jeudi 7 juin 2012

Phụ nữ Cam Bốt tiên phong trong đấu tranh giữ đất

Người dân Boeung Kak biểu tình chống cưỡng chế đất trước Quốc hội Cam Bốt ngày 28/05/2012.
Bài đăng : Thứ năm 07 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 07 Tháng Sáu 2012 
 
Bài viết của thông tín viên nhật báo công giáo La Croix tại Phnom Penh cho biết, tại thủ đô Cam Bốt, 99% những người biểu tình chống cưỡng chế đất là nữ giới. Họ đã dám đương đầu với các vụ dùng bạo lực để tịch thu đất đai cho các dự án của những công ty có thế lực.

Bài phóng sự mở đầu bằng cảnh hàng trăm người dân khu Boeung Kak, hầu hết là phụ nữ, mang những cành hoa sen và nhang đèn đến một ngôi miếu nhỏ để cầu nguyện cho cuộc đấu tranh vì đất đai của họ từ năm 2007, sẽ kết thúc thắng lợi trong hòa bình. Họ còn rắc muối và ớt xuống đất để « trù ếm » các viên chức tham nhũng địa phương và trong chính phủ. Cuối cùng họ thả chim phóng sinh, và cầu nguyện cho 15 người đang bị giam giữ từ hai tuần qua. Những người này bị bắt chỉ vì đã xây dựng một căn nhà tượng trưng trên khu đất tranh chấp ở Boeung Kak.

Mười bốn trong số 15 người này là phụ nữ, và 13 người trong số này đã bị lãnh bản án tù giam từ 12 đến 30 tháng, trong một phiên xử vội vã. Không có một nhân chứng nào được lắng nghe, và luật sư của các bị cáo đã không được tiếp cận, nên từ chối bào chữa. Án tuyên : tất cả đều có tội chiếm giữ đất bất hợp pháp.

Năm 2007, Shukaku, công ty của một thượng nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền đã được duyệt giao một khu đất rộng 133 hecta tại trung tâm thủ đô Phnom Penh. Nhờ có chính quyền hỗ trợ, công ty này đã cưỡng bức 3.000 gia đình đang sinh sống tại khu vực được nhiều người dòm ngó của thủ đô, đôi khi dùng cả xe ủi đất, bất chấp luật địa ốc. Chanthy, một phụ nữ ở khu phố này kể : « Họ bảo nếu chúng tôi còn dám đi biểu tình nữa, thì sẽ bị bỏ tù. Nhưng tôi không còn sợ hãi nữa. Tôi sẽ tiếp tục phản kháng ».

Bà Pung Chhiv Kev, chủ tịch Liên đoàn bảo vệ nhân quyền Cam Bốt cho biết : « Tại Phnom Penh, 99% người đi biểu tình là phụ nữ. Đàn ông phải lo kiếm tiền về nuôi gia đình ». Ở Boeung Kak, những người chồng giải thích rằng công an ít thô bạo với phụ nữ hơn là đối với đàn ông.

Nhưng sự tương đối nương nhẹ này đang dần biến mất. Vào giữa tháng Năm, một em gái 14 tuổi đã bị tử thương vì đạn của lực lượng an ninh, trong một vụ cưỡng chế nhằm trục xuất 600 gia đình ở miền đông Cam Bốt. Chính quyền địa phương đánh giá hoạt động đàn áp đẫm máu này là « thành công », từ chối mở cuộc điều tra, tuy vẫn bồi thường gần 100 euro cho gia đình nạn nhân.

Cho dù nguy hiểm, những người đấu tranh giữ đất đã sáng tạo ra những phương cách mới để thu hút sự chú ý. Trên báo chí, một số phụ nữ hứa hẹn sẽ ly dị để tự do tranh đấu mà người chồng không bị trả thù, số khác thì liên kết lại. Một số phụ nữ khác lại chọn cách khỏa thân trước Quốc hội. Bà Pung Chhiv Kev nhận xét : « Phụ nữ Cam Bốt vốn rất e thẹn, nhưng họ muốn chứng tỏ là giờ đây họ không còn gì để mất ».

Khi khám phá vợ mình đã phải đấu tranh vất vả như thế nào, những người chồng bắt đầu tôn trọng vợ hơn, và quan hệ trong gia đình có thay đổi. Rasmey, một phụ nữ Boeung Kak 31 tuổi đi biểu tình đã phân tích: « Giờ thì khi có tâm tư gì thì chúng tôi đã dám nói với chồng. Từ khi các bà vợ lao vào đấu tranh giữ đất, các ông chồng đã lắng nghe vợ hơn ». 

Nhưng tại Cam Bốt, phụ nữ vẫn khó thể giữ được những chức vụ quan trọng trong cuộc đấu tranh cho công bằng xã hội. Trên 90% trong số 350.000 công nhân may mặc là nữ, họ thường tham gia hoạt động công đoàn của nhà máy. « Nhưng đó là một phong trào phụ nữ do đàn ông lãnh đạo », Veasna Nuon, một nhà nghiên cứu độc lập chuyên về công đoàn ở Cam Bốt đã tổng kết như thế. « Ở tầm quốc gia, thì 80 đến 90% đại diện công đoàn là nam ». 

Các nữ công nhân muốn có vai trò cao hơn trong các tổ chức công đoàn, để có thể đòi các quyền lợi cho phụ nữ như nghỉ hộ sản, chống quấy rối tình dục. « Nhưng các lãnh đạo nam giới của công đoàn bám chắc vào quyền lực » - Veasna Nuon ghi nhận – và đây là phanh hãm chủ yếu cho việc bình quyền trong các tổ chức công đoàn Cam Bốt.

Obama và cuộc chiến tin học chống Iran

« Cuộc tấn công bí mật của Obama chống lại Iran », đó là tựa đề bài viết trên nhật báo Le Figaro, nói về những tiết lộ mới đây liên quan đến vai trò của Tổng thống Mỹ trong cuộc tấn công tin học vào chương trình nguyên tử của Teheran.

Một cuốn sách vừa xuất bản tại Mỹ cho biết Tổng thống Barack Obama đã đóng một vai trò hết sức tích cực trong cuộc chiến bí mật này. Vài hôm trước khi chính thức nhậm chức, ông Obama đã được ông George Bush mời đến Nhà Trắng để đề nghị duy trì hai chiến dịch đang được tiến hành. Đó là sử dụng máy bay không người lái tại Pakistan để chống Al Qaida, và cuộc chiến tranh tin học chống lại Iran.

Tác phẩm do David Sanger, biên tập viên của New York Times biên soạn, đã đưa ra những chứng cứ độc đáo. Điều làm cho tất cả mọi người ngạc nhiên, là ông Obama bỗng biến thành một thủ lĩnh chiến tranh quyết đoán. Tác giả viết : « Kể từ sau khi ông Lyndon Johnson quyết định thả bom xuống Bắc Việt, chưa có một Tổng thống Mỹ nào tham gia tích cực như thế trong việc tấn công cơ sở hạ tầng của một nước ngoài ».

Ý tưởng về chương trình này bắt đầu từ năm 2006, khi chính quyền Bush nhận ra rằng các cuộc không tập chỉ có hiệu quả hạn chế đối với kế hoạch nguyên tử Iran, mà các địa điểm nằm sâu dưới lòng đất và rải rác trong sa mạc.

Virus Stuxnet do các chuyên gia tin học Mỹ và Israel phối hợp để triển khai dưới cái tên « Thế vận hội », đã thành công vượt mức mong đợi. Virus này đã được thử nghiệm thành công với các máy ly tâm model tương tự tịch thu được của Lybia năm 2003. Chỉ còn việc bí mật đưa vào hệ thống tin học của chương trình nguyên tử Iran, và phải tìm cho ra một kỹ sư hay kỹ thuật viên có làm việc ở trung tâm Natanz để người này vô tình đem virus vào. Một trong những tác giả của chương trình cho biết : « Luôn luôn có một gã khờ nào đó không chịu cân nhắc về nội dung của chìa khóa USB mà mình có ».

Thế là virus « Thế vận hội » đã xâm nhập được vào thâm cung của Natanz, gây ra những trục trặc, đặc biệt là nơi bộ phận ly tâm. Đến năm 2010 virus vượt khỏi sự kiểm soát khi một kỹ sư Iran vô tình giải phóng nó trên internet. Obama đành phải chấm dứt chương trình, và cho phép tiến hành hai cuộc tấn công tin học mới, với phiên bản hoàn thiện hơn của virus « Thế vận hội », được đặt tên là « Ngọn lửa ».

