Affichage des articles dont le libellé est Đàm phán. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đàm phán. Afficher tous les articles

lundi 1 juillet 2019

Thức trắng đêm, châu Âu vẫn chưa bầu được lãnh đạo

Quá mệt mỏi, các phóng viên theo dõi hội nghị thượng đỉnh EU ở Bruxelles ngã gục tại bàn làm việc, 01/07/2019.

Sau một đêm thức trắng và 14 tiếng đồng hồ đàm phán gay go, đến sáng nay 01/07/2019 các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu (EU) vẫn chưa thỏa thuận được với nhau về các chức vụ chủ chốt. Cuộc họp được dời lại ngày mai.

Cuộc họp thâu đêm này là kỳ thảo luận chính thức lần thứ hai, nhưng thật ra đã là lần thứ ba, vì các nhà lãnh đạo 28 nước châu Âu đã có bữa ăn tối làm việc trước đó. Thông tín viên Anissa El Jabri tại Bruxelles cho biết, nhiều đại biểu không chấp nhận để cho chính khách dân chủ xã hội Hà Lan Frans Timmermans làm chủ tịch Ủy ban Châu Âu, theo như thỏa thuận sơ bộ tại thượng đỉnh G20 ở Osaka.

« Đó là cả một trận oanh kích nhắm vào ứng viên Timmermans. Cánh hữu châu Âu không chấp nhận ông : Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Ireland và cả Đức cũng thế. Theo tổng thư ký CDU, một giải pháp nào khác ngoài ông Manfred Weber đều « không thể hiểu được ». 

jeudi 27 juin 2019

Bình Nhưỡng yêu cầu Seoul không can thiệp vào việc thương lượng với Mỹ

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un (T) và tổng thống Mỹ, Donald Trump, tại thượng đỉnh Hà Nội, ngày 01/03/2019.

Bình Nhưỡng hôm nay 27/06/2019 yêu cầu Seoul ngưng « can dự » vào việc thương lượng với Washington trong hồ sơ nguyên tử, và bác bỏ tuyên bố trước đó của tổng thống Hàn Quốc rằng đối thoại liên Triều đang diễn ra. Bắc Triều Tiên cũng đòi hỏi phía Mỹ có chiến lược mới trong việc thương thảo.
Hãng tin Nhà nước KCNA hôm nay dẫn tuyên bố của ông Kwon Jong Gun, quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên, khuyến cáo, « chính quyền Hàn Quốc tốt nhất nên lo việc của mình ». Ông nói rằng nếu Bình Nhưỡng muốn liên lạc với Washington thì sẽ tiến hành « qua các kênh đã có sẵn », và « Seoul không có lý do gì để can dự vào ».

Sau thất bại của cuộc gặp Trump-Kim lần thứ hai tại Hà Nội, đôi bên rất ít liên hệ với nhau. Tuy nhiên, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, người từng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc hòa giải trên bán đảo Triều Tiên hôm qua khẳng định là khả năng tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ ba « đang được bàn bạc trong hậu trường ». Bên cạnh đó « đang có đối thoại giữa hai miền Nam-Bắc thông qua nhiều kênh khác nhau ». 

jeudi 16 mai 2019

Ngô Nhân Dụng - Trung Cộng yếu trong cuộc chiến mậu dịch




Mỹ còn muốn Trung Cộng phải cho các xí nghiệp Mỹ làm ăn ở bên Tàu phải có quyền thưa kiện nếu bị lấy cắp hoặc bị ép buộc... Trong hình, một người Trung Quốc chạy xe ngang cửa hàng của công ty sản xuất xe mô tô Harley-Davidson ở Thượng Hải. (Hình: Johannes Eisele/AFP/Getty Images)

(Người Việt 14/05/2019) Ngày Thứ Sáu Mỹ bắt đầu tăng thuế quan từ 10% lên 25% trên $200 tỉ hàng mua từ nước Tàu, hiệu lực ngay tức khắc. Ngày Thứ Hai Trung Cộng mới trả đũa, đánh thuế trên $60 tỉ hàng hóa Mỹ, đến đầu Tháng Sáu mới thi hành. Phản ứng chậm ba ngày và hoãn một tháng rưỡi mới áp dụng, rất có ý nghĩa. Bắt buộc phải trả đũa, nếu không sẽ mất mặt với dân chúng, nhưng Bắc Kinh vẫn muốn tỏ ý hòa hoãn.

