jeudi 29 février 2024

Ngô Nhân Dụng - Nikki Haley sẽ còn lì

Tiểu bang South Carolina vốn là “căn cứ địa” của bà Haley, đã hai lần bầu bà làm thống đốc, vậy mà bà thất bại.

Bà Nikki Haley chắc không biết Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng bà cũng theo một phương châm như cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa: Làm chính trị thì phải lì.

Thứ Bảy vừa qua bà Haley thua ông Donald Trump một lần thứ tư sau 6 tuần lễ giao đấu, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Ông Trump là ứng cử viên Cộng Hòa đầu tiên, dù không ngồi trong Tòa Bạch Ốc, đã thắng bốn trận bỏ phiếu sơ bộ trong đảng ở Iowa, New Hampshire, Nevada, và South Carolina và luôn luôn đạt được số phiếu trên 50 phần trăm.

Dương Quốc Chính - Sự tiến hóa của chế độ thực dân

 

Cứ lần nào nhắc đến chuyện thực dân đô hộ...là anh em thiện lành, bò đỏ nhảy dựng lên chửi phản động, tự hào dân tộc dâng lên cuồn cuộn. Đọc thấy buồn cười. Đấy là do anh em không có góc nhìn đủ rộng mà thôi.

Khi có nghiên cứu liên ngành đủ rộng, không còn thuần túy lịch sử nữa, mà combo sử, địa, văn, kinh tế, chính trị, triết học thì phải thấy rằng chế độ thực dân nó là tất yếu lịch sử.

Thời tư bản hoang dã, người bóc lột người là chuyện đương nhiên, như động vật ăn thịt lẫn nhau trong chuỗi thức ăn. Anh em nhìn thực dân Anh, Pháp tàn sát, cai trị thổ dân phải thấy giống đàn sư tử truy đuổi hươu nai, linh dương, trâu rừng để ăn thịt. Loài người cũng là động vật ăn tạp và ăn nhiều thịt vậy thôi. Con khỏe mạnh hơn sẽ ăn thịt con già yếu. Quốc gia, dân tộc mạnh sẽ xâm lược, sáp nhập, tiêu diệt quốc gia yếu kém hơn.

Huỳnh Duy Lộc - Anh Việt Thu và “Người ngoài phố”

 

(Mấy ngày nay trên mạng rộ lên những phản hồi về việc đổi tên Bến tàu hay Bến Bạch Đằng thành Ga tàu thủy Bạch Đằng. Mình cũng có một bài viết về một nhạc phẩm lấy bối cảnh là công viên ở Bến tàu Bạch Đằng).

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê ở Cái Bè, An Hữu thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau một năm theo đoàn du ca Phù Sa do ông thành lập - gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh - biểu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế, ông về hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 1970.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết về nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Anh Việt Thu: “Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị (do Thiếu tá Ðinh Thành Tiên, tức thi sĩ Tô Thùy Yên, làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chỉ mới ngoài 30 tuổi; cùng làm việc trong Phòng Văn nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường.

Dương Quốc Chính - Đào, Mai và cảnh nóng

 

Phim Đào mở màn đã có cảnh mần tình hoành tráng, tuy không hở các bộ phận nhạy cảm nhưng mà vẫn là mần.

Nữ chính cũng mân mê nam chính, rồi cởi trần đứng trước mặt nam chính...Nói chung cảnh đôi trẻ ôm ấp, thiếu quần áo là dài không kém cảnh chiến tranh, hơi quá mức cần thiết. Nhưng phim vẫn được tuyên truyền rộng rãi cho giới trẻ. Không thấy cảnh báo gì. Nói chung là cứ yêu nước là bỏ qua được hết.

Trong khi đó, khán giả xem phim Mai bị công an xét hỏi ngay tại rạp trong khi phim đang chiếu. Chắc xét căn cước công dân? Nhỡ cháu nào mặt non mà quên căn cước chắc bị hốt về đồn quá!

