Affichage des articles dont le libellé est Corona. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Corona. Afficher tous les articles

samedi 25 septembre 2021

Nguyễn Hồng Vũ - Vaccin Covid của Sinopharm thể hiện kém nhất trong các vaccin được sử dụng ở Mông Cổ

 

Mông Cổ, một đất nước có dân số khoảng 3.3 triệu người, đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho người dân từ ngày 23 tháng 2 năm 202 . Cho đến nay đạt được tỉ lệ cao dân số được chích ngừa, với khoảng 64% tổng dân số được tiêm chủng đầy đủ và 3.8% được tiêm một liều duy nhất.

Đất nước này sử dụng 4 loại vaccin là Pfizer/BioNTech (BNT162b2), AstraZeneca (ChAdOx1-S), Sputnik V (Gam-COVID-Vac) và Sinopharm (BBIBP-CorV). Người trưởng thành chủ yếu được chích vaccin Sinopharm (chiếm 89,2% người lớn được tiêm chủng).

Dù rằng là nước có tỉ lệ tiêm chủng cao nhưng những tháng gần đây, các đợt bùng phát dịch SARS-CoV-2 vẫn xảy ra trên diện rộng ở Mông Cổ. Để tìm câu trả lời cho những nghi vấn về “hiệu quả của vaccin” đã có một số nghiên cứu trên những người đã chích các loại vaccin khác nhau trong thời gian qua.

lundi 20 septembre 2021

Covid : Hà Nội nới lỏng các biện pháp phong tỏa


Đăng ngày:

Theo Reuters, đa số các công trường xây dựng sẽ được hoạt động trở lại từ thứ Tư 22/09, và tối qua chính quyền cho biết sẽ còn nới lỏng thêm các hạn chế, do số ca nhiễm phát hiện mỗi ngày trung bình chỉ khoảng 20.

Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết « không thể duy trì việc giãn cách mãi ». Hiện đã có 94% dân số trưởng thành của thành phố 5,75 triệu dân được tiêm chủng một liều vac-xin chống Covid, và sẽ được tiêm liều thứ 2 từ nay đến cuối tháng 11.

samedi 18 septembre 2021

Nguyễn Lân Hiếu - Phong tỏa vô tội vạ

 

(VnExpress 18/09/2021) Cảm xúc khi thấy những rào chắn đầu tiên bị gỡ bỏ sẽ là kỷ niệm khó quên trong đời tôi.

Hình ảnh rào chắn, dây chăng cũng đã gắn với giai đoạn đặc biệt của nhiều người. Trên khắp đất nước, chúng ta đã có quá nhiều khu cách ly tập trung, vùng cách ly trong cộng đồng.

Nhưng cho đến lúc này, việc khoanh vùng phong tỏa, cách ly vô tội vạ những khu vực dân cư chỉ vì có một hay vài ca F0 đã không còn hợp lý. Chúng ta đã chứng kiến sự khốn cùng của người dân khi bị phong tỏa cứng nhiều ngày để tin rằng, phương thức chống dịch đó hoàn toàn không nên lặp lại.

mercredi 15 septembre 2021

Nguyen Khan - Hai đóa hồng nở giữa tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh

 

Vào đầu năm ngoái, khi thành phố Vũ Hán bị lockdown, các nhà chuyên môn cho rằng ôn dịch này chủ yếu giết chết những người già có bệnh nền, có vẻ "hiền" hơn ôn dịch Tây Ban Nha năm 1918, dù độ lây nhiễm cao hơn.

Hiền hơn vì dịch cúm Tây Ban Nha giết chết rất nhiều thanh niên, binh sĩ hai bên tham chiến trong Đệ nhất Thế chiến bị chết dịch rất nhiều là một ví dụ. Nhờ đó các nhà khoa học mới biết đến hội chứng Cytokine là nguyên nhân gây chết nhiều người trẻ, còn gọi cách khác là cơn bão Cytokine.

Nói vậy không có nghĩa là Cytokine không giết người già, chỉ là nếu không bị hội chứng Cytokine thì virus rất khó giết chết người trẻ. Lạ là cho đến nay người ta không biết vì đâu tạo ra hội chứng Cytokine, vì không phải ai nhiễm virus cũng vướng hội chứng này.

mardi 14 septembre 2021

Nguyễn Hồng Vũ - Người khỏi bệnh Covid thì khả năng kháng virus SARS-CoV-2 ra sao?


