Affichage des articles dont le libellé est Bãi Tư Chính. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bãi Tư Chính. Afficher tous les articles

mardi 6 août 2019

Trần Mạnh Hảo - Giặc Tầu đang kéo biển Tầu vô cướp biển




Bạch Đằng giang, trận thủy chiến lừng danh của dân tộc, đánh tan giặc Nguyên năm 1288.

Gic Trung Quc đang kéo trăm chiến thuyn cướp bin
Dã T
ượng, Yết Kiêu ơi bãi Tư Chính nguy ri
Đ
i tướng Trn Khánh Dư đi Trn v giáp chiến
Dìm quân thù trong bi
n la bùng sôi


Hi lch s xin v đây cu nước
Lý Tr
n Lê tng tm máu quân thù
Gi
c Trung Quc muôn đi là k cướp
Sao vua hèn t
ướng mt li im ru ?

Chín mươi triu đng bào ơi gic đến
M
t bin ri dân tc s v đâu
Sông B
ch Đng phóng ra khơi hi chiến
Dãy Tr
ường Sơn thành hm đi chng Tu

lundi 5 août 2019

‘Chúng ta không thể mất biển, mất đảo được’



(TuầnVietnam 05/08/2019) Đại sứ Nguyễn Trường Giang, người đã dành hơn 10 năm nghiên cứu về tình hình biển, đảo, chia sẻ những suy nghĩ của mình về những diễn biến quanh Bãi Tư Chính. Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu.

Hiện nay chúng ta đang đứng ở thời điểm lịch sử vô cùng quan trọng của dân tộc. Vì sao ? Vì chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược căn cứ theo các tiêu chí, định nghĩa của Liên Hiệp Quốc mà Đại hội đồng Liên Hiệp quốc thông qua năm 1974. Chúng ta phải kết luận rằng, chúng ta đang đối mặt với một cuộc xâm lược trên biển lớn nhất trong lịch sử nhân loại (trên đất liền thì có nhiều cuộc xâm lược lớn hơn).

Luận điểm này chúng ta phải ghi nhớ. Những gì đang diễn ra quanh Bãi Tư Chính chứng minh quá rõ ràng điều đó. Tại sao nó là thời điểm quan trọng trong lịch sử? Vì thời điểm này quyết định biển mất hay biển còn, nước mất hay nước còn. Thời điểm này quyết định chúng ta sẽ là quốc gia yếu ớt hay là quốc gia bản lĩnh, hùng cường.

dimanche 4 août 2019

Carl Thayer : Có đến 80 tàu Trung Quốc vây quanh bãi Tư Chính !

Hải cảnh 3501, một trong số các tàu Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam.


Vì sao ông nghĩ rằng lần này Việt Nam đứng lên chống lại sự tấn công của Trung Quốc, trong khi hồi năm 2017 và 2018 đã phải lùi bước ?

Carl Thayer : Tôi không rõ « Đứng lên chống lại sự tấn công của Trung Quốc » có phải là cụm từ chính xác nhất về phản ứng của Việt Nam trước sự kiện bãi Tư Chính (Vanguard Bank) hay không. Cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực Tư Chính hiện nay dường như được lệnh phải trấn giữ, trong lúc Việt Nam có một loạt động thái phản đối về ngoại giao.

Hồi tháng 7/2017, một tướng lãnh cao cấp của Trung Quốc đã sang Hà Nội, yêu cầu Việt Nam ngưng khai thác dầu tại bãi Tư Chính. Khi bị thủ tướng Việt Nam từ chối, ông ta giận dữ rời Hà Nội và chấm dứt các hoạt động hữu nghị thường niên ở biên giới Việt-Trung. Trung Quốc cũng được cho là đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam đành phải thuận theo và ngưng khai thác. Đến tháng 3/2018, sau khi Trung Quốc gia tăng áp lực chính trị và ngoại giao, Việt Nam cũng phải ngưng các hoạt động ở gần mỏ Cá Rồng Đỏ.