« Ngọn lửa » đã thành công trong việc phá hủy một ngàn máy ly tâm siêu hiện đại loại Ir-2 của Iran. Hơn nữa, nó làm Iran mất lòng tin nơi kỹ thuật và đội ngũ kỹ sư của mình, một số đã bị sa thải. Tình hình tại trung tâm nguyên tử dưới lòng đất Natanz trở nên rối loạn.

Các nguồn được tác giả tham khảo đều khẳng định : « Ngọn lửa » đã khiến chương trình chế tạo bom hạt nhân của Iran phải chậm trễ lại từ một năm rưỡi đến hai năm. Đây là khoảng thời gian hết sức quý báu, trong khi chờ đợi các biện pháp trừng phạt của quốc tế mang lại tác động.

Quốc hội Nga muốn bịt miệng người biểu tình

Nhìn sang nước Nga, nhật báo cánh tả Libération có bài viết mang tựa đề « Hạ viện Nga bịt miệng người biểu tình ». Quốc hội nước này vừa thông qua một đạo luật nhằm hạn chế biểu tình, trước cuộc xuống đường quy mô của đối lập thứ Ba tới.

Đạo luật trừng phạt nặng những cuộc biểu tình không giấy phép vốn bị chỉ trích dữ dội, đã được lưỡng viện Quốc hội thông qua trong vòng chưa đến 24 giờ : tại Hạ viện vào tối thứ Ba và Thượng viện hôm qua, thứ Tư. Tờ báo nhận định, chỉ còn một tuần nữa là đến cuộc biểu tình lớn của phe đối lập ngày 12/6, ông Putin không muốn nhượng bộ. Tuy đã cố gắng ngăn trở bằng cách đưa ra đến 500 đề nghị sửa đổi và đòi xem xét từng điều một, nhưng do đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền chiếm đa số nên kết quả không làm cho ai ngạc nhiên.

Luật mới quy định với những cuộc biểu tình không phép, hoặc có phép nhưng gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, thì người tham gia sẽ bị phạt 300.000 rúp (7.400 euro), còn người tổ chức đến một triệu rúp (24.500 euro). Libération cho biết, trong một dự thảo trước đó mức phạt đề nghị còn cao hơn gấp năm lần.

Phe đối lập cực lực lên án đạo luật này, và đảng Nước Nga Công lý loan báo sẽ kiện lên Hội đồng Bảo hiến. Các nhà phân tích đều đồng thuận ở một điểm : đạo luật nhằm đánh vào túi tiền của người biểu tình Nga sẽ không làm họ nguội đi nhiệt tình, mà ngược lại, còn thúc đẩy họ xuống đường, làm căng thẳng thêm quan hệ giữa người dân và một chính phủ đang mất đi tính chính đáng.

Học phí tăng cao, sinh viên Hungary tìm đến các nước khác

Còn tại Hungary, Libération cho biết « Cải cách đại học khiến sinh viên Hungary phải nhắm đến những chân trời mới ». Việc chính quyền của Thủ tướng cánh hữu Viktor Orban thay đổi chính sách giáo dục đại học làm cho nhiều sinh viên khốn đốn vì học phí quá cao.

Chính sách cải cách đại học có hiệu lực từ đầu năm nay, hướng về ưu tiên đào tạo ra nhiều kỹ sư và chuyên viên tin học hơn là ngành luật và kinh tế. Theo Bộ trưởng Giáo dục Hungary thì giáo dục đại học cần phải thích ứng với thị trường, còn theo Libération, thì còn phải « tránh đào tạo ra những người tư duy quá nhiều ».

Lâu nay đại học vẫn được nhà nước tài trợ, nhưng từ nay chính phủ chỉ chi cho 100 chỗ ngành luật thay vì 800 chỗ như hiện nay, và ngành kinh tế thì chỉ còn 100/8.000 chỗ. Như vậy chỉ những sinh viên đạt điểm xuất sắc mới có được những chỗ học miễn phí. Số còn lại với học phí đã được nâng lên gần 7.000 euro/năm, ngay cả các gia đình trung lưu cũng không kham nổi.

Hậu quả là số học sinh trung học ghi danh vào đại học đã sụt giảm mạnh. Nhiều người bỏ thời gian vào mạng tìm một nước nào đó đi du học, chẳng hạn như Na Uy : sau một năm học tiếng, có thể ghi danh đại học miễn phí. Một động cơ khác khiến thanh niên Hungary muốn ra đi : nếu nhận học bổng nhà nước thì sinh viên sẽ phải làm việc tại Hungary trong vòng 10 năm. Một quy định mà theo Ủy ban châu Âu là đi ngược lại với quyền tự do di chuyển của người lao động trong Liên hiệp.

Pháp quay lại với tuổi về hưu 60

Tại Pháp, các báo nêu ra những quan điểm khác nhau về việc tân chính phủ quay lại với chính sách về hưu ở tuổi 60. Nếu nhật báo cộng sản L’Humanité vui mừng chạy tựa « Hưu bổng : Luật của Fillon bị bẻ gãy », thì tờ báo công giáo La Croix tỏ ra dè dặt, còn nhật báo cánh hữu Le Figaro giận dữ « Hưu bổng : Sai lầm đến hai lần ».

La Croix nhận định, chính sách này sẽ khiến ngân sách phải chi ra 1,1 tỉ euro trong năm 2013, lấy từ nguồn tăng tỉ lệ đóng góp của người làm công và chủ lao động. Theo tờ báo, thì trong một bối cảnh hết sức khó khăn, thì số tiền chi ra cần phù hợp với việc cải thiện những bất công xã hội. Tình hình nghiêm trọng hiện nay buộc mỗi người phải chấp nhận có những nỗ lực riêng, bởi vì những đám mây mù trên nền trời châu Âu không thể dừng lại ở bên ngoài biên giới nước Pháp.

Le Figaro cho rằng quyết định này đi ngược với xu hướng chung hiện nay trên thế giới và nhận xét, thậm chí mang tính cơ hội, vì được đưa ra chỉ bốn ngày trước kỳ bầu cử Quốc hội. Theo tờ báo cánh hữu, sai lầm trước hết là người lao động cũng như doanh nghiệp đều bị móc túi để tài trợ cho lời hứa tranh cử của ông François Hollande. Tân Tổng thống muốn điều chỉnh một sự bất công, nhưng lại tạo ra một bất công mới, trong khi nước Pháp đang mất đi tính cạnh tranh.

Bước lùi này, theo tờ báo, còn là một sai lầm đối với một châu Âu đang bị đe dọa phá sản, đang phải tiến hành cuộc cải tổ cơ cấu khó khăn, và các nước Nam Âu đang phải trả giá đắt cho những thiếu sót. Le Figaro cho rằng nước Pháp đang tự gây nguy hiểm cho mình đồng thời làm giảm sút uy tín trước mắt các đối tác châu Âu.

tags: Cam Bốt - Châu Á - Dân chủ - Phụ nữ - Xã hội - Điểm báo
 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120607-phu-nu-cam-bot-tien-phong-trong-dau-tranh-giu-dat 
 

mercredi 6 juin 2012

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện khiếu nại việc bị thanh tra

Bài đăng : Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012 
 
Hôm qua 05/06/2012, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, chủ trang blog xuandienhannom.blogspot.com đã gởi đơn khiếu nại lên Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội về việc đoàn thanh tra của Sở này có những hành vi theo ông là « không đúng pháp luật ».

Đơn khiếu nại của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trích dẫn Luật Thanh tra 2010, theo đó một trong những căn cứ để ra quyết định thanh tra là « Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật », trong khi quyết định của Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội không nêu ra được ông đã có những vi phạm gì.

Bên cạnh đó, trong đoàn thanh tra còn có hai cán bộ công an thành phố Hà Nội, không thuộc biên chế của cơ quan tổ chức thanh tra, như vậy không phù hợp với Nghị định 07/2012 của chính phủ.

Cũng theo đơn khiếu nại trên thì trong khi làm việc, đoàn thanh tra không đi vào trọng tâm của mục đích thanh tra, và có thái độ o ép, người bị thanh tra không được thông báo trước bằng văn bản để có thể giải trình. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng khiếu nại việc bị quay phim, chụp ảnh mà không có sự đồng ý của ông, và việc ông bị coi như bị can trong một vụ án hình sự.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện yêu cầu Sở Thông tin Truyền thông hủy bỏ quyết định thanh tra không đúng pháp luật trên, và từ chối làm việc tại trụ sở của cơ quan này. Ông cũng đòi hỏi được thông báo trước bằng văn bản về các vấn đề cần giải trình, có được sự hỗ trợ của luật sư cũng như có người chứng kiến.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại hôm nay 06/06, tiến sĩ Diện cho biết ngày mai Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội sẽ cử người đến tận nhà ông để làm việc.

