Affichage des articles dont le libellé est Điện ảnh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Điện ảnh. Afficher tous les articles

vendredi 28 octobre 2022

Đào Hiếu - Tôi nể phục chính phủ Hàn Quốc quá xá !

 

Mấy hôm nay rảnh, xem bộ phim Lãng Khách (Vagabond) của Hàn Quốc, thấy người Hàn Quốc họ tự do đáng nể. Nội dung phim là cuộc truy tìm thủ phạm khủng bố làm rớt chiếc máy bay chết 211 hành khách.

Kết quả:  Thủ phạm là cả chính phủ Hàn Quốc từ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, các cục trưởng và một lô quan chức cao cấp... ăn tiến của nước ngoài để gây án, hòng ký hợp đồng sản xuất máy bay chiến đấu, kiếm 500 tỉ won tiền hối lộ chia nhau.

Một phim có nội dung như vậy mà chính phủ Hàn Quốc hiện tại vẫn cho sản xuất và chiếu trên truyền hình.

vendredi 9 septembre 2022

Vũ Mạnh Cường - Giã từ một biểu tượng nhan sắc

 

Sau 1975, tất cả các phim về miền Nam, đặc biệt là các tác phẩm của Hãng phim Giải Phóng đều được khán giả miền Bắc săn đón. Mọi người háo hức khám phá một cuộc sống mới với nhịp điệu, thời trang, âm nhạc, giọng nói… lạ lẫm và cuốn hút.

Làn sóng điện ảnh đô thị đó của miền Nam có sức công phá mạnh như Hàn lưu bây giờ. Và sự xuất hiện của Thẩm Thúy Hằng trên màn ảnh đúng là “trái phá con tim mù lòa”…

Chí ít là đối với lũ con trai tuổi teen học năm đầu cấp 3 ở một thị xã miền núi nghèo, trong đó có tôi.

Lê Quang Thanh Tâm - Vĩnh biệt cô, thần tượng của Điện Ảnh Việt Nam

 

Nữ Minh Tinh huyền thoại của Việt Nam đã qua đời vào 20 giờ 10 tối 06/09, tại nhà riêng ở TP HCM. Lễ viếng dự kiến được tổ chức tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, quận Gò Vấp, ngày 09/09, lễ di quan vào ngày 11/09.

THẨM THÚY HẰNG…NGƯỜI ĐẸP BÌNH DƯƠNG

Nhân chuyến sang Thái Lan dự Liên Hoan Phim Băng Cốc, tôi có lang thang ở các khu bán đĩa, tìm và gặp các bộ phim mà Thái Lan từng hợp tác với Việt Nam thực hiện trước năm 1975.

Trong số các bộ phim đó có Vàng (S.T.A.B) của Đạo diễn Chalong Pakdivijit thực hiện. Phim do hãng Colombia - Mỹ phát hành, với sự diễn xuất của các ngôi sao "đa quốc tịch" như Thẩm Thúy Hằng, Greg Moris, Anoma Palalak, Krung Srivilai…Đây là một bộ phim rất nổi tiếng, hầu như dân chúng Thái trên U40 và U50 điều biết đến. Và tên của nữ diễn viên Thẩm Thúy Hằng được giới thiệu riêng biệt, to và trang trọng trên màn hình.

Trần Phi Tuấn - Giai nhân bất tử

 

Buổi sáng ngồi với một nhà văn, hỏi thăm về bà nhân chuyện nhắc đến ông Tony Oánh - Nguyễn Xuân Oánh, buổi chiều nhận tin bà đã qua đời.

Bà là Thẩm Thúy Hằng - người đẹp Bình Dương, cô đào tài sắc vẹn toàn của làng chớp bóng Sài Gòn trước và sau 1975.

Nhan sắc tự nó là một tài năng, huống hồ bà là một trong tứ đại mỹ nhân, tài năng nâng bà lên hàng tuyệt sắc!