Nhưng Tổng Thống Donald Trump không hòa hoãn mà còn đả mạnh hơn: Ra lệnh cho Cơ Quan Đại Diện Thương Mại (USTR, đóng vai trò một Bộ Ngoại Thương) công bố danh sách những món hàng còn lại nhập cảng từ bên Tàu, trị giá $300 tỉ, sẽ bị đánh giá 25% nốt.

Trung Cộng đấu dịu, Mỹ cứ tiếp tục găng. Vì trong trận chiến quan thuế này Mỹ ở thế mạnh, Trung Cộng thế yếu.

Trong bất cứ cuộc chiến tranh thương mại nào, người mua mạnh hơn kẻ bán, nhất là khi họ có thể mua những thứ hàng đó ở nhiều nơi khác. Mỹ mua của Trung Quốc nhiều hơn bán cho nước Tàu. Cho nên mạnh hơn.

mardi 14 mai 2019

Phạm Đỗ Chí - Thương chiến Mỹ-Trung: Khúc quanh mới và tác động


Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (T) trò chuyện với bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Washington ngày 10/05/2019.

Ý kiến nói làm ăn kinh tế chỉ là chiêu bài che cho giấc mộng bành trướng Đại Hán, trước còn rút gọn ở Á châu, nay muốn sang cả châu Phi, Trung Đông và sang cả châu Âu.

Suốt tuần qua, không chỉ các thị trường tài chính, mà gần như các giới làm chính sách toàn cầu đều theo dõi đến nghẹt thở cuộc thương nghị giữa hai phái đoàn thương mại Mỹ và Trung Quốc, mà cao điểm là lúc Phó Thủ tướng Lưu Hạc cầm đầu đoàn Trung Quốc sang họp chiều thứ năm xuyên bữa ăn tối 9/5.

Kết cục đến 12g đêm rạng sáng thứ Sáu 10/5 vẫn chưa có gì rõ rệt, khiến lệnh của Tổng thống Trump cho tăng hơn gấp đôi thuế quan lên 25% bắt đầu áp dụng cho 250 tỉ hàng nhập Trung Quốc (theo bảng tiêu chuẩn năm 2017) vốn bị thuế 10% trước đây. Trong khi đó, các cố gắng thương nghị vẫn tiếp tục vào buổi sáng cho đến chiều thứ Sáu, nhưng không kết quả cụ thể nào có thể đạt được lúc đoàn Trung Quốc ra về, mặc dù với cái siết tay chặt từ biệt của đại diện thương mại Lighthizer mong "hẹn ngày tái ngộ". Rõ ràng nét mặt của ông Lưu Hạc rất thân thiện, cho thấy về căn bản có lẽ ông thuộc nhóm "cải tổ" muốn làm hơn để đạt kết quả, nhưng lần này ông không có quyền nhiều, mất đi danh tước "special envoy" của các lần trước, phải về bẩm báo với Chủ tịch Tập lấy quyết định.

jeudi 9 mai 2019

Trung Quốc cứng giọng trước khi bước vào đàm phán với Mỹ

Phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Nhà Trắng ngày 21/02/2019.

Trước tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump là Trung Quốc đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận về thương mại, hôm nay 09/05/2019 Bắc Kinh lại đổ lỗi cho phía Washington. Đồng thời bộ Thương mại Trung Quốc cảnh báo « sẽ không đầu hàng trước áp lực », vài giờ trước khi bước vào vòng đàm phán được cho là cuối cùng trước cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Tập sắp tới.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết các phản ứng từ phía Trung Quốc:

« Bắc Kinh tỏ ý tiếc, đồng thời đe dọa trả đũa. Nếu Hoa Kỳ tăng thuế hải quan lên 25%, thì sẽ là leo thang chiến tranh thương mại, và Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc có những biện pháp chống lại, đó là nội dung chính của bản thông cáo hết sức ngắn, vỏn vẹn 80 từ, được công bố tối thứ Tư, vào lúc 23 giờ 23 phút trên trang web của bộ Thương mại Trung Quốc. 

vendredi 1 février 2019

Mỹ nêu cụ thể yêu sách với Bắc Triều Tiên trước thượng đỉnh Trump-Kim


Hoa Kỳ ngày 31/01/2019 nêu chi tiết những đòi hỏi trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Đó là một danh sách toàn bộ kho vũ khí của Bình Nhưỡng, và một lộ trình giải trừ hạt nhân.

Đổi lại, Washington sẵn sàng ký kết chấm dứt chiến tranh, tái lập quan hệ ngoại giao và tạo điều kiện phát triển kinh tế cho đất nước đang bị quốc tế trừng phạt, một khi tất cả đều ổn thỏa.