Hôm qua đài truyền hình trung ương Việt Nam VTV đã đưa một phóng sự phê phán bà Lê Hiền Đức, một công dân nổi chuyên chống tham nhũng, người đi cùng ông Diện đến Sở Thông tin Truyền thông. Trang web của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đăng bài viết cho biết công an đang thu thập chứng cứ để xử lý các đối tượng gây rối.

Blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là một blog nổi tiếng, có lượng người truy cập rất đông. Trong đợt biểu tình phản đối thái độ gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông năm ngoái, blog của ông đã tường thuật rất kịp thời. Còn trong các vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng, Văn Giang gần đây, blog Nguyễn Xuân Diện cũng đăng những bản kiến nghị, tuyên bố và thu thập được nhiều chữ ký.

Ngày 01/06, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội mời đến làm việc với nội dung liên quan đến blog cá nhân của ông, và thông báo quyết định thanh tra. Cũng trong ngày hôm đó, blog này đã không thể truy cập được cho đến nay.

Trước đó vào ngày 18/05, một nhóm người lạ mặt tự xưng là thương binh đã tự ý xông vào Viện Nghiên cứu Hán Nôm nơi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện làm việc để hăm dọa, đòi gỡ bỏ các bài trên blog của ông.

tags: Việt Nam 
 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120606-tien-si-nguyen-xuan-dien-khieu-nai-viec-bi-thanh-tra
 

Trung Quốc cấm du khách nước ngoài đến Tây Tạng


Bài đăng : Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012 
 
Hôm nay 06/06/2012, các công ty du lịch thông báo, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh không cho các du khách ngoại quốc đến Tây Tạng. Lệnh cấm này được đưa ra mười ngày sau khi xảy ra vụ hai người Tây Tạng tự thiêu. Kể từ tháng 3/2011 cho tới nay, đã có 37 người Tây Tạng tự thiêu tại các khu vực người Tây Tạng ở các tỉnh lân cận. 
 
Đây cũng là thời điểm bắt đầu mùa lễ hội, thường thu hút nhiều khách du lịch đổ đến vùng Himalaya, nơi đang bị chính quyền Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ sau cuộc nổi dậy chống Trung Quốc vào tháng 3/2008. 

Nhiều công ty du lịch cho AFP biết vào cuối tháng Năm, cơ quan quản lý du lịch Tây Tạng đã thông báo cho họ là du khách ngoại quốc sẽ không được phép đến vùng tự trị nằm ở tây nam Trung Quốc. Một nhân viên của Tibet China International Tour Service nói rằng : « Cơ quan chức năng đã yêu cầu chúng tôi ngưng tổ chức các tour cho những đoàn khách nước ngoài đến Tây Tạng vào cuối tháng Năm. Chúng tôi không biết đến bao giờ lệnh cấm này mới được hủy bỏ ». 

Một công ty khác cho rằng biện pháp này có thể liên quan đến lễ Phật đản. Lễ hội thường tràn ngập những Phật tử đến hành hương năm nay bắt đầu vào ngày 4/6, trùng với kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.

Trung Quốc thường tạm cấm đến Tây Tạng trong những giai đoạn căng thẳng, sợ sẽ xảy ra những lộn xộn tại vùng đất mà cư dân Tây Tạng thường tố cáo là bị đàn áp về văn hóa và tín ngưỡng. Sau các cuộc nổi dậy năm 2008, du khách ngoại quốc bị cấm đến Tây Tạng trong hơn một năm. Khi được phép đến, thì họ phải đi theo nhóm và xin được giấy phép đặc biệt.

Hôm 27/05 lần đầu tiên đã có hai người Tây Tạng tự thiêu ngay tại thủ phủ Lhassa của Tây Tạng. Kể từ tháng 3/2011 đến nay, đã có 37 người Tây Tạng tự thiêu tại các khu vực người Tây Tạng ở các tỉnh lân cận.

tags: Châu Á - Tây Tạng - Theo dòng thời sự - Trung Quốc 
 
 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120606-trung-quoc-cam-du-khach-nuoc-ngoai-den-tay-tang
 

Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tập trung cho kinh tế và an ninh

Bài đăng : Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012 
 
Kể từ hôm qua, thứ Ba 05/06/2012 tại Bắc Kinh đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (OCS), một tổ chức quy tụ các nước Nga, Trung Quốc và bốn quốc gia Trung Á là Kazachstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Vấn đề an ninh khu vực cũng như hợp tác kinh tế là các chủ đề chính trong hội nghị.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến tham dự hội nghị, cũng như nhiều nguyên thủ các quốc gia quan sát viên như Iran, Pakistan, Ấn Độ, và Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cũng được mời. Được thành lập vào năm 2001 sau khi Liên Xô sụp đổ, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (OCS) có tham vọng làm đối trọng với Mỹ tại Trung Á, tuy nhiên chủ yếu vẫn là công cụ gây ảnh hưởng ngoại giao của Trung Quốc và Nga. Có đến 900 nhà báo đến đưa tin về hội nghị lần này.

Sáu nước thành viên thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung, và ngày 8/6 tới dự kiến sẽ có một cuộc tập trận tại Khujand, ở miền bắc Tajikistan, với hai ngàn quân nhân tham gia. Nhưng Matxcơva và Bắc Kinh còn muốn vượt ra ngoài biên giới Trung Á, và nhiều tháng qua đã nói gần như cùng một giọng trong hồ sơ Syria.

Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari đến Bắc Kinh sáng nay đã lại đưa ra yêu cầu gia nhập tổ chức, và Ngoại trưởng Ấn Độ cũng thế. Riêng đề nghị tham gia của Afghanistan với tư cách quan sát viên lại là một thử thách đối với OCS. Việc lấp đầy khoảng trống do Hoa Kỳ để lại sau thời hạn rút quân 2014 không phải là không có rủi ro, và Nga đã có kinh nghiệm về điều này. Trung Quốc tỏ ra hết sức thận trọng, trước mắt chỉ muốn tham gia tái thiết, vì đầu tư vào các mỏ và công trường xây dựng cần phải trong điều kiện an ninh.

Thượng đỉnh Bắc Kinh cũng cho thấy sức hút của kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh thế giới đang khủng hoảng, và trên thực tế OCS nghiêng về kinh tế nhiều hơn là một liên minh chiến lược. Các trao đổi giữa sáu nước thành viên đã tăng gấp sáu lần trong mười năm qua, đạt 84 tỉ đô la vào năm ngoái.

Trọng tâm của năm nay là phát triển giao thông, với dự án Nga-Trung nhằm sản xuất một loại phi cơ vận tải lớn. Trung Quốc và Kirgyzstan cũng thỏa thuận xây dựng một tuyến đường sắt và một đường cao tốc nối liền Kachgar của Tân Cương với thành phố Osch của Kirgyzstan. Năng lượng cũng là một ưu tiên của Bắc Kinh, với 38,5 tỉ đô la cho các nước OCS vay, trong đó 28,6 tỉ đô la dành cho các dự án tại Nga.

tags: Châu Á - Quốc tế 
 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120606-thuong-dinh-to-chuc-hop-tac-thuong-hai-tap-trung-cho-kinh-te-va-an-ninh
 

Hàng ngàn người Ai Cập biểu tình đòi hoãn bầu cử tổng thống

Bài đăng : Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012 

Hôm qua 05/06/2012 hàng ngàn người dân Ai Cập lại tràn ngập quảng trường Tahrir để biểu tình phản đối việc mà họ gọi là « tước đoạt » cuộc cách mạng đã lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarak. Những người biểu tình đại diện cho đủ mọi khuynh hướng chính trị và tôn giáo.

Dân Ai Cập biểu tình đòi chính quyền phải hoãn lại vòng hai cuộc bầu cử tổng thống, đồng thời phản đối bản án phiên tòa xử cựu tổng thống, trong đó ông Mubarak bị xử chung thân, còn sáu viên chức cao cấp khác được tha bổng. Từ Cairo, thông tín viên RFI Alexandre Buccianti gởi về bài tường trình :

"Tiếp tục chiếm đóng quảng trường Tahrir, đồng thời tiến hành thêm các cuộc biểu tình mới. Hôm nay thứ Tư 6/6, tại Alexandrie người ta đã xuống đường.