Bùi Chí Vinh - Chút ngậm ngùi về Thẩm Thúy Hằng

 

Hồi nhỏ trước 1975 con nít Sài Gòn ai mà không biết Thẩm Thúy Hằng. Tôi là một thằng nhóc trong Xóm Lách quận 3 nhà dưới chân cầu Công Lý cũng ở trong trường hợp trên.

Coi, tựu trường vô lớp chưa chắc đã thuộc hết tên thầy cô giáo nhưng cô… Thẩm Thúy Hằng thì đứa nào cũng rành sáu câu vọng cổ. Thế hệ cởi truồng tắm mưa của tôi vừa đá banh vừa hát đồng ca inh ỏi bản nhạc tục ca của Phạm Duy ghẹo thân hình nảy lửa Thẩm Thúy Hằng, hát mà không hề nghĩ rằng mình xúc phạm phẩm giá của nữ minh tinh màn bạc chớ còn phải hỏi.

Tôi bảo đảm Thẩm Thúy Hằng nếu trách thì trách nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng trong bụng chắc cũng tự hào là nhan sắc cô đã sớm truyền khẩu trên cửa miệng của đám con nít tuổi còn hôi sữa.

dimanche 24 juillet 2022

Tạ Duy Anh - Xét xử quá khứ

 

Tôi rất ít xem tivi, trừ mỗi khi có giải bóng đá khu vực Đông nam Á. Nhưng rồi một dạo tự nhiên không muốn làm bất cứ việc gì, bèn cùng vợ mở Netflix xem phim Hàn Quốc. Thứ phim vẫn bị coi như là nước “sirô” này hóa ra cũng có khối điều để phải suy ngẫm ngày này sang ngày khác.

Đầu tiên, nói thẳng ra, kể cả chưa có gì ghê gớm, nhưng nếu không có TỰ DO, nếu luôn theo định hướng chính trị, thì không bao giờ làm được như vậy.

Những bộ phim tôi xem, được dựng thời gian gần đây, ngoài sự quen thuộc là đội ngũ diễn viên đẹp, diễn xuất tốt, hình như giới trí thức, văn nghệ sĩ nói chung và các nhà làm phim Hàn Quốc nói riêng đang mở hẳn một chiến dịch “xét xử quá khứ”, nhằm xé tan màn đen tối của những trang sử ngụy tạo, được thao túng bởi tiền bạc và quyền lực bị tha hóa.

vendredi 22 juillet 2022

Bông Lau - Servant of the people (СЛУГА НАРОДУ)

 

Mỗi buổi chiều đi làm về, sau khi coi tin tức trên ti vi và ăn tối qua loa, là chúi đầu theo dõi tập phim “episode” có tựa đề “Đầy Tớ Nhân Dân”, trình chiếu từ 2015 - 2019. Phim này có thể thuê trên mạng Netflix. Phim nói tiếng Ukraine và phụ chú Anh ngữ.

Mới đầu chỉ muốn coi thử vài đoạn để coi diễn viên chính là Volodymyr Zelensky “hề” như thế nào, theo như sự phê bình cay nghiệt của cộng đồng “red bull”. Tuy nhiên mới chỉ coi lần đầu thôi mà đã bị cuốn hút vào truyện phim và không thể từ chối coi tập kế tiếp.

Cái hấp dẫn của truyện phim không phải là diễn viên Volodymyr Zelensky, bởi vì tôi không có thói quen phản dân chủ là suy tôn lãnh tụ.

lundi 27 juin 2022

Tuấn Khanh - Làm phim và "quyền" tự do sáng tạo

Bộ phim về Trịnh Công Sơn được xem là phim tiểu sử, có nhiều chi tiết được liệt kê, nhiều nhân vật được đề cập, nhưng có vài cái tên quan trọng bị tránh không nhắc đến.