Năm nay Việt Nam có vẻ đã rút ra được kinh nghiệm. Theo một tài liệu được bộ Ngoại giao Việt Nam chuẩn bị, Hà Nội đã sử dụng bốn kênh khác nhau – ngoại giao, an ninh, quốc phòng và Ban Đối ngoại Trung ương – để đưa ra hơn một chục văn bản phản đối, như công hàm gởi đến đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh và « các cơ quan hữu quan ». Trong số những đòi hỏi của Việt Nam, có việc Trung Quốc « phải lập tức chấm dứt việc xâm phạm, và rút tất cả các tàu thăm dò, tàu hộ vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam ».

Đồng thời, « cơ quan chấp pháp trên biển của Việt Nam tiếp tục áp dụng một loạt biện pháp để thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp… » - theo một phát ngôn viên bộ Ngoại giao, khi kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Cũng theo bộ Ngoại giao, hôm 4/7 tàu Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 được một số tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc hộ tống, đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Các tàu cảnh sát biển Việt Nam đã là mục tiêu các vụ tấn công bằng vòi rồng áp lực cao, và bị những tàu hải cảnh Trung Quốc lao đến tông vào mũi tàu « nhằm cưỡng ép tàu Việt Nam ». Theo tài liệu của bộ Ngoại Giao Việt Nam, số lượng tàu Trung Quốc tham gia gây hấn vào lúc cao nhất lên đến 35 chiếc. Vào ngày 3/8, một nguồn tin riêng từ Việt Nam cho biết tổng số tàu Trung Quốc đủ loại đã vọt lên khoảng 80 chiếc !

Nhân viên của Rosneft Vietnam trên giàn khoan ở mỏ khí Lan Tây, ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh tư liệu chụp ngày 29/04/2018.
Có dấu hiệu nào cho thấy tình cảm chống Trung Quốc đang tăng lên trong đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) hay không ? Một số đại biểu Quốc hội đã có ý kiến muốn hạn chế đầu tư từ Trung Quốc, và xung đột mới đây trên Biển Đông dường như đang dẫn đến tình cảm dân tộc dâng cao trong đảng ?

Tâm lý chống Trung Quốc vốn đã gay gắt trong ĐCSVN, và cuộc đối đầu ở bãi Tư Chính chỉ củng cố thêm. Tuy vậy Việt Nam có lịch sử lâu dài gắn liền với Trung Quốc, và mặc dù có thể kể ra những lần Trung Quốc xâm lược đất nước, người Việt vẫn ý thức được phương diện tích cực của mối quan hệ. Quan trọng nhất là việc coi Trung Quốc như kẻ thù thường trực không có lợi cho Việt Nam. 

Dự thảo luật đặc khu đã bị đưa ra khỏi chương trình nghị sự của Quốc hội trong năm nay, do tình cảm chống Trung Quốc phổ biến trong xã hội cũng như nơi các đại biểu. Hôm 30/7, Hội Nghề cá Việt Nam đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ « phản kháng mạnh mẽ hơn » đối với các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Người ta cho là trong giai đoạn chuẩn bị cho Đại hội Đảng năm 2021, không có khuôn mặt nổi trội nào đáp ứng được mọi kỳ vọng cho một tổng bí thư, nên tổng bí thư đương nhiệm là ông Nguyễn Phú Trọng và phe của ông có thể phải đối mặt với những đại biểu có quan điểm tự do hơn. Dù gì đi nữa những người đang dòm ngó các chức vụ cao nhất có thể sử dụng tình cảm chống Trung Quốc để ngăn trở những người được ông Trọng giới thiệu, vì đây là điểm yếu nhất của ông trong đảng ?

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang nới lỏng quy định phải về hưu ở tuổi 65, cho phép « những trường hợp đặc biệt ». Những yêu cầu nghiêm ngặt hơn về sức khỏe sẽ được áp dụng. Điều này sẽ mang lại lợi thế cho những người ủng hộ ông Trọng. 

Vấn đề chính liên quan đến việc ông Nguyễn Phú Trọng về hưu, là chức tổng bí thư và chủ tịch nước có được hợp nhất hay sẽ tách rời. Nếu tiếp tục hợp nhất hai chức vụ này, sẽ khó khăn cho các quan chức cao cấp muốn thăng tiến để đáp ứng được các đòi hỏi, đặc biệt là trong chính phủ. Mọi ứng viên tiềm năng đều phải có kinh nghiệm công tác đảng.

