Affichage des articles dont le libellé est Hải quân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hải quân. Afficher tous les articles

lundi 1 juillet 2019

Mỹ chất vấn Cam Bốt về nghi vấn cho Trung Quốc lập căn cứ hải quân

Căn cứ hải quân Ream của Cam Bốt ở đông nam Sihanoukville.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đòi hỏi Cam Bốt giải thích về việc bất thình lình từ chối trợ giúp của Mỹ để sửa chữa một căn cứ hải quân, gây nghi ngờ là Phnom Penh muốn dành cảng này cho quân đội Trung Quốc. Reuters hôm nay 01/07/2019 loan báo như trên, trích dẫn một lá thư gởi cho bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt .

Trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam và Đông Nam Á Joseph Felter trong lá thư gởi cho tướng Tea Banh đã yêu cầu cho biết thêm thông tin về quyết định bất ngờ hôm 6/6 của Phnom Penh, không muốn nhận trợ giúp để cải tạo một trung tâm huấn luyện và bến tàu của căn cứ hải quân Ream. Hành động này củng cố tin đồn lâu nay là Cam Bốt có những kế hoạch thay đổi lớn hơn, có thể dành cho quân đội Trung Quốc trú đóng.

Trợ lý quân sự đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh, ông Michael Stelzig, xác nhận lá thư được gởi cho bộ trưởng Tea Banh hôm 24/6. Chhum Socheat, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Cam Bốt, nói rằng họ không từ chối viện trợ Mỹ, nhưng muốn dành số tiền này làm việc khác, tuy nhiên ông không cho biết thêm chi tiết. Đại sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh không trả lời Reuters về khả năng quân Trung Quốc đóng tại căn cứ Ream.

jeudi 27 juin 2019

Lực lượng hải quân giấu mặt của Trung Quốc trên Biển Đông

Một tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá.

Quần đảo Trường Sa hiện có năm bên yêu sách chủ quyền, là nơi nóng bỏng nhất trên Biển Đông. Chuyên gia Gregory Poling, giám đốc Asia Maritime Transparency Initiative trong bài viết « Hải quân giấu mặt của Trung Quốc » đăng trên báo Foreign Policy hôm 25/06/2019 khẳng định, các bằng chứng cho thấy những tàu được cho là tàu đánh cá Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp này là một phần của lực lượng dân quân biển mở rộng của Bắc Kinh.

Một số nhà phân tích tiếp tục nghi ngờ về sự hiện diện và các hoạt động của dân quân biển. Số khác, đặc biệt là có liên hệ với các định chế Trung Quốc và báo chí Nhà nước, tìm cách trưng ra những hình ảnh vệ tinh đã được cắt xén một cách nghệ thuật, chỉ sử dụng những dữ liệu có lợi cho mình, hoặc đơn giản là làm ngơ trước thực tế, tấn công vào những ai đưa ra bằng chứng về các hoạt động của dân quân biển.

Điều này không gây ngạc nhiên vì mục đích dùng đến dân quân biển là tấn công ở mức thấp hơn quân đội chính quy, làm phức tạp thêm sự đối phó của các bên khác - trong trường hợp này là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan cũng như Hoa Kỳ - qua việc giấu mặt sau lớp vỏ dân sự. Nhờ đó Bắc Kinh có thể chối bỏ mọi bằng chứng của các hành vi hung hăng trên biển. Tuy nhiên những bằng chứng này tự nó đã nói lên tất cả.

Biển Đông : Hải quân Mỹ cân nhắc trở lại căn cứ vịnh Subic

Ảnh tư liệu: Vịnh Subic và căn cứ hải quân Mỹ. Ảnh chụp năm 1990.

Hải quân Hoa Kỳ đang cân nhắc việc quay lại căn cứ cũ ở vịnh Subic, Philippines, nơi trước đây từng là cơ sở hậu cần cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, để phục vụ cho hạm đội Mỹ hoạt động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tờ Star and Stripes hôm 26/06/2019 cho biết như trên.

