Affichage des articles dont le libellé est Kinh tế. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kinh tế. Afficher tous les articles

mardi 2 juillet 2024

Nguyễn Thiện Tống - Sân bay Long Thành sẽ không có hành khách và sẽ có số phận bị bỏ phế như sân bay Mirabel ở Canada sau khi xây dựng hoành tráng (bài 7)


Tóm tắt : Vì sân bay Long Thành được xây dựng để bổ sung cho sân bay Tân Sơn Nhất khi quá tải, nên vùng địa lý và dân cư của hai sân bay này được tính chung cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong các Báo cáo Đầu tư dự án xây dựng sân bay Long Thành, số lượng hành khách của sân bay Long Thành được tính toán một cách đơn giản là bằng số lượng hành khách thặng dư của sân bay Tân Sơn Nhất.

Thực tế khi sân bay Tân Sơn Nhất hoạt động với năng suất thiết kế 50 triệu HK/năm, khi sân bay Cần Thơ được phát triển một cách hợp lý để thu hút hành khách của Miền Tây, sân bay Biên Hòa được hoạt động như sân bay lưỡng dụng để thu hút hành khách ở Miền Đông Nam bộ và Nam Trung bộ… thì số lượng hành khách của sân bay Long Thành không còn là số lượng hành khách thặng dư của sân bay Tân Sơn Nhất mà thực ra sẽ rất ít.

Nguyễn Thiện Tống - Mục tiêu trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của sân bay Long Thành chỉ là ảo tưởng (bài 6)


Tóm tắt: Trên bản đồ đường bay thế giới thì sân bay Changi ở Singapore, sân bay Bangkok ở Thái Lan, sân bay Kuala Lumpur ở Malaysia, sân bay Tân Sơn Nhất hay Long Thành ở Việt Nam rất gần nhau và đều có vị trí thuận lợi như nhau. Nên việc các hãng hàng không lựa chọn nơi nào làm sân bay trung chuyển lại tùy thuộc vào lý do khác.

Chính công nghệ mới của ngành hàng không cùng với sự thiết lập từ trước các sân bay trung chuyển của khu vực như Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur, Hong Kong sẽ làm cho mục tiêu trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế của Long Thành chỉ là ảo tưởng.

a) Ý kiến của ICAO về khả năng hình thành sân bay trung chuyển của Việt Nam không có cơ sở

Sân bay trung chuyển là nơi chuyển nhiều hành khách từ các chuyến bay này sang các chuyến bay khác, chứ không phục vụ như là điểm đến cuối cùng. Phần lớn khách quốc tế đi từ một thành phố của điểm đầu tiên, rồi trung chuyển ở các sân bay này để đến một thành phố khác của điểm cuối cùng mà không đi ra thành phố có sân bay trung chuyển.

dimanche 30 juin 2024

Hà Phan - Chuyện cổ tích ở Phú Mỹ Hưng

 

Thật tuyệt vời, thật không thể tin nổi khi đọc dòng tít "Công ty Phú Mỹ Hưng xây lụi gần 10.000m² ở Trường quốc tế Nam Sài Gòn!"

Quả là ngỡ ngàng bất ngờ ngơ ngác, khi họ xây không phép những công trình khổng lồ như thế hàng chục năm nay mà giờ mới lòi ra như vậy.

Trong khi đó chỉ cần xe cát đổ trước nhà bạn cũng rất khó để các đồng chí quản lý đô thị ở thành phố lớn nhất nước này không khẩn trương kịp thời hỏi thăm và ngăn chặn nếu chẳng có tờ giấy lận lưng. Sự tích "Con voi chui lọt lỗ kim" tiếp nối từ " huyền thoại" này chăng?

samedi 29 juin 2024

Nguyễn Thiện Tống - Làm sao có đủ vốn đầu tư trên 17 tỉ USD cho toàn bộ 3 giai đoạn xây dựng sân bay Long Thành? (bài 5)

Tóm tắt : Tổng vốn đầu tư thực sự cho toàn bộ Dự án sân bay Long Thành là trên 17 tỉ USD, bao gồm 16 tỉ USD của tổng mức đầu tư 3 giai đoạn xây dựng (336.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 94/2015/QH13), trên 1 tỉ USD tổng chi phí về đất đai (gần 23.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 53/2017/QH14), chi phí đường kết nối sân bay Long Thành với QL 51 và cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (4.800 tỉ đồng) sử dụng ngân sách đầu tư công.

