên không công nhận lẫn nhau, và trên nguyên tắc vẫn đang
trong tình trạng chiến tranh vì vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình.
Hơn
nữa, trên một triệu quả mìn đã được gài dọc theo đường biên, nhất là
khu DMZ và khu vực kiểm tra dân sự ở miền nam – Jeong In Cheol, chuyên
gia về mìn cá nhân giải thích.
Tuy hạn chế với công chúng, nhưng
những khu đất thuộc vùng phi quân sự nằm ở phía Hàn Quốc, có chiều rộng 2
kilomet, và các khu vực biên giới khác vẫn có thể được mua bán và đăng
ký sổ bộ.
Theo số liệu của chính phủ, các giao dịch địa ốc ở Paju -
ngõ vào Bàn Môn Điếm, nơi ký kết ngưng bắn - đã tăng hơn gấp đôi vào
tháng Ba, với 4.628 vụ. Trong khi đó thị trường vốn được ưa chuộng là
Gangnam thì chỉ tăng có 9%.
Tại Jangdanmyun, nơi có nhà ga
Dorasan, trạm cuối của tuyến đường xe lửa gần biên giới phía nam, thậm
chí số lượng giao dịch địa ốc còn tăng gấp bốn so với năm ngoái. Và giá
đất đã tăng 17% so vói cùng kỳ năm trước.
Theo Kim Yoon Sik, nhà
môi giới địa ốc có 25 năm kinh nghiệm tại Paju, các chủ đất ở vùng phi
quân sự là những người được thừa hưởng đất nông nghiệp của cha ông trước
khi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, và một số nhà đầu tư dài hạn. « Do cầu lớn hơn cung, tôi thường thấy người bán hủy hợp đồng tạm lập vì giá lên cao ».
Sự bùng nổ hoạt động dọc theo biên giới không chỉ giới hạn ở phía Hàn Quốc hay lãnh vực địa ốc.
Tại
Đan Đông, thành phố biên giới Trung-Triều, các nhà đầu tư địa ốc làm
giá cả tăng lên, kích thích cả những người mua từ phía Bắc Triều Tiên.
Trong
cuộc họp thượng đỉnh liên Triều ở Bàn Môn Điếm hồi cuối tháng Tư, lãnh
đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã cam
kêt nối lại tuyến đường sắt và đường bộ dọc theo biên giới, và biến
vùng phi quân sự thành « khu vực hòa bình ».
Giá cổ phiếu
các công ty xây dựng và hỏa xa Hàn Quốc như Huyndai Rotem hay Seoam
Machinery Industry tăng vọt, trước viễn cảnh Bắc Triều Tiên phát triển
kinh tế.
Nhưng Hàn Quốc đã từng biết đến loại đầu cơ này.
Năm
2007, giá địa ốc khu vực biên giới đã tăng nhân cuộc gặp giữa cựu tổng
thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun và Kim Jong Il, cha của Kim Jong Un. Tuy
nhiên giá cả lại sụt xuống khi quan hệ đôi bên xấu đi, với việc tổng
thống cánh hữu Lee Myung Bak lên nắm quyền một năm sau đó.
Giáo sư luật Jhe Seong Ho, đại học Chung Ang ở Seoul bình luận : «
Trong bảy thập niên qua, hai nước Triều Tiên đã đi theo hai con đường
hoàn toàn khác nhau. Việc dân sự hóa khu vực biên giới không thể nhanh
chóng và không gây va chạm, kể cả trong trường hợp Bắc Triều Tiên mở cửa
kinh tế. Việc xây dựng có thể bị giới hạn tại một phần lớn khu vực phi
quân sự nhằm bảo tồn, như vậy nhà đầu tư chịu rủi ro lớn ».
Dù
vậy nha sĩ Kang vẫn lạc quan. Ông nhấn mạnh đến cuộc gặp thượng đỉnh
lịch sử giữa Kim Jong Un và tổng thống Mỹ Donald Trump sắp tới tại
Singapore, cũng như lần gặp gỡ trước đây với tổng thống Hàn Quốc Moon
Jae In, hai chuyến đi Trung Quốc gặp Tập Cận Bình. Kang nói : « Tôi
tin tưởng lần này Bắc Triều Tiên sẽ tiến đến một nền kinh tế mở như Việt
Nam. Kim Jong Un không đi đây đi đó, và sang Trung Quốc đến hai lần,
nếu cảm thấy không ổn ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.