Tôi quen vài người khi về hưu rảnh rỗi mới bắt đầu đi học về bộ môn mình yêu thích. Có người học ngoại ngữ, có người học tài chính, có người học luật, có người học IT…
Họ học rất nghiêm túc để biết, hoặc để lấy bằng, dù chẳng để làm gì. Với những người này học biết thêm một điều gì đó là điều thú vị, là niềm say mê, thay vì ham mê một thú vui nào khác, như lội vào rừng đi chụp chim như tui chẳng hạn.
Những người đang làm việc thì cố học thêm để có kiến thức hỗ trợ công việc hoặc có bằng cấp để được thăng tiến. Với những người này, có người học nghiêm túc, nhưng phần đông là học qua loa rồi mua bằng.
Quan chức đương chức phần lớn cố kiếm cho được bằng cấp bằng mọi cách để hợp thức thủ tục mà thăng tiến, nên sự học khá qua loa và phần lớn là mua bằng cấp. Do vậy giới quan chức Việt Nam có bằng thạc sĩ, tiến sĩ có lẽ cao nhất thế giới. Dĩ nhiên phần lớn họ có bằng cấp sau khi đã đi làm hoặc đã được thăng chức.
Giới tu hành thì học càng nhiều càng tốt vì họ cần có nhiều kiến thức để giảng dạy giáo lý bên cạnh kinh sách của tôn giáo.
Do vậy các vị tu sĩ cần thực học hơn là cần bằng cấp. Có bằng cấp càng tốt nhưng phải là bằng cấp thật qua thực học.
Thế mà ông Thích Chân Quang học vội hai năm tại chức để có bằng cử nhân luật, rồi học vội vàng hai năm nữa để lấy bằng tiến sĩ luật là một điều rất kỳ dị. Ông không phải quan chức mà cần bằng cấp để thăng tiến. Ông đã học thì phải thực học, mà học vội vàng qua loa như vậy thì kiến thức sẽ chẳng ra gì, nghe luận án tiến sĩ của ông bị giới chuyên môn chê bai nhiều lắm.
Vậy thì ông Thích Chân Quang cần bằng cấp để làm gì? Ông là người tu hành đã gạt bỏ hết tham sân si, thì chẳng lẽ có bằng cấp bằng mọi giá để khoe mẽ?
HUỲNH NGỌC CHÊNH 25.06.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.