jeudi 29 novembre 2018

Hàn Quốc buộc Mitsubishi bồi thường cho lao động cưỡng bức thời chiến


Tối cao Pháp viện Hàn Quốc ngày 29/11/2018 buộc tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries phải bồi thường cho 28 người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến. Tokyo lập tức phản đối bản án.

Tòa án Tối cao đồng ý với phán quyết của Tòa Phúc thẩm năm 2013, buộc Mitsubishi bồi thường 80 triệu won (62.800 euro) cho từng người trong nhóm 23 nguyên đơn khiếu kiện. Ngoài ra, tập đoàn Nhật còn phải bồi thường 150 triệu won (117.750 euro) cho mỗi thành viên của một nhóm 5 nguyên đơn khác. 

Tin vắn 29.11.2018



(AFP)New Zealand cấm cửa Hoa Vi

Cơ quan an ninh New Zealand hôm qua đã cấm nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất nước này là Spark sử dụng các thiết bị của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi (Huawei) để phát triển mạng 5G, do « các nguy cơ đáng kể cho an ninh quốc gia ».

Loan báo này được đưa ra sau khi nhật báo Mỹ Wall Street Journal thứ Sáu tuần trước cho biết Washington đang vận động các đồng minh không sử dụng sản phẩm của Hoa Vi, tránh việc Bắc Kinh thu thập được các thông tin nhạy cảm. Hôm nay 29/11/2018 New Zealand tuyên bố Hoa Vi bị cấm không phải vì là công ty Trung Quốc, nhưng chỉ vì lý do kỹ thuật.

Lưu Trọng Văn - Nhân văn với ai, thưa bác cả Trọng?



Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp cử tri quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Đăng Khoa

Vừa rồi khi tiếp xúc cử tri, bác cả Trọng cho rằng: “Việc lấy phiếu có tính răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính. Đương nhiên, ai thấp dưới 50% là phải xử lý. Vừa rồi may là không xảy ra. Ta chẳng mong gì phải thay cán bộ. Sai rồi phải sửa, thấy rồi thì rút kinh nghiệm. Thế mới là nhân văn, là tốt… Giả sử độ một nửa cán bộ phải thay thì lấy ai làm, có thay kịp không?...”

Bác cả hỏi cử tri, hê, cái gì thì cái chứ gã cũng có cái quyền cử tri thỉnh thoảng có đi bỏ phiếu, gã xin trả nhời bằng hai câu hỏi lại bác cả:

The Diplomat : Ông Nguyễn Phú Trọng không phải là Tập Cận Bình

Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong dịp tiếp chủ tịch Cuba tại Hà Nội, ngày 09/11/2018.


Khi kiêm nhiệm cả hai chức vụ, đã hẳn là ông Trọng cũng tương tự như ông Tập. Một điểm tương đồng nữa là ông Nguyễn Phú Trọng còn là chủ tịch Quân ủy Trung ương như tổng bí thư Trung Quốc. Nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngay từ đầu thập niên 90 đã quyết định nhập hai vai tổng bí thư và chủ tịch nước làm một. Còn đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) cùng thời gian đó lại muốn tách biệt, tuy rằng việc gộp hai chức vụ trên đã được bàn đến trong những năm 90. 

mardi 27 novembre 2018

Hoàng Nguyên Vũ - Đôi mắt chú mèo con và đứa bé bị cô giáo vẽ đen lên ký ức



(Cho những thầy cô giáo hay bạo hành trẻ em) 

Chúng ta lớn, đủ bao dung để tha thứ cho những ai làm đau mình, nhưng quên thì chắc chắn sẽ không quên được...

Một buổi trưa miền Trung nắng như đổ lửa, có một cậu bé mang một chú mèo con màu vàng đến tặng cô giáo. Lúc đó, cậu bé đang trong kỳ nghỉ hè của lớp 3. Trước đó, khi chia tay lớp, cậu bé có nói với cô giáo: "Thưa cô, mẹ con nói khi nào mèo con ăn được và cứng cáp sẽ tặng cô một con vì lần trước cuốn sổ điểm của cô bị chuột xé nát".

