Nhà báo Phạm Chí Dũng trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Saigon ngày 11/05/2014. |
Bài đăng : Thứ bảy 17 Tháng Năm 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 17 Tháng Năm 2014
Sáng sớm
hôm nay 17/05/2014 tiến sĩ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã nhận được
giấy triệu tập của Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi làm việc suốt
buổi sáng, cơ quan chức năng yêu cầu nhà báo Phạm Chí Dũng không đi biểu
tình ngày mai. Được biết hôm 13/5, ông đã đưa ra lời kêu gọi toàn quốc
xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông vào ngày Chủ nhật
18/5.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà báo Phạm Chí Dũng ngay sau khi ông vừa « làm việc » xong với cơ quan công an.
RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Được biết sáng nay anh đã nhận được giấy triệu tập của công an, sự việc diễn ra như thế nào thưa anh ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Mới đầu giờ sáng tôi đã nhận được giấy mời triệu tập, và tôi nghĩ ngay rằng cuộc biểu tình ngày mai sẽ rất có ý nghĩa. Và chắc chắn là họ không muốn tôi đi dự cuộc biểu tình đó.
Tôi đến cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tại số 4 Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh đúng hẹn. Họ hỏi tôi xoay quanh các bài viết của tôi, hỏi số lượng bài viết cũng như số cuộc trả lời phỏng vấn. Tôi cũng trả lời thành thực là trong một năm qua tôi đã viết khoảng hơn 200 bài cho các đài quốc tế Việt ngữ, và trả lời hơn 100 cuộc phỏng vấn cho báo chí nước ngoài.
Nhưng họ không xoáy sâu vào nội dung các bài viết của tôi, mà đặt vấn đề về cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 18/5. Và dường như họ nhấn mạnh về lời kêu gọi cả nước xuống đường của tôi.
Đến cuối buổi làm việc thì họ đưa cho tôi giấy triệu tập lần thứ hai, là sáng mai, tức ngày 18/5, và họ đề nghị tôi đừng đi biểu tình. Tại vì tình hình rất phức tạp, rất lộn xộn, và có thể có những hoạt động quá khích : đập phá, đốt phá… cũng giống như ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua. Đó là nội dung mà họ thông tin cho tôi biết.
Cuối cùng họ đề nghị tôi ký xác nhận về hàng loạt bài viết của tôi trên mạng cũng như trên các đài quốc tế Việt ngữ. Nhưng tôi không đồng ý ký ngay tại cơ quan an ninh điều tra, vì tôi cho rằng câu chữ trong các bài viết mà họ đưa cho tôi có thể bị sửa. Do đó tôi đã yêu cầu họ đi theo tôi về nhà, và tôi in bài trên máy của tôi ra, sau đó tôi mới đồng ý ký tên.
RFI : Còn việc anh đi biểu tình ngày mai thì sao ?
Cùng ngày hôm nay khi tôi đến cơ quan an ninh điều tra làm việc, thì lần đầu tiên trang nguyentandung.org, vốn là một trang bị coi là mạo danh Thủ tướng chính phủ, lại đưa một bài về tôi rất quyết liệt. Họ cho tôi là một kẻ gian xảo, đã cấu kết và nhận sự chỉ đạo của các tổ chức phản động nước ngoài, để tung ra lời kêu gọi biểu tình cho ngày 18/5. Tôi không biết trang này thực sự như thế nào, nhưng họ đưa ra những vấn đề mà tôi nghĩ rằng màu sắc của họ thay đổi như tắc kè.