Trong cuộc đời của ông Trịnh Công Sơn, nhân vật Lưu Kim Cương (1933-1968) là điểm phản bác lại những quan điểm mà nhiều người hay gọi ông là Việt Cộng nằm vùng. Mà từ đó để nhận ra rằng bản chất nghệ sĩ của Trịnh Công Sơn là một người la cà bè bạn, sống tùy cảm xúc và cuối cùng chỉ loay hoay chọn cách tồn tại an toàn ở quê nhà.

Phim "Em và Trịnh" nhấn mạnh về nhân vật Ngô Kha, bạn của Trịnh Công Sơn. Cũng phải thôi, vì Ngô Kha được coi là người của phía cách mạng. Mặc dù chuyện phong liệt sĩ cho Ngô Kha cũng đã từng vật vã tranh cãi ở Huế. Cho đến năm 1981, vượt qua các lời phản bác, ông Ngô Kha mới được phong tặng liệt sĩ. Có thể thấy cách chú trọng dựng một không khí riêng “Ngô Kha” trong phim, là một phần để làm đẹp lòng những người kiểm duyệt.

Đỗ Duy Ngọc - Đôi lời về phim Em và Trịnh

Hổm rày báo chí và mạng xã hội bàn nhiều về phim Em và Trịnh. Yêu cũng có mà ghét cũng nhiều.

Lắm người xúi tui viết một bài bày tỏ ý kiến, tui bảo người trong và ngoài cuộc viết nhiều rồi, tui viết thêm cũng bằng thừa. Nhưng rồi nhiều người xúi giục, tui cũng xin viết vài câu ngăn ngắn thế này.

Nhạc của ông thì người ta nghe nhiều quá rồi nên không nói về nhạc mà chỉ nói về phim. Chỉ nói thêm một chút như có người đã từng nêu là bài hát Tiến thoái lưỡng nan là bài đúng tâm trạng và tính cách của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người đứng hàng hai. Và theo tôi, một trong những bài ca dở nhất của ông là bài Em ở nông trường, em ra biên giới. Bài hát có mùi xu thời là bài Huyền thoại mẹ.

Hồng Hải - Về bộ phim Em và Trịnh. Và Khánh Ly

 

Đó là một bộ phim có âm nhạc hay và hình ảnh khá đẹp, đậm chất thơ (trừ những cơn mưa giả trân).

Kịch bản thì…chắc cũng không thể đòi hỏi gì hơn. Chỉ là sự dàn trải lướt qua những mối tình (hay thứ gì đó tương tự vậy) bởi cái tên phim đã nói lên rồi. Nhưng theo tôi, Các Em và Trịnh có lẽ sẽ đủ đầy hơn hehe.

Nói chung, bộ phim ổn. Trừ dàn diễn viên. Đã từng có dịp ngồi với anh Sơn, ấn tượng sâu đậm nhất của tôi là một người đàn ông điềm đạm, nho nhã và hiền từ. Nhưng tất cả những tính cách nổi bật nhất này, cả hai nam diễn viên thể hiện anh lúc trẻ lẫn khi về già, đều không lột tả được.

vendredi 27 mai 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Vài suy nghĩ về phim Trung Quốc trên khung giờ vàng của VTV

Dân ta phải biết sử ta…

TRUYỀN HÌNH VÀ HỌC SỬ

Học sử qua phim ảnh trên truyền hình là phương thức hữu hiệu thuộc hàng bậc nhất. Lo lắng thay, phim dã sử nước ngoài đang thống trị trong các khung giờ vàng của truyền hình nước ta.

Nhân    luận  đang  quan  tâm đến vấn  đề học sử,  xin  đăng bức thư dưới đây để rõ thêm vai  trò  của  truyền  hình  trong  dạy    học  sử. Bức thư được gửi đi ngày 15/10/2021, và đã nhận được phản hồi tích cực. Nhưng tiếc thay, chưa ghi nhận được sự thay đổi nào trên thực tế. Phim dã sử nước ngoài vẫn tiếp tục thống trị trong các khung giờ vàng của truyền hình nước ta.

vendredi 8 avril 2022

Đỗ Duy Ngọc - Vua võ thuật Vương Vũ qua đời

Thập niên 60 của thế kỷ trước, khi làn sóng phim kiếm hiệp Hồng Kông chiếm lĩnh hầu hết màn ảnh của miền Nam, Vương Vũ là một diễn viên rất nổi tiếng của loại phim này. Nổi bật có phim Độc Thủ Đại Hiệp, một phim để đời của Vương Vũ.