Vấn đề quan hệ Việt-Trung sẽ được đặt lên hàng đầu vào khoảng tháng 10, khi tổng bí thư kiêm chủ tịch nước đến Washington gặp tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Điều quan trọng là quan hệ song phương Việt -Mỹ có được nâng từ quan hệ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược hay không. 

Tàu Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 quần nát bãi Tư Chính trong khoảng 3/7 đến 1/8/2019.
Chắc chắn là việc này có liên quan đến quan hệ Việt-Trung. Yếu tố Trung Quốc sẽ đè nặng một khi Bắc Kinh vẫn tiếp tục để cho tàu khảo sát cùng với một số lớn tàu hải cảnh, dân quân biển đủ loại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bất kỳ một vụ đâm tàu nào đều có thể làm dấy lên những cuộc biểu tình phản đối.

Trong khi việc chọn lựa ban lãnh đạo cho Đại hội Đảng 13 đang được tiến hành, dường như tâm điểm xoay quanh vấn đề tổng bí thư tương lai sẽ giải quyết mối quan hệ với Trung Quốc ra sao. Những bất đồng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nổi lên trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du (Hai Yang Shi You – HYSY) 981, và rất có thể sẽ tái diễn. 

Năm 2014, khi Trung Quốc biết được rằng Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt để cân nhắc việt « thoát Trung » và xích lại gần hơn với Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã cho rút giàn khoan 981 đi. Tổng bí thư ĐCSVN gởi một đặc phái viên sang Trung Quốc để chỉnh đốn quan hệ song phương.

Mười chín người đã được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị trong Đại hội 12. Ba nhà lãnh đạo cao cấp đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Ông Trần Đại Quang qua đời lúc còn đương chức, ông Đinh Thế Huynh nghỉ bệnh, và ông Trọng cũng không khỏe. Nếu có một nhà lãnh đạo trẻ được cất nhắc, thì nhân vật này nằm trong số các ủy viên trung ương.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190804-carl-thayer-co-den-80-tau-trung-quoc-vay-quanh-bai-tu-chinh  Quân sự

vendredi 2 août 2019

Mạnh Kim - Thế giới đổi thay, Việt Nam tiếp tục « ba không » ?



Không có hình ảnh nào khiến “vực dậy niềm tin” người dân trong các sự kiện căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc bằng tấm ảnh Reuters chụp Phạm Bình Minh nhìn chằm chằm Dương Khiết Trì, khi Dương đến Hà Nội ngày 18-6-2014 để giải quyết cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981. 

Thế nhưng cái “ánh mắt nảy lửa” ấy đã chẳng kéo dài. Sau khi Dương về, Hà Nội lại nhũn nhặn. Từ năm 1998 đến giờ, thế giới đã thay đổi cực kỳ khủng khiếp. Từ năm 1998 đến nay, gần như không có nước nào là không thay đổi chính sách đối ngoại để phù hợp với bối cảnh địa chính trị mới. 

Từ năm 1998 đến nay, Trung Quốc đã lột xác toàn diện. Bắc Kinh liên tục cập nhật và thay đổi các mô hình đối ngoại, với việc đưa ra hết khái niệm này đến khái niệm khác, để làm sao thực hiện thành công chiến lược bành trướng siêu vĩ mô của họ. Từ cái gọi là “tân hình đại quốc quan hệ” (quan hệ nước lớn kiểu mới); “chu biên ngoại giao” (ngoại giao với các quốc gia láng giềng); “mệnh cộng đồng thể” (cộng đồng có chung vận mệnh); đến “tẩu xuất khứ” (chiến lược đầu tư ra nước ngoài)… 

Trương Nhân Tuấn - Tư Chính : Kiện hay không kiện, biểu tình hay không biểu tình ?



Ý kiến ngắn gọn của tôi về kiện hay không kiện, biểu tình hay không biểu tình vụ Tư Chính. 

Việt Nam đã phạm "sai lầm chiến lược" vì đã không đứng chung với Phi để kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) tháng Giêng 2013. Sai lầm vì Việt Nam (và các học giả thế giới) không ai dự trù được dân Phi lại bầu lên một ông tổng thống tầm Duterte. 