Dựa theo tinh thần đó thì tôi có thể thấy rằng có những sự khó khăn khá lớn đang chờ đợi tôi ở phía trước, nếu ngày mai tôi bước ra đường biểu tình cùng với đồng bào của mình. Mặc dù đó là một cuộc biểu tình hết sức chính đáng, nếu chiếu theo tinh thần công điện của Thủ tướng chính phủ ngày 15/5 vừa qua, là « việc làm chính đáng ». Vì tất cả mục đích cũng chỉ nhắm tới việc phản kháng hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Đồng thời cuộc biểu tình theo tôi còn có ý nghĩa là để cho thế giới thấy rằng Việt Nam là đúng, Việt Nam là chính nghĩa. Người dân Việt Nam cũng có quyền xuống đường thể hiện quyền tự do chính kiến, tự do ngôn luận, tiếng nói riêng của mình về vấn đề Trung Quốc, và phản biện đối với sự nhu nhược của nhà cầm quyền, về thái độ với Trung Quốc trong thời gian vừa qua.
Vì vậy tôi rất tiếc là ngày mai tôi sẽ không thể đi cùng với đồng bào của mình xuống đường để biểu thị tinh thần phản kháng Trung Quốc.
RFI : Nhưng với lời kêu gọi toàn quốc xuống đường mới đây, có lẽ những gì có thể đóng góp được thì anh đã đóng góp rồi ?
Còn quá ít ỏi đối với dân tộc này, và còn quá ít ỏi đối với tôi ! Nhưng mà tôi mong rằng trước khi giàn khoan HD-981 của Trung Quốc phải rút khỏi Biển Đông – một ngày nào đó hy vọng là nó sẽ phải rút khỏi Biển Đông - thì các cuộc tuần hành, biểu tình vấn tiếp diễn.Và tôi hy vọng dần dần đó sẽ là cuộc biểu tình của số đông, của sự đồng lòng ba miền Nam Trung Bắc, của tất cả các tỉnh thành trong nước ; cuối cùng sẽ dẫn tới một đám đông vĩ đại, có thể thay đổi cả một thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc.
RFI : Nhưng những sự kiện mới đây ở Bình Dương và Hà Tĩnh đã khiến chính quyền lo ngại những cuộc xuống đường đông người ?
Họ cần phải phân biệt biểu tình quá khích và biểu tình ôn hòa khác nhau như thế nào, không để con sâu làm rầu nồi canh. Ngày hôm qua 17/5 Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã chính thức thông tin cho báo chí biết rằng tất cả những kẻ gây rối ở Bình Dương và Đồng Nai không phải là công nhân.
Công nhân Việt Nam không có truyền thống và không có bản chất đi gây rối, đập phá và giết người như vậy. Tất cả là một đám côn đồ không biết từ đâu ra, và hiện nay dư luận cũng đang đặt câu hỏi rất lớn : Ai đứng đằng sau mà để cho khi đám côn đồ hoành hành dẫn các đoàn biểu tình ở Bình Dương, Đồng Nai và đốt phá, đập phá hàng mấy chục nhà máy, thì lại không thấy bóng dáng lực lượng cảnh sát giao thông và cảnh sát cơ động đâu ?
RFI : Vừa rồi Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo lại kêu gọi không biểu tình. Anh có thấy việc này là bất nhất, khi công điện của Thủ tướng nói rằng biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép là việc làm chính đáng ?
Không chỉ bất nhất với công điện của Thủ tướng, mà một lần nữa lại cho thấy sự phân hóa ngày càng sâu sắc trong chính nội bộ của chính phủ về vấn đề này. Vì nếu chiếu theo quyền được tự do lên tiếng và quyền phản đối chính đáng của người dân đối với vấn đề sự can thiệp của Trung Quốc, thì không lý do gì ngăn chặn, khống chế và cô lập người dân, để người dân không xuống đường biểu tình. Đây không phải là biểu tình để lật đổ chế độ, lật đổ đảng cầm quyền, mà đây là sự phản kháng chính đáng của người dân đối với Trung Quốc.
Nếu cứ ngăn chận người dân như thế này, đến một lúc nào đó, liệu khi mà xung đột với Trung Quốc hoặc sự căng thẳng với Trung Quốc có thể dẫn tới tình trạng chiến tranh – dù là ở quy mô nhỏ, và Nhà nước muốn huy động một lực lượng biểu tình của dân chúng để phản đối Trung Quốc, thì liệu còn huy động được không ? Và nếu như tình trạng chiến tranh với Trung Quốc mà nổ ra sâu rộng hơn, thì liệu lệnh tổng động viên ở Việt Nam có thực hiện được hay không ?