Cuộc biểu tình nhằm tưởng niệm hai năm ngày mất của Khaled Said, một blogger trẻ tuổi bị cảnh sát tra tấn đến chết. Phong trào phản kháng dấy lên trên mạng sau cái chết của blogger này đã dẫn đến cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak ngày 25 tháng Giêng năm 2011.

Hôm nay lại có một đợt biểu tình lớn dự kiến sẽ diễn ra trên toàn quốc Ai Cập. Các yêu sách chính vẫn là lập một phiên tòa mới để xử ông Mubarak và các cộng sự thân cận đã sát hại những người tham gia cách mạng ; và loại tướng Ahmad Chafiq, Thủ tướng cuối cùng trong chính quyền Mubarak, ra khỏi vòng hai cuộc tranh cử tổng thống.

Nhưng trong các cuộc biểu tình tập hợp cả những người theo phe cách mạng và phe Hồi giáo như thế này, thì khó mà hoàn toàn đồng tâm nhất trí. Người ta có thể nghe những người biểu tình hô lên : « Cần phải cảnh giác trước các quân nhân và tổ chức Huynh đệ Hồi giáo".

tags: Ai Cập - Quốc tế - Theo dòng thời sự 
 
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120606-hang-ngan-nguoi-ai-cap-bieu-tinh-doi-hoan-lai-cuoc-bau-cu-tong-thong

Bị giam tại Đức, tên giết người chấp nhận việc dẫn độ về Canada


Bài đăng : Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012 
 
Luka Rocco Magnotta, người Canada bị nghi ngờ là thủ phạm đã sát hại và chặt xác một sinh viên Trung Quốc ở Canada, hiện đang bị giam giữ ở Berlin, không phản đối việc bị dẫn độ về nước. Viện Kiểm sát Berlin hôm nay 06/06/2012 đã cho biết như trên.

Một phát ngôn viên của Viện Kiểm sát Berlin nói rằng các thủ tục dẫn độ về Canada sẽ mất khoảng vài ngày. Nghi can 29 tuổi trên đây đã được đưa từ phòng giam của đồn cảnh sát về một nhà tù lớn ở Berlin.

Nghi phạm người Canada đã bị bắt hôm thứ Hai tại một quán café internet ở khu phố bình dân Neukölln của thủ đô nước Đức, do người quản lý đã nhận diện ra được và báo cho đội tuần tiễu của cảnh sát. Luka Rocco Magnotta, từng là diễn viên phim khiêu dâm, còn có hai tên khác là Eric Clinton Newman và Vladimir Romanov, bị kết tội sát nhân có dự mưu và xâm phạm thi thể.

Magnotta được cho là hung thủ đã giết một sinh viên Trung Quốc 32 tuổi du học tại Montréal đêm 24 rạng 25/5, sau đó gởi một bàn chân và bàn tay của nạn nhân cho hai đảng chính trị Canada, còn phần thân trên bỏ lại trong vali ở căn hộ. Ngay sau đó anh ta đi Pháp, và đã xuất hiện ở Paris và vùng ngoại ô vào cuối tuần, rồi lên xe ca đi Đức tối 31/05.

Cảnh sát Montréal hôm qua cho biết các bộ phận thân thể còn lại của nạn nhân vẫn chưa tìm thấy. Vài giờ sau, hai trường học ở Vancouver đã nhận được các gói hàng chứa một bàn tay và một bàn chân người, nhưng các nhà điều tra không khẳng định có liên quan đến nạn nhân người Trung Quốc hay không. Đến sáng nay một người đi bộ tìm thấy một bàn chân người trên một đường phố Montréal. Tin này đã gây thêm tâm lý hoảng sợ, nhưng cuối cùng cảnh sát cho biết đây là một bàn chân giả.

tags: Canada - Quốc tế - Xã hội - Đức 
 
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120606-bi-giam-tai-duc-ten-giet-nguoi-chap-nhan-viec-dan-do-ve-canada
 

mardi 5 juin 2012

Việt Nam: Một năm phong trào biểu tình chống Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông


Bài đăng : Thứ ba 05 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 05 Tháng Sáu 2012 
Đúng vào ngày này năm ngoái, 05/06/2011, người dân Việt Nam hai miền Nam-Bắc đã nhất loạt xuống đường chống lại thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Những cuộc biểu tình hiếm hoi này đã gây được chú ý cho dư luận quốc tế.

Hôm nay trên nhiều diễn đàn cũng như trên mạng xã hội Facebook, nhiều người đã nhắc lại những kỷ niệm đáng nhớ của đợt biểu tình này, đưa lại những đường link, những hình ảnh cũ và cho biết sẵn sàng tiếp tục xuống đường nếu Tổ quốc nguy biến.

Blog Anh Ba Sàm đưa lại đường dẫn mục điểm báo trong ngày hôm ấy, và có hẳn một Kỷ yếu biểu tình trên trang Việt Sử Ký. Blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thường trực tiếp đưa tin về các cuộc biểu tình, nay đã bị khóa. Tuy nhiên hôm nay trên các blog khác như Nguyễn Tường Thụy, đã đăng lại bản tuyên cáo phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông, được đọc trước Nhà hát lớn Hà Nội trong cuộc biểu tình ngày 03/07/2011. Blogger Mẹ Nấm tự hỏi « Sau một năm, chúng ta được gì và mất gì ? ».

Các trang trên Facebook từng tham gia kêu gọi xuống đường trước đây như Nhật Ký Yêu Nước, và nhiều trang khác như Xuống Đường Trên Mạng, Đường Đời Sỏi Đá… cũng đăng lại những bài viết, những hình ảnh biểu tình ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011.

Xin nhắc lại, việc tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm ngoái đã gây phẫn nộ trong công chúng. Nhiều lời kêu gọi biểu tình đã lan truyền rộng rãi trên mạng, và đã được hưởng ứng nồng nhiệt. Facebook năm ngoái rực đỏ vì nhiều thành viên đã cùng thay avatar (ảnh đại diện) là lá cờ đỏ Trung Quốc với chiếc đầu lâu và hai khúc xương bắt chéo. Nhưng sau những cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên, chính quyền đã ráo riết ngăn trở khiến phong trào không thể tiếp tục.

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, cuộc biểu tình đầu tiên ngày 05/06/2011 đã diễn ra hết sức quy mô với hàng ngàn người tham dự. Đoàn biểu tình đã tuần hành trên các tuyến đường dẫn đến Lãnh sự quán Trung Quốc, trong đó có những khuôn mặt từng là sinh viên tranh đấu trước đây như các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng…và nhiều nhân sĩ trí thức.

Trả lời RFI Việt ngữ, ông Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966-1967, từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền, như giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, đã cho biết cảm tưởng như sau :

Ông Lê Công Giàu_Thành phố Hồ Chí Minh
05/06/2012


by Thụy My
Cái ngày 5/6 đó là một kỷ niệm rất đặc biệt, vì ngày đó chúng tôi sống lại không khí trước năm 1975, chúng tôi đi biểu tình chống chính quyền Sài Gòn và Mỹ. Nhưng ngày này năm ngoái thì đối tượng lại khác, đó là nhà cầm quyền Trung Quốc. 

Cuộc biểu tình ngày 5/6 đó không phải do chúng tôi tổ chức, mà do anh em thanh niên tự động làm, báo cho nhau trên mạng, chúng tôi lên mạng thấy được nên mới đi. Sau này rất nhiều anh em thắc mắc là tại sao không báo để cùng đi. Rất nhiều người vẫn tiếc là không có mặt trong cuộc biểu tình hôm đó, và những tuần sau thì họ có đi. Nói như thế để thấy là các anh em trong phong trào sinh viên học sinh cũ, rất nhiều anh em muốn tham gia cuộc biểu tình ngày đó.

Nói chung là một không khí rất là đặc biệt. Anh em thanh niên tự động họ xuống đường như thế, mà rất đông ! Và không khí rất là sôi nổi, làm cho chúng tôi cảm thấy mình trẻ lại.

Cái ấn tượng là lớp trẻ cũng sôi nổi không thua gì chúng tôi trước đây. Đó là điều mà chúng tôi rất mừng, tuy rằng cuộc biểu tình này nhỏ, không bằng những cuộc biểu tình trước năm 1975, nhưng chúng tôi cũng thấy sự ủng hộ của người dân đối với cuộc biểu tình này. Người ta đem nước ra cho những người đi biểu tình uống, cũng giống như hồi xưa, v.v…Đó là một điều mà tôi nhớ mãi. 