Nhà máy đóng tàu Hanjin Shipyard ở vịnh Subic đã được rao bán sau khi chủ sở hữu là Hanjin Philippines tuyên bố phá sản, với số nợ 900 triệu đô la. Ngay lập tức có hai công ty Trung Quốc muốn mua lại. Theo Star and Stripes, chính phủ Mỹ hiện đang xem xét khả năng thuê sử dụng cơ sở lớn thứ năm trên thế giới này làm nơi sửa chữa và bảo trì tàu chiến, đồng thời tránh để cảng này rơi vào tay Trung Quốc.

Một thuyền trưởng về hưu của Hải quân Mỹ nói với tờ báo, đây là « cơ hội bằng vàng để quay lại vịnh Subic » sau gần 30 năm vắng bóng. Trong thập niên 40, khi Hoa Kỳ và Philippines thương lượng về quan hệ liên minh, Trung Quốc chưa phải là mối đe dọa trên biển. Vào thời đó, chưa ai dự báo được các hành động hung hăng của Bắc Kinh nhằm bành trướng tại Biển Đông như hiện nay.

vendredi 14 juin 2019

Pháp chuẩn bị ra mắt tàu ngầm Barracuda hiện đại

Công nhân tập hợp bên cạnh chiếc Suffren, một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda, tại xưởng đóng tàu Cherbourg-Octeville (Pháp) ngày 09/07/2017, nhân một chuyến thăm của bộ trưởng Quân lực Pháp Florence Parly và thủ tướng Úc Malcolm Turnbull.

Một buổi lễ trang trọng để ra mắt chiếc tàu ngầm nguyên tử thế hệ mới đầu tiên của Pháp trong chương trình Barracuda sẽ được tổ chức tại cảng Cherbourg vào ngày 12/7 tới, với sự hiện diện của bộ trưởng Quân lực Florence Parly. Hãng tin AFP hôm 13/06/2019 dẫn một nguồn tin thông thạo cho biết như trên.

Trong buổi lễ này, chiếc tiềm thủy đĩnh tấn công Barracuda hiện đại của Pháp sẽ được đưa từ xưởng đóng tàu đến thiết bị hạ thủy. Lễ hạ thủy chính thức sẽ diễn ra nhiều tuần lễ sau đó, để chuẩn bị chuyển giao cho Hải quân Pháp vào cuối năm 2020. 

Tàu ngầm Barracuda chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng trang bị vũ khí quy ước, dài 99 mét, trọng tải 4.650 tấn ; có khả năng bắn đi thủy lôi F21, hỏa tiễn chống hạm SM39 thế hệ mới, hỏa tiễn hành trình (MdCN). Loại tàu ngầm tấn công thế hệ mới này sẽ hỗ trợ đắc lực cho Hải quân, có thể tham gia các hoạt động tấn công dưới lòng đại dương, cũng như các chiến dịch đặc biệt của biệt kích và người nhái tác chiến.

mercredi 29 mai 2019

Biển Đông : Tàu Trung Quốc bị nghi ngờ tấn công bằng tia laser phi công Úc

Hải quân Hoàng Gia Úc canh gác trên chiến hạm HMAS Canberra (L02) đậu tại cảng Colombo, Sri Lanka, ngày 23/03/2019.

Các phi công của Hải quân Úc đã bị tấn công bằng tia laser khi đang bay trên Biển Đông. Quân đội Úc hôm nay 29/05/2019 thông báo như trên và nghi ngờ các tàu Trung Quốc là thủ phạm. 

Lực lượng phòng vệ Úc (ADF) tuyên bố đã « quan sát thấy một số tàu gia tăng sử dụng các thiết bị laser di động ». Các phi công trực thăng thuộc chiến hạm HMAS Canberra đã là mục tiêu của các tia laser khi tham gia cuộc tập trận Indo-Pacific Endeavour 2019, một hoạt động của Hải quân Hoàng gia Úc trong khu vực, tuy nhiên không có ai bị thương.

