mercredi 27 janvier 2021

HRW: Cái chết của một nhà sư trẻ cho thấy Trung Quốc đàn áp dữ dội Tây Tạng


Phát thanh RFI ngày 27.01.2021

Tổ chức Human Rights Watch (HRW) có trụ sở tại New York trong báo cáo ngày 25/01/2021 khẳng định cái chết của nhà sư Tenzin Nyima là do tra tấn, chứng tỏ bạo lực đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với người Tây Tạng và các dân tộc thiểu số.

Nhà sư 19 tuổi Tenzin Nyima ở Tứ Xuyên bị bắt ngày 09/11/2019 cùng với bốn nhà sư trẻ tuổi khác vì phân phát các truyền đơn kêu gọi độc lập cho Tây Tạng, bị tù cho đến tháng 5/2020 rồi đến tháng 10/2020 lại bị tống giam lần thứ hai vì đã kể lại câu chuyện của mình trên các mạng xã hội của người Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ. Sau đó công an gọi điện thoại cho gia đình, báo tin Nyima đang hôn mê.

Tin vắn 27.01.2021


(AFP) – YouTube khóa vô thời hạn tài khoản của Donald Trump

Sau khi tạm cấm tổng thống Mỹ Donald Trump đăng tải từ hôm 13/01, YouTube hôm qua 26/01/2021 thông báo khóa vô thời hạn tài khoản có 2,77 triệu người đăng ký theo dõi của ông Trump.

Mạng xã hội này cũng cho tạm ngưng hoạt động tài khoản có 600.000 người theo dõi của Rudy Giuliani, luật sư của cựu tổng thống.

Anh vượt ngưỡng 100.000 người chết vì Covid, thủ tướng bị chỉ trích


Đăng ngày:

Thông tín viên Muriel Delcroix tại Luân Đôn gởi về bài phóng sự :

Một Boris Johnson với vẻ ăn năn nói rằng ông nhìn nhận « hoàn toàn trách nhiệm về tất cả những quyết định do chính phủ đưa ra ». Thủ tướng Anh cũng cho rằng « đã làm tất cả những gì có thể làm được trong quyền hạn của mình » để giải quyết khủng hoảng, và đặc biệt cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế, được ông gọi là những « người hùng ».

NATO chuẩn bị cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên với Joe Biden


Đăng ngày:

Ông Stoltenberg cho biết đã chúc mừng ông Biden nhậm chức tổng thống Mỹ, cho rằng đây là một chương mới đối với liên minh. Tổng thư ký NATO hoan nghênh tổng thống Mỹ chú trọng đến việc tái thiết NATO, để có thể vượt qua những thử thách và không quốc gia thành viên nào có thể đơn độc đối phó được.

Lãnh đạo NATO nói thêm, cuộc họp thượng đỉnh sắp tới của khối này sẽ diễn ra tại Bruxelles trong năm này, và thời điểm tổ chức tùy thuộc vào kết quả chống đại dịch Covid tại châu Âu. Ông hy vọng các nhà lãnh đạo sẽ có những quyết định để giúp NATO càng mạnh mẽ hơn, thích ứng được trước những đe dọa mới và những thách thức của thế kỷ 21.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.01.2021


 

mardi 26 janvier 2021

Nguyễn Trung - Donald Trump, mở đường và vấp ngã


(BS 26/01/2021) Nguyễn Hữu Vinh : Bài viết dưới đây là email trao đổi của cựu Đại sứ Nguyễn Trung với một số thân hữu. Được sự cho phép của ông, Ba Sàm xin đăng lại và đặt tựa đề. Một số thông tin về tác giả được bổ sung ở cuối bài.

Thưa các bạn, tôi nghĩ:

Mọi người chắc sẽ còn tốn nhiều giấy mực về Trump, vì lẽ công bằng đối với Trump đã đành, song quan trọng hơn thế còn vì: Qua hiện tượng Trump có rất nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu có thể rút ra đối với nước Mỹ, và về những mặt nào đó liên quan đến nước  ta!

Tôi không muốn nhìn vấn đề theo kiểu pro hay con Trump,  mà chỉ cố sao hiểu được bản chất sự việc, với hy vọng rút ra đôi điều đúng đắn và bổ ích cho nước mình.

Lê Hồng Hiệp - Đại hội 13, vấn đề nhân sự và dấu hỏi về Điều lệ Đảng

 


(NCQT 25/01/2021) Khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 vào tuần này, Đảng sẽ phải quyết định một vấn đề quan trọng: đề cử các lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước.

Thế nhưng, mọi thứ đã có một bước ngoặt bất ngờ, làm phức tạp thêm vấn đề ai sẽ là nhà lãnh đạo có tiếng nói cao nhất ở Việt Nam trong 5 năm tới.

Trước thềm đại hội, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của ĐCSVN đã họp vào giữa tháng 1 để thông qua danh sách đề cử cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ Hội nghị cho biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Trung ương Đảng ủng hộ tiếp tục nắm giữ chức tổng bí thư, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề cử làm tân chủ tịch nước.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao người Việt trên thế giới quan tâm đến bầu cử ở Mỹ ?