Hai bên đang hối hả chuẩn bị cho cuộc họp dự kiến vào cuối tháng Hai, tại địa điểm mà tổng thống Mỹ hứa sẽ tiết lộ « vào đầu tuần tới ». Ông Donald Trump nói : « Tôi nghĩ rằng đa số quý vị đều biết ở đâu ». 

lundi 14 janvier 2019

Ngoại thương sụt mạnh, khiến Bắc Kinh thêm khó khi đàm phán với Mỹ

Đậu nành Mỹ nhập về cảng Nam Thông (Nantong) tỉnh Giang Tô (Jiangsu) ngày 04/04/2018.

Theo số liệu được công bố hôm nay 04/01/2019, tuy thặng dư thương mại với Hoa Kỳ đạt kỷ lục vào năm ngoái, nhưng xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm hẳn trong tháng 12/2018. Tình hình này cho thấy nền kinh tế thứ nhì thế giới đang chao đảo do cuộc thương chiến Mỹ-Trung, gây thêm áp lực trong cuộc đàm phán thương mại của Bắc Kinh với Washington. 

Bloomberg cho biết xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2018 sụt mất 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tệ hại nhất kể từ 2016. Bối cảnh u ám này gây thêm khó khăn cho các nhà đàm phán Bắc Kinh, đang tìm kiếm một thỏa thuận với chính quyền Donald Trump để thoát khỏi ngõ cụt hiện nay.

Nhập khẩu của Trung Quốc giảm đến 7,6%, cũng tồi tệ nhất kể từ năm 2016, cho thấy nhu cầu tiêu thụ trong nước đã chậm lại.

lundi 7 janvier 2019

Chiến hạm Mỹ đi qua Hoàng Sa lúc đàm phán thương mại Mỹ-Trung bắt đầu

Khu trục hạm USS McCampbell tuần tra ba đảo Cây, Linh Côn và Phú Lâm ở Hoàng Sa.

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell đã đi qua quần đảo Hoàng Sa, ngay vào lúc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được mở lại hôm nay 07/01/2019. Bắc Kinh gọi đây là một « hành động khiêu khích » của Mỹ. 

Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr tuyên bố, chiến hạm USS McCampbell đã tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa để thực hiện « quyền tự do hàng hải », « thách thức các yêu sách quá đáng trên biển ».New York Times dẫn nguồn tin Hải quân cho biết thêm, khu trục hạm Mỹ đã đi ngang qua ba đảo là đảo Cây (Tree Island), Linh Côn (Lincohn Island) và Phú Lâm (Woody Island).

Theo bà McMarr, hoạt động này không nhắm vào một quốc gia cụ thể hay mang ý nghĩa chính trị nào. 

mardi 4 décembre 2018

Biển Đông bị gác lại trong cuộc đối thoại Trump-Tập

Cuộc họp Trump-Tập  tại Achentina ngày 01/12/2018.

Hoa Kỳ và Trung Quốc dường như tạm gác bất đồng về Biển Đông, trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo bên lề hội nghị G20 cuối tuần qua. Tờ South China Morning Post hôm 04/12/2018 dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, đó là nhằm tránh ảnh hưởng đến đàm phán thương mại.

Cho dù đôi bên bất đồng sâu sắc về Biển Đông, nhưng vấn đề này không có trong thông cáo chung được công bố sau cuộc họp Trump-Tập. Thay vào đó, bên cạnh hồ sơ thương mại, tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận về Đài Loan, Bắc Triều Tiên và quy định về việc sử dụng chất gây nghiện tổng hợp fentanyl.

lundi 27 août 2018

Huy Đức - John McCain (1936-2018)


Đặt hoa tưởng niệm thượng nghị sĩ John McCain tại địa điểm phi cơ ông bị bắn rơi ở Hà Nội năm 1967.

Cho dù, vào đúng ngày 29-4-2000, John McCain đã gọi Bên Thắng Cuộc là "wrong guys", chưa có chính trị gia nước ngoài nào tận tình với Hà Nội như ông (và John Kerry). Không biết có ai cật vấn "động cơ" của ông ấy. Chỉ biết, bằng cách kéo Hà Nội lại gần với Washington hơn, ông đã giúp được rất nhiều cho cả những người Việt Nam Cộng Hòa và những thường dân Việt Nam (được coi là) Cộng sản. 