Phán quyết của Tòa PCA ngày 11-7-2016 nếu được áp dụng thì tất cả những yêu sách của Trung Quốc ở Trường Sa, như về chủ quyền, về "vùng nước chung quanh" hay về "vùng nước lịch sử" đều bị hóa giải. Trung Quốc không còn lý do nào để quấy nhiễu bãi Tư Chính như đã thấy hiện nay. 

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam tại bước ngoặt mới: Tiến thoái lưỡng nan



Tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tự tiện ngang dọc tại bãi Tư Chính của Việt Nam từ ngày 03/07 đến 02/08/2019.
(Viet-Studies 01/08/2019) Thế kỷ 21 có nhiều nghịch lý, vì biến số (variables) ngày càng tăng và hằng số (constants) ngày càng giảm, làm chính trị quốc gia và trật tự thế giới biến đổi khó lường. Trong khi thế giới thay đổi quá nhanh (theo biến số) thì tư duy con người thay đổi quá chậm (theo hằng số), như một nghịch lý trong nhận thức về thế giới. Sử gia Yuval Harari cho rằng thế kỷ 21 là thời kỳ “hậu sự thật” (post truth) với nhiều “tin vịt” (fake news), làm người ta dễ ngộ nhận.

Bài này đề cập đến mấy vấn đề lớn có nhiều biến số, đang thách thức Việt Nam tại bước ngoặt mới năm 2019: (1) Trung Quốc đang bắt nạt Việt Nam tại bãi Tư Chính. (2) Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp tai họa do quá nhiều đập thủy điện. (3) Đối đầu Mỹ-Trung có thể làm cho Việt Nam “lợi bất cập hại”. (4) Trước bức tranh địa chính trị đầy bất trắc, muốn thoát hiểm Việt Nam phải quyết điều chỉnh chiến lược và cải tổ thể chế, trước khi quá muộn. 

Khủng hoảng bãi Tư Chính

Sự kiện giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 (5/2014) là một cú sốc, gây khủng hoảng Biển Đông, xô đẩy Việt Nam về phía Mỹ, như “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Nhưng sự cố đó có lẽ chưa đủ mạnh để thắng nguyên trạng. Quan hệ Trung-Việt tuy xa hơn “nhưng không quá xa”, và quan hệ Mỹ-Việt tuy gần hơn “nhưng không quá gần” (Alexander Vuving). Việt Nam vẫn cố giữ thăng bằng với Mỹ-Trung, với chính sách quốc phòng “ba không”. 

jeudi 1 août 2019

Tuấn Khanh - Bãi Tư Chính sẽ có số phận như Gạc Ma ?



Lúc này, mọi thông tin về Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đối với người Việt Nam hiện rất mơ hồ. Trên các thông tin bên ngoài dội về thì gọi là đối đầu, còn phía Hà Nội, thì gọi là đấu tranh. 

Nếu dựa trên những ngôn từ này, có thể tự lý giải rằng, Trung Quốc bằng nhiều cách như đang muốn vào trực tiếp bãi Tư Chính chứ không chỉ là ngăn Việt Nam thăm dò và khai thác ở tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc bãi Tư Chính. Còn Việt Nam thì dùng tàu của mình cố ngăn đường đi của Trung Quốc, và mặt khác thì nỗ lực ngoại giao theo kiểu không muốn làm quá.

Nhưng Bắc Kinh rõ ràng không dừng lại, và bộc lộ rõ việc muốn chiếm lấy bãi Tư Chính. Ngày 26/7, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng Việt Nam “vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi Tư Chính kể từ tháng Năm”, cho thấy cuộc tranh chấp có nội dung lớn hơn: Bắc Kinh muốn hoàn thành đại nghiệp đường 9 đoạn trên Biển Đông, mà Việt Nam là kẻ gây khó trước mắt.

mercredi 31 juillet 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Mồm chó vó ngựa

Đôi lời : Bài « chửi mất gà » này quả là đanh đá, nhưng phản ánh sự căm phẫn của người Việt trước trò hề vừa ăn cướp vừa la làng của bọn bành trướng, nên TM đăng lại ở đây.

Oánh à, đây là lần thứ bao nhiêu Oánh mồm chó vó ngựa rồi? Đây là lần thứ mấy Oánh đại diện bầy đàn Oánh sủa Oánh hí ngôn ngữ của loài Khựa rồi?

