Các gia đình Colombia có người thân bị bắt cóc hoặc mất tích trong Ngày quốc tế các nạn nhân bị mất tích ngoài ý muốn. Ảnh chụp ngày 30/08/2018. |
Tại Colombia, nhóm « Những người tìm kiếm »
gồm các bà mẹ mang biểu ngữ tại các địa điểm giao thông công cộng, cùng
với ảnh của những người con đã biến mất không tin tức. Họ phân phát các
tài liệu liên quan đến 83.000 trường hợp mất tích trong cuộc nội chiến
kéo dài hơn nửa thế kỷ.
Ở Mêhicô, có 40.000 người được cho là bị bắt đi mất tích, và hiện nay vẫn còn 26.000 xác người vô thừa nhận.
Tổ
chức Di dân Quốc tế (OIM) nhấn mạnh đến sự tuyệt vọng của thân nhân
những di dân bị mất tích, được ước tính khoảng 75.000 người kể từ năm
1996. Nhóm công tác Liên Hiệp Quốc kêu gọi các Nhà nước can thiệp trong
việc tìm kiếm những người bị mất tin tức trên đường di cư, và điều tra
về các tội phạm liên quan.
Tại châu Á, Liên đoàn Quốc tế Nhân
quyền (FIDH) ghi nhận trên 500 trường hợp mất tích bí ẩn ở Bangladesh,
trong đó có các nhà đối lập.
Chính
quyền Đài Loan hôm 30/08/2019 yêu cầu Trung Quốc cho biết thông tin về
trường hợp Lee Meng Chu, một tình nguyện viên đã mất tích từ 10 ngày qua
sau khi công bố các hình ảnh quân đội Trung Quốc tập trung ồ ạt gần
biên giới Hồng Kông.
Trên Libération ngày 30/08, luật sư nhân
quyền Đằng Bưu (Teng Biao) tố cáo tình trạng bắt người một cách bí mật
là chủ trương được thực hiện một cách có hệ thống của nhà cầm quyền
Trung Quốc, trong đó luật sư Cao Trí Thịnh (Gao Zhisheng) và ông là
những bằng chứng sống.
Liên Hiệp Quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày quốc tế
các nạn nhân bị mất tích ngoài ý muốn kể từ năm 2011 nhằm chống lại
tình trạng bí mật bắt người, vốn phổ biến nơi các chế độ độc tài, và
ngày nay trở thành phuơng tiện để đàn áp đối lập chính trị. Có 98 quốc
gia ký vào Công ước quốc tế liên quan, nhưng không có Trung Quốc.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.