Theo giáo sư Euan Graham, một trong số những khách mời hiện diện trên chiến hạm HMAS Canberra trong hành trình từ Việt Nam đến Singapore, thì các tia laser này được bắn đi từ các tàu cá, trong khi một tàu chiến Trung Quốc đi theo chiến hạm Úc trong suốt cuộc hải hành. 

mercredi 22 mai 2019

Hải quân Đài Loan tập trận chống Trung Quốc xâm lược

Khu trục hạm Đài Loan DDG-1801 bắn tên lửa trong cuộc tập trận gần Hoa Liên, ngày 22/05/2019.

Hải quân Đài Loan hôm nay 22/05/2019 tập trận bắn đạn thật tại khu vực bờ biển phía đông, trong bối cảnh liên tục bị chiến hạm và chiến đấu cơ Trung Quốc đe dọa.

Đây là một phần của cuộc tập trận thường niên Hán Quang (Han Kuang), nhằm đối phó với cuộc tấn công xâm lược giả định của Trung Quốc – vốn không loại trừ khả năng thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.

Các chiến hạm bắn ra những loạt đại bác, hỏa tiễn và những quả bom tấn công tàu ngầm; trong khi các chiến đấu cơ nã đạn và các phi cơ chống tàu ngầm thả phao cấp cứu. Hãng tin AP nhấn mạnh, tàu ngầm cùng với nhiều loại hỏa tiễn đạn đạo nằm trong số các loại vũ khí có uy lực mạnh nhất, có thể được Trung Quốc sử dụng để tấn công Đài Loan.

samedi 18 mai 2019

Tư lệnh Hải quân Mỹ kêu gọi Úc, Indonesia tuần tra Biển Đông


Đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải quân Mỹ hôm qua 16/05/2019 kêu gọi Hải quân Úc và Indonesia hiện diện thường xuyên hơn trên Biển Đông, kể cả việc tuần tra vì tự do hàng hải. Theo ông, mỗi quốc gia Đông Nam Á đều phải kiên quyết đáp trả việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo ở Biển Đông.

Tuyên bố trên đây được đưa ra trong khuôn khổ vòng công du của đô đốc Richardson trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore. Theo ông, cả Úc và Indonesia đều ủng hộ mạnh mẽ trật tự luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ nhấn mạnh, các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải sẽ thách đố chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên biển.

Tuần trước Hoa Kỳ đã khiến Trung Quốc tức giận khi điều hai chiến hạm đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Ga Ven và Đá Gạc Ma ở Trường Sa, bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1988. 

jeudi 9 mai 2019

Đài Loan khởi công nhà máy đóng tàu ngầm để đối phó Trung Quốc

Ảnh minh họa : Tuần duyên Đài Loan tập chống đổ bộ đánh chiếm đảo và tấn công khủng bố. Anh ngày 04/05/2019.

Hôm nay 09/05/2019 Đài Loan làm lễ khởi công xây dựng một cơ sở đóng tàu ngầm để đối phó với mối đe dọa quân sự ngày càng tăng lên từ phía Trung Quốc.

Tổng thống Thái Anh Văn chủ trì buổi lễ khởi công tại thành phố cảng Cao Hùng, nhấn mạnh rằng tàu ngầm là phương tiện hiệu quả để răn đe kẻ thù muốn đổ bộ từ phía biển để xâm lược Đài Loan. Bà cho là trong một cuộc chiến không cân sức, cần sử dụng những chiến lược và chiến thuật đặc thù, để chống lại địch thủ hùng mạnh hơn.

Trung Quốc không loại trừ việc dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan, hiện có đội ngũ hùng hậu khoảng 75 tàu ngầm, gồm cả những chiếc thuộc thế hệ mới. Còn Đài Loan chỉ có 4 tàu ngầm cũ kỹ, và không thể mua thêm từ nước ngoài do Bắc Kinh gây áp lực.

lundi 29 avril 2019

Indonesia bắt giữ 12 ngư dân Việt Nam sau va chạm

Hải quân Indonesia bắn phá hủy tàu cá Việt Nam bị bắt giữ ngày 05/12/2014 tại vùng đảo Anambas, tỉnh Riau, Indonesia.