Nguyễn Chí Tuyến - Viết cho người anh em

 

(Bài viết khi blogger Nguyễn Lân Thắng sắp ra tòa)

Này người anh em, chỉ vài giờ nữa là họ đưa người anh em ra “xử kín” với tội danh “chống nhà nước”. Nghĩ tới mấy từ này là tôi lại bật cười.

Tôi cười vì họ có đầy đủ mọi thứ trong tay, họ có cả hệ thống quyền lực trong tay mà sao lại e dè, rón rén đến như vậy. Phàm ở đời, chỉ có làm việc gì khuất tất mới phải “kín”, chứ đường đường chính chính ai lại thế, phỏng ạ!

À mà thôi, việc họ cứ để họ diễn. Mình nói về chuyện của mình thôi. Ta sinh ra không phải là anh em (theo huyết thống) mà chỉ là những người xa lạ trong xã hội. Vậy ta quen biết nhau từ khi nào nhỉ? À, khà khà, mùa hè đỏ lửa 2011. Nhoắng cái đã gần 12 năm rồi đấy, chưa đầy 1 tháng nữa là tròn 12 năm.

Nguyễn Anh Tuấn - Blogger Nguyễn Chí Tuyến bị bắt !

 

Ngay lúc này đây, rất nhiều công an thường phục và sắc phục đang khám nhà blogger Nguyễn Chí Tuyến, được biết đến với tên thân mật là Anh Chí.

Một nguồn tin ở hiện trường cho biết khả năng cao là sẽ có lệnh bắt.

[Cập nhật: Anh Chí đã bị công an đưa đi]

Phạm Thành Nhân - « Lắng nghe mạng xã hội », hãy bắt đầu từ căn cước

 

Chiều 27/2, Sở 4T Xì phố ra mắt phần mềm "Lắng nghe mạng xã hội", tức là cái gì bạn nói, viết trên mạng đều sẽ được lắng nghe, được đọc hết đó.

Giáo làng tui mừng quá, thế là bây giờ những gì giáo tui nói, giáo tui viết đều được chính quyền lắng nghe cả; nên giáo tranh thủ góp ý liền về vụ cái Căn cước.

Tuy nhiên, trước khi góp ý nghiêm túc, giáo phải nói ví von cái này đã.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bàn về Bến

Từ xa xưa tổ tiên ta chủ yếu đi lại bằng đường thủy qua thuyền ghe. Nơi dừng đậu ghe thuyền bên bờ sông gọi là BẾN.

Nói đến bến, hàng ngàn năm qua được mặc định là bến ghe thuyền. Và rồi mãi về sau xuất hiện thêm xe ngựa, xe kéo “tham gia giao thông” trên bộ, thế là hình thành ra bến trên bộ gọi là bến xe để phân biệt với bến dưới nước.

Từ lúc đó, nước Nam ta xuất hiện hai loại bến: Bến xe và Bến.

Hà Phan - Đổi Ga tàu thủy thành Bến trong hôm nay!

 

Ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1) - nơi "biến" bến thành ga cho biết sẽ thực hiện điều chỉnh, thay đổi bảng hiệu "ga tàu thủy" thành "bến tàu" tại các bến đón, trả khách của tuyến buýt sông số 1 ngay trong ngày hôm nay 29/2.

Trong ảnh là Ga tàu thủy Thủ Thiêm đã bị gỡ mấy chữ Ga tàu thủy để chuẩn bị thay bằng Bến!

Ông Toản giải thích tên gọi "ga tàu thủy" có từ lúc tư vấn lập đề án và đặt tên khi đưa vào vận hành khai thác.

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.02.2024


 

mercredi 28 février 2024

Dương Quốc Chính - Thuộc địa this và thuộc địa that

 

Sau 20 năm hành tẩu giang hồ mạng, chăn bò vạn con như chốn không người, thì mình nhận thấy rằng sự thiếu hụt kiến thức lịch sử là điểm yếu nhất của trí thức Việt Nam nói riêng và dân Việt Nam nói chung. Đặc biệt là kiến thức lịch sử cận hiện đại NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA.