Câu hỏi khó trả lời nhất về Dự án sân bay Long Thành là nguồn vốn đầu tư cho cả 3 giai đoạn mà đến nay là chưa có và triển vọng là không có đủ. Trong Báo cáo nghiên cứu khà thi cho giai đoạn 1 này, ba phương án đầu tư sân bay Long Thành được đề xuất như sau:

Phương án 1 là đầu tư theo định hướng tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nhà đầu tư khai thác sân bay đầu tư, có sử dụng vốn vay ODA.

mercredi 26 juin 2024

Mai Quốc Ấn - Vài câu chuyện nông nghiệp

 

Chuyện 1: Bài cũ của “bạn vàng”

Ở tỉnh nọ, có một hộ trồng chuối cấy mô vài hecta xong được thương lái “bạn vàng” thuê lại với giá bao tiêu 250 triệu/hecta.

Các nông dân thấy vậy chặt cây cũ để trồng chuối cấy mô với mong ước được bao tiêu 250 triệu/hecta từ thương lái “bạn vàng”.

Hữu Phú - Tản mạn về chuyện tăng lương

 

Lúc tôi bắt đầu đi làm lãnh lương Nhà nước, lương tôi được 210 ngàn đồng/ tháng, cuộc sống khá chật vật. Tôi ước gì lương mình sẽ là 500 ngàn đồng/ tháng, chắc cuộc sống sẽ dễ thở, thoải mái hơn.

Rồi lương tôi tăng lên được 600 ngàn đồng/ tháng, cuộc sống vẫn vất vả. Thậm chí còn vất vả hơn vì giá cả tăng cao hơn mức lương được tăng, và còn tăng trước khi được tăng lương. Khiến tôi đã có quãng thời gian sống thiếu thốn, giật gấu vá vai khá dài rồi mới dần cân bằng được thu chi trong tháng do lương được tăng theo, thu nhập tăng. Tôi ước gì lương mình được 1 triệu đồng/ tháng.

Và, lương tôi tăng lên được 1,2 triệu đồng/ tháng. Điệp khúc tăng lương, tăng giá vẫn cứ thế mà lặp lại…

lundi 24 juin 2024

Lưu Trọng Văn - Đội quân « tiên phong » ?

Không ít người ở Việt Nam hân hoan trước thông tin khoảng 13.800 triệu phú đã di cư khỏi Trung Quốc trong năm 2023.

Gã nghĩ khác.

Cuộc di cư với khối tài sản không nhỏ và bộ phận tinh hoa này của Trung Quốc chính là mối lo ngại, thậm chí báo trước thảm họa cho nhiều quốc gia khác. Đây là cuộc di cư chứ không phải làn sóng đầu tư. Trong năm 2023, số 13.800 triệu phú Trung Quốc ấy đến đâu?

Tạ Duy Anh - Về ba chuyến đi của Pu

(Bình luận muộn)

ĐI TẦU

Pu đến Tầu trong bối cảnh nền kinh tế Ngố hoàn toàn phụ thuộc Tầu. Về phía Pu, việc Tầu không rút ống thở, là tối cấp thiết. Vì thế, Pu sẵn sàng nhượng bộ tối đa về giá khí đốt, giá dầu và các lợi ích khác, như mở đường thủy cho Tầu trên con sông dọc biên giới hai nước để ra biển.

Nhưng với Tầu, đó lại là thời điểm Phương Tây bắt đầu dò ra con đường Tầu hỗ trợ ngầm Ngố để sản xuất vũ khí và đe dọa trừng phạt không thương xót.

Tầu có hai lựa chọn: Chơi tất tay với Phương Tây bằng cách phớt lờ những cảnh báo của họ, tiếp tục ủng hộ Ngố không giới hạn; hoặc đặt lên bàn cân xem lợi ích nghiêng về bên nào sẽ nghe theo bên ấy.

dimanche 23 juin 2024

Lê Minh Đức - Nhà báo sống bằng gì?

