vendredi 1 mai 2020

Lưu Trọng Văn - Nhân ngày 30.4



Ảnh tư liệu: Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp xúc với đại diện Phật giáo.

1. Tiến sĩ Nguyễn Tiến, chồng của ca sĩ Ái Vân kể:


" Ba tôi là kiến trúc sư, thành viên ban thiết kế dinh độc lập, trong team của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. 

Một lần, khi ba tôi trình bày với tổng thống Ngô Đình Diệm về phân bổ, thiết kế các phòng, trong đó có phòng cho việc "thờ tự". 

Tổng thống cho ý kiến ngay: 

- Các ông nên thiết kế cách chung, dễ thay đổi, để sau này, tổng thống khác, tôn giáo khác có thể bài trí lại theo tôn giáo của họ.

Nguyễn Trọng Chức - Nghĩ sau sinh nhật 29-4



Tôi là con thứ ba trong một gia đình có bảy người con. Chào đời ở miền Bắc, năm 1954 khi còn thơ ấu, tôi theo cha mẹ vào miền Nam sau Hiệp định Genève chia đôi đất nước. 

Gia đình tôi sống thanh bạch. Cha tôi là công chức cấp thấp của Chính phủ quốc gia Việt Nam từ thập niên 1950 nhưng ông yếu đau, bệnh tật trong nhiều năm sau khi vào miền Nam rồi mất sớm. 

Ơn Trời Phật, anh chị em chúng tôi có một người mẹ mà không từ ngữ nào đủ sức ngợi ca. Mẹ tôi xuất thân nông dân, mẹ chỉ biết cấy cày, không biết chữ nhưng vào Nam đã thay cha tôi bảo bọc, chăm lo cho đàn con nên người. Mẹ lam lũ, tần tảo, khổ nhọc gần như suốt đời nhưng vẫn lo liệu được cho con cái đến trường học hành, nhờ thế phần lớn các con đều được vào đại học. 

jeudi 30 avril 2020

Tạ Duy Anh – Đại bại



Rất nhiều tài liệu chứng thực trong Hội nghị Genève, Trung Quốc một mực ép miền Bắc Việt Nam chấp nhận chia đôi đất nước ở vĩ tuyến mười bảy, trong khi Phạm Văn Đồng khăng khăng đòi từ vĩ tuyến 13, hoặc ít nhất cũng là vĩ tuyến 16? Cuối cùng Hà Nội buộc phải chấp nhận trong hậm hực. 

Nhưng chưa mấy ai đặt câu hỏi, vì sao lại là vĩ tuyến mười bảy, bởi trên thực tế, nếu nhích về phía Nam một vài vĩ tuyến, cũng vẫn là đất của người Việt và về mặt an ninh, Trung Quốc rõ ràng là “yên tâm” hơn? 

Hóa ra chỉ là, mưu đồ đánh chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc đã chín muồi từ ngày đó. 

Hoàng Nguyên Vũ – Kiện cẩu tặc Trung Quốc ra tòa án quốc tế !


Giặc Tàu trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa cưỡng chiếm của Việt Nam.

Kiện cẩu tặc Trung Quốc ra tòa án quốc tế để thể hiện sự thượng tôn pháp luật của loài người!

Những ngày cuối tháng Tư. Cả thế giới đang tang thương trước con virus Tàu và Việt Nam không ngoại lệ, thì ngoài khơi, Bắc Kinh vẫn tiếp tục leo thang cái hành động (chứ không phải âm mưu nữa), cướp biển đảo của Việt Nam.

Lại là vẫn bài cũ quen thuộc, cho tàu hải giám đâm vào tàu cá của ngư dân rồi dùng miệng rắn mồm beo của Hoa Xuân Oánh lu loa là tàu cá nhỏ bé của Việt Nam đâm vào cái con quái vật chở mưu đồ bành trướng nhà Trung Cộng.

Tiếp đến là chơi bài trơ trẽn, đưa biển đảo của Việt Nam vào cái gọi là thành phố, là huyện của Trung Cộng. Đăng những hình ảnh khiêu khích về cuộc sống của bè lũ bành trướng nơi Hoàng Sa, như thể khẳng định với thế giới rằng, cái này của tao, tao đã sống ở đấy, đã sinh nòi đẻ giống và mở mang đủ thứ ở đấy.

Trung Dũng – Những bài thơ tháng Tư



Những bài thơ tháng Tư:
"Mẹ tao anh hùng
Má mày góa phụ"

...