Đó là một câu hỏi mà Nhà nước Việt Nam phải đặt ra. Và câu hỏi đó đã được trả lời một phần nào ngày hôm nay, khi ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký công điện không cho biểu tình. Đây lại thêm một bước lùi nữa trong mối tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy thêm một lần nữa, một bộ phận trong Nhà nước Việt Nam biểu lộ thái độ nhu nhược, chủ hòa và có thể dẫn tới chủ bại đối với Trung Quốc. Và như vậy, đó chính là họa diệt vong mất nước !
RFI : Người dân Việt trong và ngoài nước đều sôi sục từ khi chính quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan khổng lồ đến vùng biển Hoàng Sa. Có lẽ đây cũng là cơ hội để biểu lộ quyết tâm đối với Trung Quốc, đồng thời khiến cho thế giới thấy rõ hơn mặt thật « quyền lực mềm » của chế độ Tập Cận Bình ?
Không chỉ đó là cơ hội, mà tôi cho rằng chúng ta phải cảm ơn Trung Quốc. Vì nếu không có sự xâm lấn của Trung Quốc ít nhất là từ năm 2011 đến nay, không có sự kiện giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm lăng Biển Đông, thì sẽ không có dịp để chúng ta đo lường được lòng dân Việt Nam như thế nào.
Rất tiếc là cho tới nay Nhà nước Việt Nam đã không hề tổ chức được một Hội nghị Diên Hồng nào để nghe ý kiến dân chúng. Một Hội nghị Diên Hồng như ở Bình Than thời Trần, mà có thể tập hợp được tính đồng nguyên, tính dân tộc, lòng dân và sự thống nhất giữa các lực lượng để chống ngoại xâm. Mà như vậy thì tình hình sẽ đi về đâu ???
RFI : Chúng tôi xin rất cám ơn nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành cho RFI Việt ngữ cuộc phỏng vấn hôm nay.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140517-pham-chi-dung-vi-sao-tu-choi-quyen-bieu-tinh-chinh-dang-cua-nguoi-dan
RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Được biết sáng nay anh đã nhận được giấy triệu tập của công an, sự việc diễn ra như thế nào thưa anh ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Mới đầu giờ sáng tôi đã nhận được giấy mời triệu tập, và tôi nghĩ ngay rằng cuộc biểu tình ngày mai sẽ rất có ý nghĩa. Và chắc chắn là họ không muốn tôi đi dự cuộc biểu tình đó.
Tôi đến cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tại số 4 Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh đúng hẹn. Họ hỏi tôi xoay quanh các bài viết của tôi, hỏi số lượng bài viết cũng như số cuộc trả lời phỏng vấn. Tôi cũng trả lời thành thực là trong một năm qua tôi đã viết khoảng hơn 200 bài cho các đài quốc tế Việt ngữ, và trả lời hơn 100 cuộc phỏng vấn cho báo chí nước ngoài.
Nhưng họ không xoáy sâu vào nội dung các bài viết của tôi, mà đặt vấn đề về cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 18/5. Và dường như họ nhấn mạnh về lời kêu gọi cả nước xuống đường của tôi.
Đến cuối buổi làm việc thì họ đưa cho tôi giấy triệu tập lần thứ hai, là sáng mai, tức ngày 18/5, và họ đề nghị tôi đừng đi biểu tình. Tại vì tình hình rất phức tạp, rất lộn xộn, và có thể có những hoạt động quá khích : đập phá, đốt phá… cũng giống như ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua. Đó là nội dung mà họ thông tin cho tôi biết.
