Affichage des articles dont le libellé est Miền Nam. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Miền Nam. Afficher tous les articles

samedi 13 avril 2024

Lê Thiếu Nhơn - Tiến sĩ nhảm!

Khô hạn đang đe đọa các tỉnh Nam bộ.

Thay vì nghiên cứu tìm giải pháp khoa học mang tính bền vững để hỗ trợ bà con, thì tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp - giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ, lại giới thiệu thầy phù thủy Lê Minh Hoàng "có khả năng cầu mưa" cho Chi cục Thủy lợi TP.HCM.

Nhảm nhí hơn, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp cũng không biết chuyện cầu mưa của đối tượng Lê Minh Hoàng có thật hay không. Tức là cứ tùy tiện giới thiệu, cứ lấy cái học vị và con dấu ra mà làm trò môi giới một cách lố bịch.

mercredi 10 avril 2024

Nguyễn Thông - Tháng Tư

 

Năm nay cờ quạt băng rôn dường như ít hơn, chứ cứ mọi năm vào tháng này tầm này đỏ lòe nhức con mắt.

Ông hàng xóm nhà tôi bảo bệnh hình thức, thích cờ quạt băng rôn khẩu hiệu đã ăn vào lục phủ ngũ tạng đám cầm quyền rồi, mạn tính rồi. Họ chả bỏ được đâu, chỉ là chưa xòe ra đó thôi.

Lại sực nhớ, chính cái ông đầu đảng bây giờ, lúc mới tại vị đã ra chỉ thị các địa phương, cơ quan đơn vị cấm bày vẽ khẩu hiệu, cấm tổ chức đón rước cán bộ lãnh đạo tới làm việc, nhưng chỉ được dăm bữa nửa tháng, rồi chả đứa nào tuân chỉ. Mà buồn cười nhất là chính ông ấy cũng xé lệnh, lại tiền hô hậu ủng, chữ nghĩa giăng đầy, cờ quạt rợp trời.

Nguyễn Gia Việt - Mùa gánh nước ở Miền Nam

 

Tới mùa khô hạn thì Nam Kỳ lục tỉnh chộn rộn lên vụ thiếu nước. Khi mà nước sông đã chè chè lợ lợ, kinh rạch trơ đáy, đất đai nứt nẻ.

Miền Nam không phải là toàn vẹn, đất phèn phần nhiều, những xứ gần biển thì quanh năm nước chè mặn pha ngọt, qua mùa nắng thiếu nước ngọt dữ dằn.

Ngày xưa nhà Miền Nam nào cũng có một hàng lu mái đầm, mái dú, da bò, vài cái khạp để đựng nước mưa. Nhà giàu xưa có những hàng lu rất bự ở sau hè.

lundi 8 avril 2024

Nguyễn Chương - Lẽ nào "sính Tàu", "sính Tây" rồi quên mất ... tiếng Việt ?

 

1/ Một người tôi quen ở ngoài Hà Nội, có lần thắc mắc, "Bấy lâu nay cứ gọi "mì chính". Nhưng, "mì"? Đây đâu phải bánh mì cũng chẳng phải sợi mì. Tôi thưc sự không hiểu". 

Này, "mì-chính" là tiếng Tàu, ồ, bây giờ gọi ... "tiếng Trung"!

Chất monosodium glutamate (gọi tắt MSG), người Trung Quốc chuyển dịch thành (âm Hán-Việt "vị tinh") => Tiếng Hoa Bắc Kinh đọc /wèi jīng/. hao hao "wầy-chíng", tiếng Hoa Quảng Đông đọc /mì-chíng/!

mercredi 3 avril 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Gặp học giả Trần Văn Chánh

 

Chiều hôm qua tôi có dịp gặp lại học giả Trần Văn Chánh trong một không gian rất thoáng.

Anh Chánh chính là người soạn cuốn đại từ điển Hán - Việt. Đây là công trình tự điển Hán - Việt lớn nhứt được xuất bản 80 năm sau bộ “Hán Việt Tự Điển” của Thiều Chửu (NXB Đuốc Tuệ, 1942). Từ điển có 12.000 đơn vị tự, nhiều nhứt so với các tự - từ điển Hán-Việt đã có từ trước tới nay.