Lâu lâu tôi cứ nghĩ, khi người ta gọi mẹ của các liệt sĩ phe thắng cuộc là mẹ anh hùng thì mẹ của các tử sĩ miền Nam đang ngồi thẫn thờ, chiếc bóng, buồn tủi ở đâu đó trên đất nước này là gì?

Mẹ anh hùng có các con chết trận có vui không?

Mẹ tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa có tủi phận lắm không?

mercredi 29 avril 2020

Việt Nam và Trung Quốc không còn « thắm tình anh em » vì Biển Đông ?

Trên 300 người biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 05/06/2011 phản đối việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam, trong lúc đang hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. REUTERS/Kham
Đăng ngày:


Có nhiều điều đã làm nên tình đồng chí giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo. Hai nước thường tuyên bố bên này là chỗ dựa của bên kia, và nhắc lại thời kỳ anh em thân thiết, cùng chung sức chiến đấu với đế quốc và thực dân. Tuy nhiên sự lãng mạn không thể là nền tảng bền vững cho chính sách quốc gia.

Khi nói đến vấn đề Biển Đông, yêu sách của Trung Quốc và Việt Nam không có điểm nào chung – cũng như mọi yêu sách về vùng biển tranh chấp. Và cũng không có thương thảo thực sự về chia sẻ chủ quyền, cùng sử dụng, khai thác hay cùng hợp tác về bất kỳ phương diện nào.

mardi 28 avril 2020

Virus corona : « Batwowan » và những bí mật phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán

Ảnh chụp bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) tại phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán ngày 23/02/2017. Tuy do Pháp giúp xây dựng, nhưng Paris không hề được biết những gì diễn ra tại đây. AFP - JOHANNES EISELE
Đăng ngày:


Khi nạn dịch khởi đầu tại thành phố, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli), chuyên gia về virus corona của Viện Vi trùng học Vũ Hán không thể ngủ được trong nhiều ngày, với câu hỏi dai dẳng « Liệu có phải con virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc ? ».

« Batwoman » của P4 Vũ Hán

Người phụ nữ 55 tuổi được báo chí Hoa lục đặt biệt danh là « Batwoman », do bà chuyên nghiên cứu loài dơi ở Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam, các khu vực thực sự là « nhà máy sản xuất virus ». Năm 2005, chính từ một con dơi mà bà đã nhận diện được hai loại virus gần giống với SARS-CoV, virus đã gây ra dịch SARS năm 2003. Thế nên ngay từ khi những bệnh nhân đầu tiên nhập viện ở Vũ Hán, Thạch Chính Lệ  đã thổ lộ với Jane Qiu, nhà báo của nguyệt san Scientific American về nỗi lo con virus thoát ra từ Trung tâm bệnh nhiễm của Viện Vi trùng học Vũ Hán.

Virus corona : Các nước có thể kiện Trung Quốc ra tòa ?

Mỹ là nước bị thiệt hại nhiều nhất vì đại dịch virus corona, với gần 55.000 người thiệt mạng tính đến ngày 27/04/2020. Ảnh minh họa : Một nữ y tá trước bệnh viện Elmhurst ở New York, 20/04/2020. © REUTERS/Lucas Jackson
Đăng ngày:

Hơn 200.000 người trên thế giới đã thiệt mạng vì con virus xuất phát từ Vũ Hán, những cái chết tức tưởi trong cô đơn, đau đớn…trong đó có những tài năng còn có thể cống hiến cho đời.

Trong khi đó chính quyền Trung Quốc tìm cách lấp liếm, viết lại lịch sử, thậm chí còn tung hỏa mù để đổ tội cho nước khác. Bắc Kinh nhân cơ hội thế giới lao đao vì đại dịch để tung ra chiến dịch ngoại giao khẩu trang nhằm tuyên truyền gây thanh thế, làm áp lực. Không dừng lại ở đó, các cơ quan ngoại giao Trung Quốc ở nhiều nước còn ngang nhiên loan tin vịt, chê bai chính quyền sở tại, như đã diễn ra ở Pháp.

dimanche 26 avril 2020

Mạnh Kim - Câu chuyện tuẫn tiết của tướng Lê Văn Hưng



Đại tá Điềm, Đại tướng Cao Văn Viên, Chuẩn tướng TLSĐ5BB Lê Văn Hưng và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước hầm chỉ huy Mặt trận An Lộc ngày 07/07/1972.
Đây là câu chuyện tướng Lê Văn Hưng tuẫn tiết mà tôi chép lại từ cuộc gặp gỡ một nhân chứng trực tiếp…

Đối diện tôi là một ông già ốm yếu 75 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Nhắc lại chuyện cũ, ông nhớ như in từng chi tiết và thuật lại sống động mạch lạc như thể thời gian vẫn chưa làm hao mòn ký ức ông. Tôi đã ngồi với ông từ 10g30 sáng đến 3g chiều mà câu chuyện vẫn chưa dứt. 

