mardi 13 septembre 2016

Tập Cận Bình : Lợi ích chung Việt-Trung lớn hơn là bất đồng

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 13/09/2016.


Lợi ích chung giữa Trung Quốc và Việt Nam lớn hơn nhiều so với những bất đồng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 13/09/2016 nói với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc như trên, và kêu gọi giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đối thoại.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc công du Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, khi tiếp lãnh đạo chính phủ Việt Nam, tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình nói : « Trung Quốc và Việt Nam cần giải quyết tranh chấp và xúc tiến hợp tác trên biển thông qua đối thoại hữu nghị. Lợi ích chung giữa hai nước lớn hơn rất nhiều so với những bất đồng ». Theo nguyên thủ Trung Quốc, vấn đề Biển Đông phải được giải quyết qua tham vấn song phương, biến tranh chấp trên biển thành cơ hội hợp tác.

Video Trung Quốc : 13 dân làng Ô Khảm bị câu lưu

Một người phản kháng quăng chân dung ông Lâm Tổ Loan vào trụ sở cơ quan đại diện Trung Quốc ở Hồng Kông, 09/09/2016.
Phát thanh RFI 13.09.2016


Mười ba dân làng Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông sáng nay 13/09/2016 đã bị câu lưu, vài ngày sau khi trưởng làng – trường hợp hiếm hoi được người dân bầu lên một cách dân chủ tại Trung Quốc – bị kết án 3 năm tù.

Công an huyện Lục Phong (Lufeng) cho biết 13 người trên bị nghi ngờ vi phạm trật tự lưu thông công cộng, đặc biệt trong số đó có 3 người định tổ chức « một cuộc tập họp bất hợp pháp ».

Thường dân Thái Lan không còn phải ra tòa án quân sự

Thủ tướng Thái Lan Chan O Cha, 15/08/2016.
Phát thanh RFI ngày 13.09.2016


Thường dân Thái Lan không còn có thể bị truy tố trước tòa án binh - tập đoàn quân sự cầm quyền Thái Lan hôm nay 13/09/2016 loan báo như trên. Human Rights Watch cho rằng việc xóa bỏ biện pháp được áp dụng sau vụ đảo chính, chỉ là một sự đối phó.

Phó thủ tướng Wissanu Krea-Ngam cho biết quyết định trên đây có hiệu lực kể từ hôm thứ Hai 12/9. Tổng cộng có 1.000 người bị xét xử trước tòa quân sự kể từ tháng 5/2014, và hiện nay có 500 hồ sơ đang được xử lý. Tuy nhiên tại miền nam Thái Lan, nơi đang có phong trào nổi dậy Hồi giáo và được đặt dưới tình trạng khẩn cấp, thường dây vẫn phải ra tòa quân sự.

Rumani hy vọng tham gia không gian Schengen

Tổng thống Rumani Klaus Iohannis (P) tiếp đồng nhiệm Pháp François Hollande, Bucarest, ngày 13/09/2016.

Tổng thống Pháp François Hollande viếng thăm chính thức Rumani hôm nay 13/09/2016, với khoảng 30 doanh nghiệp tháp tùng. Bên cạnh mối quan hệ song phương, đây còn là dịp để ông Hollande điểm lại tình hình với chính quyền Rumani, ba ngày trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh hậu Brexit tại Bratislava.
Từ Bucarest, thông tín viên RFI Anastasia Becchio cho biết Rumani đang chờ đợi những tín hiệu tích cực về hồ sơ xin gia nhập không gian Schengen của nước này :

lundi 12 septembre 2016

Ngày 11/9 làm thay đổi diện mạo thế kỷ 21 (2)


World Trade Center sụp đổ, 11/09/2001.

Sai lầm của Mỹ như vậy đã nhân đôi tại Afghanistan. Đó là không đòi hỏi Pakistan tảo thanh ngay lập tức những vùng bộ tộc còn đầy các tay súng Taliban và quân Ả Rập quốc tế, và lao vào một cuộc chiến thứ hai không cần thiết là tái thiết theo kiểu « thuộc địa ».

Nhưng chiến thắng đầu tiên tại Afghanistan tháng 12/2011 vẫn chưa đủ đối với những người tân bảo thủ thân cận tổng thống Bush. Họ đòi phải chứng tỏ sức mạnh Mỹ một cách hiển hách hơn nữa. Cần phải chinh phục một vùng đất lớn hơn cái đất nước mà họ coi là xứ sở chăn cừu lạc hậu. Họ chọn Irak của Saddam Hussein.