Đại từ điển Hán - Việt là một nguồn tham khảo của nhiều thế hệ học tiếng Việt và tiếng Hoa. Tôi cũng dùng từ điển này mà không biết Trần Văn Chánh mình quen bấy lâu nay chính là tác giả. Thật là một sơ suất.

mercredi 27 mars 2024

Lê Học Lãnh Vân - Bạo động tắc tử

 

“Bất bạo động, bạo động tắc tử!” (Đừng bạo động, bạo động là chết!). Tiếng kêu trăm năm trước của cụ Phan Châu Trinh mang tới hôm nay nhiều suy nghĩ. Đọc câu người xưa để lại, nhìn sự việc trước mắt, tôi thấy ít nhất ba tầng suy gẫm như dưới đây.

Tầng dễ hiểu nhất ta có thể hiểu liền, là không nên đem sức mạnh cuốc, thuổng của Việt Nam đối đầu với sức mạnh cơ khí tiến bộ của Pháp. Kẻ hậu sinh sinh ra giữa thế kỷ hai mươi là tôi, qua tiếp xúc trực tiếp với không ít người sinh đầu thế kỷ hai mươi, biết rằng không ít các cụ thuộc giới trí thức xưa đồng ý với nhận định này. Không thể đem thắng thua luận tính hiệu quả của phương pháp, phải nhìn hậu quả trăm năm sau.

Tầng thứ hai là cuộc chiến khiến lòng dân trong một nước chia rẽ. Người suy nghĩ cạn chăm chăm cho rằng chỉ có hai hạng người, hạng cứu nước quyết tâm giành độc lập và hạng bán nước ôm chân đế quốc hưởng bơ thừa sữa cặn. Ta có chính nghĩa nên cứ thẳng tay chém giết bọn bán nước!

jeudi 21 mars 2024

Bùi Chí Vinh - Thấy gì qua vụ truất phế Võ Văn Thưởng

Sự truất phế một trong tứ trụ đối với tôi không hề hấn gì. Từ trước tới giờ giới chóp bu cầm quyền luôn luôn đối lập với nhân dân dưới đáy. Bởi vậy mất trụ có khi đất nước càng thái bình hơn.

Vấn đề cần bàn ở đây là một Chủ tịch nước chết non, chết khi còn quá trẻ và ngây thơ vô số tội. Tôi nói có sách mách có chứng.

Hồi tôi nói chuyện và đọc thơ ở trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, lúc đó Võ Văn Thưởng còn làm Bí thư Đoàn trường. Sau buổi đọc thơ thành công rực rỡ, đích thân Thưởng đã lên cảm tạ bắt tay tôi một cách cực kỳ hạnh phúc và hồn nhiên. Tôi còn nhớ hồi đó Thưởng nói : "Anh Vinh đọc bài thơ « Thiếu nữ và con gái ba miền » tuyệt vời. Những bài thơ tình dí dỏm đó còn hiệu quả hơn triệu lần làm công tác tuyên huấn".

mercredi 13 mars 2024

Thái Vũ - Sầu riêng "tập kết" ra Hà Nội?

 

Sầu riêng là trái cây đặc sản miền Nam. Cũng giống như quả sấu, nhãn lồng, vải miền Bắc.

Khí hậu, đất trồng, ánh sáng... ba cái thứ này nó khiến chỗ này trồng được chỗ khác không trồng được.

500 thằng kỹ sư khoa Trồng Trọt hay khoa Lâm Sinh, bạn tôi, thằng lười nói nhất, ghét suy nghĩ nhất, cũng dư sức trả lời rằng, ngay cả khi hội đủ ba điều kiện trên, thì cũng chỉ một, hai loại sầu riêng có thể trồng trên đất Bắc.

jeudi 7 mars 2024

Nguyễn Chương - Bùng binh : Duyên nợ phương Nam

Ta nói, ở Sài Gòn này, gặp khá nhiều bùng binh.

Như bùng binh hằm giữa hai đại lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi, bùng binh ngã sáu Phù Đổng, bùng binh chợ Bến Thành, bùng binh Cây Gõ, bùng binh trước bưu điện Chợ Lớn, bùng binh ngã bảy Lý Thái Tổ, bùng binh ngã tư giữa đường Hùng vương (trước 75: Hồng Bàng) và đường Châu Văn Liêm (trước 75: Tổng đốc Phương) v.v...

"Bùng binh" là gì vậy?