Tôi tin rằng với lớp trẻ, lòng yêu nước của họ cho dù bất cứ trong điều kiện nào cũng không bị giảm sút. Đó là điều rất đáng mừng. Chứ nếu Trung Quốc gây sự như thế, mà thanh niên Việt Nam lại im lặng, thì mới đáng lo cho đất nước.

Hiện nay những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gặp nhiều khó khăn hơn so với trước đây, bởi vì tình hình hiện nay cũng phức tạp hơn so với trước kia, do đó mà có nhiều trở ngại. 

Trước kia sinh viên các trường đại học như Tổng hội Sinh viên Sài Gòn muốn tổ chức biểu tình, thì rất khó nhưng vẫn còn có thể làm được. Còn bây giờ thì khó lắm ! Không thể tổ chức như trước kia được.

RFI : Anh có thể nói cụ thể hơn không ?

Hồi xưa ở trường đại học, sinh viên có thể tổ chức hội thảo trong trường dễ dàng, và ông khoa trưởng không ngăn cản chuyện đó. Nói chung là để cho sinh viên có những tự do nhất định, trừ phi có những cuộc mà ông hiệu trưởng cảm thấy không được, thì mới kêu gọi giải tán thôi. Và cũng chỉ kêu gọi, chứ không có hành động gì mạnh tay. 

Bây giờ khó hơn ở chỗ các trường đại học hiện nay lực lượng sinh viên trong nhà trường đều có tổ chức đoàn thể quản lý, chứ sinh viên không tự do như trước đây.

Đúng là sinh viên mà đi biểu tình khó hơn hồi xưa. Hồi trước mấy thầy nói chung là ủng hộ, người thì công khai, người thì ủng hộ ngầm. Còn bây giờ thì lại có những ông khoa trưởng, hiệu phó, hiệu trưởng gì đó lại đi khuyên sinh viên là đừng đi biểu tình !

RFI : Hồi trước sinh viên đi biểu tình có bị đuổi học không ?

Hồi xưa đó hả ? Không có đâu ! Ví dụ tôi học trường Khoa học, vào ngày thi tôi lên tuyên bố bãi khóa, xé bài thi, thì năm sau tôi đăng ký học lại vẫn được. Hoặc nếu ở trường này học không được, vẫn có thể đi qua trường khác đăng ký học. Năm đầu tiên tôi xé bài thi, bãi khóa, sau đó tôi vẫn ghi danh học lại, ra ứng cử ban đại diện và đắc cử, vẫn tiếp tục hoạt động.

RFI : Nếu trong những điều kiện như bây giờ, chắc hồi đó các anh cũng khó tổ chức biểu tình được ?

Cái đó thì cũng không biết sao, mỗi thời có cái khó riêng của nó. Và mỗi thời cũng có những con người của phong trào đó - theo lý thuyết, bài bản là như vậy.

RFI : Anh muốn nói là « thời thế tạo anh hùng » ?

Ừ thì thời thế tạo anh hùng, hay là chính phong trào sẽ tự tạo ra những lãnh tụ của phong trào đó.
Tôi nghĩ rằng hồi xưa chúng tôi làm được, thì lớp trẻ ngày nay cũng sẽ làm được. Bởi vì nếu nhà nước có biện pháp, thì người dân cũng sẽ có biện pháp. 

RFI: Xin rất cám ơn ông Lê Công Giàu ở Thành phố Hồ Chí Minh.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120605-tai-viet-nam-cu-dan-mang-ky-niem-mot-nam-phong-trao-bieu-tinh-phan-doi-trung-quoc-

Hai mươi nhà đối lập Nga bị câu lưu vì chống lại dự luật hạn chế biểu tình

Bài đăng : Thứ ba 05 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 05 Tháng Sáu 2012 
 
Khoảng hai mươi nhà đối lập Nga đã bị câu lưu sáng nay 05/06/2012 vì biểu tình trước Hạ viện chống lại một dự án luật về việc tăng cao mức phạt vạ đối với những người tham gia cũng như người tổ chức các hoạt động phản kháng.

Cảnh sát Matxcơva cho hãng tin Interfax biết những người này - trong số đó có ông Serguei Mitrokhine, thủ lãnh đảng đối lập Iabloko - bị câu lưu vì tổ chức một hoạt động không được phép trước Hạ viện. Còn ông Mitrokhine tố cáo trên đài Tiếng vọng Matxcơva, cảnh sát đã hành động một cách tùy tiện.

Những người biểu tình phản đối một dự án luật mà họ cho là xâm phạm quyền tự do biểu tình, thậm chí vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp Nga, được Hạ viện bàn thảo lần thứ hai vào hôm nay. Dự thảo này do đảng Nước Nga Thống nhất đang cầm quyền đưa ra, dự kiến tăng cao mức phạt đối với những người tham gia và tổ chức các cuộc biểu tình không được phép, hoặc đã được cho phép nhưng làm phương hại đến trật tự công cộng.

Dân biểu Guennadi Goudkov của đảng Nước Nga Công lý (trung tả) cho biết, nếu không cản trở được việc thông qua dự luật trên đây do đảng Nước Nga Thống nhất đang nắm đa số, thì các dân biểu đối lập sẽ nỗ lực tối đa để quá trình này bị chậm lại. Nhóm của ông đã đề nghị hàng trăm điều sửa đổi, và đòi phải xem xét từng đề nghị một.

Chiến thắng với gần 50% số phiếu của đảng Nước Nga Thống nhất trong kỳ bầu cử Quốc hội vào cuối năm qua, mà theo đối lập và các nhà quan sát là nhờ gian lận, đã gây ra một phong trào phản kháng chưa từng thấy chống lại chế độ của ông Vladimir Putin. Hôm 6/5 trước ngày ông Putin nhậm chức Tổng thống, hàng trăm người đối đầu với cảnh sát cũng đã bị câu lưu. Cuộc xuống đường lần tới của đối lập dự kiến vào ngày 12/6.

tags: Biểu tình - Nga - Quốc tế - Đối lập 
 
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120605-nga-hai-chuc-nha-doi-lap-bi-cau-luu-vi-chong-lai-du-luat-han-che-bieu-tinh
 

Đặc sứ Mỹ về nhân quyền Bắc Triều Tiên đến Hàn Quốc và Nhật Bản

Bài đăng : Thứ ba 05 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 05 Tháng Sáu 2012 
 
Đặc sứ Mỹ về vấn đề nhân quyền tại Bắc Triều Tiên, ông Robert King sẽ đến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc tuần này để tiếp xúc với các viên chức cấp cao. Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm nay 05/06/2012 cho biết như trên.

Thứ Năm tới tại Tokyo, đặc sứ Robert King sẽ gặp gỡ Bộ trưởng Nhật Bản Jin Matsubara đặc trách vấn đề các công dân Nhật bị bắt cóc, và Shinsuke Sugiyama, viên chức ngoại giao phụ trách khu vực châu Á – châu Đại dương.

Tokyo không có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng, và giữa đôi bên khá căng thẳng, một phần do những hành động thô bạo của Nhật trong thời kỳ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên 1910-1945.

Nhiều người Nhật nhìn Bắc Triều Tiên với cặp mắt thù địch, nhất là do vụ Bình Nhưỡng bắt cóc một số công dân Nhật trong thập niên 70 và 80 để buộc họ dạy ngôn ngữ và văn hóa Nhật cho các điệp viên Bắc Triều Tiên. Năm 2002, Bình Nhưỡng nhìn nhận đã bắt cóc 13 người Nhật, và cho phép 5 người trong số này trở về Nhật cùng với vợ chồng, con cái họ, nhưng nói rằng những người còn lại đã chết.

Ông Robert King sẽ đến Seoul thứ Bảy tới. Trong số các viên chức ông sẽ tiếp xúc, có đặc sứ Hàn Quốc về hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên Lim Sung Nam, và cố vấn an ninh Kim Tae Hyo. Trước khi quay về Mỹ ngày 15/6, ông King sẽ phát biểu trong một hội nghị về nhân quyền tại Bắc Triều Tiên, tổ chức ở Seoul.