Ông là Huỳnh Quang Nghĩa, cựu trung úy Chánh văn phòng của Chuẩn tướng Tư lệnh phó Quân đoàn IV Lê Văn Hưng, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trung úy Nghĩa là nhân chứng mục kích từ đầu đến đuôi cái chết của Tướng Hưng. Câu chuyện được kể dưới đây là những gì được ghi trong hồi ức cá nhân mà trung úy Nghĩa cho tôi xem, cùng những gì ông kể với tôi hôm ấy…

Tuấn Khanh - Phút cuối của tướng Lê Văn Hưng




Từ trái sang phải : Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và Đại Tá Trần Văn Nhựt tại chiến trường An Lộc hôm 7 Tháng Bảy, 1972. (Hình: Flickr manhhai)

Trải qua cuộc nội chiến, phía Bắc vẫn ca ngợi những anh hùng của mình. Miền Nam cũng có những anh hùng trong trí nhớ của người dân. Đó là lịch sử. Và lịch sử thì sừng sững, có thể được nhìn từ nhiều hướng nhưng không ai có thể vin vào lý lẽ nào để xóa đi.

Dưới đây là chuyện kể của bà Kim Hoàng, vợ của tướng Lê Văn Hưng, mở ra một góc khuất của lịch sử. Xin đặt lại nơi đây, nhân tưởng niệm 45 năm cuộc tương tàn.
-----------------
Phút cuối của tướng Lê Văn Hưng
-----------------

Bây giờ 7 giờ 30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh: "Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ. "

Nguyễn Thông - Ngồi xó bếp nói chuyện thế giới: Phong kiến



Kim Jong Un chỉ đạo một đơn vị súng cối, 10/04/2020. Ảnh Reuters

Xứ An Nam ta, người cộng sản làm cách mạng là để đánh đuổi thực dân, lật đổ phong kiến thối nát, thậm chí còn quá đà "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ". Có nghĩa là... đ** chơi với phong kiến. Mày mà lòi ra, ông chặt không còn một mống. 

Hồi tôi còn bé, biết cả chuyện con cái nhà lý lịch phong kiến không được vào đoàn, không cho đi học, thậm chí không bắt vào bộ đội. Đánh phong kiến là cứ diệt tận gốc, trường kỳ, tiệt nọc thì thôi.

Nhưng họ (cộng sản Việt) lại anh em thân thiết với đám cai trị Triều Tiên. Bọn ấy miệng thì rao theo chủ nghĩa xã hội nhưng phong kiến đặc sệt. 

Nguyễn Quang Dy - Coronavirus và nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc



(Bauxitvn 25/04/2020) Trong khi Mỹ và các nước phương Tây đang phải tập trung đối phó với đại dịch coronavirus bùng phát với hệ quả khó lường, thì Trung Quốc tranh thủ thời cơ mở chiến dịch tuyên truyền với “ngoại giao khẩu trang”, và tiếp tục “ngoại giao pháo hạm” tại Biển Đông. Đó là nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc nhằm “đục nước béo cò” và “ngư ông đắc lợi”.

Tuyên truyền phản tác dụng

Chiến dịch tuyên truyền và “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc nhằm ba mục đích chính. Một là để đánh lạc hướng dư luận về coronavirus xuất xứ từ Vũ Hán mà họ đã phủ nhận. Hai là ca ngợi mô hình chống dịch của họ đã thành công. Ba là tuyên truyền cho “quyền lực mềm” của Trung Quốc đã đối phó thắng lợi với đại dịch, nay đang giúp các nước.

Theo các chuyên gia, chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc theo kiểu Liên Xô cũ trong chiến tranh lạnh, tuy “hùng hổ nhưng vụng về” (aggressive but clumsy), nên có thể “phản tác dụng” (backfiring). Bắc Kinh muốn đánh bóng và đánh tráo hình ảnh Trung Quốc (đang xấu đi), để lấy lòng dân trong nước (đang bất bình) và dư luận quốc tế (ngày càng bất lợi).

samedi 25 avril 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Việt Nam cần có chiến lược mới sau đại dịch virus Vũ Hán



I. DỊCH VIRUS VŨ HÁN KÉO THEO SỰ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC TRÊN TOÀN CẦU 

1. Dịch virus corona đến từ Vũ Hán (gọi tắt là virus Vũ Hán) đã mang đến cho toàn thể loài người những thiệt hại kinh hoàng. Nặng nhất là Hoa Kỳ và châu Âu. Các cường quốc lớn, ngoài quê hương virus Vũ Hán, như Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ý, Đức, Nhật đều bị tổn thất nặng nề.