Oánh nghĩ chính quyền Trung Cộng sẽ còn tồn tại đến bao giờ để mồm chó Oánh sủa, vó ngựa Oánh hí thế? Oánh có biết cả thế giới này nhìn Trung Cộng như quái thai của lịch sử, nhìn Oánh nhìn Tập như quái vật lạc nguồn mà Oánh vẫn nghĩ thơm tho hả Oánh?

Oánh dân ngoại giao mà Oánh coi thường luật pháp quốc tế, Oánh phát ngôn y như em gái bất động sản Alibaba phá xe ủi thế Oánh? Không lẽ cái loa ngoại giao nhà Oánh tru ra thế giới nó xấu nó hôi nó ồn ào nó đầy tạp âm thế sao Oánh ?

Nguyễn Ngọc Chu - Không thể để kẻ xâm lược thắng thầu cao tốc Bắc-Nam !



Trung Quốc đang xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở bãi Tư Chính, lại còn tráo trở vu cáo Việt Nam xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Điều này lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Ban quản lý Dự án cao tốc đường bộ Bắc-Nam không thể không biết.
 
Cho kẻ xâm lược thắng thầu là giúp cho kẻ thù của Tổ Quốc.

SAO LẠI LÀM KHÓ ĐỒNG BÀO MÌNH? – CÂU HỎI ĐỚN ĐAU KHÔNG MUỐN TRẢ LỜI ! 

Các tiêu chuẩn tài chính đấu thầu cao tốc đường bộ Bắc-Nam hoàn toàn bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ phù hợp cho các nhà thầu nước ngoài - mà đa phần đến từ Trung Quốc. Ai đã đưa ra những tiêu chí để loại bỏ phần lớn các doanh nghiệp Việt? Người ra đề thầu có chịu ảnh hưởng của ai không?

I. CÁC TIÊU CHÍ BỘ GTVT ĐƯA RA ĐỂ LÀM KHÓ NGƯỜI VIỆT 

Bãi Tư Chính: Tranh chấp song phương hay đa phương và Việt Nam cần làm gì?



Trên BBC có bài phỏng vấn ông Ngô Vĩnh Long, giáo sư đại học Maine ở Mỹ. GS Long cho rằng "VN thua ở bãi Tư Chính", mà nguyên nhân là vì VN không "đa phương hóa Biển Đông". Đây là điều mà GS Long cho rằng ông đã đã cảnh báo VN "từ mười mấy năm nay". Dẫn nguyên văn: 

"Họ (TQ) muốn đây là vấn đề song phương, mà vấn đề song phương thì các nước khác không được dính líu vào. Chỉ là giữa Trung Quốc với Việt Nam thôi. Thì vấn đề này Việt Nam phải suy nghĩ, vì trong mười mấy năm qua chúng tôi nói là Việt Nam phải cố gắng đa phương hóa vấn đề Biển Đông."

Điều đáng tiếc là trong bài phỏng vấn, GS Long đã không cắt nghĩa để độc giả hiểu thế nào là "đa phương hóa tranh chấp ở Biển Đông", đặc biệt ở bãi Tư Chính.

Tranh chấp Tư Chính bắt nguồn từ tranh chấp chủ quyền


Vụ bãi Tư Chính, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao của cả hai bên lên tiếng phản đối nhau, nội dung xét ra không khác chi nhiều. 

mardi 30 juillet 2019

Tư Chính: Trung Quốc ngoan cố khiến Việt Nam phản ứng mạnh

Đường đi chằng chịt của chiếc Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tại bãi Tư Chính của Việt Nam từ ngày 3 đến 28/07/2019.

Trước sự kiện Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cùng với nhiều tàu hải cảnh cỡ lớn xâm phạm bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã ra Tuyên bố về Biển Đông. Cho đến sáng hôm qua 29/07/2019 đã có 14 tổ chức và khoảng 750 người ký vào tuyên bố.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, trường đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc nhóm chủ trương bản tuyên bố trên, về vấn đề này.