Nhiều bạn thắc mắc là tại sao những người Việt thuộc thế hệ 'thuyền nhân' (boat people) quan tâm đến cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ vừa qua, dù những người này không phải là công dân Mỹ. Câu trả lời nằm ở thời tị nạn vào cuối thập niên 1970s và thập niên 1980.

Đại Ân Nhân

Nếu bạn là 'thuyền nhân' vượt biên khỏi Việt Nam vào thời đó, cái nước mà bạn trông chờ nhứt là Mỹ. Chỉ Mỹ. Mỹ là nước điều tàu hải quân, thậm chí có khi cả tàu ngầm, để cứu vớt thuyền nhân trên Biển Đông trong những ngày thê thảm đó. Trong khi nhiều tàu hàng của các nước Âu châu và Á châu bỏ mặc thuyền nhân, thì tàu hàng của Mỹ lại cứu người Việt. Cái ơn đó nhiều nhiều đời sau thuyền nhân Việt Nam vẫn không quên.

Bùi Văn Thuận - Tràn ngập đồ quân dụng Trung Quốc


Có chuyện này mãi không dám nói, nhưng vì các quảng cáo trên Facebook đập vào mắt nên đành viết.

1. Năm 2019, có đứa em trong Nam nhờ mua cái mũ cối. Mình vốn ghét món này nhưng biết thằng em mua để troll nên cũng giúp. Đi khảo sát và hỏi mấy cửa hàng khu giáp Thanh Hóa- Nghệ An (hai tỉnh này có thể coi là thủ phủ mũ cối ở Việt Nam).

Kết quả là: Mũ cối đắt nhất là như trong hình: Mũ cối của (có gắn mác) quân đội Trung Quốc.

Nguyễn Quang Thiều - Từ trâu…đến trâu


Họa sĩ, nhà báo Hoàng A Sáng, thành viên nhóm Nhân sĩ Hà Đông, trong dịp này mỗi ngày "đóng chuồng"để chuyển vài chú "trâu tranh" đến cho những người "tậu" trâu đón tết.

Những chú "trâu tranh" của Hoàng A Sáng trẻ trung, hừng hực sức sống với một gương mặt trong sáng vô cùng.

Nhưng hai ngày trước, họa sĩ Hoàng A Sáng đã chuyển một chú trâu bằng xương bằng thịt trị giá ngót 30 triệu đồng đến cho một người nông dân ở làng Pác Thay, Trùng Khánh, Cao Bằng.

Tâm Chánh - Bản phác họa chính trị của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng


Cơn tai biến năm 2019 vẫn còn ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng vận động tay trái và di chuyển của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên âm sắc và ngữ điệu trong suốt hơn một giờ đứng trình bày những nội dung khái quát các văn kiện đại hội XIII, cũng tỏ rõ bản lĩnh của một người cầm chịch dày dạn.

Đó là một báo cáo sắc sảo ít có sự thổi phồng, khoa trương như các diễn đạt chính trị thường thấy. Về toàn bộ những gì đảng cầm quyền của ông định hình nên tính chất hiện đại của đất nước, như đã tiến hành và trong từng cột mốc sắp tới 2025, 2030, 2045.

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.01.2021


 

Mai Thanh Hải - Hoa đào ở đồn Lũng Cú


Hà Giang là thủ phủ của hoa đào, nhất là mạn Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc toàn đá là đá.

Dạo trước, chả nhớ ông lãnh đạo nào nổi hứng bắt trồng cây hoa anh đào của Nhật, khiến mấy huyện vùng cao nguyên đá lại phải hì hục trồng xen kẽ, chỗ này đào Hà Giang chỗ kia đào Nhật Bản.

Đất nước mình lạ thiệt, cái cần học bên ngoài để phát triển đất nước không học, lại cứ nhăm nhăm đi học mấy thứ "chim hoa cá gái", vớ vẩn linh tinh.

Đức Hiển - Tiễn biệt người soạn thảo bộ luật hình sự 1999


Mình đọc ông lần đầu năm 1992. Với sinh viên Luật, tên ông khá quen thuộc bởi là đồng tác giả của nhiều giáo trình, trong đó có môn xương sống của ngành luật: Lý luận chung về Nhà nước và Pháp Luật.

Có thời gian, mình là một trong những nhà báo từng phỏng vấn ông và đưa tin nhiều nhất về các hoạt động của ông: Quản lý ngành tư pháp và hoạt động lập pháp.