Nếu không xếp súng đạn và cả huân chương vào quá khứ thì ông đã ở mãi trong chiến tranh; nếu cứ nuôi thù hận thì ông suốt đời chỉ có kẻ thù. Và, ông chỉ là "War Hero" chứ không thể trở thành một "Political Hero" như ông đã. 

mercredi 27 juin 2018

Hai nước Triều Tiên bàn dự án nối liền đường sắt liên Triều

Trưởng đoàn đàm phán Bắc Triều Tiên Pak Yong Il  (P) và Hàn Quốc Park Kyung Seo tại Bàn Môn Điếm, 26/06/2018.

Hôm nay 26/06/2018 tại Bàn Môn Điếm, hai nước Triều Tiên thảo luận về việc kết nối các tuyến đường sắt ở biên giới. Đây là lần đầu tiên kể từ mười năm qua có một cuộc họp liên Triều về chủ đề này.

Hiện đã có một đường xe lửa nối Seoul với Bình Nhưỡng rồi đến Sinuiju nằm gần biên giới Trung Quốc. Tuyến đường này do người Nhật xây dựng từ đầu thế kỷ 20, trước khi xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và sau đó đất nước bị chia đôi.

mercredi 30 mai 2018

Hoa Kỳ lại thúc đẩy chiến tranh thương mại với Trung Quốc

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tại Bắc Kinh, 03/05/2018.

Hoa Kỳ chuẩn bị trừng phạt thương mại Trung Quốc, tuy mới đây bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung. Trong thông cáo hôm qua 29/05/2018, Nhà Trắng loan báo sẽ áp dụng các biện pháp chế tài. Hôm nay Bắc Kinh nói rằng sẵn sàng đối phó.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

mardi 15 mai 2018

Địa điểm thử nguyên tử Bắc Triều Tiên được tháo dỡ gần xong

Lãnh đạo Kim Jong Un đang chỉ đạo về chương trình vũ khí hạt nhân. Bức ảnh không đề ngày chụp và do hãng tin KCNA cung cấp ngày 03/09/2017.

Các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Bình Nhưỡng đã bắt đầu tháo dỡ địa điểm thử nguyên tử duy nhất được quốc tế biết đến, trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Trang web uy tín "38 North", chuyên nghiên cứu về Bắc Triều Tiên, hôm nay, 15/05/2018, cho biết như trên.

Vào cuối tuần qua, Bình Nhưỡng loan báo sẽ phá hủy « toàn bộ » địa điểm Punggye-ri ở miền đông bắc, trong một buổi lễ dự kiến trong khoảng ngày 23 đến 25/05, trước báo chí quốc tế được mời. Chính tại đây, Bắc Triều Tiên đã cho thử nguyên tử sáu lần. Lần cuối cùng vào tháng 09/2017, được cho là thử bom H (bom khinh khí, nhiệt hạch). 

Hoa Kỳ và châu Âu thương lượng về thép và nhôm

Công nhân làm việc tại nhà máy thép Salzgitter AG của Đức.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm nay 15/05/2018 gặp ủy viên châu Âu phụ trách thương mại, bà Cecilia Malmström, để thương lượng về việc Hoa Kỳ áp thuế lên thép và nhôm châu Âu, biện pháp mà Washington đã tạm hoãn áp dụng cho đến nửa đêm 31/05/2018.

Vào đầu tháng Năm, Nhà Trắng đã gia hạn thêm một tháng việc hoãn đánh thuế 25% lên thép nhập khẩu từ châu Âu, và 10% lên nhôm, cho rằng đôi bên có thể vượt qua được những bất đồng thương mại. 

mercredi 2 mai 2018

Phái đoàn thương mại Mỹ đến Bắc Kinh

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Wilbur Ross (G) và bộ trưởng Thương mại Steven Mnuchin tại Washington, 24/04/2018.

Một phái đoàn Mỹ do bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin dẫn đầu hôm nay 02/05/2018 đến Bắc Kinh để cố gắng tìm kiếm lối thoát cho các xung đột hiện nay, tránh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từ nhiều tháng qua tố cáo tình trạng thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc và các cung cách cạnh tranh thiếu sòng phẳng của Bắc Kinh. Ông Trump đòi giảm bớt 100 tỉ đô la (tổng thâm hụt năm 2017 là 375 tỉ đô la), và Trung Quốc phải mở cửa rộng hơn cho hàng hóa của Mỹ. 

lundi 30 avril 2018

Vắng Mỹ sẽ không có hiệp ước hòa bình Triều Tiên

Một trong những hình ảnh gây xúc động trong cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều: hai nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Moon Jae In cùng bước qua vạch biên giới ở Bàn Môn Điếm, ngày 27/04/2018.

Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều tiếp tục là đề tài được các báo Pháp chú ý. Trong bài xã luận mang tựa đề « Triều Tiên : Con đường tiếp cận dài lâu », Le Monde ghi nhận định hình ảnh lịch sử về hai nhà lãnh đạo Nam và Bắc Triều Tiên, tay trong tay bước qua đường biên giới chia cắt đôi bên ở Bàn Môn Điếm, đã được phổ biến trên toàn thế giới và làm dậy sóng mạng xã hội hôm thứ Sáu 27/04/2018.
Thế giới cần lắm tin vui…

Thế giới đầy chia rẽ và xáo trộn ngày nay cần lắm những tin vui. Cả thế giới theo dõi cuộc hội ngộ giữa Kim Jong Un và Moon Jae In - với vẻ dễ mến được tính toán trước, việc lãnh đạo Bình Nhưỡng bất ngờ mời tổng thống Hàn Quốc bước một bước sang phương Bắc…

samedi 28 avril 2018

Trần Trung Đạo - Mao và « Mặt trận Giải phóng Miền Nam »



Mao tiếp bà Nguyễn Thị Bình năm 1963.
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, quan điểm chính trị và quân sự của Mao Trạch Đông thay đổi nhiều lần. Từ một Mao chủ hòa sau hiệp định Geneva, trở thành một Mao chủ chiến trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vào thập niên 1960, và lần nữa trở về với Mao chủ hòa sau Thông Cáo Chung Thượng Hải ngày 27 tháng Hai 1972.

Mao và lý luận “chiến tranh giải phóng dân tộc”

Phát xuất từ quan điểm cố hữu “lấy nông thôn bao vây thành thị” và cũng vì không đủ khả năng để trực tiếp đương đầu với Mỹ, Mao chủ trương gây khó khăn cho Mỹ, kẻ thù chính của Trung Cộng trong giai đoạn từ 1949 đến 1972, qua hình thức chiến tranh cách mạng tại bất cứ quốc gia nào Mỹ đang có quyền lợi hay có thể tạo ảnh hưởng.

vendredi 2 mars 2018

Tổng thống Hàn Quốc chuẩn bị gởi đặc phái viên sang Bắc Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (áo trắng) bắt tay tướng Bắc Triều Tiên Kim Yong Chol, trong lễ bế mạc TVH Mùa đông Pyeongchang, ngày 25/02/2018

Đáp lời mời của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hôm qua 01/03/2018 đã thông báo với đồng nhiệm Mỹ Donald Trump là Seoul chuẩn bị gởi đặc phái viên sang Bình Nhưỡng. 
Nguyên thủ Mỹ và Hàn Quốc đã có cuộc điện đàm kéo dài 30 phút, chủ yếu nói về vụ đoàn đại biểu cấp cao Bắc Triều Tiên sang tham dự Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang vừa qua.

jeudi 1 mars 2018

Philippines thông báo đàm phán với một công ty Trung Quốc để cùng khai thác ở Biển Đông

Ảnh minh họa : Một giàn khoan Trung Quốc ngoài khơi tỉnh Quảng Đông. Ảnh 09/07/2017.

Philippines hôm nay 01/03/2018 loan báo đang đàm phán với một công ty Trung Quốc về việc cùng thăm dò và khai thác tài nguyên ở Biển Đông, trong khuôn khổ một thỏa thuận được tổng thống Rodrigo Duterte nói là « đồng sở hữu » các khu vực tranh chấp.

Khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình ABS-CBN, hôm nay, 01/03/2018, ông Harry Roque, phát ngôn viên của tổng thống, cho biết, bộ Năng lượng Philippines đang đàm phán với một tập đoàn quốc doanh Trung Quốc, và hiện nay vấn đề khai thác nguồn năng lượng đã được đặt lên bàn hội nghị. 

Trung Quốc và ASEAN bắt đầu tham vấn về COC

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (P) và ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono (T) trong cuộc họp ASEAN tại Manila, Philippines,ngày 7/08/2017.

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc và các nước ASEAN bắt đầu tiến hành cuộc họp lần thứ 23 của nhóm công tác chung về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong hai ngày 1 và 2/03/2018 tại Nha Trang, Việt Nam.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong cuộc họp báo thường lệ cho biết các bên liên quan sẽ trao đổi quan điểm về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), xúc tiến hợp tác trên biển, và tham vấn Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).