Cô giáo cầm con mèo, chỉ hỏi cậu bé một câu: "Mẹ con thế nào rồi?". "Dạ, bố bảo mẹ cũng có thể sống được rồi ạ". Cậu bé trao con mèo cho cô rồi đi về. Con mèo nhìn nó, ngơ ngác như chính nó đã từng ngơ ngác những tháng ngày trước đó với những gì cô giáo hành xử với nó. Nó vẫn mặc chiếc áo ấm đã xé đi lớp bông của chị nó để lại, để làm áo mặc mùa hè, cái quần dệt kim loang lổ bụi bẩn, đi giữa cái gió lào miền Trung rất gắt...

Phạm Gia Hiền - Khép lại chuyện 232 cái tát



Status trước về câu chuyện 232 cái tát, có những ý kiến cho rằng tôi đã chụp mũ ngành giáo dục, và vì thế, phần nào xúc phạm nghề giáo. 

Như tất cả mọi người được đi học, tôi cũng có những người thầy, người cô - những người mà suốt đời tôi biết ơn và kính trọng. 

Tôi học hết đại học, được làm nghề báo, nghề viết, là kết quả thụ hưởng sự giáo dục - đào tạo của rất nhiều thầy cô, trường lớp. Bởi thế, tôi không mất dạy đến mức quay ra mắng xéo những người dạy mình. Tôi tin, những điều tôi nói, tôi viết từ xưa đến nay, dù chắc chắn có những thứ chưa đúng, nhưng không bao giờ có thứ dối trá, hay phản thày khinh bạn.

Nhà sư phạm nổi tiếng của Liên bang Xô Viết - Makarenko từng nói: Tôi không biết một trường hợp nào mà giáo dục tốt lại ra một sản phẩm tồi. Đúng vậy, ông dùng chữ Giáo Dục. Và trong những lời phản biện của mình, tôi cũng dùng khái niệm Nền Giáo Dục.

Lê Bảo Nhi – Sự tổn thương tinh thần khủng khiếp



Tôi là chuyên viên tâm lý, góp phần điều trị trầm cảm cho học sinh và cả người trưởng thành. Với học sinh, tôi biết tâm lý các em thường rất bất ổn, tinh thần các em thường vô cùng mong manh. Đôi khi chỉ một lời quát mắng của cha mẹ, sự cô lập của bạn bè khiến các em phải nghĩ quẩn và tìm cách tự tử.

Tôi đã không thể nào tưởng tượng được một cô giáo bảo cả lớp xúm vào tát một học sinh thật mạnh. Mỗi em tát bạn 10 cái. Tổng cộng lên đến 230 cái và cô bồi thêm cái cuối cùng khiến cho em phải nhập viện. Những cái tát không chỉ chấn thương phần mềm, chảy máu nhiều bên trong má do va chạm với răng, mà còn chấn động não rất mạnh.

Sáu người Việt bị bắt tại Nam Phi vì sát hại động vật hoang dã



(AFP 26/11/2018) Tám nghi can gồm sáu người Việt và hai người Nam Phi đã bị bắt tại một tỉnh miền tây bắc Nam Phi lúc đang sở hữu những bộ da sư tử và cọp.

Báo chí Nam Phi cho biết các nghi can tuổi từ 22 đến 60 bị nghi ngờ đã giết hại khoảng 40 con sư tửcọp.

Trương Nhân Tuấn - Nhân đọc lại hồ sơ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc



Học giả Trung Quốc có “niềm tin” “ngàn năm trước Trung Quốc là một quốc gia đi biển lớn. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, khai khác và quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông”. Hồ sơ của Trung Quốc ghi chắc điều này như đinh đóng cột. 

Nhưng vụ “Trung Quốc là quốc gia đi biển lớn” có đúng hay không, việc này không nói lên được điều gì. Bởi vì các nước chung quanh, hàng ngàn năm trước, họ cũng là những giống dân đi biển, sống bằng nghề biển. Họ có thể là những quốc gia nhỏ hơn, nhưng chắc chắn người dân các quốc gia này rành Biển Đông hơn dân Trung Quốc. Họ sống kế cận Biển Đông. Họ đi thuyền ra các đảo, họ lặn ngụp bắt cá, bắt ốc, bắt rùa… ở các đảo, các bãi đá đó. Sau này, thế kỷ 17, thế kỷ 18, dân Việt Nam mỗi năm ra các đảo, ngoài việc đánh bắt hải sản, còn có việc thu lượm các xác tàu chìm đã bị sóng đánh trôi dạt vào các đảo đó.

