(TTO 11/02/2021) - Sài Gòn được gọi là đô thành từ thập niên 1950.
Dân số bùng nổ, hội tụ người từ khắp Bắc Trung Nam. Từ ấy đến năm 1975, Tết Sài
Gòn mang khí vị mừng xuân của cả một quốc gia chứ không riêng một vùng miền.Các
thế hệ sinh ra hoặc lớn lên ở đô thành vào thuở ấy nay đã trên 60 tuổi, chắc
không quên những cái Tết xưa đan xen cả nét cổ truyền sâu lắng với những sinh
hoạt tân tiến sôi động.
Chợ hoa Nguyễn Huệ mỹ lệ
Cho
đến nay, đại lộ Nguyễn Huệ không chỉ đẹp vì to rộng và trải dài đến bến sông
bát ngát. Nhiều bức ảnh và thước phim hơn 50 năm trước cho thấy, mỗi lần Tết
đến, đại lộ càng trở nên mỹ lệ khi xuất hiện ngàn hoa xuân thắm và cả "hoa
biết nói’.
Nhà báo Nguyễn Công Thành, vào những năm 20 tuổi, đã đến "săn ảnh" tại đây. Ông từng chụp được cảnh "minh tinh" Thẩm Thúy Hằng cùng "tài tử" La Thoại Tân - hai ngôi sao màn bạc dạo chơi chợ hoa Nguyễn Huệ. Phóng viên các báo cũng thường đến chợ hoa để chụp ảnh cho số tân niên hay nhiều trang báo đặc biệt khác.
Ông
Thành kể không chỉ các ngôi sao mà nhiều nam thanh nữ tú và gia đình lớn nhỏ
đều thích đi chợ hoa Nguyễn Huệ để ngắm hoa, mua hoa và chụp ảnh. Phần lớn
người dạo chợ đều diện quần áo đẹp và nói năng lịch sự. Hiếm thấy cảnh bứt hoa,
bẻ trái hay đi lại xô bồ.
Người
bán hàng cũng rất nhã nhặn, thường cho khách thoải mái chụp hình với hoa và cây
trái. Trong mắt của nhà báo về hưu này, chợ hoa Nguyễn Huệ là một sinh hoạt rất
đặc sắc của Sài Gòn! Quả thật, đó là hình ảnh tiêu biểu của Tết Sài Gòn mà
Đường hoa Nguyễn Huệ ngày nay, theo người viết, chỉ tiếp nối một phần nào
đó.Chợ Tết Bến Thành rộn rã
Cách
không xa chợ hoa Nguyễn Huệ là chợ Tết Bến Thành đầy quyến rũ không kém. Ngày
ấy Sài Gòn chưa có các trung tâm thương mại nhà cao cửa rộng, chỉ có hai thương
xá sang trọng là Crystal Palace và Tax. Cho nên dân đô thành từ khá giả đến
bình dân đều thích đi "sắm Tết" ở chợ Bến Thành.
Bà
Trần Thị Bình, tiểu thương chợ An Đông năm xưa, nay đã sắp 80 tuổi, nói rằng ở
chợ Tết Bến Thành cái gì cũng có và rất vui nhộn. Người khá giả thường vào
trong nhà lồng chợ để mua thực phẩm và quần áo thượng hạng.
Còn
người bình dân thích dạo quanh các sạp hàng dựng tạm ở mặt tiền chợ, trước công
trường Quách Thị Trang và hai con đường Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu. Tại
đây, có bạt ngàn hàng Tết từ bánh mứt, rượu chè, hoa vải đến mỹ phẩm, vật dụng
trang hoàng bàn thờ và nhà cửa.
Kể
cả pháo các loại từ "pháo tép" đến "pháo đại", "pháo
cối", "pháo nồi". Sau Tết Mậu Thân 1968, việc đốt pháo và bán
pháo đều bị cấm vì vấn đề an ninh. Bảng hiệu trên các sạp là loại
"băngrôn" (băng vải kẻ chữ) đủ kiểu, đủ màu ghi tên hãng sản xuất và
logo hàng hóa. Nhiều "băngrôn" không quên chạy hàng chữ "Cung
chúc tân xuân".
Từ
sáng đến đêm, chợ Tết Bến Thành rộn rã tiếng rao hàng trong các điệu nhạc xuân
náo nức. Những người bán dạo bong bóng, đồ chơi, hát rong và người bán hàng
giày dép, quần áo "mại zô" (đại hạ giá) tỏa ra khắp chợ, càng làm
khung cảnh chợ Tết huyên náo, tưng bừng.
Người
đi "sắm Tết" đổ về nơi đây, không chỉ có dân đô thành mà cNgười đi
"sắm Tết" đổ về nơi đây, không chỉ có dân đô thành mà còn có đông đảo
dân "ngoại ô" và các tỉnh. Bởi chợ nằm sát nhà ga xe lửa (nay là công
viên 23-9) và bến xe buýt, xe lam trung tâm.
Đi
chợ Tết Bến Thành mang về chút "thơm thảo" của Sài Gòn đô hội, đã trở
thành một thú vui cho không ít gia đình "lục tỉnh" và xa gần. Ngày
nay, đi thăm các nước Âu Mỹ, nếu dạo qua các chợ Giáng sinh truyền thống, hẳn
nhiều du khách Việt lớn tuổi lại chạnh lòng nhớ chợ Tết Bến Thành đã vắng bóng!
Báo xuân người lớn và báo xuân học trò
Vào
các ngày Tết ở miền Nam, bánh tét, bánh chưng và các loại trái cây - "cầu
dừa đủ xoài" là những sản vật có mặt thường xuyên trong nhà. Tuy nhiên,
còn một "đặc sản" không thể thiếu là báo xuân!
