Affichage des articles dont le libellé est Phóng sự. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phóng sự. Afficher tous les articles

jeudi 12 avril 2018

Dự án “tỉ đô”của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (10)



Kỳ 10 : Sống bị triệt sinh kế, chết bị tai tiếng “tự tử trại giam”

(PLO12/4/2018) - Bao oan trái đã ập xuống đầu những nông dân xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai kể từ khi xuất hiện dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop, làm chủ đầu tư).

Án tù đã mang, có người đã chết oan khuất, sinh kế không còn, nhưng nhiều nông dân vẫn quyết bám trụ với nhà cửa vườn tược ruộng đồng. “Cuộc chiến” mới lại nổ ra, những nông dân yếu thế một lần nữa uất nghẹn chứng kiến những “mưu ma chước quỷ” hòng cắt nguồn sinh kế của họ.

mercredi 11 avril 2018

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (9)




Làng xóm khi xưa nay điêu tàn, “thành phố trong mơ” vẫn chỉ là những bãi đất nhấp nhô san lấp.

Kỳ 9 : Từ điểm nóng đất đai đến 'lò lửa' oan án

(PLO 11/04/2018)  Bốn mươi sáu nông dân bị án tù trong vụ “gây rối” ngày 17 - 18/2/2009 ở xã Long Hưng, mỗi bản án là một nỗi oan khuất thế nào, phiên xử có dấu hiệu ngụy tạo chứng cứ nhân chứng ra sao, đến bây giờ người ta mới được nghe.


Có người bị cho là chỉ vì bộc trực dám “mắng” lãnh đạo xã, mà bị vu là “cầm đầu”, bị tù năm năm. Bố đã như vậy, con trai cũng bị giam cả tháng trời, không kết tội được nhưng không một lời xin lỗi, không một xu bồi thường.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (8)




Đi qua đám đông và được gọi vào bán nửa cây đá, anh Tám cũng bị kết án tù 18 tháng.
Kỳ 8 : 'Tui là Trần Văn Tám ở tù oan đây'

(PLO 10/04/2018) - Anh Tám kể trước ngày ra tòa, có người tìm đến nhà, nói với ba mẹ anh nếu chấp nhận giao đất cho Dona.Coop thì con trai ông bà sẽ được hưởng án treo. Còn nếu không giao sẽ đi “tù ở”. Và anh đã bị đi tù thật, thậm chí là đến 18 tháng tù giam chỉ vì lúc đi qua đám đông, anh được người ta gọi nên đã tấp vào bán nửa cây nước đá.

“Bị can Trần Văn Tám (SN 1974 tại Đồng Nai, Nơi ĐKTT: ấp An Xuân, xã Long Hưng, Long Thành (nay đã thuộc Biên Hòa - NV).

lundi 9 avril 2018

Dự án "tỉ đô" của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (7)



Phiên tòa kết tội 46 nông dân.

Kỳ 7 : Những kẻ chủ mưu giấu mặt trong đêm 680 nông dân bị bắt

(PLO 09/04/2018) - Kể từ buổi chiều 18/2/2009 xuất hiện nhóm người lạ xuất hiện ném đá vào trụ sở xã, kích động đám đông đang phản đối “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư), điểm nóng đất đai tại Long Hưng đã bị lái đi sang một hướng khác. Từ bản chất việc nông dân phản đối dự án trái luật, đền bù rẻ mạt; chủ đầu tư xâm hại mồ mả; đòi chính quyền địa phương bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân; lại chuyển thành vụ nông dân “đối đầu” chính quyền.

Hồ sơ vụ án không nhắc đến mâu thuẫn giữa nông dân với chủ đầu tư lấy đất giá rẻ mạt, mà đẩy sự việc sang hướng cáo buộc nông dân “làm tê liệt hoạt động toàn bộ hệ thống chính trị xã” từ 13 giờ – 23 giờ ngày 18/2/2009, làm số tài sản trị giá hơn 650 triệu bị thiệt hại. Hồ sơ vụ án không nhắc đến những bức xúc chính đáng của nông dân mất đất, mà chỉ thấy mô tả những nông dân “manh động, hung hăng”. Cái đêm kinh hoàng ấy, công an từ khắp nơi đổ về đông nghẹt lùng bắt người.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (6)




Một căn nhà còn trụ lại, chủ nhà kẻ vẽ số nhà và địa chỉ rất lớn, gắng gỏi minh chứng xã Long Hưng không thể bị dự án sai phạm của Donacoop “xóa sổ”.