 

Tối nay say lảo đảo về nhà. Mấy anh em già tụm lại gọi là mừng ngày nhà báo Việt Nam 21/6.

Trong cơn say, ông nhà báo già nhất kể chuyện một nhà báo tên tuổi viết một bài báo đăng trên một tờ báo điện tử lớn, và chỉ nhận nhuận bút có 250 ngàn. Quá thấp so với trước đây.

Nhà báo sống bằng gì trong thời buổi hiện nay? Báo in đã chết, doanh nghiệp không phải dư tiền để đăng quảng cáo như trước kia, cũng không sợ báo chí mà chi tiền vô tội vạ nữa. Nguồn thu đã cắt, vậy mà cả ngàn cơ quan báo chí vẫn cứ xưng danh.

samedi 22 juin 2024

Nguyễn Thiện Tống - Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành không nghiêm túc ngay từ đầu (bài 4)

Đối với Dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành có tầm quan trọng và quy mô rất lớn, thì việc nghiên cứu tiền khả thi là rất cần thiết. Nhằm trả lời câu hỏi về khả năng thỏa mãn các điều kiện cơ bản của việc đầu tư, đảm bảo các điều kiện cần để quyết định tiếp tục bỏ vốn nghiên cứu khả thi một cách toàn diện và đầy đủ về dự án, hay loại bỏ để nghiên cứu chọn lại phương án Dự án đầu tư khác.

Nếu nghiên cứu tiền khả thi cho thấy Dự án xây dựng sân bay Long Thành không có hiệu quả tài chính, không chắc có hiệu quả kinh tế. Không phù hợp với điều kiện hiện tại của đầu tư công cũng như khả năng vốn của nhà nước, không có khả năng thực hiện đạt mục tiêu cảng hàng không trung chuyển quốc tế của khu vực, thì không cần phải tốn kém một khoản tiền lớn đầu tư cho bước nghiên cứu khả thi.

Vì nghiên cứu khả thi là nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc tất cả các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế, quản lý với nhiều phương án khác nhau nhằm thực hiện ý đồ dự án với lợi ích cao nhất, là bước cuối cùng của công tác chuẩn bị đầu tư.

Nguyễn Thông - Nhất bên trọng, nhất bên khinh

Đưa ra một chính sách mang tầm quốc gia, đương nhiên người ta phải suy đi tính lại nát óc, cẩn trọng từng tí một. Đó là nói chung vậy, chứ vụ tăng lương mà nhà nước sắp thực hiện thì tôi thấy không ổn.

Theo phương án mà Bộ Nội vụ xây dựng, đã trình chính phủ và đã được cấp cao nhất duyệt, tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc đều được tăng lương, tăng thêm 30 % căn cứ vào mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Có nghĩa là, mỗi người sẽ có lương mới là lương cơ sở (đúng ra phải gọi lương cơ bản) x hệ số đang hưởng x 30 %.

Theo lời bà bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, “điều chỉnh tăng đều tất cả 30 % trên cơ sở giữ mức lương cơ sở. Tất cả cùng vui, tất cả đều được hưởng như nhau”. Đúng là vui, bởi bây giờ thêm được 1 nghìn (trị giá như 1 xu hồi xưa) cũng quý.

vendredi 21 juin 2024

Roman Reinekin – Việt Nam quá gắn bó với phương Tây, sẽ không có trục Moscow-Hà Nội


Mai Quốc Việt : Mời các bạn đọc báo Nga ngày 21/06/202 này, sau chuyến viếng thăm của tổng thống Putin - "Việt Nam quá gắn bó với phương tây về kinh tế, sẽ không có trục Moscow - Hà Nội" được viết bởi nhà báo Roman Reinekin.

Phần thứ hai trong chuyến công du Đông Á của Tổng thống Vladimir Putin là tới Hà Nội, nhìn bề ngoài có chút khác biệt so với phần đầu tiên là tới Triều Tiên, tất cả các nghi thức thân mật ở cấp cao nhất, các cuộc trò chuyện trực tiếp với các nhà lãnh đạo và các cuộc họp tập thể ở cấp tùy tùng cấp bộ, việc ký kết các thỏa thuận đa cấp và các nghi thức về ý định...