RFI: Kính chào Phó giáo sư Hoàng Dũng. Như vậy là một lần nữa Trung Quốc lại xâm phạm biển đảo Việt Nam, và một lần nữa các tổ chức xã hội dân sự lại phải ra tuyên bố…

PGS Hoàng Dũng : Sở dĩ chúng tôi đề nghị phải lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thềm lục địa của Việt Nam, vì khi có trộm cướp xâm nhập, thì điều đầu tiên là chủ nhà phải la làng. Nếu không la làng, không chỉ rõ là ai xâm phạm nhà anh một cách bất hợp pháp, chính anh không kêu lên thì ai có thể cứu anh được. Làm sao thuyết phục người khác là anh có chính nghĩa.

dimanche 28 juillet 2019

Huỳnh Ngọc Chênh - Bước thụt lùi của Nhà nước trong việc dựa vào dân để đấu tranh với Tàu cộng



Rất nhiều bạn bè của tui, trong đó có nhiều facebooker nổi tiếng đã đăng lại tấm ảnh về cuộc mít-tinh trong hội trường chống Trung Quốc vào năm 2014, với những lời bình tiêu cực và thiếu thiện cảm.

Đó là tấm ảnh chụp các đoàn thể và nhân sĩ trí thức được phép biểu tình tại hội trường nhà văn hóa Thanh Niên TP HCM vào ngày 10/05/ 2014 (mà cũng có thể là tấm hình chụp tại bất cứ hội trường nào đó trên toàn quốc) sau việc Tàu cộng hạ dàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý vào ngày 02/05/2014. Hôm đó tui có mặt trong cuộc mít-tinh nầy để quan sát.

Đó là lần đầu tiên kể từ sau hội nghị Thành Đô 1990, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam công khai cho phép các đoàn thể quần chúng của đảng đứng ra mít-tinh phản đối Tàu cộng, và ngấm ngầm bật đèn xanh cho quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình. Tui đánh giá đây là bước tiến rất lớn của nhà cầm quyền, khi biết dựa vào nhân dân để gây áp lực đấu tranh với Tàu cộng.

samedi 27 juillet 2019

Trương Nhân Tuấn - Trung Quốc có ý đồ gì ở bãi Tư Chính ?



Trung Quốc cho tàu địa chất hoạt động thăm dò địa chấn bãi trầm tích Tư Chính -Vũng Mây, thuộc hải phận kinh tế độc quyền (Zone Economique Exclusive - 200 hải lý tính từ đường cơ bản) của Việt Nam, liên tục đến nay đã sang tuần lễ thứ tư. 

Bãi này Trung Quốc đặt tên là Vạn An Bắc, bao gồm các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159 trên “bản đồ dầu khí” của Việt Nam. Đồng thời với việc thăm dò địa chấn, Trung Quốc cho tàu hải cảnh quấy rối sinh hoạt khai thác tại lô 6.1 thuộc bãi trầm tích Nam Côn Sơn, do tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga hiện đang khai thác. Nguyên nhân vụ “quấy rối” được (tờ báo SCMP - Hoa Nam Buổi Sáng) cho biết là Việt Nam tiếp tục gia hạn giấy phép khai thác cho tập đoàn Rosneft ở lô 6.1. 

Nếu vấn đề “Vạn An Bắc” Trung Quốc đã gây sự từ năm 1992, thì vụ quấy rối lô 6.1 chỉ mới đây. Lô này hiện do công ty dầu khí lớn nhứt nước Nga là Rosneft khai thác (và phát triển) từ năm 2013 với ba mỏ Lan Tây, Lan đỏ và 5.3. Trước đó lô 6.1 do BP khai thác, từ 2003 đến 2010 (BP rút lui do sức ép kinh tế của Trung Quốc). 

vendredi 26 juillet 2019

Dương Quốc Chính - Vụ Tư Chính


Sơ đồ di chuyển của tàu Hải Dương Địa Chất 8 tại bãi Tư Chính từ ngày 3 đến 25/07/2019.

Vụ Tư Chính này là cơ hội vài chục năm có một để đảng và chú phỉnh lấy điểm với cần lao. Anh em Tuyên giáo và Ngoại giao nên tận dụng hết cỡ.