Ở đây không/chưa bàn tới sách ngoài luồng, sách chế độ cũ, sách lậu, sách in ở nước ngoài. Mà chỉ nói tới sách chính thống phát hành chính thức ở Việt Nam, thậm chí sách chính do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội và Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM (nó gần như Chính trị Quốc gia, nhưng của TP HCM).

Cho đến nay, người ta đã cho xuất bản rất nhiều đầu sách, đặc biệt là lịch sử về thời Pháp thuộc, thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (kiểu như âm thầm giải mật). Về thời đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa (tổng thống Thiệu) thì có vẻ còn che giấu nhiều, có lẽ do xung đột trực tiếp và gần hơn?

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 28/02/2024

 

1. Tin chiến sự từ bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, đến 11 giờ trưa ngày 28/02 theo giờ Hà Nội.

- Trong khu vực chịu trách nhiệm của khu vực phòng thủ Khortytsia theo hướng Kupyansk, lực lượng phòng thủ đã đẩy lùi 13 đợt tấn công của địch tại các khu định cư Sinkivka và Tabaivka của tỉnh Kharkiv.

- Theo hướng Lyman, các chiến sĩ của chúng ta đã đẩy lùi 11 đợt tấn công của địch tại các khu định cư Terna và Rozdolivka của vùng Donetsk.

Mai Quốc Việt - Một status buồn

 

Chẳng cần xem, bằng trải nghiệm của một nhà hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam tôi biết chính xác phim Đào, Phở và Piano nói gì? Đào & Phở là của Hà Nội, còn Piano là của người Pháp... Phim đánh nhau phải rõ ai ta ai địch.

Một kỷ niệm buồn. Năm 1998 thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 300 năm ngày thành lập.

Ai cũng thừa biết người Pháp đã xây Sài Gòn. Liệt kê nhé, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Sài Gòn, qui hoạch phố cổ Catinat, Nhà hát thành phố, trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố, ga xe lửa Sài Gòn, cầu Đỏ, Thảo Cầm Viên, khách sạn năm sao Continental, khách sạn năm sao Majestic, cảng Ba Son, cảng Sài Gòn, công viên Tao Đàn, các trường học…

Phan Châu Thành - Nga đang đánh nhau với ai vậy ?

 

Mình đợt này hơi bận, nhưng thấy anh em phóng viên thân Nga được thể gáy kinh quá, mình chỉ xin nhẹ nhàng kéo áo hỏi:

Thưa các anh em, nếu thực sự Nga bắt được tù binh nhiều như họ nói, hay "đã loại khỏi vòng chiến tới 444.000 lính Ukraina" - như Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu tuyên bố - tức là 1,5 lần lực lượng ban đầu mà Ukraina có (trước khi cuộc xâm lược nổ ra Ukraina có 250.000 lính) thì hiện giờ quân Nga đang đánh nhau với ai trên chiến trường vậy ?

Đội quân số 2 thế giới, sức mạnh quân sự áp đảo, vũ khí tối tân... với gần 500.000 quân thường trực trên chiến trường Ukraina (nguồn từ chính Putin). Mà hai năm qua hết tiến lại lùi, nào "thể hiện thiện chí", "nào rút lui chiến thuật"... để rồi bây giờ mừng rú như lên đồng khi chiếm được một thành phố, vài ngôi làng hay thậm chí mấy căn nhà ?

Cù Mai Công - Không chỉ người Sài Gòn, người Việt cũng không nói tiếng Việt kiểu kỳ dị như vầy

 

Thiên hạ khắp nơi chứ không chỉ là người Sài Gòn, có cả những bậc trí giả, túc nho… đang nổi giận về cái cụm từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng”.

Cơn giận có cơ sở vì đây là một cụm từ kỳ dị, kết hợp một mớ từ “hổ lốn”, “hằm bà lằng” gồm cả từ gốc tiếng Pháp (gare), tiếng Tàu (thủy ) lẫn tiếng Ta (tàu). Ai học, chú ý ngôn ngữ tiếng Việt đều biết có một nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt: từ gốc Việt đi với từ gốc Việt, từ gốc Hán Việt đi với từ gốc Hán Việt…

Trước 1975, ở miền Nam, người ta dùng từ Hán Việt, chưa phải đã hay nhưng ít ra từ Hán Việt đi với từ Hán Việt, không Tây - Tàu - Ta lẫn lộn và thống nhất cách gọi: hải cảng (cảng biển), giang cảng (cảng sông), xa cảng (cảng xe), phi cảng (cảng bay - dịch từ air port - ảnh). Không lung tung như hiện nay: bến xe, ga hành khách, ga hàng không, ga tàu hỏa, ga tàu thủy, cảng biển, cảng sông, sân bay...