Tuy nhiên, vẫn có một điểm khác biệt và đây là điểm mấu chốt.

Chúng ta phải nêu lên một sự thật tầm thường chẳng có gì cao cả Hà Nội không phải là Bình Nhưỡng, và đương nhiên không thể tin vào sự hình thành của trục địa chính trị Moscow-Hà Nội ổn định bền vững nào đó. Liên bang Nga và Việt Nam quá xa nhau cả về lợi ích, vị trí và vai trò trong phân công lao động toàn cầu cũng như về những kế hoạch trong thời gian ngắn và trung hạn.

jeudi 20 juin 2024

Lê Xuân Nghĩa - Việt Nam ứng xử phù hợp với chuyến thăm của Tổng thống Putin


Không rầm rộ như Triều Tiên đón Putin. Không trang trọng như Việt Nam đón Tập Cận Bình. Một sự đón tiếp chừng mực.

Nếu không muốn nói có chút lạnh lùng, khi đích thân Thủ tướng ra tận sân bay đón Tập, và tiễn Tập là đích thân Chủ tịch Quốc hội. Còn đón Putin chỉ là Trưởng ban Đối ngoại Trung ương và Phó Thủ tướng. Trong khi một ngày trước đó, đích thân Chủ tịch Kim Jong Un ra tận chân cầu thang máy bay đón Putin

Mặc dù truyền thông có nhấn mạnh một số cụm từ để nâng cao tầm quan hệ Việt - Nga, nhưng nó mang tính ngoại giao hơn là thực chất.

mercredi 19 juin 2024

Lê Xuân Nghĩa - Những con số không biết nói dối

1/ Người ta ca ngợi Tổng thống Nga Putin 5 lần đến thăm Việt Nam, bắt đầu từ năm 2001 và bây giờ là 2024. Nhưng suốt trong 23 năm đó:

- Về quân sự: Ngay đến việc chuyển giao công nghệ sản xuất súng bộ binh AK mà Nga vẫn quyết không chuyển giao, mà chỉ nhượng quyền sản xuất với giá cắt cổ. Đến độ Việt Nam phải ký với Israel và được chuyển giao hoàn toàn với giá chỉ bằng 1/3 của Nga.

- Về chính trị: Cốt lõi nhất của Việt Nam là nguy cơ bị thôn tính Biển Đông và hiện đang bị cưỡng đoạt ở Biển Đông thì Nga lại đứng về phía kẻ bành trướng và là kẻ thù của Việt Nam.

dimanche 16 juin 2024

Nguyễn Thiện Tống - Dự án xây dựng sân bay Long Thành rất lãng phí khi tốn kém 16,03 tỉ USD (bài 3)

 

Tóm tắt

Sân bay Long Thành dự kiến có khả năng tiếp nhận từ 80 đến 100 triệu hành khách/năm, có diện tích 5.000 hecta, 4 đường cất hạ cánh cách nhau 3.370 m (400 m + 2570 m + 400 m) với tổng chiều dài 16.000 m (4 x 4.000 m), 4 nhà ga hành khách với tổng diện tích sàn 1.500.000 m2 (4 x 375.000 m2).

Sân bay Western Sydney của Úc dự kiến có khả năng tiếp nhận từ 80 đến 100 triệu hành khách /năm chỉ có diện tích 1.768 ha, 2 đường cất hạ cánh cách nhau 1.900 m với tổng chiều dài 7.400 m (2 x 3.700 m), 2 nhà ga hành khách với tổng diện tích sàn 689.000 m2.

Với cùng năng suất thiết kế từ 80 đến 100 triệu hành khách /năm khi so với sân bay Western Sydney, sân bay Long Thành có diện tích lớn 2,83 lần, có tổng chiều dài đường cất hạ cánh dài 2,16 lần, có diện tích nhà ga hành khách rộng 2,18 lần và do đó chi phí đầu tư xây dựng cũng lớn hơn 2 lần và như thế là rất lãng phí.

