Nhà văn Úc gốc Hoa Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) chúc mừng năm mới trên Twitter của ông. Ảnh chụp lại từ một video trên mạng xã hội. |
Le Monde số đề ngày hôm nay 29/08/2019ghi nhận « Việc Trung Quốc bắt giữ một nhà văn Úc gây căng thẳng với Canberra ».
Nhà trí thức đấu tranh cho dân chủ Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) bị
bắt hồi đầu năm khi đến Quảng Châu, và đến bây giờ thì mới bị cáo buộc
tội « làm gián điệp ».
Có nghĩa là đến bảy tháng sau, lý do bắt nhà văn Úc gốc Hoa mới được đưa ra. Ngoại trưởng Úc Marise Payne lớn tiếng phản đối :
« Nếu Dương Hằng Quân bị bắt vì lý do chính trị, thì phải trả tự do cho
ông ấy. Tôi sẽ tiếp tục biện hộ cho ông Dương cho đến khi có được lời
giải thích thỏa đáng về việc bắt giữ, ông phải được đối xử nhân đạo và
được cho về nhà ». Bà Payne đã chất vấn chính quyền Trung Quốc năm lần, khẳng định cáo buộc gián điệp là « vô căn cứ », trong khi tội danh này có khung hình phạt từ ba năm tù cho đến tử hình.
Càng bất đồng với phương Tây, càng dễ bắt người
Có
bằng tiến sĩ của một trường đại học công nghệ ở Sydney, nhập tịch Úc
năm 2002, Dương Hằng Quân là tác giả của nhiều cuốn sách trong đó các
một số tiểu thuyết tình báo. Ông đã nhiều lần chỉ trích chế độ cộng sản
Bắc Kinh, nhất là trên mạng xã hội. Sống tại New York với tư cách nhà
nghiên cứu của trường đại học Columbia, ông bị bắt khi sang Trung Quốc,
bị giam ở một nơi bí mật, gia đình và luật sư không được thăm viếng.
Giáo
sư Rory Madcalf, trường An ninh Quốc gia thuộc Đại học quốc gia Úc ở
Canberra nhận xét giọng điệu của ngoại trưởng Payne là « đặc biệt cứng rắn về ngoại giao ».
Ông cảnh báo trong những năm tới, nhiều chính phủ châu Âu sẽ phải đối
mặt với tình trạng tương tự, khi các vấn đề bất đồng giữa Trung Quốc với
phương Tây ngày càng nhiều.
Cũng
như Úc, Canada có hai công dân – một nhà cựu ngoại giao chuyển sang
nghiên cứu và một nhà tư vấn – đã bị bắt giữ tùy tiện từ tháng 12/2018,
rõ ràng để trả đũa vụ giám đốc tài chính của Hoa Vi bị bắt ở Vancouver
theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ.
Ông Quế Dân Hải (Gui Minhai), chủ một nhà xuất bản ở Hồng Kông, bị Bắc Kinh bắt cóc. |
Một trường hợp khác là Quế Dân Hải
(Gui Minhai), chuyên xuất bản những cuốn sách phê phán đảng Cộng Sản
Trung Quốc ở Hồng Kông, bị bắt cóc và sau đó xuất hiện « tự thú » trên
truyền hình nhà nước. Ông Quế mang quốc tịch Thụy Điển, nhưng cho đến
nay Bắc Kinh vẫn làm ngơ trước các vận động của Stockholm.
Người gốc Hoa trên toàn thế giới bị coi là thần dân Bắc Kinh
Giáo sư Medcalf gọi đây là một « nền ngoại giao con tin ». Ông cho rằng Trung Quốc không đơn thuần tấn công Úc trong trường hợp nhà văn Dương Hằng Quân, mà vụ này « phản ánh một xu hướng rất tiêu cực trong quan hệ giữa Trung Quốc và nhiều nước ». Bắc Kinh gởi đi thông điệp rằng họ «
coi tất cả những người gốc Hoa trên khắp thế giới là những cá nhân phải
tuân lệnh Trung Quốc, và dùng cái cớ an ninh quốc gia để răn đe những
người chỉ trích ».
Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu
của Úc, mua quặng sắt và than đá Úc. Nhưng Canberra ngày càng khó chấp
nhận cánh tay nối dài của Bắc Kinh khuấy đảo chính trường Úc, vươn ra
tận các đảo Thái Bình Dương.
Năm 2018 Úc thông qua một loạt các
luật nhằm chống lại sự lũng đoạn chính trị của nước ngoài, và tuần này
đã mở điều tra về món tiền của một đại gia Trung Quốc là Hoàng Hướng Mặc
(Huang Xiangmo) tặng cho một thành viên của đảng Lao Động Úc trước cuộc
bầu cử năm 2015.
Hôm qua 28/8, một nhóm đặc nhiệm đã được thành
lập với nhiệm vụ nhận dạng ảnh hưởng nước ngoài tại các trường đại học
Úc, sau khi xảy ra các vụ sinh viên Hoa lục tấn công sinh viên Hồng
Kông.
Đến lượt doanh nghiệp bị đánh giá bằng « điểm tín nhiệm »
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Les Echos đề
cập đến tình trạng các công ty ngoại quốc bị « Big Brother » dò xét.
Bắc Kinh lập ra một hệ thống tín nhiệm xã hội để đánh giá theo các tiêu
chí của Trung Quốc, và các doanh nghiệp châu Âu tại đây lo ngại đây là
một thứ « quyền sinh quyền sát ».
Sau hệ thống Skynet chuyên giám
sát người dân bằng các camera nhận diện, nay đến lượt « corporate social
credit system » đang được thử nghiệm ở một số thành phố Trung Quốc và
có thể được phổ biến toàn quốc từ năm tới. Trí tuệ nhân tạo và Big Data,
vốn nằm trong số những ưu tiên đầu tư hàng đầu của Bắc Kinh, sẽ đánh
giá các công ty ngoại quốc theo 300 tiêu chí và cập nhật thường xuyên để
tưởng thưởng hay trừng phạt.
Phòng thương mại Châu Âu tại Bắc
Kinh hôm qua báo động, những doanh nghiệp nào bị cho vào danh sách đen
không chỉ bị phạt, mà còn bị thanh tra thường xuyên, bị chậm trễ ở hải
quan, thậm chí có thể là mục tiêu của một chiến dịch tố cáo…Tuy nhiên
giới doanh nhân châu Âu lại chưa chuẩn bị để đối phó.
Mộ luật sư Serguei Magnitski tại Matxcơva, 11/03/2013. |
Vụ Magnitski : Nga bị Tòa án Nhân quyền Châu Âu kết án
Trên lãnh vực nhân quyền, Le Monde
chú ý đến việc Nga bị Tòa án Nhân quyền Châu Âu (CEDH) kết án trong vụ
Magnitski : Matxcơva phải chịu trách nhiệm về cái chết trong tù của vị
luật sư chống tham nhũng hồi năm 2009.
Gần 10 năm sau khi qua đời
trong một trại giam Matxcơva, hôm 27/8 ông Serguei Magnitski đã giành
được thắng lợi. Thường xuyên bị đánh đập trong 11 tháng tạm giam, ông bị
bỏ mặc trong xà lim và cuối cùng bị đánh chết.
Vị luật sư 36
tuổi này bị bắt năm 2008 với cáo buộc gian lận thuế, sau khi tố cáo một
hệ thống trốn thuế lên đến 130 triệu euro do cảnh sát và quan chức thuế
vụ cầm đầu. Ông bị buộc tội bởi chính những người mà mình tố cáo. Trong
nhật ký, Serguei Magnitski kể lại những lần bị hành hạ, nhưng càng khiếu
nại thì điều kiện giam giữ lại càng tệ hại hơn. Trước khi chết, chính
ông đã kiện lên CEDH, một quá trình dài hơi được mẹ và vợ ông theo đuổi
sau đó.