AP và AFP hôm nay 29/04/2019 dẫn thông cáo của hải quân Indonesia cho biết một tàu tuần tra của nước này khi đang định ngăn chận một tàu cá Việt Nam, đã bị hai tàu cảnh sát biển Việt Nam đâm vào. Sau đó phía Indonesia đã bắt 12 ngư dân Việt, đưa đi giam tại một căn cứ hải quân.

Thiếu tướng hải quân Yudo Margono nói rằng : « Địa điểm bắt giữ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Nhưng Hà Nội cũng yêu sách khu vực này thuộc chủ quyền Việt Nam ».

Cũng theo hải quân Indonesia, hai tàu cảnh sát biển Việt Nam cố gắng bảo vệ cho chiếc tàu đánh cá bằng cách đâm vào tàu tuần duyên Indonesia, gây hư hại vỏ tàu. Còn chiếc tàu cá Việt Nam bị chìm là do "tai nạn" – chính quyền Indonesia nói như vậy nhưng không cho biết thêm chi tiết.

mercredi 24 avril 2019

Biển Đông: Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc đả kích tuần tra tự do hàng hải

Tàu đổ bộ Trung Quốc Nghi Mông Sơn (Yimeng Shan) tham gia cuộc diễu hành hải quân ngoài khơi Thanh Đảo (Trung Quốc) ngày 23/04/2019.

« Tự do hàng hải không thể được sử dụng để vi phạm quyền của các nước khác ». Đó là tuyên bố hôm 24/04/2019 của phó đề đốc Thẩm Kim Long (Shen Jinlong), tư lệnh Hải Quân Trung Quốc, chỉ trích việc Hoa Kỳ và các đồng minh gởi tàu tuần tra gần các đảo bị tranh chấp trên Biển Đông. 

Phát biểu tại một diễn đàn ở Thanh Đảo, sau cuộc biểu dương lực lượng kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc, ông Thẩm Kim Long cho rằng tất cả mọi người cần tuân theo các quy tắc, « bảo vệ tốt trật tự » trên biển. Ông tuyên bố : « Tự do hàng hải là nguyên tắc được cộng đồng quốc tế nhìn nhận rộng rãi. Tuy nhiên không thể được sử dụng làm cái cớ để vi phạm các quyền hợp pháp và lợi ích của các quốc gia ven biển ». 

Tư lệnh hải quân Trung Quốc không nêu đích danh Hoa Kỳ, trong khi các chiến hạm Mỹ thường xuyên đi gần các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp để xác quyết chủ quyền tại Biển Đông. Một số đồng minh của Mỹ trong đó có Anh Quốc cũng hành động tương tự. Trung Quốc, nước tự vẽ ra đường lưỡi bò, xây lên các cơ sở hạ tầng quân sự để độc chiếm vùng biển chiến lược, coi các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải là « khiêu khích ». 

dimanche 20 janvier 2019

Hải chiến Hoàng Sa 1974 - Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâu



Bài viết rất mạnh dạn của Infonet, mô tả khách quan các hoạt động khẳng định chủ quyền của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và sự hy sinh quả cảm của các chiến sĩ VNCH (mà lâu nay bị gọi là « ngụy ») trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với quân xâm lược Trung Quốc.

(Infonet 18/01/2019) Sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông với Nixon vào đầu năm 1972, và sự kiện Mỹ rút ra khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, Bắc Kinh đã thấy trước một khả năng mới: Họ có thể loại trừ khả năng can thiệp của Hải quân Mỹ nếu cưỡng chiếm các hòn đảo do Việt Nam Cộng Hòa quản lý.

Những bước chuẩn bị dài lâu

Cách đây vừa tròn 45 năm, ngày 19/1/1974, Hải quân Trung Quốc đã có trận đấu súng chóng vánh với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa để rồi sau đó chính thức chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa một cách phi pháp. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn không nhận được bất kỳ sự công nhận nào của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề chủ quyền của quần đảo này. Như vậy, Hoàng Sa vẫn là vùng lãnh thổ đang tranh chấp.

jeudi 20 décembre 2018

Mạnh Kim - Lạ gì mà lạ !