Ngày 11/9 làm thay đổi diện mạo thế kỷ 21 (1)



Tưởng niệm các nạn nhân 11/9 tại Malibu, California ngày 11/09/2016.

(Le Figaro 10/09/2016) Ngày 11/09/2001 là một trận sấm sét trên bầu trời yên tĩnh, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Chấn động gây ra long trời lở đất cho đến nỗi đã vẽ lại toàn bộ thế trận địa chính trị trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21.

Bầu trời yên ả ấy là của một nước Mỹ hùng mạnh và an bình. Mười năm trước đó, Hoa Kỳ đã thắng trong cuộc chiến tranh lạnh mà không cần phải bắn một phát súng nào. Liên Xô đã sụp đổ, Hiệp ước Vacxava đã tan rã. Vì lý do kinh tế, Bắc Kinh chỉ nghĩ có mỗi một điều là làm thế nào khiến Washington hài lòng. Liên hiệp Châu Âu tỏ ra là một đồng minh ngoan ngoãn. Ngây thơ và chẳng có một đối thủ nào, siêu cường Mỹ áp đặt luật lệ cho toàn thế giới.

« Em bé napalm » : Ông Zuckerberg hãy đưa các thuật toán của mình đi xem triển lãm



(Xã luận Libération 11/09/2016) Vụ Facebook kiểm duyệt một tấm ảnh lịch sử cho thấy cần phải thay đổi chính sách về hình ảnh.

Mark Zuckerberg thân mến,

Ảnh báo chí tuần này đã là nạn nhân một đòn nặng nề. Một cú đòn đến từ một kẻ thù kiểu mới. Không phải là những « nghi can thông thường » của nạn kiểm duyệt báo chí, toan dập tắt tiếng nói của các nhà báo và tất cả những ai chứng minh một thực tế phiền hà. Nhưng mối đe dọa đến một cách xảo quyệt, ít bạo lực hơn và dưới cái cớ một ý định tốt đẹp : tuần này, chính là ông, Mark Zuckerberg và mạng xã hội to lớn mở ra trên thế giới của ông đã kiểm duyệt một trong những bức ảnh mang tính biểu tượng nhất của lịch sử nhiếp ảnh và ảnh báo chí : « Em bé napalm » trong chiến tranh Việt Nam.

vendredi 9 septembre 2016

« Em bé napalm » : Nạn nhân của Facebook

Bức ảnh "Em bé napalm" trên bìa nhật báo Na Uy Aftenposten số ra ngày 09/09/2016.

Bức ảnh nổi tiếng chụp một bé gái Việt Nam 9 tuổi trần truồng vừa chạy vừa khóc trên quốc lộ sau trận bom napalm thời chiến tranh Việt Nam, đã vi phạm quy định về đăng ảnh khỏa thân của Facebook ? Mạng xã hội này hôm nay 09/09/2016 vừa xóa một loạt các post có bức ảnh « Em bé napalm », kể cả của thủ tướng Na Uy, gây ra làn sóng phản đối tại đất nước Bắc Âu.
Nữ thủ tướng Na Uy, Erna Solberg đã thách thức Facebook khi đăng trên tài khoản của mình tấm hình do phóng viên ảnh AP Huỳnh Công Út (Nick Ut) chụp năm 1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh.

Sau Obama, chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ đi về đâu ?

Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Lào, 07/09/2016.

Sau tám năm quan hệ với « tổng thống Thái Bình Dương » Barack Obama, các nhà lãnh đạo châu Á sắp phải làm việc với một chính quyền mới của Mỹ. Chuyến công du châu Á cuối cùng của tổng thống Obama gợi lên cảm giác hoài nhớ và chung cuộc.
Trong chuyến đi được coi như từ biệt này, ông Barack Obama đã nhận được những tràng pháo tay từ các nhà lãnh đạo G20 tại Trung Quốc, và lãnh đạo các nước Đông Nam Á tại cuộc họp thượng đỉnh ở Lào. Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi cảm ơn ông vì đã thúc đẩy đất nước bà tiến lên hướng dân chủ.

Donald Trump, « người bạn tốt nhất » của nước Nga

Ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump vận động tranh cử tại Ohio ngày 05/09/2016.