Đảo lộn liên minh trên chính trường Ý
Thời
sự châu Âu chiếm trang nhất các báo Pháp hôm nay với việc thủ tướng Anh
Boris Johnson đình chỉ hoạt động của Quốc Hội năm tuần, còn tại Ý, hai
đảng có quan điểm rất khác nhau bắt tay lập chính phủ. Tít trang nhất
của Les Echos nói về « Coup de Trafalgar » (sự kiện gây hậu quả nghiêm trọng) của Boris Johnson, Libération chạy tựa « Brexit : Ngày càng cứng rắn hơn ». Le Figaro nhấn mạnh việc « Đảo ngược liên minh ở Ý để chặn Salvini ». Về nội tình nước Pháp, Le Monde giải thích « Vì sao tổng thống Macron tỏ ra linh hoạt hơn về chính sách hưu bổng », còn La Croix quan tâm đến việc « Cảnh sát và công dân tái lập đối thoại ».
Tổng thống Ý Sergio Mattarella tiếp thủ tướng Giuseppe Conte tại Roma ngày 29/08/2019. |
Trong bài « Cánh tả Ý quay lại nắm quyền với một liên minh chưa từng thấy », Le Figaro dẫn nhận định của tờ báo Ý Corriere della Sera, cho rằng đây là « một chính phủ theo nhu cầu », mà nhiệm vụ trước hết là ngăn chận phó thủ tướng cực hữu Matteo Salvini, và tránh một cuộc bầu cử trước thời hạn.
Ông Lorenzo De Sio, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử (CISE) nhận xét : «
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Ý mà chính phủ từ cực hữu bỗng
chuyển sang cánh tả với cùng một thủ tướng, mà không thông qua lá phiếu
». Và chỉ 20 ngày sau khi ông Salvini khởi đầu khủng hoảng hôm 8/8 –
cuộc khủng hoảng đã khiến cho hai đảng dù rất ghét nhau phải xích lại
gần nhau, vì cả hai đều có nguy cơ thua cuộc nếu tổ chức bầu trước hạn.
Loan
báo về liên minh giữa đảng Dân Chủ (cánh tả) và Phong trào 5 Sao tức
M5S (chống hệ thống) khiến Bruxelles thở phào nhẹ nhõm, thoát khỏi bóng
ma một chính phủ cực hữu Ý vẫn ám ảnh từ đầu tháng Tám. Kết thúc mộtcuộc « chiến tranh du kích » do Matteo Salvini áp đặt, « làm đầu độc bầu không khí chính trị châu Âu » - theo Eric Maurice thuộc Fondation Schuman.
Trong bài xã luận mang tựa đề « Lễ tân hôn kiểu Ý », Le Figaro
ví von, chính trường nước Ý cứ như một sân khấu liên tục đổi vở, và
thường là hài kịch. Sau khi lãnh đạo một chính phủ phản tự nhiên giữa
Liên Đoàn và M5S, có thể so sánh giữa cực hữu và cực tả, ông Giuseppe
Conte lại tiếp tục làm thủ tướng với một nội các cánh tả liên minh với
cực tả.
Tuy nhiên liệu đây có thể là một chính phủ bền vững, khi
được lập ra trong thời gian rất ngắn, dựa trên những căn bản bất định
với một chiến lược phòng thủ là chính ? Một nhà nghiên cứu cảnh báo, nếu
chính phủ này thất bại, thì ông Salvini sẽ độc quyền đối lập, có thể
thắng cử trong lần tới.
Nghị viện Anh, 23/03/2019. |
Cú sốc Nghị viện tại Anh
Còn tại nước Anh, Libération
khi đề cập đến cú sốc do thủ tướng Boris Johnson gây ra qua việc cho
Nghị viện tạm ngưng hoạt động, cho rằng thật ra thủ tục này là hợp pháp.