Kỳ 6 : “Giọt nước tràn ly” khi mộ phần tiên tổ bị xâm hại


(PL+ 07/04/2018) - Bản kết luận điều tra vụ án 46 người dân xã Long Hưng bị phạt tù vì phản đối dự án Dona.Coop chỉ vỏn vẹn 42 trang, trong đó 3/4 số trang nêu nhân thân, họ tên, năm sinh, quê quán các bị can và đề nghị tội danh. Nguyên nhân nghiệt ngã khiến nông dân oan khuất đang đường cùng mất đất, lại bị “gài bẫy” kích động, dẫn đến gây rối, chưa có kết luận nào của cơ quan chức năng nói đến.

“Tức nước, vỡ bờ”

Những ngày cuối năm 2008, tâm trạng những nông dân bị thu hồi đất ở xã Long Hưng đã có thể gọi tên “tức nước, vỡ bờ”. Clip một buổi “họp dân triển khai quyết định thu hồi đất” ngày 8/12/2008, cho thấy một nông dân đã nói như sau:

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (5)




Diện tích hơn 2.000m2 đất và năm căn nhà của bà Sáng chỉ được áp giá bồi thường 816 triệu.

Kỳ 5 : Bước đường cùng của bà lão đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế

(PL+ 06/04/2018) - Những người nông dân xã Long Hưng, dù 10 năm nay đã là “nông dân không ruộng”, vẫn giữ nguyên đặc trưng nông dân Nam bộ. Hiền hậu, nhưng khi đã bị áp bức đẩy vào tình cảnh “con giun xéo mãi cũng quằn” thì sẽ phản kháng đến “còn cái lai quần cũng đánh”. Bà Lê Thị Sáng (SN 1954, ngụ ấp Phước Hội), một người bị dự án của Dona.Coop lấy đất, là trường hợp điển hình như vậy.

Trong các cuộc gặp với đoàn nhà báo về Long Hưng tìm hiểu, ghi nhận sự việc, khác với những nông dân mất đất khác người bật khóc, người lạc giọng bức xúc, người gay gắt chen ngang đòi nói, có một bà lão mái tóc bạc cắt ngắn thường hiền lành ngồi một góc, dường như từ tốn chờ đến lượt mình trình bày. Phải đến khi có người giới thiệu: “Bả là “bà già gân”, một mình đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế”, ai nấy mới bất ngờ.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (4)




Bốn căn nhà với 562m2 đất, chỉ được “bồi thường” 327 ngàn đồng VN.

Kỳ 4 : “Kỷ lục” thu 562m2 đất, bồi thường… 327 ngàn đồng


(PL+ 05/04/2018) - Phải mở bản đồ vệ tinh quan sát mới thấy được vị trí địa lý đắc địa của xã Long Hưng. Một mặt giáp sông Đồng Nai, bắc một cây cầu là sang đất TP HCM, những mặt khác bao bọc bởi những nhánh sông, giao thông thủy thuận lợi, khung cảnh hữu tình đặc trưng sông nước Nam bộ. Đường bộ thuận lợi không kém. Vị thế đẹp thuộc dạng kỷ lục, và dự án cũng lập những “kỷ lục” như thu 562m2 đất, chỉ bồi thường 327 ngàn đồng.

“Miếng mồi ngon” với giới kinh doanh địa ốc

Dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư) hình thành vào thời điểm cả nước rộ trào lưu tìm kiếm các dự án bất động sản “gần gũi thiên nhiên”.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (3)




Khu mộ bị “dựng tường thành” xung quanh biến thành cái rốn nước mỗi khi mưa xuống.

Kỳ 3 : “Mưu hèn, kế bẩn” ức hiếp cả người chết

(PL+ 04/04/2018) - Mười năm nay, Long Hưng luôn là “lò lửa nóng” về đất đai. Dù nhà đã bị phá, đất đã mất, án tù đã mang, những người nông dân vẫn kiên trì tới cơ quan chức năng từ TP Biên Hòa đến tỉnh Đồng Nai, rồi văn phòng các bộ, ngành tại TP HCM, oán thán giãi bày, đâm đơn khiếu kiện ra Hà Nội, mong Trung ương cứu xét tình cảnh của họ.

Trong bản báo cáo của Thanh tra tỉnh Đồng Nai về “tình hình khiếu nại, tố cáo đông người tại dự án Khu kinh tế mở Long Hưng” từ cuối năm 2012, đã ghi nhận “người dân khiếu nại về giá bồi thường thấp, bồi thường vật kiến trúc chưa thỏa đáng, yêu cầu có sự thỏa thuận về giá bồi thường”, còn có yêu cầu kiểm kê lại tài sản, tố cáo việc bồi thường thiếu diện tích, kiến nghị những bất hợp lý trong tái định cư. Báo cáo chỉ ra dân còn khiếu nại các quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế sai pháp luật.