Donald Trump, « người bạn tốt nhất » của Nga ? Cho dù là đại biểu Quốc hội hay ca sĩ, sinh viên hay người dẫn chương trình phát thanh, nhiều người Nga ủng hộ ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa. Họ hy vọng trong bối cảnh một cuộc chiến tranh lạnh mới hiện nay, xu hướng thân Nga không giấu diếm của ông Trump sẽ giúp hai nước xích lại gần nhau.
Đối thủ của bà Hillary Clinton từ nhiều tháng qua vẫn công khai bày tỏ cảm tình đối với ông Vladimir Putin. Nhưng ông Trump đã bước lên một nấc mới khi nhiệt liệt ca ngợi tài năng lãnh đạo của tổng thống Nga, cho rằng ông Putin giỏi hơn ông Barack Obama.

jeudi 8 septembre 2016

Biển Đông: Tổng thống Pháp « đi dây » giữa Bắc Kinh và Hà Nội

Tổng thống Pháp François Hollande và chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội ngày 06/08/2016.
Đăng ngày 08.09.2016

Viết về chuyến công du Việt Nam của nguyên thủ Pháp vừa kết thúc hôm 07/09/2016, đặc phái viên Le Monde tại Hà Nội nhận định « Giữa Bắc Kinh và Hà Nội, ông Hollande duy trì một thế thăng bằng nhạy cảm ». Tổng thống Pháp ủng hộ một Việt Nam đang lo lắng trước tham vọng lãnh thổ trên biển của Bắc Kinh, nhưng thận trọng không muốn làm mích lòng người khổng lồ Trung Quốc.


Đến Hà Nội sau khi tham dự thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc, tổng thống François Hollande hôm thứ Ba 06/09/2016 đã biết chọn lựa ngôn từ để làm hài lòng cử tọa Việt Nam đang lo ngại trước sức mạnh đang lên của Bắc Kinh tại Biển Đông. « Chúng tôi muốn hỗ trợ Việt Nam trong việc giữ an ninh không gian hàng hải quân sự » - tổng thống Pháp đã tuyên bố như trên trước các giảng viên và sinh viên trường đại học Hà Nội.

mercredi 7 septembre 2016

Tổng thống Pháp đề nghị Việt Nam thả bốn nhà ly khai

Tổng thống Pháp François Hollande và bí thư thành ủy Đinh La Thăng ngày 07/09/2016 tại Saigon.

Trong chuyến viếng thăm chính thức lần này, tổng thống Pháp François Hollande đã đề nghị chính quyền Việt Nam trả tự do cho bốn nhà hoạt động nhân quyền. Hãng tin AFP hôm nay 07/09/2016 dẫn nguồn tin thân cận với điện Elysée cho biết như trên.
Nguồn tin này nói rằng đó là một nhà ly khai Công Giáo, một sáng lập viên một đảng chính trị trong đất nước độc đảng, một nhà đấu tranh chống trưng thu đất đai và một blogger. Cả bốn người này đều bị lãnh những bản án nhiều năm tù, nhưng nguồn tin không muốn tiết lộ danh tính.

Biển Đông : Nhật sẽ cung cấp tàu tuần duyên mới cho Việt Nam



Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Vientiane dự thượng đỉnh ASEAN ngày 07/09/2016.
Chính phủ Nhật Bản hôm nay 07/09/2016 loan báo sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần duyên mới. Đây là động thái mới nhất nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực chấp pháp trên biển, cho các nước đang tranh chấp chủ quyền Biển Đông với người khổng lồ Trung Quốc.
Theo Reuters, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cho đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc biết ý định trên, trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Vientiane, Lào.

CSIS : Tàu tuần duyên Trung Quốc là thủ phạm hầu hết các vụ đụng độ tại Biển Đông

Tàu tuần duyên Trung Quốc thường xuyên gây hấn trên biển.

Các hành động ngày càng hung hãn hơn của các tàu tuần duyên Trung Quốc trên Biển Đông có nguy cơ gây bất ổn cho khu vực. Các « tàu lạ » ngang ngược trên Biển Đông hầu hết là tàu Trung Quốc. Trên đây là kết luận của các tác giả một công trình nghiên cứu, mới được công bố, về các sự cố trên tuyến đường hàng hải quan trọng này, được Reuters loan tin hôm nay 07/09/2016.
Trong khi các nhà quan sát đang lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột toàn diện tại vùng biển tranh chấp, không thể coi thường mối nguy hiểm từ những sự cố có liên quan đến các tàu tuần duyên Trung Quốc. Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh khu vực của CSIS (Center for Strategic and International Studies – Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế) đặt tại Washington nhận định như trên.