Ông
Trần Trọng Thức, một cây bút kỳ cựu trong làng báo Sài Gòn trước 1975, cho biết
báo xuân thuở đó được coi là một "giai phẩm", một món quà Tết cho bạn
đọc. Bìa báo phần nhiều không phải là hình ảnh thời sự mà thiên về nghệ thuật.
Thông
thường đó là tranh mang hương vị dân tộc hay mơ ước thanh bình, no ấm như cảnh
đồng quê, đền chùa, thiếu nữ áo dài, trẻ em tóc để chỏm.
Hoặc
hình ảnh các mỹ nhân là ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, cải lương. Đặc biệt, gắn
với năm con vật nào thì ngoài bìa và nhất là bài vở bên trong đều có hình và
chuyện kể liên quan con vật đó.
Các
"bài đinh" (bài hấp dẫn nhất) của báo xuân là "sớ Táo quân"
(nhìn lại chuyện đời một năm với con mắt hài hước), phóng sự, truyện ngắn, thơ
và những bài viết mang tính phát hiện kỳ thú.Ông Thức nói báo xuân bán chạy là
nguồn thu nhập chính cho tòa báo chứ không phải quảng cáo. Trên báo hiếm có
những bài viết theo dạng phỏng vấn nhân vật này, nhân vật kia để nhận tiền
"lăng xê" (như kiểu "bài PR" ). Người được mời viết bài và
có bài đăng báo xuân đều cảm thấy "sướng lắm", coi đấy là một niềm
hãnh diện nghề nghiệp.
Bà
Lê Thị Thu Ba - một người đang bán báo ở khu Cư xá Đô Thành, quận 3 - cho biết
bà mê báo xuân từ lúc mới vào đệ thất (lớp 6). Nhà nghèo, không có tiền mua báo
xuân, bà thường đọc báo "ké" của chị bạn hàng xóm.
Không chỉ mê đọc báo xuân, bà Thu Ba còn mê làm báo xuân ở trường mình qua hình thức bích báo (báo tường). Ở Sài Gòn, nhiều trường trung học lớn như Petrus Ký (Lê Hồng Phong hiện giờ), Gia Long (Minh Khai), các ban đại diện học sinh đều làm thiệp Tết, "đặc san" hay "giai phẩm" xuân, in ấn rất chuyên nghiệp. Làm báo xuân và rồi đem báo xuân đi giao lưu với các trường khác là một nét son tài hoa và năng động của tuổi học trò Sài Gòn!
Nhạc xuân và tâm linh ngày Tết
Nhà
văn Lưu Vĩ Lân nhớ về Tết Sài Gòn xưa với hai ấn tượng có vẻ tương phản. Ông
sôi nổi nói về "hiện tượng" giới trẻ và giới trung niên thường háo
hức tìm mua hay thâu lại các băng "nhạc xuân" mới ra lò tại thương xá
Crystal Palace hay các kiosque ở đại lộ Nguyễn Huệ. Nhiều người mê những giọng
ca "vàng" như Thái Thanh, Hoàng Oanh, Hà Thanh trình bày những bài
hát xuân bất hủ…
Nhiều
người khác thích những ban nhạc hiện đại như Shotgun, The Dreamer và những
giọng ca như Duy Quang, Elvis Phương, Thanh Lan, đem đến những giai điệu trẻ
trung. Các băng đĩa "nhạc xuân" đều có bao bì được thiết kế mỹ thuật
công phu.
Đó
thực sự là món quà đầu năm quý giá được người yêu nhạc săn đón. Ngoài nhạc
xuân, dịp Tết cũng là cảm hứng và cơ hội "vàng" cho giới văn nghệ đô
thành từ âm nhạc đến cải lương, điện ảnh, truyền hình... Trong đó, tươi vui và
nhân ái là đường nét chính của văn nghệ Tết cho đại chúng!
Mặt
khác, vào thời đó tuy chỉ là một học sinh 16-17 tuổi nhưng ông Lân vẫn thích đi
lễ Lăng Ông vào các ngày Tết như nhiều người lớn. Theo nhà văn, bên cạnh một
Sài Gòn nguy nga và tân thời, khu vực Lăng Ông và khu vực Bà Chiểu (trung tâm
của tỉnh Gia Định) là một chốn xưa cổ, rất thuần Việt.
Đêm
30, chàng "thư sinh" thả bộ đến Lăng Ông để thắp nhang và hái lộc,
qua đó "đắm mình" trong những tình cảm và suy ngẫm rất Việt. Nhiều
thế hệ Sài Gòn "đồng cảm" với ông Lân, bởi đi lễ Tết ở Lăng Ông khấn
vái, hay "xin xăm" cũng nhằm ký thác niềm tin và mong muốn vào những
điều tốt lành và chính trực.
Cổng
tam quan của Lăng Ông, một kiến trúc chỉ mới xây dựng từ đầu thập niên 1950
nhưng đầy tính dân tộc trang trọng và lạc quan. Hình ảnh đó từng được đưa lên
giấy bạc, poster cổ động du lịch, sách báo, trở thành một ký ức đẹp của người
đô thành từ già đến trẻ.
Tết
Sài Gòn xưa, từ thuở Phiên An đến đô thành hoa lệ vẫn còn nhiều điều chưa thể
kể hết trên những trang báo ngắn ngủi.
Tất cả di sản Sài Gòn xưa đều đáng được nâng niu và tái hiện qua các phương tiện triển lãm, lễ hội, phim ảnh và sách báo... Hiện tại rất vui được chứng kiến nhiều nhóm bạn trẻ đang phục dựng "cổ phục", "cầm ca", tranh ảnh, lễ hội xưa, trong đó có Tết Sài Gòn !
PHÚC TIẾN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.