Chính quyền Đồng Nai biết là như vậy, nhưng xử lý ra sao thì lại là chuyện khác.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (2)




Bà Thu liêu xiêu đi về “căn nhà” dựng bên dự án tỉ đô.
Kỳ 2 : Túp lều dập dềnh bên dự án tỉ đô

(PL+ 03/04/2018) Đêm đêm mò ốc bắt còng trên con sông bên “Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng”, nhiều lúc chàng trai 25 tuổi lại ngước mặt lên thẫn thờ nhìn lên vùng đất sáng rực ánh đèn từng có ngôi nhà của mình, nay đã bị san lấp phân lô, bán nền, chỉ biết khắc khoải: “Vì sao lại thế?”. Mù chữ, bị “khủng bố tinh thần” nên sợ hãi, gia đình Tâm đành chịu mất đất, sống cảnh không chốn dung thân, nhẫn nhục chịu đựng lầm than.

Gia đình Dương Minh Tâm (SN 1993, từng ngụ tại số nhà 559, khu 3, ấp Phước Hội) là một trong những trường hợp điển hình vì dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) làm chủ đầu tư), mà bị đẩy vào cảnh bần cùng.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (1)






Bảy năm qua, cứ mỗi lần nhắc lại ngày bị thô bạo cưỡng chế nhà, ông Hoa lại uất ức bật khóc.
(Pháp Luật plus 03/04/2018) - Vùng đất từng là một xã trù phú với hàng ngàn hộ dân, hàng vạn nhân khẩu, dần bị thô bạo cưỡng chế xóa trắng, đền bù rẻ mạt, để mọc lên “khu đô thị” phân lô bán nền do Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) làm chủ đầu tư.

Kỳ 1: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xã

Chỉ cách trung tâm Biên Hòa (Đồng Nai) mươi cây số, 10 năm nay, hàng ngàn nông dân sống trong cảnh lầm than. Người sống không còn nơi dung thân, mò ốc bắt còng sống qua ngày; người chết cũng không nơi chôn cất. Cuộc sống điêu tàn, oán thán chất chồng.

mercredi 21 février 2018

Vì sao Việt Nam ít đề cập đến Tết Mậu Thân 1968

Saigon ngày 31/01/1968 trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân. Ảnh tư liệu

Theo tác giả Bennet Murray trên trang Politico, năm mươi năm sau bước ngoặt của cuộc chiến tranh Việt Nam, chính quyền cộng sản vẫn dập tắt các cuộc tranh luận về những kỷ niệm đau thương này.
Ngọc Đại là một người lính quân đội nhân dân 23 tuổi, đang chiến đấu chống lại người Mỹ gần căn cứ Khe Sanh bị bao vây, khi đơn vị ông nhận được một mệnh lệnh gây phấn khích. Họ sẽ ra khỏi rừng rậm, “giải phóng” cố đô Huế ở miền Trung và khởi động một cuộc nổi dậy trên toàn quốc.

Đó là ngày 30 tháng Giêng năm 1968, ba năm sau khi tổng thống Lyndon B.Johnson ra lệnh gởi 125.000 quân Mỹ đến Việt Nam để ngăn không cho cộng sản chiếm được miền Nam, và phần còn lại của Đông Nam Á.

mardi 3 octobre 2017

Thảm sát Las Vegas : «Chúng tôi như bầy vịt trước thợ săn»


(Le Monde 03/10/2017) Chưa đầy 24 giờ sau vụ xả súng làm ít nhất 59 người chết và 527 người bị thương tối Chủ nhật 1/10, các nhân chứng vẫn bàng hoàng trước sự tàn bạo của vụ tấn công.

Một bó hoa duy nhất, hai quả bóng màu đỏ. Trên « Strip », đại lộ các casino ở Las Vegas (tiểu bang Nevada), người ta hoài công đi tìm một địa điểm tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ.

lundi 17 juillet 2017

Mossoul thất thủ, ngày tàn của IS ?



“Nhà nước Hồi giáo” lúc mới tuyên bố thành lập

Cách đây ba năm, ngày 04/07/2014, Abou Bakr Al Baghdadi, thủ lãnh thánh chiến Irak, leo lên tận chóp tháp của đền thờ Hồi giáo Al Nouri ở Mossoul trong buổi lễ cầu nguyện ngày thứ Sáu. Trước cử tọa vẫn chưa biết Baghdadi là ai, ông ta tuyên bố mình là chỉ huy của các tín đồ, lãnh đạo “vương quốc Hồi giáo”. IS, tổ chức Nhà nước Hồi giáo không còn là một nhóm thánh chiến hoạt động lén lút, mà đã trở thành một “Nhà nước” tự phong, kiểm soát thành phố lớn thứ nhì của Irak.

