mardi 2 février 2021

Thanh Hằng - Hà Nội của anh Chu Ngọc Toang thụ động trong đợt dịch mới


Làn sóng dịch thứ ba ập đến Hà thành. Khác hẳn hai lần trước còn anh Chung con, lần này Hà Nội của anh Chu Ngọc Toang lờ vờ và thụ động.

Xét nghiệm sàng lọc, truy vết chậm chạp, trong khi dịch lần này nhanh hơn trước nhiều, ổ dịch lại lớn hơn. Khiến anh Long Bộ Y như ngồi trên đống lửa, chiều qua bế mạc Đại hội xong là phi đến Ủy ban Nhân dân Thành phố để họp ngay.

Có mấy vấn đề lớn trong chống dịch thì:

- Xét nghiệm: Bộ Y tế cho 50 nghìn mẫu sinh phẩm.

- Lực lượng lấy mẫu: Anh Long chỉ cách là lấy sinh viên các trường Đại học Y tế rồi Bộ tập huấn cho cách lấy mẫu.

- Nhân lực: Đề xuất bao nhiêu Bộ đáp ứng bấy nhiêu.

- Về điều trị: Bộ hỗ trợ trước mắt điều trị cho bệnh nhân của Hà Nội ở bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.  

- Bệnh viện dã chiến: Bộ thúc vào đít là phải lập bệnh viện dã chiến đi, rồi cuối cùng Bộ đành ấn cho anh Tuấn tim, bắt bệnh viện Bạch Mai làm hộ, lại còn phải điều mẫu xét nghiệm cho Hà Nội nữa.

- Bộ cũng thúc phải đầu tư nâng cao năng lực cho bệnh viện Xanh Pôn và Thanh Nhàn đủ sức điều trị bệnh nhân Covid cùng hệ thống bệnh viện của Bộ (đến giờ vẫn chưa thèm kích hoạt trong khi số người mắc tăng từng ngày).

- Máy móc thiếu nhưng Hà Nội kệ, nên Bộ lại phải bảo không thể “đóng băng” mua sắm được mà phải đầu tư máy móc thiết bị còn chống dịch chứ (sau vụ ở CDC Hà Nội thì tất cả co lại).

- Bộ hướng dẫn cả cách đấu thầu nhanh nhất, hướng dẫn cả cách xã hội hóa xét nghiệm như Hải Dương (nên đến nay Hải Dương tự chủ được rồi) để đẩy nhanh tốc độ sàng lọc, khoanh vùng.

- Bộ Y tế cũng đề nghị Hà Nội phải thay đổi cách ứng phó, bằng các khuyến cáo mạnh mẽ và nâng 1 mức độ chống dịch; xem xét lockdown vài quận thay vì vài phường như hiện tại; đóng cửa một số dịch vụ vui chơi giải trí; xử phạt nếu không đeo khẩu trang.

Đùa chứ ngồi nghe các anh Bộ Y chỉ dẫn từng cái một cho Hà Nội để chống dịch - những vấn đề đã thành khuôn mẫu sau hai giai đoạn chống dịch rồi - mình tự hỏi: Thế các anh lãnh đạo ở Hà Nội để làm phỗng à?

(Dù gì thì mình vẫn đánh giá rất cao anh Chung trong mảng chống dịch. Quyết liệt và chủ động chứ không thụ động, mặc dù anh Toang nói không có ý ỷ lại vào Bộ).

Tưởng mỗi Hải Dương tỉnh lẻ mới phải để Bộ Y tế “bế ẵm” chứ Hà Nội cũng “cầm tay chỉ việc” thế thì ngành y kiệt sức à?

Lần này thì bệnh viện Bạch Mai toàn được Bộ trưởng khen, khác hẳn lần trước, nhất là trong 24h đã hoàn thành bệnh viện dã chiến ở Hải Dương với thiết bị máy móc như bệnh viện trung ương. Vì thế, bệnh viện này được "mê tín" giao lo tiếp bệnh viện dã chiến cho Hà Nội và 2.000 mẫu. Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Nhi Trung ương như đợt trước, lần này cũng phải cho Hà Nội 5.000 mẫu. Lại cong hết cả đít lên để hỗ trợ.

Tôi chưa rõ nguồn sinh phẩm có khó không. Nếu dễ thì sao Hà Nội không bỏ tiền ra mua? Còn nếu hiếm thì các đơn vị lấy đâu ra hỗ trợ Hà Nội?

THANHHẰNG 02.02.2021 (Tựa bài do Thụy My đặt)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.