2. Dịch virus Vũ Hán cảnh báo cho cả thế giới biết thế nào là nguy hiểm của chiến tranh sinh học. Nguy hiểm cho mọi cường quốc, kể cả siêu cường.

3. Bởi thế, Hoa Kỳ và các cường quốc khác, cùng nhiều nước trên thế giới sẽ thay đổi chiến lược sau đại dịch virus Vũ Hán.

Huy Đức - Bao giờ nước mắt có thể « lay lòng gỗ đá »


Đại tá VNCH Nguyễn Công Vĩnh "học tập" trở về năm 1988.

Hai bức ảnh chụp cách nhau 13 năm, đều nói về ngày đoàn tụ của hai người tù, hai người cùng một mẹ Việt Nam, nhưng từng bị đặt ở hai bên chiến tuyến.

Bức ảnh thứ nhất, chụp ở ga Hòa Hưng năm 1988. Người đàn ông râu tóc bạc phơ trong ảnh, được xác định, là Đại tá Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Công Vĩnh. Ông từ trại cải tạo theo đường xe lửa trở về, được vợ và con trai, tóc cũng đã điểm bạc, ra sân ga đón [không rõ ai là tác giả bức ảnh tuyệt vời này]. 

Bức ảnh thứ hai được nhà báo Lâm Hồng Long chụp ngày 4-5-1975. Người đàn ông trong ảnh là Lê Văn Thức, tử tù Côn Đảo, khóc trên vai mẹ, bà Trần Thị Bính, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông Thức được cài vào Quân lực VNCH, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Thủ Đức, được chính quyền Sài Gòn đưa đi học khóa "tình báo tác chiến" tại Malaysia. Về nước, với lon thiếu úy. Tháng 4-1968, Lê Văn Thức bị Tòa án binh vùng 4 chiến thuật tuyên tử hình vì tội "hoạt động nội tuyến cho Cộng sản". 

Lưu Trọng Văn - Virus Vũ Hán làm Úc tỉnh ngộ


Khu phố Tàu ở Sydney, Úc.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã chỉ trích Úc là "cơ quan ngôn luận" của Mỹ, rằng các nhà lập pháp Úc "đang lặp lại như vẹt những gì người Mỹ nói và hùa theo Mỹ trong các cuộc công kích có ý đồ chính trị nhắm vào Trung Quốc".

Cám ơn ngài đại sứ cộng sản Trung Quốc (CSTQ) tại Úc, ngài đã làm được cái việc mà bao năm Đặng và Tập cố gắng chia rẽ Mỹ và Úc để chơi cờ vây bị thảm bại.

Thật ra ngài chỉ là cái loa của Tập. Một Tập khác Tập cách đây một năm. Tập khác ấy là do cái ghế quyền lực bị lung lay nên phải gồng mình phát xít lên để kích tinh thần dân tộc Đại Hán. 

Nguyễn Tập - Kẻ cướp niềm tin



“Có rất nhiều người nhận gạo chuyên nghiệp. Một ngày nhận đến mười mấy lần. Nếu một, hai lần thì tôi không nói nhưng nhận quá nhiều lại còn có đường dây, tổ chức. Họ chuẩn bị cả quần áo để thay, đi một nhóm từ 4-5 người lần lượt vào lấy. Khoảng 5-10 phút sau, họ quay lại với quần áo khác”.

Câu chuyện ứng xử thiếu nhân văn với cậu (cô) bé áo đen tại cây ATM gạo mấy ngày trước thiết nghĩ không có gì để bào chữa. Nhưng lời trần tình trên báo Thanh Niên sáng nay của anh Hoàng Tuấn Anh- người làm ra ATM gạo đầu tiên đáng để suy ngẫm về một thực tế buồn. 

Quán cơm Nụ Cười do đặc thù là ăn tại chỗ, không được mang về (trừ một số trường hợp đặc biệt như quá nghèo khổ, già yếu, bệnh tật mà quán đã xác minh) nên ít xảy ra trục lợi. 