Nguyễn Thiện Tống - Liên hệ giữa sân golf Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (bài 2)

 

Tóm tắt:

Dự án sân golf Tân Sơn Nhất được cấp phép ngày 10/05/2007 là trái với Quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất đã được Thủ tướng chính phủ duyệt ngày 27/02/1995 và trái với mục đích sử dụng đất quốc phòng.

Từ giữa năm 2013, khi chủ trương xây dựng sân bay Long Thành được lấy ý kiến rộng rãi, nhiều cử tri tại TP HCM, các chuyên gia đã phản đối dự án sân golf Tân Sơn Nhất.

Sau khi Quốc hội khóa XIII có Nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư sân bay Long Thành ngày 25/06/2015, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục đầu tư Dự án sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất.

Nguyễn Thiện Tống - Ý đồ ban đầu của Dự án xây dựng sân bay Long Thành là để thay thế và khai tử sân bay Tân Sơn Nhất (bài 1)

 

Trong Tóm tắt Báo cáo đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, mục tiêu của dự án là xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành… đến năm 2030 đảm bảo vai trò thay thế Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (tr. 2 và 49 Tóm tắt Báo cáo – tháng 3 năm 2015).

Do đó số phận sân bay Tân Sơn Nhất rất mong manh. Trong giai đoạn 2030-2035 sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được xem xét như là sân bay dự phòng hoặc ngưng khai thác và không sử dụng nữa (tr. 23 Tóm tắt Báo cáo - tháng 6 năm 2013).

a) Di dời sân bay Tân Sơn Nhất là "có tội với lịch sử"

Mai Bá Kiếm - Tình đất mặn miền Tây

 

(Cây lúa non chờ từng cơn mưa nhỏ,

Cây lúa ngủm vì nước mặn sáu/ngàn.

Cả quê hương rạo rực lên cao tốc,

Ai dè ven đường nhiễm mặn hơ chết mầm xanh)

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng bác bỏ thông tin cho rằng lúa chết tại Hậu Giang do đất bị nhiễm mặn từ nguồn cát đắp nền dự án cao tốc. Vì dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau chưa dùng một hạt cát biển nào, và quy trình kiểm tra cát lấp vô cùng nghiêm ngặt.

Nguyễn Thông - Vàng, lại nói về vàng

 

Ở xứ này, bất cứ thứ gì đều có thể làm con người phát điên. Chẳng hạn vàng.

Nói chi thì nói, vàng chỉ là hàng hóa, dù có được xem như loại hàng đặc biệt đi chăng nữa, nó vẫn là hàng hóa. Chính những nhà quản lý kinh tế với tư duy quản trị quá lỗi thời đã biến vàng từ hàng hóa vật chất thành thứ phi vật chất, từ giá trị thực thành giá trị ảo.

Do không thực thi kinh tế thị trường đúng nghĩa (mặc dù nhà cai trị luôn kêu gào các nước công nhận nền kinh tế xứ này là kinh tế thị trường) nên có những việc nhẽ ra chỉ cần xử lý rất đơn giản thì các ông bà ấy vẽ ra đủ trò, đủ cách vớ vẩn nhố nhăng, không theo bất cứ quy tắc nào. Thích là nhích. Chính sách đi từ thất bại này đến thất bại khác, còn dân thì lãnh đủ. Vàng là ví dụ cụ thể.

jeudi 13 juin 2024

Lê Xuân Nghĩa - Nga đang mất chủ quyền kinh tế


Các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở Nga đã ngừng xử lý các khoản thanh toán trong thương mại Nga-Trung bằng đô la và euro.

Ngay đồng đô la Hong Kong cũng ngắt khỏi hệ thống của Nga, do nó gắn chặt với đồng đô la Mỹ. Và các ngân hàng Nga cũng không cho phép người dân rút nhân dân tệ

Các nhà xuất khẩu Nga đã gióng lên hồi chuông cảnh báo và tuyên bố rằng xuất khẩu và nhập khẩu sẽ giảm 10-25 % trong sáu tháng tới, do không có khả năng thanh toán cho các giao dịch ngoại thương bằng đô la và euro. Điều này có thể dẫn đến thâm hụt hàng nhập khẩu quan trọng, làm chậm hoạt động đầu tư. Theo đó, hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn, với giá tăng 20-30 %.