Cho đến hiện nay, theo số liệu trên thế giới thì có hơn 200 triệu người đã khỏi bệnh Covid-19 do nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên, và theo ghi nhận của Bộ Y tế thì Việt Nam đã có hơn 374.000 người thuộc nhóm này.

Câu hỏi thường được đặt ra cho nhóm người này là liệu: Họ đã được an toàn trước bệnh Covid chưa? Khả năng tái nhiễm của họ? So với người chích vaccin Covid thì hệ miễn dịch của họ như thế nào? Tối thiểu họ sẽ được bảo vệ trong bao lâu? Họ có nên chích ngừa vaccin Covid hay không? Và họ có nên được cấp “thẻ xanh Covid ” hay không?

Trước khi phân tích vấn đề này, mình muốn các bạn hiểu rằng có một sự khác nhau “rất lớn” về phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể được chích vaccin, và cơ thể bị nhiễm bởi virus SARS-CoV-2 một cách tự nhiên.

lundi 13 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao đã tiêm vaccin đầy đủ mà vẫn bị nhiễm?

 

Một bạn đọc là phóng viên muốn tôi bình luận về ý kiến cho rằng tại vì có vaccin với hiệu quả 50-60%, nên một số người đã được tiêm đầy đủ vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Tôi thì muốn có một cách giải thích khác về 5 yếu tố liên quan đến loại vaccin, thời gian, biến thể virus và tiền sử lâm sàng. 

'Hiện tượng' bị nhiễm virus sau khi tiêm vaccin (đầy đủ 2 liều) không phải là mới. Trong dịch tễ học, người ta gọi đó là những ca 'breakthrough infection' (tôi tạm dịch là 'nhiễm đột phá').

Nhiễm đột phá xảy ra không phổ biến. Theo một nghiên cứu bên Anh, cứ 500 người tiêm vaccin đầy đủ thì sẽ có 1 người bị nhiễm. Do đó, các bạn có thể nói rằng xác suất các bạn đã tiêm vaccin bị nhiễm nCov là khoảng 0.2%, tức là thấp. Ở Mỹ, số liệu của CDC cho thấy tỉ lệ này là 0.01% (xem hình).

jeudi 9 septembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 63

 

Sáng nay được tin hai người quen vừa mất vì virus Vũ Hán. Một người rất khỏe, lúc nào cũng dí dỏm, lạc quan, luôn truyền năng lực tích cực cho mọi người chung quanh. Nói năng duyên dáng, điệu như một quý ông. Mất vừa tuổi 53. Một người nằm bệnh viện nửa tháng rồi, chạy đủ thuốc men, qua nhiều máy thở, đặt nội khí quản và qua đời ở tuổi 63.

Trong cơn đại dịch này, bạn bè, người quen ra đi nhiều quá. Trên Facebook nhiều khung tang đen. Con số tử vong vẫn không giảm bao nhiêu. Bệnh viện thiếu đủ thứ mà người bệnh quá đông, không chăm sóc kịp thời, cứ trở nặng là đi. Một bác sĩ đang điều trị cho các bệnh nhân bảo rằng cứ đặt nội khí quản là xem như không có đường sống. Lại thêm thiếu người chăm sóc nên thường là không kịp cứu.

Lực lượng y tế đang thiếu trầm trọng, gần 15.000 người từ Bắc vào chi viện. Rồi đội ngũ y bác sĩ ở Huế, ở Đà Nẵng cũng tham gia nhưng chẳng thấm vào đâu khi người bệnh càng lúc càng nhiều. Không còn giường để nằm, không còn máy để thở khi cần thiết.

mercredi 8 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Xếp hạng tỉnh thành về tỉ lệ tử vong covid

 

Tỉ lệ tử vong liên quan đến covid rất khác nhau giữa các tỉnh thành. Có nơi khá cao như Thành phố Hồ Chí Minh , nhưng cũng có nơi chưa ghi nhận ca tử vong nào.