Mục đích rất rõ ràng : hạn chế tối đa thời gian của các nghị sĩ để có
thể phản đối lại một « Brexit cứng » mà ông Johnson mong muốn.
Có
thể biện minh rằng Boris Johnson chỉ áp dụng một cách thô bạo quyết
định của người dân lúc trưng cầu dân ý. Nhưng đó là quyết định nào ?
Nhân dân Anh chọn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, điều này không bàn cãi,
nhưng có phải họ chọn một « Brexit cứng » hay không ? Dư luận, cũng như
Nghị viện, được chia không phải thành hai mà thành ba luống khác nhau.
Những
người muốn ở lại trong Liên hiệp Châu Âu chiếm 40% số người bỏ phiếu,
số còn lại chia làm hai phe Brexit « hard » và « soft ». Nói cách khác,
số « Brexit hard » như ông Johnson chỉ là thiểu số. Ông không cần biết,
mà cố làm lấy được. Libération gọi đây là một sự « lừa đảo » : gọi tên
nhân dân khi nghĩ giống mình và mặc kệ họ nếu có suy nghĩ khác. Theo
logic dân chủ, lẽ ra phải tổ chức bỏ phiếu rộng rãi, và chỉ khi nào
chiến thắng, ông Boris Johnson mới có thể nhân danh ý nguyện người dân.
Trong khi chờ đợi, theo tờ báo, chỉ có một nhóm « phiến loạn » đang núp
sau luật pháp.
Chuyên gia về Brexit Aurélien Antoine cho rằng ông
Boris Johnson đã tính toán kỹ lưỡng, qua động thái này ông muốn đến
Bruxelles với thế mạnh, không bị Nghị Viện ngáng chân như đã ba lần bác
bỏ thỏa thuận do bà Theresa May thương lượng. Theo nhà phân tích này,
đây là hành động hết sức khôn ngoan của ông Johnson.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân gặp tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại hội nghị G7 ở Biarritz, 26/08/2019. |
Donald Trump, một người chiến thắng khác ở G7
Nhìn sang nước Mỹ, Libération nói về « Donald Trump, một người chiến thắng khác ở Biarritz », theo tác giả Laurent Joffrin.
Đa
số các nhà phê bình đều hoan nghênh thành công của tổng thống Pháp
Emmanuel Macron, và họ có lý. Nhưng không chỉ có Macron, mà còn có một
người chiến thắng khác ở G7 đã trở thành G2 : Donald Trump. Ngọt ngào,
hòa nhã, nhiệt tình, hay ca ngợi…con cọp sang cả ở Nhà Trắng đã trở
thành một chú mèo hiền lành. Thời khắc này đã giúp ông Trump trở thành
một nguyên thủ đầy trách nhiệm, và giống như tổng thống Theodore
Roosevelt đã nói, có thể « nói năng dịu dàng với một cây gậy to ».
Không
chỉ được lên điểm trong thời kỳ vận động tranh cử, ông còn ra về với
vài món quà trong túi. Trước hết là hồ sơ Iran, giờ đây theo tổng thống
Pháp, có thể thương lượng một hiệp ước mới rộng hơn, gạt bỏ nguy cơ phát
triển vũ khí nguyên tử, bảo đảm ổn định khu vực. Đây cũng chính là mục
tiêu mà Donald Trump đề ra khi hủy ngang thỏa thuận mà Obama đã ký với
Teheran. Ông cũng đồng ý với số tiền 20 triệu đô la giúp Brazil chống
cháy rừng. Trump chấp nhận hành động « xanh » mang tính biểu tượng này,
vừa được tiếng thơm vừa khiến chủ nhà vui lòng, nhưng hai ngày sau lại
lên tiếng ủng hộ « người phóng hỏa » Bolsonaro.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.