Bài đăng : Thứ bảy 31 Tháng Năm 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 31 Tháng Năm 2014
Sài Linh (Chai Ling), cựu lãnh tụ sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 hôm 29/05/2014 trước Quốc hội Hoa Kỳ khẳng định, đại sứ Mỹ tại Trung Quốc vào thời đó đã thổ lộ là Washington không hề ngó ngàng đến phong trào.
Sài Linh, lãnh tụ các sinh viên xuống đường đòi dân chủ, cho
biết cô đã từng hy vọng Hoa Kỳ sẽ can thiệp, trong vụ đàn áp đẫm máu của
Bắc Kinh đêm 3 rạng 4 tháng Sáu năm 1989 làm cho hàng trăm thậm chí
hàng ngàn người chết.
Trong buổi điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát, cô Sài Linh nói: “Chúng tôi đã ở lại trên quảng trường Thiên An Môn cho đến sáu giờ sáng. Đã hy vọng rằng người Mỹ sẽ đến giúp đỡ, nhưng người Mỹ chẳng bao giờ đến”.
Sài Linh - đã trốn khỏi Trung Quốc đến Hồng Kông trong một container, sau đó tới Pháp rồi đến Mỹ - kể tiếp, cô đã nói chuyện với đại sứ Hoa Kỳ thời đó là James Lilley sau khi ông này rời Bắc Kinh. “Tôi hỏi ông ấy: Thưa ông, tại sao? Tại sao người Mỹ lại không đến?” Và ông đã nói riêng với tôi: ‘Họ chẳng thèm quan tâm’. Tôi cảm thấy rụng rời, nhưng buồn thay, đó lại là sự thật!”
Cô cho biết cũng đã gặp Phó Tổng thống Mỹ Dan Quayle, ông ngỏ lời xin lỗi vì sự án binh bất động của nước mình.
Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush, cựu đại sứ tại Bắc Kinh, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt giới hạn đối với Trung Quốc vì vụ đàn áp Thiên An Môn, trong khi vẫn bí mật gởi các viên chức Mỹ đến trấn an lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình.
Đại sứ Lilley, qua đời năm 2009, trong hồi ký đã viết rằng ông lấy làm tiếc về việc sử dụng vũ lực ở Thiên An Môn, tuy nhiên điều quan trọng đối với Hoa Kỳ là duy trì quan hệ với Trung Quốc và cổ vũ chế độ Bắc Kinh mở cửa với thế giới bên ngoài.
Trong buổi điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát, cô Sài Linh nói: “Chúng tôi đã ở lại trên quảng trường Thiên An Môn cho đến sáu giờ sáng. Đã hy vọng rằng người Mỹ sẽ đến giúp đỡ, nhưng người Mỹ chẳng bao giờ đến”.
Sài Linh - đã trốn khỏi Trung Quốc đến Hồng Kông trong một container, sau đó tới Pháp rồi đến Mỹ - kể tiếp, cô đã nói chuyện với đại sứ Hoa Kỳ thời đó là James Lilley sau khi ông này rời Bắc Kinh. “Tôi hỏi ông ấy: Thưa ông, tại sao? Tại sao người Mỹ lại không đến?” Và ông đã nói riêng với tôi: ‘Họ chẳng thèm quan tâm’. Tôi cảm thấy rụng rời, nhưng buồn thay, đó lại là sự thật!”
Cô cho biết cũng đã gặp Phó Tổng thống Mỹ Dan Quayle, ông ngỏ lời xin lỗi vì sự án binh bất động của nước mình.
Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush, cựu đại sứ tại Bắc Kinh, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt giới hạn đối với Trung Quốc vì vụ đàn áp Thiên An Môn, trong khi vẫn bí mật gởi các viên chức Mỹ đến trấn an lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình.
Đại sứ Lilley, qua đời năm 2009, trong hồi ký đã viết rằng ông lấy làm tiếc về việc sử dụng vũ lực ở Thiên An Môn, tuy nhiên điều quan trọng đối với Hoa Kỳ là duy trì quan hệ với Trung Quốc và cổ vũ chế độ Bắc Kinh mở cửa với thế giới bên ngoài.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.