Ở bài trước, mình mới viết rất sơ sài, thực ra đó chỉ là nêu một hiện tượng (thực tế) và đặt một số câu hỏi có tính triết học khai sáng, mang tính gợi mở thôi về vai trò của tôn giáo trong sự phát triển. Phát triển ở đây bao gồm cả phát triển năng lực cá nhân và phát triển quốc gia.
Mình nhắc tới thiền trong bài đó và để bên cạnh Phật giáo, không có nghĩa là gán ghép hai cái đó làm một mà chỉ để cạnh nhau. Thiền không phải là một tôn giáo, trong khi một số tôn giáo có thể ứng dụng thiền vào việc tu tập. Câu hỏi tương tự về vai trò của thiền trong việc phát triển bản thân và phát triển quốc gia.
Trong khi đó, nhiều người đọc hiểu sai nội dung, cho rằng mình quy nạp, kết luận ẩu với ý là cứ theo Phật giáo thì sẽ nghèo đói! Mình không có ý đó. Nhưng mình hiểu tôn giáo có vai trò nhất định trong phát triển nhưng không phải là tất cả, vì còn nhiều yếu tố khác tác động qua lại, như chủng tộc, địa lý, thể chế...
Về nguyên nhân cá nhân hay quốc gia phát triển hay thất bại là đề tài mình yêu thích và tự nghiên cứu lâu nay, cũng đã viết nhiều bài, nhưng chủ yếu mới bàn vấn đề thể chế hay chủng tộc, địa lý. Đây là lần đầu nhắc tới tôn giáo, nhắc để mọi người biết là mình không lạ gì các yếu tố kia.
Đề tài này rất hay, đặc biệt quan trọng với các nhà lãnh đạo. Một là để họ nhìn thấy con đường phát triển để lèo lái quốc gia. Hai là nếu thấy đường phát triển đúng nó lại không đúng ý mình (hay phe nhóm của mình) thì lại dùng để mị dân, bẻ lái, ngu dân, cho dân bằng lòng với thực tại và con đường mà họ vẽ ra. Vì thế mà tìm ra con đường đúng rồi nhắc đến nhiều có khi thành...phản động! Vì như thế vô tình tụt quần anh em quan lại là đưa nhân dân Xuống Hố Cả Nút.
Mình không phải người cầm lái vĩ đại, nên không có trách nhiệm tìm đường cứu nước! Mình nghiên cứu chơi chơi thôi, rồi cũng viết chơi chơi cho mọi người đọc chơi chơi. Chuyện này rất khó, với cả học giả, đề tài này thừa để làm luận án tiến sĩ, nhưng mà kệ, chém gió mà. Khó là vì cần kiến thức tổng hợp, đa ngành như sử, địa, kinh tế, chính trị, khoa học...Mà kiểu đa ngành đó lại càng siêu khó với người Việt Nam. Dân Việt Nam hay có xu hướng chuyên môn hóa ngành nghiên cứu và hay có tâm lý coi thường những người có kiến thức đa ngành!
Bài kia mọi người tương tác quá nhiều, bình luận cũng nhiều, nên mình cũng không có thời gian để đọc hết. Nhưng mình sẽ tranh thủ đọc hết các lời bình đáng chú ý rồi viết bài khác chi tiết hơn về vấn đề quan trọng này.
Hiện nay, với đa số các nước, thì vai trò của tôn giáo đã giảm bớt rất nhiều, không như thời mà các tu sĩ có thể can thiệp chính trị (cả ở châu Âu và Việt Nam). Nhưng thực tế thì với các nước càng chậm tiến về hiểu biết chính trị (có thể giàu như các nước dầu mỏ hay nghèo như các nước châu Phi) thì tôn giáo vẫn giữ vai trò lớn, như ở các nước Hồi giáo.
Dù đã giảm bớt nhiều, nhưng vai trò của tôn giáo vẫn có sức ảnh hưởng lớn, không như nhiều người nghĩ đại khái là có phải ai cũng làm sư được đâu, nên không ảnh hưởng mấy. Nên nhớ rằng, triết lý tôn giáo mà có lượng tín đồ quá đông nó sẽ thành chuẩn mực đạo đức, là kim chỉ nam cho hành động của đa số dân, thậm chí còn lấn lướt cả vai trò của pháp luật. Giống như nhiều người giờ mở mồm ra là dọa khẩu nghiệp, quả báo.
Hành vi của tín đồ và những người bị họ ảnh hưởng tới sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bản thân họ, con đường mà họ sẽ chọn cho tương lai, sự nghiệp, quan điểm chính trị...Mà quốc gia phát triển một phần lớn là dựa vào sự phát triển của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ thuộc các hành xử của anh em quan lại. Vì thế nên vai trò của tôn giáo là rất quan trọng để kiểm soát đám đông và phát triển quốc gia.
Đảng và Chính phủ biết thừa điều đó nên mới có Ban Tôn giáo Chính phủ và các tôn giáo đều được/bị quản lý bởi Mặt trận Tổ quốc. Viết cụ thể chuyện này cũng rủi ro đó, nhưng mà mình cũng sẽ viết tiếp, bây giờ nợ vì chưa có thời gian nghiên cứu đủ sâu vì còn phải tìm hiểu các tôn giáo khác để so sánh nữa.
DƯƠNG QUỐC CHÍNH 12.06.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.