Cuối cùng họ đề nghị tôi ký xác nhận về hàng loạt bài viết của tôi trên mạng cũng như trên các đài quốc tế Việt ngữ. Nhưng tôi không đồng ý ký ngay tại cơ quan an ninh điều tra, vì tôi cho rằng câu chữ trong các bài viết mà họ đưa cho tôi có thể bị sửa. Do đó tôi đã yêu cầu họ đi theo tôi về nhà, và tôi in bài trên máy của tôi ra, sau đó tôi mới đồng ý ký tên.
RFI : Còn việc anh đi biểu tình ngày mai thì sao ?
Cùng ngày hôm nay khi tôi đến cơ quan an ninh điều tra làm việc, thì lần đầu tiên trang nguyentandung.org, vốn là một trang bị coi là mạo danh Thủ tướng chính phủ, lại đưa một bài về tôi rất quyết liệt. Họ cho tôi là một kẻ gian xảo, đã cấu kết và nhận sự chỉ đạo của các tổ chức phản động nước ngoài, để tung ra lời kêu gọi biểu tình cho ngày 18/5. Tôi không biết trang này thực sự như thế nào, nhưng họ đưa ra những vấn đề mà tôi nghĩ rằng màu sắc của họ thay đổi như tắc kè.
Dựa theo tinh thần đó thì tôi có thể thấy rằng có những sự khó khăn khá lớn đang chờ đợi tôi ở phía trước, nếu ngày mai tôi bước ra đường biểu tình cùng với đồng bào của mình. Mặc dù đó là một cuộc biểu tình hết sức chính đáng, nếu chiếu theo tinh thần công điện của Thủ tướng chính phủ ngày 15/5 vừa qua, là « việc làm chính đáng ». Vì tất cả mục đích cũng chỉ nhắm tới việc phản kháng hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Đồng thời cuộc biểu tình theo tôi còn có ý nghĩa là để cho thế giới thấy rằng Việt Nam là đúng, Việt Nam là chính nghĩa. Người dân Việt Nam cũng có quyền xuống đường thể hiện quyền tự do chính kiến, tự do ngôn luận, tiếng nói riêng của mình về vấn đề Trung Quốc, và phản biện đối với sự nhu nhược của nhà cầm quyền, về thái độ với Trung Quốc trong thời gian vừa qua.
Vì vậy tôi rất tiếc là ngày mai tôi sẽ không thể đi cùng với đồng bào của mình xuống đường để biểu thị tinh thần phản kháng Trung Quốc.
RFI : Nhưng với lời kêu gọi toàn quốc xuống đường mới đây, có lẽ những gì có thể đóng góp được thì anh đã đóng góp rồi ?
Còn quá ít ỏi đối với dân tộc này, và còn quá ít ỏi đối với tôi ! Nhưng mà tôi mong rằng trước khi giàn khoan HD-981 của Trung Quốc phải rút khỏi Biển Đông – một ngày nào đó hy vọng là nó sẽ phải rút khỏi Biển Đông - thì các cuộc tuần hành, biểu tình vấn tiếp diễn.Và tôi hy vọng dần dần đó sẽ là cuộc biểu tình của số đông, của sự đồng lòng ba miền Nam Trung Bắc, của tất cả các tỉnh thành trong nước ; cuối cùng sẽ dẫn tới một đám đông vĩ đại, có thể thay đổi cả một thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc.
RFI : Nhưng những sự kiện mới đây ở Bình Dương và Hà Tĩnh đã khiến chính quyền lo ngại những cuộc xuống đường đông người ?
Họ cần phải phân biệt biểu tình quá khích và biểu tình ôn hòa khác nhau như thế nào, không để con sâu làm rầu nồi canh. Ngày hôm qua 17/5 Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã chính thức thông tin cho báo chí biết rằng tất cả những kẻ gây rối ở Bình Dương và Đồng Nai không phải là công nhân.