Họ không hề lớn tiếng tuyên bố “khám phá” như Trung Quốc. Đơn giản vì họ từ khai thiên lập địa đã sinh sống ở đó rồi. Vùng biển có các bãi đá đó là không gian sinh tồn của họ. Nếu nói theo “ngôn từ luật pháp” thì họ đã “khám phá, khai thác và quản lý” vùng biển và đảo đó từ thời kỳ mà Trung Quốc còn viết “huyền sử”.

Hoàng Nguyên Vũ - 900 cái tát, hội đoàn vẫn im như thóc !



Nuôi cơm một đống cơ quan bảo vệ trẻ em, một đống đoàn hội, và cả ngành giáo dục, mà cứ im re với 900 cái tát vậy à?

Trước hết phải khẳng định hơn 300 cái tát tai của cái cô giáo ác ôn ấy dành cho một học sinh đang là trẻ em, đó là hành vi đủ để khởi tố hình sự. (Một số thông tin cho rằng đây là học sinh thứ 10 bị ăn tát tập thể từ cô giáo Thủy, này và tổng cộng hơn 900 cái tát

Không thể bao biện hay xem xét bằng bất cứ lý do gì. Đó là hành động bạo lực, là bạo hành trẻ em. Mà không chỉ bạo hành một em, bạo hành các em còn lại trong cái lớp ấy.

Đỗ Ngà - Giáo dục nát



Nền giáo dục Việt Nam hiện nay như là anh mù đi tìm vàng. Thật sự, nếu hỏi bất kỳ người lãnh đạo CS nào họ cũng không thể nào nói được triết lý giáo dục Việt Nam là gì. Có người nói đó là "tiên học lễ hậu học văn", nhưng không phải, đó chỉ là khẩu hiệu. Có người lại nói "học phải đi đôi với hành", đấy cũng không phải là triết lý gì cả, mà đó chỉ là câu nói của ông Hồ Chí Minh chính quyền nầy hay nhắc đi nhắc lại, nhằm mục đích tuyên truyền tô vẽ cho bản thân ông ấy mà thôi.

Triết lý giáo dục thường được cô đọng trong một câu gọn ghẽ, nó thể hiện mục đích cuối cùng mà nền giáo dục đó nhắm đến. Trước 1975, miền nam đề ra triết lý giáo dục rõ ràng "nhân bản - dân tộc - khai phóng". Từ đó, tự do học thuật được tôn trọng, tức nhà nước không thọc quá sâu vào giáo dục. Chính nhờ vậy, giáo dục không hề bị nhồi sọ bởi thế lực chính trị nào cả như thế học sinh được vun đắp để làm làm người, để biết yêu dân tộc, và biết lĩnh những điều giá trị thuộc về văn minh tiến bộ chứ không làm công cụ cho một tổ chức chính trị nào cả.

Đỗ Duy Ngọc - Một nền giáo dục bế tắc



Liên tiếp những chuyện xảy ra trong nhà trường nổ ra trong thời gian gần đây đã cho thấy ung nhọt của một nền giáo dục đã đến thời kỳ vỡ nát. Một nền giáo dục đưa đến hố thẳm, bế tắc không lối ra. 

Hậu quả này không do một người mà nó khởi đầu từ thời của bà Bình, ông Hiển, ông Luận, ông Nhân và đến đỉnh điểm của thối nát thời ông Nhạ hôm nay. Nó xuất phát từ một cơ chế lỗi thời và một xã hội chỉ chấp nhận cái láo. Ông Nhạ là người nhận lấy hậu quả vì bên cạnh sự xuống dốc của giáo dục lại thêm sự bất tài, vô trách nhiệm, vô cảm và sự dốt nát, ngu xuẩn của ông. 