Sau 1975, khoảng thập niên 90, phong trào in truyện kiếm hiệp, đặc biệt là của nhà văn Kim Dung bùng nổ.

Các nhà sách tư nhân đua nhau in sách chưởng, sách kiếm hiệp. Tui nhớ hồi đó tui vẽ bìa loại sách này mệt nghỉ, chỉ vẽ bằng tay vì lúc đó máy vi tính và phần mềm vẽ hình chưa thông dụng.

dimanche 20 février 2022

Nguyễn Đình Bổn - Không nịnh thì phải sến


Đây là bộ phim giành một loạt giải thưởng điện ảnh trong nước như: "Cánh Diều Vàng 2020", "Bông Sen Bạc 2020", "Ngôi sao xanh 2021"...và được chọn là đại diện điện ảnh Việt Nam tham dự giải Oscar 2022. 

Thực ra không phải giới văn chương nghệ thuật Việt Nam không có tài. Nhưng người tài thực sự là người tự do, và điều này xung đột trong một xã hội toàn trị.

Xưa họ bị đày đọa, tù tội còn nay thì bị cấm làm phim, in sách, thậm chí cấm cả báo chí nhắc tên.

Nguyễn Gia Việt - Tự tin đến nỗi mang chuông trộn đi đánh Hollywood


"Bố già" của Trấn Thành "làm mưa làm gió" ở một số "người" trong nước, truyền thông nói doanh thu hơn 400 tỉ (biết vậy đi, còn có thực không thì kệ), được "trao" giải thưởng từ Hà Nội ì xèo. Nhưng qua Mỹ thì bị đánh giá thấp, nói thẳng là chê, là khinh chứ không ai "thất vọng" nữa kìa.

Phim "Bố già" được một rừng "giải thưởng" ở Việt Nam mới vui. Bà Lê Giang nổi tiếng đanh đá, chan chát cái miệng diễn và cái mặt bơm, chích, sửa cứng đơ không thể hiện được một chút cảm xúc cũng đoạt "giải thưởng".

Nội cái tên phim "Bố già" đã là một sự pha trộn và lập lờ. Người Sài Gòn không ai kêu cha mình là "bố", mà lấy tên "Bố già" là cố ý trùng tên tác phẩm kinh điển The Godfather từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo.

vendredi 10 décembre 2021

Nguyễn Quang Thiều - Đau đớn có phải là một món quà ?


Mấy đêm nay tôi xem bộ phim Mỹ có tên Ám sát Tổng thống J. Kennedy dài 8 tập. Phim kể về một chàng trai trở lại quá khứ để ngăn chặn vụ ám sát tổng thống Kennedy.

Ở quá khứ, anh gặp một người đàn ông đau khổ, khuyên anh không nên quay lại quá khứ vì sẽ chẳng thay đổi được gì. Người đàn ông đó cũng trở lại quá khứ để tìm cách cứu đứa con gái bốn tuổi của mình bị chết đuối. Chỉ lãng đi mấy phút mà để mất đứa con, ông đau đớn tột độ và liên tục trở lại quá khứ để hy vọng thay đổi. Nhưng ông không thể nào thay đổi được.

Chàng trai quyết tâm và ngăn được vụ ám sát tổng thống Kennedy. Sau đó Kennedy làm tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ.

lundi 29 novembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Đồng hóa văn hóa bằng phim ảnh trên truyền hình

 

“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.