Công nhân Việt Nam không có truyền thống và không có bản chất đi gây rối, đập phá và giết người như vậy. Tất cả là một đám côn đồ không biết từ đâu ra, và hiện nay dư luận cũng đang đặt câu hỏi rất lớn : Ai đứng đằng sau mà để cho khi đám côn đồ hoành hành dẫn các đoàn biểu tình ở Bình Dương, Đồng Nai và đốt phá, đập phá hàng mấy chục nhà máy, thì lại không thấy bóng dáng lực lượng cảnh sát giao thông và cảnh sát cơ động đâu ?
RFI : Vừa rồi Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo lại kêu gọi không biểu tình. Anh có thấy việc này là bất nhất, khi công điện của Thủ tướng nói rằng biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép là việc làm chính đáng ?
Không chỉ bất nhất với công điện của Thủ tướng, mà một lần nữa lại cho thấy sự phân hóa ngày càng sâu sắc trong chính nội bộ của chính phủ về vấn đề này. Vì nếu chiếu theo quyền được tự do lên tiếng và quyền phản đối chính đáng của người dân đối với vấn đề sự can thiệp của Trung Quốc, thì không lý do gì ngăn chặn, khống chế và cô lập người dân, để người dân không xuống đường biểu tình. Đây không phải là biểu tình để lật đổ chế độ, lật đổ đảng cầm quyền, mà đây là sự phản kháng chính đáng của người dân đối với Trung Quốc.
Nếu cứ ngăn chận người dân như thế này, đến một lúc nào đó, liệu khi mà xung đột với Trung Quốc hoặc sự căng thẳng với Trung Quốc có thể dẫn tới tình trạng chiến tranh – dù là ở quy mô nhỏ, và Nhà nước muốn huy động một lực lượng biểu tình của dân chúng để phản đối Trung Quốc, thì liệu còn huy động được không ? Và nếu như tình trạng chiến tranh với Trung Quốc mà nổ ra sâu rộng hơn, thì liệu lệnh tổng động viên ở Việt Nam có thực hiện được hay không ?
Đó là một câu hỏi mà Nhà nước Việt Nam phải đặt ra. Và câu hỏi đó đã được trả lời một phần nào ngày hôm nay, khi ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký công điện không cho biểu tình. Đây lại thêm một bước lùi nữa trong mối tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy thêm một lần nữa, một bộ phận trong Nhà nước Việt Nam biểu lộ thái độ nhu nhược, chủ hòa và có thể dẫn tới chủ bại đối với Trung Quốc. Và như vậy, đó chính là họa diệt vong mất nước !
RFI : Người dân Việt trong và ngoài nước đều sôi sục từ khi chính quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan khổng lồ đến vùng biển Hoàng Sa. Có lẽ đây cũng là cơ hội để biểu lộ quyết tâm đối với Trung Quốc, đồng thời khiến cho thế giới thấy rõ hơn mặt thật « quyền lực mềm » của chế độ Tập Cận Bình ?
Không chỉ đó là cơ hội, mà tôi cho rằng chúng ta phải cảm ơn Trung Quốc. Vì nếu không có sự xâm lấn của Trung Quốc ít nhất là từ năm 2011 đến nay, không có sự kiện giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm lăng Biển Đông, thì sẽ không có dịp để chúng ta đo lường được lòng dân Việt Nam như thế nào.
Rất tiếc là cho tới nay Nhà nước Việt Nam đã không hề tổ chức được một Hội nghị Diên Hồng nào để nghe ý kiến dân chúng. Một Hội nghị Diên Hồng như ở Bình Than thời Trần, mà có thể tập hợp được tính đồng nguyên, tính dân tộc, lòng dân và sự thống nhất giữa các lực lượng để chống ngoại xâm. Mà như vậy thì tình hình sẽ đi về đâu ???
RFI : Chúng tôi xin rất cám ơn nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành cho RFI Việt ngữ cuộc phỏng vấn hôm nay.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140517-pham-chi-dung-vi-sao-tu-choi-quyen-bieu-tinh-chinh-dang-cua-nguoi-dan
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.