Tình hình nhân quyền tại Bắc Triều Tiên đang sa sút trong những tháng gần đây, cho dù đã có những hy vọng về cải cách sau khi Kim Jong Il qua đời. Hồi tháng Tư, một nhóm có tên là International Coalition to Stop Crimes against Humanity in North Korea ước lượng có 400.000 tù nhân đã chết trong các thập kỷ vừa qua vì đói, lao động quá sức hay bị xử tử.

Một bản báo cáo vào tháng Năm về các trại tù chính trị Bắc Triều Tiên nổi tiếng cho biết, những người bị giam cầm tại đây trong thập kỷ vừa qua hầu hết là những người tuyệt vọng, tìm cách vượt biên để kiếm ăn hay tìm việc, chứ không phải là những người bất đồng chính kiến.

tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Hoa Kỳ - Nhân quyền - Quốc tế 
 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120605-dac-su-my-ve-nhan-quyen-tai-bac-trieu-tien-den-han-quoc-va-nhat-ban
 

G7 bàn giải pháp cho khủng hoảng nợ và tình hình tài chính Tây Ban Nha


Bài đăng : Thứ ba 05 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 05 Tháng Sáu 2012 
 
Hôm nay 05/06/2012 các cường quốc G7 bàn thảo về tình hình khu vực đồng euro, nhằm tìm ra các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và những khó khăn của khu vực ngân hàng Tây Ban Nha, dưới áp lực của Hoa Kỳ và Canada.

Các Bộ trưởng Tài chính và giám đốc các ngân hàng trung ương của bảy nước công nghiệp phát triển (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Đức, Pháp, Anh và Ý) sẽ hội đàm qua điện thoại vào 11 giờ quốc tế hôm nay. Nhiều nước ngần ngại khi nói về mục đích của cuộc hội nghị mà chưa chắc sẽ ra được một tuyên bố chung. Riêng Bộ trưởng Canada Jim Flaherty hôm qua cho biết, đó là về “các quan ngại thực sự” hiện nay : Châu Âu và sự yếu kém của một số ngân hàng.

Đại diện Canada cho là khu vực đồng euro đã không phản ứng thích đáng trước việc các ngân hàng thiếu vốn, không xây dựng được công cụ đối phó thích hợp. Hoa Kỳ, chủ tịch G7 năm nay kêu gọi các nước châu Âu cần có thêm những biện pháp khác, vì thị trường vẫn tỏ ra ngờ vực. Một người có trách nhiệm của Bộ Tài chính Hoa Kỳ tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng châu Âu sẽ hành động nhanh chóng trong những tuần lễ tới”, đặc biệt là để “củng cố hệ thống ngân hàng châu Âu”.

Trung tâm của mọi quan ngại là các ngân hàng Tây Ban Nha, mà các nước châu Âu vẫn còn bất đồng về giải pháp. Các ngân hàng này cần một đợt tái cấp vốn quan trọng – theo tờ Der Spiegel của Đức, là từ 50 đến 90 tỉ euro. Nhiều tờ báo Đức cho biết, Berlin muốn Madrid cầu viện đến quỹ cứu trợ tài chính khu vực đồng euro. Tuy nhiên chính phủ Tây Ban Nha không muốn có sự hỗ trợ của quốc tế. Madrid sợ rằng sẽ phải thương lượng về chính sách khắc khổ với châu Âu, thậm chí với Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Ông Mariano Rajoy, người đứng đầu chính phủ Tây Ban Nha hy vọng sẽ được quỹ cứu trợ châu Âu linh động tái cấp vốn trực tiếp cho các ngân hàng đang gặp khó khăn, mà không bị các định chế quốc tế kiểm soát chặt chẽ như trường hợp Hy Lạp, Bồ Đào Nha hay Ai-len. Kế hoạch này được Ủy ban châu Âu và nhiều nước ủng hộ, trong đó có Pháp, tuy nhiên vấp phải sự chống đối của Đức.

tags: G7 - Kinh tế - Quốc tế 
 
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120605-cac-nuoc-g7-hop-ban-giai-phap-cho-khung-hoang-no-va-tinh-hinh-tai-chinh-tay-ban-nha
 

lundi 4 juin 2012

Kiểm duyệt Trung Quốc và bóng ma Thiên An Môn


Số điểm bị sụt giảm trên TTCK Thượng Hải hôm nay trùng hợp với ngày kỷ niệm thảm sát Thiên An Môn 4/6/89.
(Le Nouvel Observateur & Le Figaro) Hai mươi ba năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, ba từ này vẫn là điều cấm kỵ không thể nào tìm thấy được trên mạng internet Trung Quốc. Không chỉ có « Thiên An Môn », mà trong số các từ khóa bị cấm, còn có hơn một chục cái tên của những nhân vật có mặt trong sự kiện Mùa xuân Bắc Kinh, cũng như tất cả những chữ và số liên quan.

Nếu gõ 1989 trên một công cụ tìm kiếm, sẽ thấy hiện ra một hàng chữ thông báo là trang web này không thể hiện được. Tệ hơn nữa, công cụ tìm kiếm sẽ bị treo trong nhiều phút, và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, mạng internet của bạn sẽ bị cắt trong nhiều giờ…

dimanche 3 juin 2012

Chính quyền Việt Nam thẳng tay trấn áp blogger Nguyễn Xuân Diện

Bài đăng : Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 
 
Từ ba ngày nay, blog xuandienhannom.blogspot.com đã hoàn toàn bị đóng cửa, không truy cập được. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, chủ trang blog nổi tiếng thường đưa tin về các vụ biểu tình chống các hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông trước đây, cũng như các vụ cưỡng chế đất đai, đã được Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội mời đến làm việc ngày 01/06/2012. Cùng ngày blog của ông đã bị đóng cửa. Hai người đi cùng ông là luật sư Hà Huy Sơn, và bà Lê Hiền Đức, người thường giúp nhiều người dân khiếu kiện, đã bị mời ra ngoài một cách thô bạo.
 
Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Hà Huy Sơn cho biết từ hôm đó đến nay vẫn chưa liên lạc lại với tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và bà Lê Hiền Đức. Ông đã thuật lại sơ qua sự việc :

Luật sư Hà Huy Sơn - Hà Nội
 
03/06/2012
by Thụy My
 
 
Hôm đó mà tôi trực tiếp tham gia thì như thế này. Lúc một giờ rưỡi thì tôi đến trước, ở sảnh tầng trệt - gọi là tầng một, ông Diện và bà Lê Hiền Đức đi cùng và đến sau. Chúng tôi cùng hỏi qua chỗ bảo vệ của tầng một, họ dẫn chúng tôi lên tầng bốn, phòng của chánh thanh tra.

Phía bên họ có bốn người. Sau đó trao đổi một lúc thì người ta cũng tự nhận là có hai, ba vị là nhân viên an ninh của Công an thành phố Hà Nội. Phía tôi thì tôi nói lý do tôi đi để thực hiện chức năng trợ giúp pháp lý cho tiến sĩ Diện. Bà Hiền Đức cũng nói là bà muốn tham gia buổi làm việc với tư cách là người chứng kiến, thực hiện quyền giám sát của công dân đối với các cơ quan nhà nước thôi.

Các vị như ông Minh là chánh thanh tra, bà Hương là phó thanh tra, bảo có những quy định, những luật riêng của ngành thanh tra, thì tôi không đồng ý. Tôi bảo ở Việt Nam thì không có cái luật nào là luật riêng cả, chỉ có luật của toàn dân thôi. Nếu bà có cái luật nào mà không cho luật sư đi hỗ trợ pháp lý cho công dân thì bà cứ cho chúng tôi biết, bà cũng không trình bày được. Bà đưa luật thanh tra ra, nhưng tôi xem thì không thấy có nội dung nào ngăn cản công dân được hỗ trợ pháp lý cả. 

Tôi cũng có hỏi là buổi làm việc hôm nay có gì liên quan đến bí mật quốc gia hay không. Đại diện của thanh tra nói rằng hôm nay không có cái gì bí mật quốc gia. Thế thì về mặt nguyên tắc tôi là luật sư, tôi có quyền ở lại để làm chức năng hỗ trợ cho ông Diện.

Họ có hỏi – như tôi cũng đã trả lời rồi – về cái giấy yêu cầu luật sư, tức là giấy mời của phía ông Diện. Tôi nói tôi đi cùng với ông Diện đây, ông ấy cũng nói bằng miệng là ông mời tôi đây, các vị cần làm giấy thì chúng tôi sẽ làm giấy.