Giáo dục Việt Nam qua nhiều thời kỳ đã đến bên bờ vực và ông Nhạ là người cuối cùng xô nó xuống hố sâu. Không thể có một nền giáo dục đúng đắn khi bộ trưởng giáo dục trả lời giữa diễn đàn Quốc hội Triết lý giáo dục của Việt Nam là nghị quyết của Đảng. Trả lời như thế thì đầu hàng thôi.

Từ Thức - Những cái tát tai



Cái gì giống nhau giữa một cô giáo bắt học trò tát 231 cái một học sinh có lỗi, và một thằng con ông cháu cha đánh phụ nữ ngay ở phi trường ?

Cả hai đều là sản phẩm của giáo dục Cộng Sản. Một nền giáo dục giáo dục vô giáo dục. Đó không phải là một khuyết điểm của giáo dục ‘’cách mạng‘’. Đó là một thành quả, một mục tiêu đã đạt được.

dimanche 25 novembre 2018

Ngọc Vinh - Những Giave nhí trong nhà trường



Trước 1975, chúng tôi học tiểu học và trung học mà ko hề thấy bóng của bất kỳ một loại Cờ đỏ Cờ xanh nào. Chỉ có giám thị mà thôi, và các ông ấy chính là hung thần của học sinh. Tóc dài hả? Lên phòng giám thị. Mặc quần đen hả (thay vì xanh)? Lên phòng giám thị. Các thầy giám thị là người canh giữ kỷ cương trong trường trung học của chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Sau năm 1975, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa (XHCN) miền Bắc được mang vào miền Nam. Kể từ ngày ấy, chúng tôi, lúc này học lớp 11, được trải nghiệm một mô hình giáo dục mới, giáo trình mới. Chúng tôi được dạy là Nguyễn Huệ - Tây Sơn có công thống nhất đất nước chứ ko phải là Gia Long như được dạy trước 1975 trong nền giáo dục VNCH. 

Cùng với đó là những ngày giỗ của danh nhân lịch sử nước nhà không còn được nghỉ học, khiến chúng tôi tiếc hùi hụi. Nhất là ngày giỗ 21 Lê Lai 22 Lê Lợi - mất mẹ nó nghỉ học đúp hai ngày. Cũng vì chuyện bãi bỏ này mà ngày hôm nay, rất nhiều học sinh hiểu biết rất lơ mơ về danh nhân nước Việt.

Đỗ Cao Cường - Chúng chính là những kẻ sát nhân !





Ảnh hiệu trưởng bao che và cô giáo ác độc bị cộng đồng mạng « bêu ».
Yêu nữ Nguyễn Thị Phương Thủy là giáo viên chủ nhiệm lớp 6.2 trường Trung học Cơ sở (THCS) xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vừa mới ra lệnh cho cả lớp tát em học sinh tên Nhật dù yêu nữ này không có bằng chứng buộc tội em.

Yêu nữ Thủy đã ra lệnh mỗi người trong lớp tát Nhật 10 cái, ai tát nhẹ, tát thiếu thì sẽ bị Nhật tát lại gấp đôi. Yêu nữ này còn tát thêm cho đủ 231 cái, chờ đến khi Nhật nhập viện thì nó mới buông tha.

Yêu tinh Phạm Thị Lệ Anh là hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh đã thừa nhận toàn bộ sự việc, nhưng yêu tinh này mong báo chí im lặng và thuyết phục gia đình không làm to chuyện để trường được công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ II.

Chất Lượng Sống - Bắt học sinh tát bạn 230 cái, cách dễ dàng để gieo mầm ác



Ảnh cô giáo tàn ác với học sinh bị cộng đồng mạng tìm ra và "dán nhãn".

Chuyện người đứng lớp bắt học sinh "xử" bạn trong trường phổ thông, đáng buồn là khá nhiều, đây đó báo chí vẫn đưa tin. Nhưng tới vụ giáo viên bắt học sinh "tổng tát" bạn 230 cái, thì khó ai có thể ngồi yên. 