Triệu Thị Trinh (225-248)

ĐỒNG HÓA VĂN HÓA BẰNG PHIM ẢNH TRÊN TRUYỀN HÌNH

Ngày 24/11/2021, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII theo hình thức trực tuyến.

jeudi 25 novembre 2021

Nguyễn Một - Một liên tưởng kỳ quái !


Sáng nay lướt báo thấy nhiều bài đăng chuyện một người từng là diễn viên điện ảnh nổi tiếng, than khóc chuyện “nghèo khổ vợ con bỏ đi”. Đây không phải lần đầu, trước đây sau khi kể khổ anh đã được giúp đỡ nhiều lần với số tiền bằng cả gia tài của người khác.

Tôi nhớ trong bút ký có tựa “Số phận hình tam giác, quẻ vị tế và một con người” tôi mở đầu:

“Những tháng năm cơ cực của thời điểm đất nước sau 1975, trôi qua chậm chạp trên vùng đất bán cao nguyên Long Khánh. Những vết thương chiến tranh băm nát bộ mặt tỉnh lỵ nhỏ bé này.

dimanche 21 novembre 2021

Trần Thị Sánh - Tôn vinh hoa hậu thì đúng hơn…

Liên hoan phim Việt Nam tối qua giống như Lễ tôn vinh hoa hậu, á hậu.

Cứ một chính khách, đạo diễn hay diễn viên gạo cội lại được khoác tay một em hoa hậu, á hậu cao lênh khênh, son phấn lòe loẹt quá mức cần thiết, váy áo dài lượt thượt.

Có cô còn có cả vạt váy đằng sau như cái đuôi, lại đi giày cao gót 20 phân nữa, thành thử cô nào cũng cao hơn ông đi cùng cả cái đầu, nhìn rất phản cảm, như nàng Bạch Tuyết và chú Lùn, chả ra làm sao …

vendredi 22 octobre 2021

Lê Minh Hạ - Điện ảnh Việt thỉnh thoảng mới có trường hợp như thế nầy!


Có hai gương mặt mới toanh của điện ảnh, mà khi cùng tham gia phim, đã khiến người từ vô danh thành sao, người từ nổi tiếng càng nổi tiếng hơn.

Khi ấy, Lý Thu Thảo đã là người đẹp nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn khi cô đăng quang Hoa hậu TPHCM 89, hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn sau 1975. Đang đà rực rỡ nhất của nhan sắc, Lý Thu Thảo là người đẹp được săn đón nhiều nhất cho tất cả các thể loại chụp ảnh từ lịch đến sách, báo, tạp chí…ngang ngửa ảnh hậu Diễm My lúc đó.

Vai diễn Hương trong phim Ngọc Trong Đá góp phần tăng thêm mức độ nổi tiếng của hoa hậu và giúp cô tự tin đảm nhiệm tiếp vai trò diễn viên, tuy không nhiều và không ấn tượng bằng bộ phim đầu tay.

samedi 9 octobre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Hãy nuôi trẻ thơ Việt Nam bằng văn hóa Việt Nam


1.

Đổ tội cho Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc chứ không phải Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam như trong phim “Quân đội vương bài” mới đây của Trung Quốc không gây cho người dân Việt Nam ngạc nhiên.

Ngay trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày Hải quân Trung Quốc (23/4/2019), với sự có mặt của các chiến hạm Việt Nam tham gia lễ kỷ niệm, Trung Quốc đã bỉ ổi chiếu thảm cảnh tàu chiến Trung Quốc nã đạn vào 64 chiến sĩ công binh Việt Nam trong tay không có súng ở Gạc Ma, để ca ngợi chiến công của Hải quân Trung Quốc. Đó là sự tởm lợm không giới hạn.

Xâm chiếm lãnh thổ nước người nhưng đổ tội cho nước người xâm chiếm lãnh thổ, là chủ trương nhất quán xuyên suốt của nhà cầm quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều này Trung Quốc đã tiến hành với Liên Xô, với Ấn Độ, nhưng dai dẳng và đau đớn nhất là với Việt Nam.