Chủ nhật tuần trước, đích thân thủ tướng Irak, Haidar Al Abadi đã đến Mossoul. Trong bộ quân phục, ông loan báo thành phố đã được giải phóng, và khen ngợi các quân nhân Irak. Chiến dịch phản công truy diệt IS bắt đầu hôm 17.10.2016, sau chín tháng trời đã đạt đến chiến thắng. Có đến 100.000 quân của quân đội Irak, dân quân Kurd (peshmerga), dân quân Cơ Đốc đã được huy động. Liên minh quốc tế yểm trợ bằng các cuộc không kích, bắn pháo và lực lượng đặc nhiệm trên bộ.

Mossoul : Chỉ còn là gạch vụn


Thành phố cổ Mossoul hoang tàn
(Le Figaro) Trận chiến Mossoul vừa kết thúc vào cuối giờ chiều Chủ nhật 09/07/2016. Những tràng súng máy và tiếng nổ của những quả bom do máy bay của phương Tây thả xuống vẫn rền vang trên con đường chạy dài theo dòng sông Tigre, vẫn còn vài trăm quân IS cố thủ. Trong khi đó, thủ tướng Irak, ông Haidar Al Abadi bất ngờ đến thăm chiến trường. Sau trận chiến quy mô chưa từng thấy kéo dài 9 tháng, quân đội Irak lại làm chủ thành phố lớn ở miền bắc đất nước, nhưng cái giá phải trả là nặng nề.

Đối với Ali và các đồng đội, trận đánh Mossoul đã chấm dứt vào trưa Chủ nhật, khi đội hình lực lượng chống khủng bố Irak (ICTS) đến được bờ sông Tigre. Ali cho biết : « Chính tôi đã cắm lá cờ Irak lên bờ sông ». Trong bóng tối nhập nhoạng của một cửa hàng bán đồ điện mà cửa sắt đã bị phá vỡ, những người lính Irak ngồi ngay trên sàn để ăn cơm chung. Họ nói : « Chúng tôi rất vui, gần như đã chiến thắng rồi. Đối với chúng tôi, trận đánh đã kết thúc. Vẫn còn các đồng đội phải hoàn thành nhiệm vụ tại các khu phố kế cận, nhưng phần chúng tôi thì xong rồi ».

Bỗng dưng, thế giới nổ tung…




Một người lính thuộc lực lượng chống khủng bố Irak ở phía tây Mossoul
(Le Figaro) Trong cái giá phải trả cho việc tái chiếm thành phố quan trọng Mossoul, Irak, có cả những giọt máu của các phóng viên chiến trường. Đặc phái viên của Le Figaro, Samuel Forey, vừa được trao giải thưởng danh giá Albert-Londres 2017, là người duy nhất sống sót trong nhóm bốn nhà báo bị nạn mới đây khi đi theo đoàn quân tinh nhuệ giải phóng Mossoul. Anh kể lại những giờ phút bi kịch của ngày 19.06.2017, khiến ba đồng nghiệp tử nạn.

Tôi chợt thức giấc sau một đêm ngắn, một giấc ngủ chập chờn với những tiếng động chiến tranh – những trận bom ầm vang, tiếng lên đạn khô khốc. Trận chiến Mossoul sôi sục cách không đầy một cây số, ở trung tâm hang ổ cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Thành phố cổ, vạc dầu nóng bỏng của những trận đánh, với những con ngõ quanh co, những căn nhà xiên xẹo, là nơi trú ẩn của vài trăm quân thánh chiến vẫn tiếp tục chiến đấu.

Mossoul và những chiếc xe tấn công tự sát của IS




Dưới lằn đạn quân thánh chiến, hai người lính Iraq đã cắm được cờ trên một khách sạn tái chiếm. Ảnh Alvaro Canovas 

(Le Figaro) Tiểu đoàn Bọ Cạp vất vả tiến về thành phố cổ, thành trì cuối cùng của quân thánh chiến. Những người lính nhảy ra khỏi một căn nhà đổ nát, băng qua một đại lộ đang do những tay súng bắn tỉa IS trấn giữ. Một chiếc xe bọc thép nổ súng để yểm trợ cho cuộc chạy đua hai trăm mét này. Họ tránh những mảnh vỡ, nhảy qua khỏi các hố, chạy qua một đoạn đường xe lửa, rốt cuộc núp được vào chỗ trú ẩn và thở dốc.