Các lần khác, tàu Tàu nó vào vùng biển chồng lấn, ví dụ như quanh Hoàng Sa...hoặc gần mấy đảo nó đang chiếm ở Trường Sa, thì đảng to mồm với nó hơi khó. Vì đớ mồm ở cái công hàm ngày xưa. Đố dám kiện nó. Ở những vị trí nhập nhèm về chủ quyền này ngay cả Mỹ cũng chả dại gì mà can thiệp. Cùng lắm chỉ kêu gọi các bên kiềm chế giữ nguyên trạng mà thôi.

Nhưng ở lần này, vùng biển này không giống mấy lần trước, nó thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà tàu nó thăm dò đáy biển là sai rõ rồi. Hoàn toàn có thể kiện ra tòa quốc tế và chửi inh ỏi lên (…). Chỗ này Trung Quốc coi như thuộc đường lưỡi bò, nhưng cái đó không được ai công nhận hết. Trong phạm vi lưỡi bò này, Mỹ có quyền can thiệp để chứng tỏ tự do hàng hải.

jeudi 25 juillet 2019

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu ra khỏi bãi Tư Chính

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh họp báo ngày 25/07/2019.

Hà Nội hôm nay 25/07/2019 yêu cầu Trung Quốc « rút ngay lập tức » chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm nay tuyên bố : « Việt Nam đã có nhiều biện pháp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, các lực lượng chức năng Việt Nam đã triển khai các biện pháp theo đúng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức các tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ».

Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định : « Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế ».

Đây là lần thứ ba trong vòng 10 ngày qua Hà Nội lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, và ngày càng tỏ ra kiên quyết hơn. 

mercredi 24 juillet 2019

Tư Chính : Bắc Kinh sẽ còn quấy nhiễu nếu quốc tế không lên tiếng

Hai khu trục hạm Mỹ USS Higgins và USS Antietam "đi qua vô hại" trên Biển Đông.

Cho đến hôm nay 24/07/2019, các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục hiện diện gần giàn khoan ở phía tây bãi Tư Chính của Việt Nam. Nhà nghiên cứu Swee Lean Collin Koh, Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng thuộc trường đại học Nanyang, Singapore nhận định, sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại bãi Tư Chính dường như không có hồi kết. 

Với việc yêu cầu Bắc Kinh rút hết các tàu, trong đó có Hải Dương Địa Chất 8, ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, lần này Việt Nam tỏ ra cứng rắn. Thêm vào đó, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo báo chí chỉ trích việc Trung Quốc cưỡng bức, gây phương hại đến hoạt động khai thác dầu khí của các nước khác.

Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á (ADMM) mới đây không hề đề cập đến việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa Biển Đông. Có vẻ như Trung Quốc đã thành công trong việc khẳng định lập luận của mình là đang có hòa bình và ổn định tại Biển Đông, không cần đến sự can thiệp từ bên ngoài. 

Phải chăng cuộc đối đầu ở bãi Tư Chính đã đập tan luận điệu của Bắc Kinh ?

mardi 23 juillet 2019

Nguyễn Ngọc Chu - Phải khởi kiện Trung Quốc


Tàu hải cảnh 3308 vừa bổ sung vào đội tàu bảo vệ cho Hải Dương Địa Chất 8 tại vùng biển Việt Nam hôm nay 23/07/2019. Ảnh của GS Ryan Martinson.

Đặng Tiểu Bình đã xổ toẹt lên ý thức hệ Mác Lênin, xua 60 vạn quân tấn công Việt Nam tháng 2/1979. Rồi đánh chiếm biên giới Việt Nam ròng rã 10 năm trời, cướp đi núi Đất, một nửa thác Bản Giốc, chiếm trọn Ải Nam quan và cả ngàn kilomet vuông xâm canh xâm cư thời Cộng sản.

Với Trung Quốc Cộng sản, không có anh em đồng chí. Ngay trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc mà chúng tàn sát nhau không thương tiếc, thì nói chi đến đồng chí nước ngoài.

Những gương Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Phó chủ tịch đảng Lâm Bưu còn treo trước mặt. Hàng vạn người Trung Quốc Pháp Luân Công bị mổ nội tạng. Hàng chục vạn người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương bị âm thầm đàn áp thủ tiêu. Cả ngàn người Hoa trên quảng trường Thiên An Môn bị xe tăng nghiền nát. Hy vọng chi đến 16 chữ vàng.