Việc Trung Quốc rải mìn và cài ngư lôi khắp Biển Đông đã diễn ra từ nhiều năm nay. Trong ấn bản Naval War College Review (Spring 2012, Vol. 65, No. 2), chuyên gia quân sự Mỹ Scott C. Truver đã cảnh báo điều này. 

Truver đã nhắc lại trong một phiên điều trần trước Ủy ban xem xét an ninh-kinh tế Mỹ-Trung, rằng: “Gần đây chúng tôi đã hoàn tất cuộc nghiên cứu sau khi đọc hơn 1.000 bài viết bằng tiếng Hoa trong hai năm liên quan hải chiến thủy lôi. Ba điều quan trọng nhất mà chúng tôi rút ra là: 1/ Trung Quốc có một kho thủy lôi khổng lồ…; 2/ Trung Quốc sẽ dựa chủ yếu vào mìn sát thương, đối với bất kỳ tình huống nào liên quan “bối cảnh Đài Loan”; 3/ Nếu Trung Quốc có khả năng sử dụng mìn (và chúng tôi nghĩ họ hoàn toàn có thể), điều đó sẽ gây cản trở nghiêm trọng đối với các chiến dịch (của Mỹ)…”. 

lundi 10 décembre 2018

Biển Đông : Quan chức quân sự Trung Quốc đòi tấn công chiến hạm Mỹ

Đới Húc (Dai Xu), quan chức Trung Quốc đòi tấn công chiến hạm Mỹ trên Biển Đông.


Hoàn cầu Thời báo dẫn lời đại tá không quân Đới Húc (Dai Xu), giám đốc Viện An toàn Hàng hải và Hợp tác Trung Quốc : « Nếu các chiến hạm Mỹ lại xuất hiện trong vùng biển Trung Quốc, tôi đề nghị gởi đi hai tàu chiến : một chiếc để chận lại còn chiếc kia đâm vào. Trong vùng biển của mình, chúng ta không chấp nhận để cho chiến hạm Mỹ gây rối ».

samedi 15 septembre 2018

Vostok-18: Chiến hạm Nga tập trận trên Biển Nhật Bản

Áp-phích chính thức Cuộc tập trận Vostok-18 của Bộ Quốc phòng Nga.

Các chiến hạm Nga tham gia cuộc tập trận đại quy mô Vostok-18 hôm nay 15/09/2018 diễn tập trên Biển Nhật Bản, bất chấp những quan ngại của Tokyo về các công trình quân sự của Nga trong khu vực.

Đây là một phần của Vostok-18, chương trình tập trận lớn nhất từ trước đến nay của Nga, kéo dài từ ngày 11/09 cho đến 17/09. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết cuộc tập trận huy động 300.000 binh lính, 36.000 xe quân sự, 1.000 chiến đấu cơ và 80 chiến hạm. Hoạt động này cũng diễn ra tại Xibêri và Viễn Đông, với sự tham gia của quân Trung Quốc.

samedi 11 août 2018

Phi cơ Mỹ bay trên Biển Đông bị Trung Quốc liên tục cảnh báo

Phi đội trên tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động tuần tra trong vùng Biển Đông hôm 14/02/2018.

Đài CNN hôm nay 11/08/2018 cho biết một phi cơ trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ khi bay trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông đã bị quân đội Trung Quốc xua đuổi, đòi hỏi « phải rời lãnh thổ Trung Quốc ngay lập tức » đến sáu lần.

Phóng viên CNN có mặt trên phi cơ tường thuật, trong suốt chuyến bay phía Trung Quốc liên tục cảnh báo : « Hãy rời đi ngay lập tức, tránh bất kỳ sự hiểu lầm nào ». 