Tuy nhiên vì sự khác nhau về số ca tử vong và số ca nhiễm, nên không thể dựa vào tỉ lệ thô để nói tỉnh thành nào cao hay thấp. Tôi nghĩ có thể dùng phương pháp Bayes để xếp hạng, và kết quả hơi ... ngạc nhiên.

Vấn đề là như sau. Bình Dương ghi nhận 138.638 ca nhiễm và 1.176 ca tử vong, tính ra tỉ lệ là 0,84%. Còn Bình Phước, với 714 ca nhiễm và 6 ca tử vong, tỉ lệ tử vong là 0,84%. Chúng ta có thể nào nói Bình Phước có nguy cơ tử vong covid tương đương với Bình Dương?

samedi 4 septembre 2021

BS Quan Thế Dân - Một ca bệnh kỳ diệu

 

Trong khoa bệnh Covy nặng, nếu có một bệnh nhân cải thiện là cả khoa truyền tin nhau ngay, mừng cho bệnh nhân và cũng là nguồn động viên cho mình. Tôi từ hôm vào, ngày nào cũng tìm xem có ca nào khá lên không để kể cho mọi người nghe, nhưng ca bệnh hôm nay tôi kể lại là một bất ngờ.

Bất ngờ vì ngay khi nhận buồng mọi người đã bảo, ca này nặng đấy nhé, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da. Tức là bệnh nhân này nói nôm na đã bị con Covy ăn thủng phổi, nếu trong mấy ngày tới anh có nặng lên thì cũng không thở máy được, vì đang tràn khí màng phổi mà. Như vậy khả năng tử vong gần như chắc chắn.

Tôi khám bệnh, anh ngước đầu lên nhìn tôi khẩn khoản: bác cứu cháu mấy, cháu còn 3 con nhỏ, vợ cháu vừa mất rồi. Tôi bảo: được rồi, phải thật yên tâm nằm thở đi, không lo nghĩ linh tinh. Nhưng thật lòng tôi thấy anh khó qua khỏi. Xét nghiệm thì thấy các chỉ số của bão cytokin đang hoành hành dữ dội. Hai lá phổi viêm trắng xóa, thở vào đâu.

vendredi 3 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Khẩu trang có hiệu quả ngăn chận virus?

 

Đây là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi, và nghiên cứu mới nhứt (cách đây 2 ngày) lại châm ngòi thêm cho tranh luận. Báo chí thì nói đây là chứng cớ tốt nhứt về hiệu quả của khẩu trang, nhưng thật ra không phải vậy. Cái note này trình bày kết quả nghiên cứu mới nhứt và ý nghĩa của nó trong thực tế.

1.  Nghiên cứu Bangladesh

Nghiên cứu mới nhứt là từ Bangladesh [1], và họ dùng mô hình RCT theo cụm (cluster randomized clinical trial). Nghiên cứu có đến 351.292 người tham gia, và số người trong mỗi nhóm y chang nhau (175.646).

mercredi 1 septembre 2021

Nguyễn Đắc Kiên - « Rã băng » thành phố như thế nào ?

 

1. Sáng nay, Zingnews dẫn lời ông Nguyễn Xuân Thành (Đại học Fulbright Việt Nam) cho rằng lối ra duy nhất để "rã băng" cho TP.HCM lúc này là vaccinmũi 2.

Cụ thể, ông Thành giả định, nếu bắt đầu tăng tốc tiêm mũi 2 ngay từ bây giờ, đến 15/9 thành phố có thể tiêm được 2 triệu liều để đạt tỉ lệ 30% dân số từ 18 tuổi trở lên và đến giữa tháng 10 thì đạt tỉ lệ 80%. Khi đó đa số hoạt động sản xuất, kinh doanh có khả năng hoạt động trở lại.

2. Giả định của ông Nguyễn Xuân Thành cũng đúng với kế hoạch tiêm phủ vaccin của thành phố, tức là đến 15/10 sẽ có 80% dân số trưởng thành được tiêm đủ liều vaccin.

mardi 31 août 2021

BS Quan Thế Dân - Trong bệnh viện 'tầng ba'


(VnExpress 30/08/2021) Bảy giờ sáng, giao ban, không khí căng thẳng. Trưởng khoa nhăn nhó: “Sao ca này để mất, hôm qua đã diễn biến tốt lên rồi mà?”.