Lê Xuân Thọ - Virus ăn tạp



Băng nhóm Đường Nhuệ ăn tiền người chết một lần 500 ngàn đồng. Giá mà người chết sống dậy được, thì đỡ tốn 500 ngàn, nhưng người chết thì đã chết.

Băng nhóm kế toán xã Ba Xa, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) ăn chặn tiền hỗ trợ tiền điện cho người nghèo, gia đình chính sách khoảng 1 tỉ đồng trong hai năm. Giá mà người nghèo hết nghèo, gia đình chính sách hết chính sách, thì khỏi bị ngoạm 1 tỉ đồng kia. Nhưng người nghèo vẫn đang nghèo và gia đình chính sách vẫn đang chính sách.

Băng nhóm CDC Hà Nội mở rộng ăn tiền mua máy xét nghiệm realtime PCR dùng để xét nghiệm Covid-19 với số tiền khoảng 3 tỉ đồng mỗi cái. Giá mà không có Covid-19, thì khỏi mua máy realtime PCR kia. Nhưng Covid-19 đã đến và chưa chịu rời đi.

vendredi 24 avril 2020

Ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc đại bại

Bốc dỡ hàng từ chiếc máy bay vận tải chở 7 triệu khẩu trang và nhiều trang bị bảo hộ từ Trung Quốc đến Vacxava, Ba Lan ngày 14/04/2020. © Maciek Jazwiecki/Agencja Gazeta via REUTERS
Đăng ngày:


« Ngoại giao khẩu trang » không làm thay đổi hình ảnh của Trung Quốc, chiến dịch này đã thất bại trong việc làm thế giới quên đi trách nhiệm của Bắc Kinh làm đại dịch lan tràn.

Sau nhiều tuần lễ vừa chối bỏ sự kiện, vừa nhào nặn thông tin, Trung Quốc đến cuối tháng Hai đã chuyển sang thế tiến côn, với tham vọng trưng ra bộ mặt nhân từ của một siêu cường. Bắc Kinh đã ngăn chận được con virus ở trong nước và nay ra tay cứu độ toàn thế giới. Bắc Kinh tự khen mình và, cùng với các container khẩu trang, còn xuất khẩu (lậu) tính « ưu việt » của hệ thống cai trị Trung Quốc.

Chuyện gì xảy ra nếu Kim Jong Un qua đời ?

Hoa đặt trước tượng Kim Il Sung và Kim Jong Il (ông nội và cha của Kim Jong Un) tại điện Kumsusan nhân kỷ niệm 108 năm sinh nhật người sáng lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Ảnh do KCNA phổ biến ngày 16/04/2020. © KCNA/via REUTERS
Đăng ngày:


Các chính khách ở Mỹ và trên toàn châu Á đang quan tâm đến thông tin « tình báo » cho rằng « Lãnh tụ tối cao » Kim Jong Un (Kim Chính Ân) có thể « đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm » sau một cuộc phẫu thuật tim. Bằng cớ chủ yếu là ông Kim không thể xuất hiện trong dịp lễ lớn « Ngày của Mặt Trời » thứ Tư tuần trước - ngày lễ sinh nhật của ông nội Kim Jong Un là « Lãnh tụ vĩ đại » Kim Il Sung (Kim Nhật Thành).

Sự vắng mặt của Kim Jong Un rất đáng chú ý. Ông Kim được trông thấy lần cuối cách đó bốn ngày, trong một hội nghị của đảng Lao Động Triều Tiên. Tuy nhiên tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chẳng mấy ai biết được sự thật, còn bên ngoài thì lo tìm kiếm những thông tin được hé lộ.

jeudi 23 avril 2020

Huy Đức - Miếng bả chủ nghĩa quốc tế vô sản trong tay Trung Quốc


Vĩ tuyến 17 phía Việt Nam Cộng Hòa.

Xung đột Biển Đông được đặt lên bàn nghị sự lúc này là cần thiết. Nhưng, trong mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh không chỉ có vấn đề Biển Đông. Để xử lý mối quan hệ ấy, không những cần sách lược khôn ngoan mà còn phải được đặt trong tầm nhìn chiến lược.

Một người giúp việc gần như trọn đời với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và từ năm 1949 đến 1969, luôn ở bên cạnh Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh - ông Trần Việt Phương - nói rằng: “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước của Việt Nam, chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ Chí Minh”.
 
Sở dĩ có sự “mất cảnh giác” này, theo ông Việt Phương là vì, Hà Nội đã “Có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa”.