1/ Nhiều người từng biết đến câu chuyện về Bùng binh Bồn Kèn, vào thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX. Bùng binh này nằm phía trước Tòa Thị chính (nay là UBND TPHCM), giữa hai đại lộ Charner (sau đổi tên: Nguyễn Huệ) và Bonard (sau này: Lê Lợi).

samedi 2 mars 2024

Thái Vũ - Hậu « Ga tàu thủy Bạch Đằng »

Câu chuyện "ga tàu thủy Bạch Đằng" đã yên ổn tốt đẹp rồi, vừa bụng bọn bàn phím Facebook lắm rồi. Nhưng cho nói một suy nghĩ gọi là hết nhẽ.

Từ khi thay tên Saigon bằng một tên khác, rồi sau đó thay tên hàng loạt con đường, không có ai không có bất kỳ một suy xét, cân nhắc nào tới tâm tư người dân Saigon, người miền Nam.

Chính cái đó tạo ra tâm lý đè nén để ra cớ sự "ga tàu thủy Bạch Đằng".

jeudi 29 février 2024

Dương Quốc Chính - Đào, Mai và cảnh nóng

 

Phim Đào mở màn đã có cảnh mần tình hoành tráng, tuy không hở các bộ phận nhạy cảm nhưng mà vẫn là mần.

Nữ chính cũng mân mê nam chính, rồi cởi trần đứng trước mặt nam chính...Nói chung cảnh đôi trẻ ôm ấp, thiếu quần áo là dài không kém cảnh chiến tranh, hơi quá mức cần thiết. Nhưng phim vẫn được tuyên truyền rộng rãi cho giới trẻ. Không thấy cảnh báo gì. Nói chung là cứ yêu nước là bỏ qua được hết.

Trong khi đó, khán giả xem phim Mai bị công an xét hỏi ngay tại rạp trong khi phim đang chiếu. Chắc xét căn cước công dân? Nhỡ cháu nào mặt non mà quên căn cước chắc bị hốt về đồn quá!

mercredi 28 février 2024

Phan Hân - Vì sao là "Ga tàu thủy Bạch Đằng"?

 

Tôi biết nhiều bạn không thích đọc sách, nên 1984 hay George Orwell đối với các bạn chả có gì hấp dẫn!

Nhưng khi xúm nhau chửi vụ "Ga tàu thủy Bạch Đằng", tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông khắp miền Nam từ "bùng binh", "vòng xoay" thành "vòng xuyến"; "giao lộ", "ngã tư - ngã năm..." thành "nút giao" kiểu ngoài Bắc.

Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành "quốc ngữ", mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách giáo khoa.

mardi 27 février 2024

Thái Vũ - Có nên áp đặt ngôn từ miền Bắc cho miền Nam ?

"Cái nào của Miền Nam thì phải ra Miền Nam, cái nào của Miền Bắc thì phải ra Miền Bắc nó mới là tôn trọng văn hóa vùng miền".

Thôi thì, vì dân Bắc vào Nam ồ ạt sau 1975 đến nay, dân miền Nam bỗng có người thay vì kêu "trái dừa" thì lại gọi "quả dừa", "tô bún" thành "bát bún"... Âu cũng là xáo trộn cho phong phú ngôn ngữ.

Nhưng mà những cái mang tính nề nếp, đặc trưng thì đừng có pha lẫn. Nó làm mất cái đặc trưng đi.

lundi 26 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Nhìn “Ga tàu thủy Bạch Đằng” ở giữa sông nước Sài Gòn mà buồn lòng quá xá!

 

Lịch sử, văn hóa Sài Gòn đã có sự khó hiểu, sai lệch từ những năm sau này, khi mà chữ nghĩa Miền Nam đã bị thay đổi.

Lịch sử Bến Bạch Đằng đơn giản. Đây vốn là đất Kompong Luông vùng Sài Gòn. Pháp qua đặt tên đường từ cột cờ Thủ Ngữ tới công trường Mê Linh là Quai le Myre de Vilers, đoạn còn lại tới Ba Son là Quai d’Argonne.

Sau 1955 tổng thống Ngô Đình Diệm nhập hai đoạn đường lại đặt thành Bến Bạch Đằng. Kêu là bến vì đây là đại lộ ven sông, dưới là bến sông nhiều ghe tàu. Sau 1975 Bến Bạch Đằng bị xóa tên, đặt thành đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên người Sài Gòn vẫn kêu là Bến Bạch Đằng. Và nay xuất hiện "ga tàu thủy" tại bến Bạch Đằng.

jeudi 22 février 2024

Hoàng Linh - Đào Mai đại chiến

- Đào : Là phim lịch sử được tài trợ, báo chí làm truyền thông cho phim một cách trơ trẽn, lố bịch, « mù chữ » về điện ảnh kiểu « Khán giả khóc ngay từ đầu đến cuối phim ».