Kíp trực mệt mỏi: "Bệnh nhân suy hô hấp nặng lên từ chiều, bọn em cố gắng kéo không được, đến đêm thì ngừng tim".

Không ai nói gì thêm nữa. Căn bệnh quái ác. Chợt có tiếng bộ đàm léo nhéo từ buồng bệnh: "Cấp cứu, bệnh nhân giường số bảy ngừng tim". Tất cả cùng quay phắt nhìn lên màn hình. Qua camera, nhân viên y tế đang hì hục ép tim. Mấy nhân viên đang giao ban đứng vụt dậy, đi mặc đồ bảo hộ để vào hỗ trợ.

Covid-19 : Các nhà khoa học Nam Phi theo dõi một biến thể lạ


Đăng ngày:

Biến thể này được biết dưới tên C.1.2., do Chương trình tìm kiếm, sáng tạo và giải mã của Kwazulu Natal (KRISP) cảnh báo vào tuần trước, trong một nghiên cứu chưa được công bố.

Trong khi đa số trường hợp lây nhiễm Covid-19 tại Nam Phi hiện do biến thể Delta gây ra, C.1.2. khiến các nhà khoa học chú ý vì virus này có tỉ lệ đột biến cao gần gấp đôi so với các biến thể khác.

lundi 30 août 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Sống chung với virus, không phải với dịch

 

Cuối cùng thì những gì tôi phát biểu trước đây (số ca dương tính là vô nghĩa và sống chung với virus) thì nay cũng đang dần dần thành sự thật. Hôm nay đọc tin thấy ông thủ tướng nói rằng 'Xác định sống chung lâu dài với dịch' [1]. Những người chỉ trích tôi giờ có dám chỉ trích ông thủ tướng?

1. Tại sao sống chung với con virus?

Con virus này là một trong những con thuộc 'gia đình' corona mà chúng ta đã sống chung rất lâu. Chúng ta cũng đã sống chung với HIV và hàng chục con khác trong thời gian gần đây. Chắc chắn chúng ta cũng sẽ sống chung với những con khác trong tương lai. Không có cách gì tiêu diệt chúng, vì sức mạnh của tiến hóa virus làm cho tất cả các can thiệp đều vô hiệu hóa trong việc tiêu diệt chúng. Do đó, chúng ta phải sống chung với con virus này.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 53

 

Trưa nằm nghe bài hát từ cuộn băng đã nhão, bài hát có những câu như đang viết cho thời bây giờ, thời nhìn ngày trôi qua và tất cả trôi mất chẳng còn chi.

Ngày ngày nghe tin bạn bè, người quen lần lượt mất hút, biến mất trên đời. Cố nạp năng lượng tích cực để lạc quan, nhưng nhiều khi vẫn quẩn quanh với những ý nghĩ tiêu cực vì hiện thực chẳng thấy chi vui.

Đọc bài của một Bác sĩ- Tiến sĩ Y học Quan Thế Dân, người đã và đang điều trị cho rất nhiều người nhiễm dịch, ông viết: "Trong đời hành nghề gần 40 năm của mình, tôi chưa bao giờ thấy căn bệnh phổi nguy hiểm đến thế. Mới mắc, chỉ ho khan vài tiếng, vẫn khỏe mạnh. Nhưng chỉ một vài ngày sau là khó thở, phải nhập viện.

samedi 28 août 2021

Nguyễn Hồng Vũ - Nanocovax, ứng cử viên cho vaccin Covid thứ 7 của Việt Nam

 

Hôm nay, nhiều báo đưa tin cho hay rằng “Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia vừa chấp thuận kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3a đối với vaccin phòng Covid-19 Nanocovax”.

Do vậy, “hồ sơ và dữ liệu nghiên cứu của vaccin Nanocovax sẽ được chuyển sang hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế) để xem xét trước khi Bộ Y tế có quyết định cấp phép khẩn cấp có điều kiện với vaccin Nanocovax. Thời gian tối đa là 20 ngày, tuy nhiên, nếu vaccin Nanocovax đảm bảo mọi yêu cầu đặt ra, thời gian cấp phép có thể ngắn hơn, thậm chí chỉ trong vòng dưới 1 tuần.”