Nhưng sau đó cũng còn một thủ tục là giấy giới thiệu của văn phòng luật sư nơi tôi làm việc. Thì đúng là hôm ông Diện mời, tôi cũng vội quá, không chuẩn bị cái giấy giới thiệu đó, cho nên họ căn cứ vào cái cớ ấy để họ buộc tôi phải ra ngoài, tức là ra khỏi phòng làm việc.

RFI : Thưa luật sư, một cơ quan hành chánh chứ không phải là công an hay tòa án có quyền triệu tập một công dân lên như vậy hay không ?
Họ có quyền mời, nhưng còn việc lên hay không thì đó là quyền của công dân.

Do sơ suất của tôi nên họ buộc tôi ra. Tôi chưa chuẩn bị ra thì đã thấy họ gọi bảo vệ. Nếu tôi mà không ra thì họ cũng đã sẵn sàng cưỡng chế, cưỡng bức tôi phải ra. Trước đó bà Đức có nói là, phía bên Sở có đến năm người làm việc, mà bên này chỉ có một mình ông Diện thì mất cân đối, vô lý.
Sở như có sắp đặt sẵn trước, có một nhân viên nữ vác caméra ra, mở cửa chĩa thẳng vào mặt chúng tôi để quay.

Sau đó mấy phút thì tôi ra khỏi Sở. Đến 8 giờ tối, khi mà có hai công an phường Cát Linh lên trên tầng bốn, thì tôi đề nghị đi cùng để xem bà Lê Hiền Đức có yêu cầu gì về vấn đề sức khỏe hay gì khác không. Bà Lê Hiền Đức cho biết sau khi tôi ra thì bà bị bốn bảo vệ cầm hai chân hai tay, vất bà ra ngoài hành lang đập đầu xuống đất, thì bà cũng có choáng ở đầu.

Khi ngồi tiếp tôi với hai vị cảnh sát của phường Cát Linh, bà cũng nói xin lỗi các vị vì chân tôi bị người ta vất nên bị trẹo và sưng ở đầu gối, nên buộc phải gác chân lên bàn – cũng không được lịch sự lắm, nhưng cũng xin thông cảm. Và bà có yêu cầu là phải lập biên bản, để phản ánh đúng sự thực cái buổi hôm đó.

Bà yêu cầu có đại diện của Sở Thông tin Truyền thông tham gia cùng lập biên bản với công an khu vực, công an phường Cát Linh, nếu không bà sợ rằng sau này bên Sở sẽ vu khống là bà đập phá thế này thế khác. Nhưng mà sau thì hai vị công an phường cũng rút lui và họ gọi tôi ra. Tôi tưởng là họ muốn trao đổi gì với tôi, nhưng mà họ rút và yêu cầu tôi cũng ra khỏi cơ quan. Tôi chỉ được tiếp cận trực tiếp đến như thế thôi.

Tiến sĩ Diện thì lúc 5 giờ ra khỏi Sở Thông tin Truyền thông rồi. Buổi tối tôi gọi điện cho bà Hiền Đức, lúc được lúc không. Lúc tôi gọi cho bà khoảng 10 giờ tối hay là hơn gì đó, thì bà có nói với tôi là bà bây giờ bị chảy máu, mất máu nhiều lắm rồi, cần cho người vào để đưa bà ra. 

Chúng tôi có ra trình bày với bảo vệ ở tầng một, nói là bà Đức gọi điện như thế, nhưng mà họ không nghe. Họ không trả lời và cũng không cho chúng tôi vào. Tình hình tôi chứng kiến là như thế.
RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật sư Hà Huy Sơn.

Trước đây như chúng tôi đã đưa tin, vào ngày 18/5, một nhóm người lạ mặt tự xưng là « thương binh » đã xông vào nơi làm việc của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội. Họ hăm dọa tiến sĩ Diện, đòi ông phải gỡ bỏ các bài trên blog.

Còn sau buổi được Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội mời lên làm việc ngày 1/6 nói trên, Đài truyền hình Hà Nội đã và một vài tờ báo Việt Nam đã đưa thông tin là bà Lê Hiền Đức đã « gây rối » tại Sở này, « đập vỡ cửa kính và tự gây thương tích ở chân ». Cũng theo các cơ quan báo chí này, thì « lẽ ra công an phải bắt giữ bà theo quy định của pháp luật », nhưng do bà đang nằm bệnh viện nên sẽ « xử lý nghiêm » sau đó.

tags: Dân chủ - Internet - Nhân quyền - Việt Nam 
 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120603-chinh-quyen-viet-nam-thang-tay-tran-ap-blogger-nguyen-xuan-dien
 

Công an Trung Quốc đàn áp biểu tình tưởng niệm Thiên An Môn

Sinh viên Hồng Kông tập hợp tưởng niệm Thiên An Môn ngày 03/06/2012.
Bài đăng : Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 
Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin từ các nhà đấu tranh cho nhân quyền cho biết, hôm nay 03/06/2012 công an Trung Quốc đã đàn áp thô bạo và bắt giam những người biểu tình nhằm tưởng niệm 23 năm vụ thảm sát Thiên An Môn.

Vợ của một nhà đấu tranh, từ Phúc Châu, thủ phủ tỉnh Phúc Kiến, cho AFP biết qua điện thoại : « Sáng nay khoảng hai chục người đã bị công an bắt và đánh đập tại quảng trường 1/5. Công an nói sẽ đánh họ cho đến chết, và bắt đem đi khoảng tám người, trong đó có chồng tôi. Tôi sợ rằng chồng tôi bị đánh đập thô bạo ».

Công an Phúc Châu, khi được hãng tin Pháp liên lạc, đã bác bỏ thông tin kể trên và nói rằng không có ai bị bắt giữ.

Còn tại Bắc Kinh, hôm qua công an đã bắt ít nhất ba mươi người từ tỉnh Chiết Giang đến tại một nhà ga xe lửa ở Bắc Kinh, và buộc họ phải lên xe buýt quay về nguyên quán là thành phố Vô Tích.

Từ trong xe buýt, một trong số những người này cho AFP biết : « Công an nói với chúng tôi rằng đó là do sắp đến ngày 4/6, trong thời điểm khá nhạy cảm này họ phải dẹp hết những nhân tố bất ổn. Không có ai bị đánh cả, nhưng các thủ tục luật pháp đã không được tôn trọng. Họ tống chúng tôi lên xe và buộc phải quay về nhà ».

Tất cả những gì liên quan đến các phong trào phản kháng này đều bị cấm nêu ra trên báo chí.

Trang web ly khai www.molihua.org đặt tại nước ngoài đã kêu gọi các cảm tình viên mặc trang phục màu đen, và « đi dạo » tại những địa điểm công cộng ở các thành phố Trung Quốc trong hai ngày 3 và 4/6.

Trong đêm 3 rạng ngày 4 tháng 6 năm 1989, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người đã bị thiệt mạng, khi đảng Cộng sản gởi các xe tăng quân đội đàn áp đẫm máu các sinh viên, nhằm chấm dứt bảy tuần lễ biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm Bắc Kinh, mà chế độ gọi là « cuộc nổi dậy phản cách mạng ».

tags: Châu Á - Nhân quyền - Trung Quốc 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120603-cong-an-trung-quoc-dan-ap-cuoc-bieu-tinh-tuong-niem-thien-an-mon

Hồi ký Triệu Tử Dương - Vụ thảm sát Thiên An Môn (1)
Hồi ký Triệu Tử Dương - Vụ thảm sát Thiên An Môn (2)
Hồi ký Triệu Tử Dương - Vụ thảm sát Thiên An Môn (3)
Hồi ký Triệu Tử Dương - Vụ thảm sát Thiên An Môn (4) 

Một nhà sư Tây Tạng chết trong tù, vì bị công an Trung Quốc tra tấn


Bài đăng : Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 
Bản tin của AsiaNews từ Lhassa hôm qua 02/06/2012, dẫn nguồn tin từ tổ chức Free Tibet cho biết, một nhà sư Tây Tạng đã chết trong tù tại miền đông, sau nhiều tháng bị công an Trung Quốc tra tấn. Chính quyền từ chối trao trả xác của nhà sư này cho gia đình.

Nhà sư Tsering Gyaltsen, 40 tuổi, thuộc tu viện Drango ở châu tự trị Cam Tư, đã bị công an bắt ngày 9/2 trong một cuộc biểu tình chống sự chiếm đóng của Trung Quốc. Trước đó nhà sư Tsering cũng đã tham gia cuộc biểu tình quy mô nhất do các tu sĩ ở Drango tổ chức ngày 23/1, bị công an dùng bạo lực để giải tán làm cho hai người chết, 34 người bị thương và trên 100 người bị bắt.