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông ?



Chiếc tàu  12.000 tấn Haijing 3901 đang xâm phạm vùng biển Việt Nam.

(NCQT 22/07/2019) Cách đây hơn ba năm, trong bài “Trung Quốc có thể làm gì tại Biển Đông” (29/02/2016), tôi đã ủng hộ lập luận của Alexander Vuving (APCSS/Hawaii) phản biện lại quan điểm của Lyle Goldstein (US Naval War College) vì không phù hợp với thực tế tại Biển Đông và vô tình tiếp tay cho Trung Quốc. Trong bài này, tôi cập nhật vắn tắt cơ hội và thách thức mới, và khuyến nghị Việt Nam có thể làm gì trong bối cảnh hiện nay tại Biển Đông.

Cập nhật diễn biến

Theo AMTI/CSIS (16/7/2019), trong mấy tuần qua, tàu HD-8 đã vào thăm dò dầu khí tại lô Riji 03 và Riji 27 (gần lô 06-01) trong vùng SEZ của Việt Nam, bị các tàu CSB và Kiểm Ngư của Việt Nam bám sát. Đồng thời, tàu hải cảnh Trung Quốc (Haijing 35111) đã khiêu khích 2 tàu Sea Meadow 29 và Crest Argus 5, đang phục vụ giàn khoan Hakuryu-5 của liên doanh PVN-Rosneft tại lô 06-01 (Lan Tây & Lan Đỏ), thuộc Nam Côn Sơn, phía tây-bắc Bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu 370km.

Những gì vừa diễn ra gần Bãi Tư Chính (7/2019) là sự “tiếp nối” những gì đã xảy ra trước đây (7/2017 và 3/2018) tại lô 136-03 (Cá Kiếm Nâu) và lô 07-03 (Cá Rồng Đỏ), và là “khúc dạo đầu” cho tham vọng mới của Trung Quốc. Nói cách khác, đây là một ván cờ vây kéo dài (chưa có hồi kết) trong một “vùng xám” mà Trung Quốc có lợi thế, trong khi Việt Nam cô đơn, bị họ trùm chăn bắt nạt mà phải im lặng (để giữ “đại cục”).

dimanche 21 juillet 2019

Tạ Duy Anh - Tình hữu nghị ở bãi Tư Chính



Khi Tập Cận Bình mắt liếc, miệng mủm mỉm cười với bà Nguyễn Thị Kim Ngân trước báo giới và trong ánh sáng chói lòa tại Bắc Kinh, cũng là lúc ông ta ngầm đưa tay ra sau vỗ vào nhau làm ám hiệu ra lệnh cho lực lượng hải quân của ông ta gây hấn với đồng bào của bà Ngân ở Biển Đông. Cụ thể là bãi Tư Chính, nơi ông ta luôn thèm nhỏ dãi. 

Đó có thể coi là biểu hiện sinh động nhất về bản chất của tình hữu nghị như răng với môi, giữa hai đảng anh em cùng chung lý tưởng giải phóng nhân loại ?

Tôi không phải là nhà văn hài, lại kém tài, nên chỉ diễn đạt được đến thế. Tôi quan tâm đến chuyện nhỏ hơn nhiều. 

Nguyễn Ngọc Chu – Khẩn cấp hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển Việt Nam



Tàu cảnh sát biển Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014.

Bà Ngân có đi cả chục chuyến sang Trung Quốc, Lãnh đạo Việt Nam có đi cả trăm chuyến sang Trung Quốc, thì cũng không bao giờ thay đổi được mục đích thôn tính Biển Đông Nam Á của Trung Quốc cộng sản.

HIỆN ĐẠI HÓA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN: KHẨN CẤP NHẤT TRONG CÁC KHẨN CẤP CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM 

1. Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã không làm tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) của Trung Quốc rời khỏi bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. 

2. Từ hôm 03/7/2019 đến nay, bốn tàu cảnh sát biển Việt Nam đang đối mặt với hai tàu cảnh sát biển có vũ trang của Trung Quốc đi theo bảo vệ cho Haiyang Dizhi 8 thăm dò dầu khí tại bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.