Người ta giận dữ cho rằng nữ giáo viên ở Quảng Bình không đáng được gọi là "cô". Có lẽ nên gọi đó là cai ngục hoặc đại bàng thì chuẩn hơn

Những người có lương tri ai mà không lo lắng cho đứa trẻ nạn nhân. Em có thể trị hết các vết đau thực thể, nhưng khó thoát khỏi tâm lý ám ảnh lâu dài khi bị cả tập thể, đứng đầu là giáo viên của em, vây quanh trấn áp, hành hạ.

Nguyễn Tiến Tường - Bao nhiêu cái tát để thức tỉnh ?



Giáo dục thế nào, không biết đánh bạn là sai. Đặc biệt là phải thừa lệnh “chị đại” tức là côn đồ, cô hồn chim chích. Giang hồ nghĩa khí không cần đi học, cũng không hèn hạ đến vậy.

Làm cô giáo, không biết quyền con người là gì. Chỉ muốn thỏa mãn cái uy quyền cục súc của mình. Đã buộc học sinh bạo lực với nhau, còn tát một phát như đội trưởng đội thi hành án tử hình bắn phát ân huệ, để triệt tiêu hẳn khả năng phản ứng của đứa bé. Tâm địa rắn độc. 

Làm đến hiệu trưởng, trước một vụ việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, xin báo chí im lặng kẻo lỡ chuẩn quốc gia. Tận ngu nên tận ác, chà đạp sự thật, chà đạp luân thường đạo lý chỉ để mưu lợi cho mình. 

Đỗ Duy Ngọc - Nghĩ về 231 cái tát



Em học sinh phải nhập viện vì lãnh 231 cái tát. Ảnh báo Thanh Niên

Đọc trên mạng và báo chí đăng cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên dạy Toán và Công nghệ, kiêm Chủ nhiệm lớp 6/2 , Trường Trung học cơ sở Duy Ninh - Tỉnh Quảng Bình đã phạt học sinh bằng 231 cái tát tai. Cô bắt học sinh cùng lớp tát bạn, bạn nào tát không đủ mạnh, cô giáo bắt tát lại và chính cô là người tát cái tát cuối cùng. 

Cậu học sinh Long Nhật bị sưng mặt và chấn thương tâm lý đã được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Hành động bạo lực man rợ này là hành vi của bọn côn đồ. Mà cũng không đúng nữa, lũ côn đồ ở chốn giang hồ cũng không bao giờ tát tai một cậu bé liên tục 231 cái. Hành động đó chỉ có ở loài quỷ dữ không có trái tim. 

Hành động đó lại diễn ra trong lớp học chứ không phải ở vỉa hè, cũng không phải ở nhà tù. Trong nhà tù cũng chắc rằng chưa bao giờ có cảnh tra tấn bằng 231 cái tát. Tất cả chỉ vì chạy theo thành tích, áp lực thành tích của nhà trường đã khiến cho một cậu bé chưa thành niên căm thù cô giáo, căm thù bạn mình và ghê tởm trường lớp.

Mai Quốc Ấn - Im lặng mãi được ư ?



Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là bà Phạm Thị Lệ Anh xác nhận sự việc bà Phạm Thị Phương Thủy - cô giáo của trường, đã phạt 231 cái tát với một học sinh lớp 6 tên N. 

Trước đó, bà Phương Thủy bắt mỗi bạn trong lớp tát vào má em học sinh bị phạt 10 cái. Hai mươi ba em học sinh cùng lớp cùng tát N. Bà Phương Thủy quy định nếu bạn nào tát nhẹ thì phải tát lại 10 cái. 

Ngoài 23 học sinh tát tổng cộng 230 cái, thì bà Phương thủy còn "chốt" hình phạt bằng cái tát thứ 231. Học sinh N nhập viện sau đó vì má sưng. Sau khi ra viện, tâm lý N vẫn chưa thể ổn định lại. 

Ngô Nguyệt Hữu - Rồi sẽ đi về đâu, thưa các ông các bà ?



Mấy ông bà nội ơi, ngoài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Im Lặng thì còn Cục Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em, Hội Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em... rồi một đống hội chăm sóc bảo vệ trẻ em…tổng cộng đến 17 cơ quan, Hiệp hội, rồi còn Luật Trẻ em...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng khẳng định, “Đừng coi việc bảo vệ trẻ em là chuyện con nít”.