(Mở đầu phim là đoạn Giao đãi giống Intro mở đầu bài hát, đã có gì đâu mà khóc !).

- Mai là phim thị trường được công bố là có doanh thu phòng vé trăm tỉ, tôi đã dạo một vòng thấy khách cũng bình thường, không tin con số này.

lundi 19 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Mua vàng cúng Thần Tài không phải phong tục miền Nam

 

Vậy là đã vô mùng 10 Tết, cái mùng cuối cùng của Tết.

Thấy mọi người nghe lời truyền thông cứ nói mùng 10 dân Nam Kỳ cúng Thần Tài, dân ào ào mua vàng lấy hên, tiệm vàng không còn vàng để bán, nghe riết thành quen.

Với người Nam Kỳ Lục Tỉnh ngày mùng 10 rất quan trọng, nó không phải vì Thần Tài. Những ngày Tết ở Miền Nam nhìn kỹ rất đơn giản trong cúng tế và ăn Tết.

Cù Mai Công - Mùng 10 tháng Giêng Nam bộ cúng thần đất, thổ thần, ông Địa

(Truyền thông cần nắm rõ văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ, không nên để các nhóm lợi ích điều khiển, khuynh loát, lợi dụng)

Gần đây, cứ dịp ngày 10 tháng Giêng, một số báo mạng ra rả chuyện ngày vía Thần Tài 10 tháng giêng, cùng với đó là chuyện mua bán vàng. Cứ như là thiệt với một “phong trào” mới rộ lên khoảng chục năm nay ở vài đô thị như TP.HCM, lan ra Hà Nội… 

Báo Tuổi Trẻ Online hôm qua 18-02-2024 (mùng 9 tháng giêng) đã có bài khác hẳn nhiều bài báo trên một số báo mạng lớn: Bỗng lù lù đâu ra ông Thần Tài? Nếu lậm quá lại thành ra mê tín.

Bỗng lù lù đâu ra ông Thần Tài? Nếu lậm quá lại thành ra mê tín

 

(Đậu Dung – TTO 18/02/2024) Tới cuối thế kỷ 19 ở nước ta, ông Thần Tài chưa xuất hiện; một số người không hiểu sao đến thế kỷ 20, bỗng lù lù ở đâu ra ông Thần Tài?

Cùng nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Huỳnh Ngọc Trảng cắt nghĩa hiện tượng này dưới góc nhìn cá nhân của ông, phần nào gợi mở ra một số điều cần suy ngẫm.

Cuối thế kỷ 19, Thần Tài vẫn chưa xuất hiện

Thần Tài là vị thần chuyên trách về tiền bạc, của cải và sự giàu có…

Lê Học Lãnh Vân - Nỗi oan thế kỷ

 

Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ.

Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!

Cuộc đời và sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký thật có những điều khiến nhiều người thảo luận. Nhìn chung người đời sau xét ông trên hai phương diện: phương diện học thuật và phương diện chính trị. Dù có quan điểm của riêng mình, bài viết này không chủ ý trình bày quan điểm đó mà tìm hiểu về thái độ của xã hội đối với các quan điểm khác nhau về ông.

mardi 13 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Mùng 4 nói chữ quốc gia cường thạnh

 

Người Nam Kỳ xưa viết chữ Hán Việt này kêu là “thạnh”, là thạnh chứ không phải thịnh như bây giờ nha!

Chữ thạnh có nghĩa là nhiều, tốt đẹp, đầy đủ, chỉ thấy thêm không thấy bớt đều gọi là thạnh. Chữ thạnh là đọc trại ra từ chữ thịnh. Ta có thịnh thời, thịnh tình, thịnh trị, thịnh vượng, toàn thịnh, hưng thịnh. Tú Xương (Trần Tế Xương) có tự là Tử Thịnh. Thịnh và Xương đều có nghĩa là phồn vinh, phát đạt

Chữ Thịnh không phải là chữ kiêng, kỵ húy của nhà Nguyễn. Vậy tại sao dân Nam Kỳ biến âm chữ thịnh thành chữ thạnh?