Mỗi lần như thế phi hành đoàn chiếc Poseidon đều trả lời : « Đây là phi cơ của Hải quân Hoa Kỳ, đang tiến hành hoạt động quân sự hợp pháp bên ngoài không phận và hải phận của các nước. Khi thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo đảm, chúng tôi hoạt động với sự tôn trọng quyền và nghĩa vụ của mọi Nhà nước ».

lundi 30 juillet 2018

Phan Trí Đỉnh – Thảm sát Gạc Ma : Ai ra lệnh không được bắn ?



Sáng 28/7 tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ. Anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên trợ lý của cụ Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, Anh hùng lực lượng vũ trang (AHLLVT) Lê Mã Lương … và nhiều vị tiền bối khác.

Thảo luận nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gạc Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận.

mercredi 30 mai 2018

Đảng cầm quyền Nhật muốn trang bị hàng không mẫu hạm

Tàu chở trực thăng Izumo, Nhật Bản, dự kiến cải tiến thành hàng không mẫu hạm. Ảnh ngày 6/12/2016.

Theo báo chí Nhật hôm 29/05/2018, đảng cầm quyền LDP (Dân chủ Xã hội) của thủ tướng Shinzo Abe đã kêu gọi bỏ mức trần chi quốc phòng xưa nay là 1% GDP, đồng thời ủng hộ việc chuyển đổi chiến hạm chở trực thăng Izumo thành hàng không mẫu hạm, trước mối đe dọa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. 

Đề nghị này được đưa ra vào lúc chính quyền Nhật Bản phải hoạch định chính sách quốc phòng mới trước cuối năm nay. Đảng LDP nhấn mạnh, nước Nhật « đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất thời hậu chiến », với chương trình hỏa tiễn và nguyên tử Bắc Triều Tiên và sự hiện diện quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc trên biển.

mercredi 2 mai 2018

Philippines lần đầu trang bị hỏa tiễn cho tàu chiến


Quân đội Philippines hôm nay 02/05/2018 loan báo đã mua hệ thống hỏa tiễn đầu tiên để trang bị cho chiến hạm, nhằm tăng cường năng lực răn đe trên Biển Đông, trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa quân đội.

Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Arsenio Andolong cho biết, hỏa tiễn Spike ER do Israel chế tạo đã được lắp đặt vào các tàu chiến do Philippines tự đóng, được gọi là tàu tấn công đa năng. Tuy nhiên chưa rõ bao giờ hệ thống hỏa tiễn địa-địa tầm ngắn và địa-không sẽ được đưa vào hoạt động.

mardi 20 février 2018

Trung Quốc dùng chính sách "ngoại giao chủ nợ" để tăng cường sức mạnh trên biển

Một góc cảng Hambantota, Sri Lanka.

Hãng tin Reuters ngày 20/02/2018 dẫn nguồn tin từ báo chí Hoa lục cho biết chỉ riêng trong tháng này, đã có đến 11 chiến hạm Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương, vào lúc cuộc khủng hoảng ở quần đảo Maldives đang gay gắt. 
Theo trang web sina.com.cn, một đội khu trục hạm, một tàu đổ bộ 30.000 tấn và ba tàu dầu đã đi xuyên qua Ấn Độ Dương. Trang tin này khoe khoang : « Nếu nhìn vào các chiến hạm và những trang thiết bị khác, khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và Trung Quốc chẳng là bao ».

mardi 13 février 2018

Hải quân Anh sẽ tuần tra Biển Đông, bất chấp Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đang thăm Sydney ngày 13/02/2018 tuyên bố Luân Đôn sẽ gởi chiến hạm tuần tra Biển Đông vào tháng tới, để khẳng định quyền tự do hàng hải. Quyết định này có thể chọc giận Trung Quốc, hiện đang khẳng định chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển chiến lược này.
Hãng tin AP dẫn lời ông Williamson khi trả lời báo Úc The Australian cho biết, chiến hạm chống tàu ngầm HMS Sutherland đang thăm Úc, trên đường về sẽ làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đông, khẳng định quyền của Hải quân Anh.