« Em bé napalm » : Ông Zuckerberg hãy đưa các thuật toán của mình đi xem triển lãm
(Xã luận Libération 11/09/2016) Vụ Facebook kiểm duyệt một tấm ảnh lịch sử cho thấy
cần phải thay đổi chính sách về hình ảnh.
Mark Zuckerberg thân mến,
Ảnh báo chí tuần này đã là nạn nhân một đòn nặng nề.
Một cú đòn đến từ một kẻ thù kiểu mới. Không phải là những « nghi can thông thường » của nạn kiểm duyệt báo chí,
toan dập tắt tiếng nói của các nhà báo và tất cả những ai chứng minh một thực
tế phiền hà. Nhưng mối đe dọa đến một cách xảo quyệt, ít bạo lực hơn và dưới
cái cớ một ý định tốt đẹp : tuần này, chính là ông, Mark Zuckerberg và
mạng xã hội to lớn mở ra trên thế giới của ông đã kiểm duyệt một trong những bức ảnh mang tính biểu tượng
nhất của lịch sử nhiếp ảnh và ảnh báo chí : « Em bé napalm »
trong chiến tranh Việt Nam.
Hôm 08/06/1972, Nick Ut của hãng thông tấn Associated Press đã chụp được
khoảnh khắc kinh hoàng khi các trẻ em chạy trốn khỏi ngôi làng bị trúng bom
napalm. Ở trung tâm bức ảnh là cô bé Kim Phúc, 9 tuổi, hoàn toàn trần truồng,
hét lên đau đớn. Tấm ảnh này được các báo trên toàn thế giới đăng lại.
Khi tờ báo lớn của Na Uy Aftenposten
đăng bức ảnh trên trang Facebook của báo để nói về những hình ảnh đã
làm thay đổi lịch sử chiến tranh, thì hoàn toàn không ổn. Trong cuộc chiến
chống ảnh khiêu dâm và ấu dâm, các thuật toán của các vị lướt quan hàng tỉ post
chỉ nhìn thấy trong tấm ảnh này một bé gái không mặc quần áo. Trái với điều
kiện sử dụng, các vị duy trì việc gỡ bỏ.
Tổng biên tập Afterposten, trong
lá thư ngỏ rất đúng đắn gởi cho Facebook đã giải thích vì sao không tuân
theo đòi hỏi phải rút tấm ảnh xuống. Nhưng ông và máy móc của ông chẳng thèm
nghe.
Dưới áp lực truyền thông và chính trị, cuối cùng
công ty của ông vào tối thứ Sáu 9/9 đã rút lại chủ trương, và cho phép đăng.
Tốt thôi. Nhưng người ta không thể tự hài lòng với bước lùi nhất thời này. Ông
phải sửa đổi chính sách.
Mark Zuckerberg thân mến, ngay cả nếu là nhằm tiến
triển cuộc chiến chống lại việc phổ biến các hình ảnh khiêu dâm, tôi cũng sợ hãi
với các quy định mà ông thiết lập đã dẫn đến một sự kiểm duyệt như thế. Ngay cả
việc tấm ảnh biểu trưng cho cuộc chiến Việt Nam nay đã được cho phép, bức tranh « L’originedu monde » (Cội nguồn trần thế) của họa sĩ Courbet vẫn đang bị cấm.
Facebook cũng là một phương tiện truyền thông. Hơn
nữa, ông có các ê-kíp biên tập xem xét các nội dung để bảo đảm làm tăng thời
gian lưu lại trên mạng của ông. Thế thì hãy hành động như một giám đốc xuất bản
và nhận lấy trách nhiệm.
Mark Zuckerberg thân mến, tôi chỉ muốn đưa ra một đề
nghị khiêm tốn. Hãy đưa thuật toán của ông đi một vòng, thăm các triển lãm hội
họa và nhiếp ảnh để chúng học cách nhận ra một tác phẩm Courbet, Bettina
Rheims, Henri Cartier-Bresson. Các thuật toán đó đủ mạnh để thấy được sự khác
biệt giữa một tấm ảnh không nên rơi vào tay của tất cả mọi người và những bức
ảnh có thể thúc đẩy sự tiến bộ của thế giới.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.