Lần gặp đầu tiên ngoài đời là tháng 1-1998, khi ông là Bộ trưởng. Mình phỏng vấn ông tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc ở Đà Nẵng.

lundi 25 janvier 2021

Trung Quốc vẽ bản đồ đáy biển để tàu ngầm nguyên tử hoạt động


Đăng ngày:

Nguy cơ phong tỏa lần thứ ba đang hiển hiện tại Pháp, cuộc biểu tình trên khắp nước Nga vào cuối tuần qua theo lời kêu gọi của nhà đối lập Navalny là hai đề tài chính của báo chí Pháp hôm nay 25/01/2021. Liên quan đến châu Á, Le Monde tố cáo « Chính quyền Trung Quốc tiến hành các hoạt động thu thập thông tin quy mô tại Ấn Độ Dương ». Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách vẽ bản đồ đáy biển.


Chiếc tàu Hướng Dương Hồng (Xiang Yang Hong) 03 những ngày gần đây đã bị vệ tinh nhận ra tại phía tây đảo Sumatra, trong lãnh hải của Indonesia. Tuy là tàu nghiên cứu đại dương của chính phủ Trung Quốc, chiếc tàu này lại di chuyển mà không bật tín hiệu nhận diện. Tờ báo chuyên ngành The Print hôm 22/01 cho biết Hướng Dương Hồng 03 đã bị tuần duyên Indonesia chận lại vì lý do trên.

Ngọc Vinh - Phương pháp lư hương và các ngôi sao


Hôm nay anh tôi ra thủ đô dự đại hội, không biết đảng có cho anh giữ chức gì để an ủi không, sau khi anh hết nhiệm kỳ làm vương thành Hồ. Trong số 100 người ở thành thì hết 99 người bảo tôi rằng, chắc kỳ này anh mày về nhà đuổi gà thôi, chả còn xơ múi quyền lực gì được nữa đâu. 

Mỗi lần nhìn anh tôi trong điệu bộ rầu rĩ, không hiểu sao, tôi cứ nhớ tới cái lư hương đặt trước tượng Trần Hưng Đạo ở Bến Bạch Đằng. Khuôn mặt anh có điều gì đó khiến cái lư hương cứ trở đi trở lại chiếm lấy tâm trí tôi, bắt tôi suy nghĩ mãi về nó.

Trần Hưng Đạo là vị tướng yêu nước, có công trạng rất lớn giúp nhà Trần đánh đuổi giặc phương bắc khỏi bờ cõi nước ta. Vì công trạng này, nhân dân đã phong thánh cho ông. Ít khi họ gọi ông cộc lốc là Trần Hưng Đạo, thay vào đó là cái tên trìu mến : Đức thánh Trần.

Hoàng Hải Vân - Vĩnh biệt Nguyễn Đình Lộc, môt bộ trưởng nhân văn hiếm thấy !


Cựu Bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc vừa từ trần hôm qua, 24-1, thọ 86 tuổi. Ông là vị bộ trưởng tài năng, tư duy độc lập và liêm chính.

Dù khó vượt qua được sự giới hạn của hệ thống chính trị còn đậm tệ quan liêu, nhưng với tư cách là một bộ trưởng Tư pháp, ông đã có nỗ lực rất lớn trong quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp tiệm cận với cơ chế thị trường và để lại những dấu ấn không phai mờ.

Tôi nhiều lần gặp ông, nhiều lần nghe ông nói trên diễn đàn Quốc hội. Lời ông bao giờ cũng sắc sảo và dung dị, tôi chưa bao giờ nghe những lời giáo điều “nói cho đúng quan điểm” phát ra từ miệng ông.

Phan Thế Hải - Nguyễn Đình Lộc và “Kiến nghị 72”


Sáng sớm mở máy, biết tin cụ Nguyễn Đình Lộc qua đời, cụ ra đi trước khi đảng khai mạc Đại hội XIII. Ở tuổi 86, chuyện ra đi là không lạ, nhưng với cụ Nguyễn Đình Lộc lại khiến nhiều người tiếc nuối.

Tên tuổi của Nguyễn Đình Lộc gắn chặt với nền tư pháp nước nhà, một nền tư pháp còi cọc, chậm lớn bởi vô số những rào cản chính trị khiến nó khó phát triển.

Với tôi, cụ Lộc vừa là đồng hương, vừa là một chuyên gia pháp luật uyên bác nên đã có không ít lần được trò chuyện với cụ. Trong những lần ấy, cụ bày tỏ những trăn trở về một nền pháp quyền còn non trẻ thường xuyên bị lấn chiếm.

Tâm Chánh - Kẻ sĩ của nền pháp quyền dang dở


Một khung cảnh không hẳn đáng buồn nhưng lại thấm buồn, khi nhận tin cựu bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc từ trần.

Ông Nguyễn Đình Lộc là một trụ cột luật học xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Nhưng bản thân ông cũng không thể sử dụng tri thức ấy bảo vệ cho hành động đúng đắn của mình, cùng nhóm 72 trình bày ý kiến sửa đổi nền chính trị toàn trị của đảng.

Sự nghiệp của ông là những mảnh vá, chắp nối những lý lẽ biện minh cho tính bất toàn của nền luật học XHCN, khi áp đặt nó thân phận chính thống.

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.01.2021