Ảnh tư liệu: Vịnh Subic và căn cứ hải quân Mỹ. Ảnh chụp năm 1990. |
Hải quân Hoa Kỳ đang cân nhắc việc quay lại căn cứ
cũ ở vịnh Subic, Philippines, nơi trước đây từng là cơ sở hậu cần cho
quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, để phục vụ cho hạm đội Mỹ hoạt
động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tờ Star and Stripes hôm
26/06/2019 cho biết như trên.
Nhà
máy đóng tàu Hanjin Shipyard ở vịnh Subic đã được rao bán sau khi chủ
sở hữu là Hanjin Philippines tuyên bố phá sản, với số nợ 900 triệu đô
la. Ngay lập tức có hai công ty Trung Quốc muốn mua lại. Theo Star and
Stripes, chính phủ Mỹ hiện đang xem xét khả năng thuê sử dụng cơ sở lớn
thứ năm trên thế giới này làm nơi sửa chữa và bảo trì tàu chiến, đồng
thời tránh để cảng này rơi vào tay Trung Quốc.
Một thuyền trưởng về hưu của Hải quân Mỹ nói với tờ báo, đây là « cơ hội bằng vàng để quay lại vịnh Subic »
sau gần 30 năm vắng bóng. Trong thập niên 40, khi Hoa Kỳ và Philippines
thương lượng về quan hệ liên minh, Trung Quốc chưa phải là mối đe dọa
trên biển. Vào thời đó, chưa ai dự báo được các hành động hung hăng của
Bắc Kinh nhằm bành trướng tại Biển Đông như hiện nay.
Nếu quay lại
căn cứ ở vịnh Subic, Washington vừa ngăn chận được việc Bắc Kinh có
thêm căn cứ quân sự trong khu vực, vừa rất thuận tiện cho các chiến hạm
lớn của Mỹ không phải đến Trân Châu Cảng để bảo trì.
Theo Taiwan
News, ngày càng nhiều người dân Philippines bất bình trước thái độ nhân
nhượng quá mức của tổng thống Philippines trong tranh chấp chủ quyền
trên biển với Trung Quốc, và việc Mỹ quay lại sẽ là thông tin tích cực
đối với họ.
Trong
chiến tranh Việt Nam, vịnh Subic là căn cứ hải quân của Hoa Kỳ. Sau sự
kiện vịnh Bắc bộ, Subic trở thành căn cứ hậu cần của Đệ thất hạm đội với
hoạt động rất tấp nập, có lúc phục vụ đến 47 chiến hạm, và khi Sài Gòn
sụp đổ năm 1975, đã đón nhận hàng ngàn người Việt tị nạn. Mỹ chính thức
rút khỏi vịnh Subic năm 1992.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.