Phan Hân - Vì sao là "Ga tàu thủy Bạch Đằng"?

 

Tôi biết nhiều bạn không thích đọc sách, nên 1984 hay George Orwell đối với các bạn chả có gì hấp dẫn!

Nhưng khi xúm nhau chửi vụ "Ga tàu thủy Bạch Đằng", tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông khắp miền Nam từ "bùng binh", "vòng xoay" thành "vòng xuyến"; "giao lộ", "ngã tư - ngã năm..." thành "nút giao" kiểu ngoài Bắc.

Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành "quốc ngữ", mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách giáo khoa.

Bùi Chí Vinh - Lại thêm một sự thay tên đổi họ ngu xuẩn

 

T nh tôi đã chp hình Bến Bch Đng

Ba má tôi không bao gi gi đó là "Ga Tàu Thy"

Dân Sài Gòn không xut thân t kh

T rng v chí chóe đi thay tên

Huỳnh Duy Lộc - Bến tàu hay ga tàu thủy?

 

Trong hơn nửa thế kỷ qua, bến tàu trên sông Bạch Đằng gần cảng Saigon được người dân Saigon gọi là “bến tàu” hoặc “bến Bạch Đằng” sau ngày 30.4.1975.

Vào thời Pháp thuộc, bến sông từ công trường Mê Linh đến cảng Ba Son lúc đầu mang tên Primauguet, đến năm 1920 đổi thành Quai d’Argonne (trong tiếng Pháp, quai có nghĩa là “bến tàu”).

Mới đây, bến tàu này được đặt một cái tên mới là “ga tàu thủy Bạch Đằng”, dấy lên những lời châm biếm của cư dân mạng. Ga là từ tiếng Việt phiên âm từ tiếng Pháp “gare” có nghĩa là một trạm dừng trên đường sắt. Ga có liên quan gì tới tàu thủy?

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (3)

 

(Nhật ký hậu chiến)

Hai tàu thủy chạy đường Quảng Ninh-Hải Phòng trốn sang Hồng Kông. Thủy thủ + công an thông đồng với nhau. Nhiều hành khách bất ngờ được di tản với giá vé 1,2 đồng.

Trận bão số 6 năm 1980 ở Thanh Hóa, 6 huyện bị lụt, nhà cửa mất 80 %. Một cái cầu nhỏ, cầu Tào Xuyên, bị nước đe dọa. Người ta phải cho cả một toa tàu chở đá đến để giữ cầu.

Đột xuất kiểm tra xe ô tô Hà Nội-Hải Dương, khoảng 50 vé, thì 17 vé do nhà xe tuồn ra ngoài, bán lãi 15 đồng một vé.

Đặng Chương Ngạn - Ga nước quê hương!

- Ông tổng biên tập! Sao trong cuốn tiểu thuyết của tôi các ông biên tập kỳ thế: Tất cả các từ Ga nội địa Tân Sơn Nhất, Ga quốc tế Tân Sơn Nhất, các ông sửa thành Bến nội địa, Bến quốc tế? Ông có hiểu nghĩa từ "BẾN" không?

- Hiểu chứ! Theo từ điển tiếng Việt: chỗ bờ sông, thường có bậc lên xuống, để tắm giặt, lấy nước; nơi quy định cho tàu thuyền, xe cộ dừng lại để hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa...Vậy, anh có hiểu nghĩa từ "GA" không?

- Tất nhiên, cũng theo từ điển: Công trình kiến trúc làm nơi cho tàu hỏa, tàu điện hay máy bay đỗ để hành khách lên xuống hoặc để xếp dỡ hàng hóa...