Chỗ trú đó là một hành lang bê-tông cốt thép vững chắc, trước đây là xưởng luyện kim thủ công. Những người lính bố trí trong một xưởng nấu thép. Tiểu đoàn Bọ Cạp thuộc trung đoàn 2 của Binh đoàn Phản ứng nhanh (DRR), lực lượng đặc biệt của cảnh sát Irak. Được các cố vấn Mỹ huấn luyện, họ tham gia mọi trận đánh, nhất là từ khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm được thành phố Mossoul vào tháng 6/2014.

vendredi 7 juillet 2017

Làm lại cuộc đời sau khi thoát khỏi địa ngục Bắc Triều Tiên

Lính biên phòng Bắc Triều Tiên.

« Một khi đã đặt chân lên đất Trung Quốc, chúng tôi đi xe đò suốt một tuần lễ, vượt quãng đường trên 2.500 km để đến được Việt Nam. Trên đường đi, chúng tôi phải giả làm người bệnh, tại mỗi trạm kiểm soát phải giả vờ ói mửa để khỏi phải trình ra tấm hộ chiếu mà tất nhiên chúng tôi không có ». Một mánh khóe đã mang lại kết quả, cho đến khi một cảnh sát Việt Nam đưa cho họ coi hai lá cờ, một của Bắc Triều Tiên và một của Hàn Quốc, yêu cầu chọn lựa. « Cha tôi đã chọn lá cờ Bắc Triều Tiên, tưởng rằng như vậy là tốt. Ai ngờ chúng tôi bị bắt và gởi trả về Trung Quốc. ».

Những người Bắc Triều Tiên tị nạn tại Hàn Quốc làm thế nào để hội nhập vào cuộc sống mới? Đặc phái viên Le Figaro tại Hàn Quốc mô tả lại một cảnh có vẻ bình thường trong một nhà hàng ở Seoul.

lundi 26 juin 2017

Trung Quốc: Lễ hội thịt chó vẫn tưng bừng, dù bị lên án

Lễ hội thịt chó tại Quảng Tây, Trung Quốc, 2014.

Những con chó được thui vàng rượm bày trên quầy, thịt chó nấu ra-gu, thịt chó xào lăn…Lễ hội thịt chó nổi tiếng nhất ở Trung Quốc hôm nay 21/06/2017 tưng bừng diễn ra dù trước đó có tin là bị cấm, do các cư dân nhất quyết bảo vệ truyền thống.

Lễ hội ẩm thực này hàng năm đều diễn ra tại thành phố Ngọc Lâm (Yulin) ở tỉnh Quảng Tây, vào tiết hạ chí ; gây phẫn nộ trên thế giới và ngay tại Trung Quốc.

lundi 5 juin 2017

Tám phút kinh hoàng ở trung tâm Luân Đôn



Các điều tra viên khám nghiệm hiện trường gần London Bridge.Ảnh AFP

(Le Figaro 05/06/2017) Vụ khủng bố tối thứ Bảy 3/6 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm đã làm 7 người chết, trong đó có một công dân Pháp, và 48 người bị thương. Đây là vụ tấn công thứ ba trong vòng không đầy ba tháng qua tại Anh quốc.

Tám phút khủng khiếp. Lúc đó là 22 giờ 08 phút tối thứ Bảy, khi cảnh sát nhận được cuộc gọi đầu tiên cho biết một vụ tấn công xảy ra tại khu London Bridge. Đến 22 giờ 16 phút, ba tên khủng bố đã bị lực lượng an ninh bắn hạ. Trong tám phút dài dằng dặc ấy, ba tên này đã có thì giờ để sát hại 7 người và làm bị thương 48 người khác (trong đó có 21 người bị thương nặng), gieo rắc kinh hoàng tại trung tâm thủ đô nước Anh.

lundi 13 mars 2017

Venezuela : Dân quá đói phải đi bới rác

Giá thực phẩm ở Venezuela nằm ngoài tầm với của nhiều người dân.

« Chúng tôi có hàng ngàn người sống nhờ các thùng rác ». José, 53 tuổi, nhìn nhận. Ông và các con gái phải bới tìm thức ăn trong các thùng rác ở Caracas, niềm hy vọng cuối cùng của những người dân Venezuela đói kém.
Là thợ hồ đang thất nghiệp, José Godoy run run liếm những thức ăn còn sót lại trên một chiếc đĩa giấy. Bên cạnh ông, hai con gái sáu và chín tuổi uống thứ nước trái cây kiếm được từ xe rác. Hai cô bé còi cọc thiếu máu, thường là cả ngày chỉ được ăn một loại chuối phải luộc chín mới có thể nuốt nổi.