Đối lập Venezuela kêu gọi biểu tình chống tổng thống Maduro

Những người ủng hộ phe đối lập Venezuela biểu tình tại Caracas ngày 07/09/2016.
Phát thanh RFI ngày 07.09.2016


Phe đối lập Venezuela, trên đà thắng lợi của cuộc biểu tình lịch sử tuần trước, hôm nay 07/09/2016 kêu gọi người dân trên toàn quốc xuống đường đòi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý nhằm truất phế tổng thống Nicolas Maduro.
Về phía những người ủng hộ vị tổng thống được bầu lên vào năm 2013 và nhiệm kỳ kéo dài đến năm 2019, cũng được cổ vũ biểu tình « tại tất cả các bang » của Venezuela « vì hòa bình ».

Biển Đông: Thái Lan ủng hộ « nỗ lực của Trung Quốc » để duy trì hòa bình



Tướng Weerachon Sukondhapatipak
Phát thanh RFI ngày 07.09.2016

Thái Lan hôm nay 07/09/2016 tuyên bố « « ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc » để duy trì hòa bình trên biển, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông.


Lời tuyên bố của Thái Lan – nước lâu nay vẫn giữ thái độ trung lập trong hồ sơ Biển Đông – được đưa ra vài tiếng đồng hồ sau khi Philippines công bố những hình ảnh chứng minh các tàu Trung Quốc tiến gần bãi cạn Scarborough.

Maroc ký kết Hiệp ước hữu nghị với ASEAN

Thứ trưởng Ngoại giao Maroc Nasser Bourita dự hội nghị ASEAN 2016.
Phát thanh RFI ngày 07.09.2016


Maroc hôm qua 06/09/2016 đã tham gia Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với khối ASEAN. Đây là lần đầu tiên một quốc gia Ả Rập thuộc châu Phi tham gia hiệp ước.

Thứ trưởng Ngoại giao Maroc Nasser Bourita hôm thứ Ba đã ký kết các văn bản tham gia Hiệp ước hữu nghị hợp tác (TAC) với ASEAN, bên lề hội nghị thượng đỉnh tại Lào. TAC thường được gọi là hiệp định bất tương xâm và việc ký văn kiện này là điều kiện bắt buộc để có thể tham gia thượng đỉnh Đông Á.

mardi 6 septembre 2016

Obama hủy cuộc gặp : Cái giá phải trả cho thói quen lăng mạ của Duterte



Tổng thống Philippines Duterte tại hội nghị ASEAN ở Lào, 06/09/2016.
(Le Monde 07/09/2016) Những ngôn từ « văn vẻ » của tân tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte đã khiến ông ta phải trả cái giá là bị hủy cuộc gặp với đồng nhiệm Mỹ, Barack Obama, đang trong chuyến công du châu Á cuối cùng của nhiệm kỳ. 

Trước khi bay sang dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Vientiane, Lào từ ngày 6 đến 8 tháng 9/2016, ông Duterte đã tuôn ra một tràng từ ngữ thuộc loại « giang hồ » đã tạo nên dấu ấn riêng của ông.

Tổng thống Mỹ thăm Lào, hỗ trợ giải quyết hậu quả chiến tranh Việt Nam

Tổng thống Mỹ Obama xuống sân bay quốc tế Wattay ở Vientiane ngày 05/09/2016.

Trong chuyến viếng thăm lịch sử ngày 06/09/2016 tại Vientiane, tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu ra « nghĩa vụ tinh thần » đối với Lào, đất nước gánh chịu nhiều trận bom trong chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ viện trợ 90 triệu đô la để tháo gỡ bom mìn chưa nổ trên đất Lào và hỗ trợ các nạn nhân.
Là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên công du Lào, ông Barack Obama tuyên bố : « Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ tinh thần phải giúp đỡ nước Lào hàn gắn các vết thương ». Ông loan báo viện trợ 90 triệu đô la trong vòng ba năm, thêm vào số 100 triệu đô la mà Washington hỗ trợ từ 20 năm qua để rà soát, phá hủy bom mìn còn sót lại.

Biển Đông : Nhật Bản cung cấp tàu tuần duyên và máy bay cho Philippines

Tàu tuần duyên BRP Tubbataha, một trong 10 tàu do Nhật cung cấp về đến cảng ở Manila ngày 18/08/2016.
Phát thanh RFI ngày 06.09.2016


Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm nay 06/09/2016 đã đồng ý cung cấp hai tàu tuần duyên cỡ lớn và cho mượn năm phi cơ trinh sát cho Philippines. Phát ngôn viên chính phủ Nhật cho biết như trên, trong bối cảnh cả hai nước đều đang tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc.

Theo phó văn phòng nội các Nhật Koichi Haguida, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong cuộc gặp bên lề hội nghị ASEAN tại Vientiane đã thỏa thuận tăng cường hợp tác, nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.