Vậy thì có nhiều khả năng chúng ta sẽ sớm có vaccin Covid thứ 7 được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Việt Nam. Trong thời gian này tôi nhận được nhiều lời đề nghị từ các bạn về việc “đánh giá” vaccin Nanocovax và các câu hỏi đại loại như: Có nên chích vaccin này không? Có an toàn không? Có hiệu quả không? So với các vaccin khác thì thế nào?

jeudi 26 août 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Hiểu con số 6.000 ca dương tính trên 170.000 xét nghiệm như thế nào?

 

Một bản tin nhỏ nhưng quan trọng trên báo Tuổi Trẻ: TPHCM làm 170.000 xét nghiệm nhanh và phát hiện 6.000 mẫu dương tính. Anh Phó giám đốc Sở Y tế nói rằng tỉ lệ này (3.5%) là ok vì 'vẫn thấp hơn tỉ lệ 5% của Tổ chức Y tế thế giới.' 

Không phải đâu. Thấy vậy mà không phải vậy. Tôi nghĩ tỉ lệ đó đáng báo động.

Vấn đề là tỉ lệ nhiễm thật là bao nhiêu? Nhấn mạnh là 'thật', hay nói theo ngôn ngữ dịch tễ học là 'true prevalence'.

mercredi 25 août 2021

Báo cáo cho Biden về nguồn gốc Covid-19 chưa kết luận dứt khoát


Đăng ngày:

Hồi tháng 05/2021, tổng thống Biden đã yêu cầu ngành tình báo Mỹ « gia tăng nỗ lực » để xác định nguồn gốc đại dịch là do virus truyền qua loài vật, hay do rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Hôm qua 24/08, ông Biden đã nhận được bản báo cáo tối mật này, nhưng theo Washington Post, báo cáo này vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng. Wall Street Journal cho biết một phần là do Trung Quốc không cung cấp đủ thông tin.

Theo tiết lộ của hai quan chức với Washington Post, trong những ngày tới cơ quan tình báo Mỹ sẽ cố gắng công bố một phần của bản báo cáo. Reuters dẫn các nguồn tin nắm rõ hồ sơ nói rằng khả năng virus lây qua thú hoang ít có cơ sở.

dimanche 22 août 2021

Hà Huy Sơn - Việt Nam không nên dập dịch kiểu Trung Quốc

 

Tôi cho rằng không loại trừ Trung Quốc chính là nơi tạo ra Covid-19. Nhưng nói Trung Quốc cho đến nay đã có thuốc trị là không đúng. Bởi các lý do sau:

1- Chính Trung Quốc cũng phải gánh chịu bệnh dịch này và nó vẫn còn đang lan ra một số địa phương của Trung Quốc.

2- Nếu có thuốc thì nó phải sử dụng ở diện rộng, và như vậy các nước khác sẽ biết được thành phần của nó và cũng sản xuất được.

samedi 21 août 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 44

 

Ngày hôm qua những tin dồn dập về kế hoạch thắt chặt giãn cách, với sự tăng cường của lực lượng quân đội từ ngoài vào chi viện. Tin đã được lãnh đạo thành phố xác nhận và sẽ bắt đầu thực hiện ngày 23.8.

Người dân Sài Gòn không bất ngờ, không hoang mang, nhưng người dân sợ khi siết chặt các biện pháp không cho ra đường dù bất cứ lý do gì ngoại trừ cấp cứu, thì người ta lo chuyện thiếu thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày, viên thuốc cho người bệnh. Dù được thông báo quân đội sẽ mang lương thực, thực phẩm đến từng hộ gia đình có nhu cầu, nhưng người ta vẫn không tin vì vốn đã mất lòng tin. Dân nghĩ phải tự cứu mình thôi.

Do vậy, từ hôm qua cho đến sáng nay, lượng người đến các siêu thị và các nhà thuốc quá đông, chen lấn nhau để mua hàng và kiếm thuốc. Các quầy hàng bị mua gom trống trơn, nhà thuốc khách sắp hàng dài lấn cả ra đường. Biện pháp 5K chẳng có ai tuân thủ, người sát người gây lo lắng sẽ nhiễm bệnh dễ dàng. Đôi khi vì bữa cơm họ quên mất con virus biến thể Delta chỉ cần 5 giây là có thể lây nhiễm.