Cuối tháng Năm vừa rồi, một sĩ quan công an đã đến tu viện để báo tin về cái chết của nhà sư Tsering Gyaltsen. Tuy nhiên công an từ chối giao trả xác, có lẽ do sợ phát hiện các dấu vết tra tấn. Hôm 1/6 gia đình nhà sư đã tổ chức tang lễ tượng trưng với cộng đồng Drango.

Stephanie Brigden, giám đốc Free Tibet, nói rằng, sau các cuộc biểu tình những tháng gần đây, tổ chức này đã ghi nhận hàng trăm vụ bị bắt và mất tích. Bà nói : « Trong nhà tù Trung Quốc, tù nhân Tây Tạng phải chịu đựng tất cả các hình thức bạo hành, và tra tấn bây giờ là một thực tế để lấy được thông tin. Sau cái chết của Tsering Gyaltsen, chúng tôi rất lo cho số phận của hàng trăm nhà sư và nhà hoạt động đã bị mất tích hoặc vẫn đang còn nằm trong tay công an ».

Cho dù nhiều tổ chức và quốc gia đã lên tiếng phản đối, công an Trung Quốc vẫn tiếp tục bắt giam các nhà ly khai. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh tăng cường kiểm duyệt gắt gao đối với người Tây Tạng, trong đó có việc cấm truyền bá ngôn ngữ và tôn giáo của Tây Tạng, áp đặt các chính sách dành ưu tiên cho người Hán tộc, và tiếp tục tấn công vào các nhân sĩ trí thức Tây Tạng.

Ngày 24/5, chính quyền khu tự trị Tây Tạng đã ra thông cáo cấm các đảng viên, viên chức và thậm chí các sinh viên tham gia các hoạt động tín ngưỡng, kể cả đại lễ Phật đản.

Kể từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 35 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối chế độ độc tài Bắc Kinh, và đòi hỏi sự trở lại của lãnh tụ tinh thần Đạt Lai Lạt Ma.

tags: Nhân quyền - Tây Tạng - Trung Quốc 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120603-mot-nha-su-tay-tang-chet-trong-tu-vi-bi-cong-an-trung-quoc-tra-tan

Sát thủ người Canada đang có mặt ở Pháp

Bài đăng : Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 
Luka Rocco Magnotta, người Canada 29 tuổi là nghi can trong vụ sát hại và chặt xác một sinh viên Trung Quốc ở Montréal, đã để lại các dấu hiệu cho thấy những ngày gần đây đang có mặt ở Paris và vùng phụ cận. Cảnh sát Pháp đã lần theo dấu vết nghi can này nhờ điện thoại di động của hắn.

Một nguồn tin cảnh sát hôm nay 03/06/2012 cho AFP biết, kẻ được xem là hung thủ đã có mặt hôm qua tại một khách sạn ở Bagnolet, vùng Seine-Saint-Denis. Trong căn phòng mà nghi can đã đi khỏi, các điều tra viên tìm thấy các vật dụng cá nhân, trong đó có các tạp chí khiêu dâm và các túi nôn lấy trên chuyến bay từ Canada đến Pháp tuần trước.

Một trạm tiếp sóng điện thoại ở khu vực phía đông Paris cũng ghi nhận được điện thoại di động của Luka Rocco Magnotta hôm qua 2/6. Cảnh sát Pháp khẳng định nghi can có mặt tại Paris ít nhất từ hôm thứ Sáu 1/6.

Quận trưởng quận 17 Paris, bà Brigitte Kuster cho biết nghi can người Canada có thể tại ngụ tại khách sạn Batignolles, nhiều nhà buôn đã nhận diện được. Một nhân chứng cho biết khuya thứ Sáu cảnh sát đã đến một quán bar tại đây để kiểm tra trên caméra quan sát, và mang theo các chai Coca-Cola rỗng nghi là hung thủ đã sử dụng.

Đài phát thanh RMC hôm nay dẫn lời chứng của một người dân quận 17 cho biết, Magnotta đã đến gõ cửa nhà người này, xin vào để cùng chung vui ngày lễ.

Cũng tương tự với các lần phố biến thông báo truy nã trong các vụ gây chấn động dư luận, các nhà điều tra nhận được một lượng lớn các cuộc gọi báo tin sự hiện diện của nghi can tại nhiều địa điểm, nhưng khi kiểm chứng thì đa số không có cơ sở.

Từng là cựu diễn viên phim khiêu dâm, Luka Rocca Magnotta, tóc nâu và mắt xanh, còn có các tên khác là Eric Clinton Newman, Vladimir Romanov. Anh ta được cho là thủ phạm đã giết chết sinh viên Trung Quốc Jun Lin 32 tuổi, du học ở Québec, sau đó chặt tay chân nạn nhân và gởi theo đường bưu điện đến hai đảng chính trị Canada.

Vụ giết người được ghi hình và đưa lên internet vào đêm 24 rạng 25/5, trước khi hung thủ lên máy bay sang Pháp ngày 26/5. Magnotta đã từng sang Pháp và có những bức hình chụp trước tháp Eiffel và nhà hàng Moulin Rouge nổi tiếng.

tags: Canada - Pháp - Pháp luật - Tội ác - Xã hội 
http://www.viet.rfi.fr/phap/20120603-sat-thu-nguoi-canada-dang-co-mat-o-phap

Thượng đỉnh châu Âu – Nga sẽ đề cập đến hồ sơ Syria và Iran

Bài đăng : Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 

Các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu và Nga họp thượng đỉnh ngày mai 04/06/2012 tại Saint-Pétersbourg. Trong hội nghị này, các vấn đề bạo lực tại Syria, nguyên tử Iran và khủng hoảng khu vực đồng euro sẽ được đưa ra bàn luận.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso sẽ gặp gỡ không chính thức ngay tối nay, trước khi hội nghị thượng đỉnh chính thức khai mạc vào thứ Hai. Trả lời nhật báo Nga Kommersant, ông Van Rompuy tuyên bố : « Cần thiết phải thảo luận về các vấn đề thời sự như đấu tranh chống khủng hoảng kinh tế tài chính, bạo lực tại Syria, chương trình nguyên tử Iran ».

Liên quan đến Syria, ông Van Rompuy nhấn mạnh : « Liên hiệp châu Âu tiếp tục áp dụng các biện pháp chế tài một khi mà đàn áp vẫn tiếp diễn » vì « cần phải chấm dứt bạo lực đối với thường dân ». Nhưng về phía Nga, trong hai chuyến công du Berlin và Paris mói đây, ông Vladimir Putin tỏ ra cứng rắn trong việc bảo vệ đồng minh Syria. Matxcơva phản đối mọi biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc đối với chế độ Bachar Al Assad, thậm chí bác cả việc Tổng thống Syria phải ra đi.

Hồ sơ nguyên tử của Iran đang được các cường quốc vất vả thương thảo với Teheran, cũng sẽ được đưa ra bàn luận, trước khi diễn ra vòng đàm phán mới tại Matxcơva ngày 18 và 19/6 tới. Ông Van Rompuy nói thêm, vấn đề nhân quyền cũng nằm trong chương trình nghị sự.

Liên hiệp châu Âu và Nga họp thượng đỉnh mỗi sáu tháng, nhằm xúc tiến đối thoại giữa châu Âu với đối tác chiến lược vốn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Phía Kremlin khẳng định, việc hợp tác về năng lượng sẽ là một trong những chủ đề chính.

Nga cung cấp hơn một phần tư nhu cầu khí đốt của Liên hiệp châu Âu. Tháng 12 tới, tập đoàn khí đốt Nga Gazprom sẽ bắt đầu xây dựng tuyến ống dẫn khí South Stream, để đưa nguồn khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Hắc Hải. Đường ống dẫn khí này sẽ tránh được việc đi qua Ukraina, quốc gia trung chuyển chủ yếu xưa nay, mà cuộc chiến giá cả với Nga đôi khi làm ngưng việc cung ứng khí đốt cho Liên hiệp châu Âu.

Các đại diện của Nga và châu Âu cũng sẽ đề cập đến các trao đổi thương mại đôi bên, mà năm 2011 đã lại vượt quá mức trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính 2008, với 394 tỉ đô la, theo số liệu của Kremlin. Bên cạnh đó là vấn đề bãi bỏ chế độ thị thực, giúp công dân Nga và Liên hiệp châu Âu tự do di chuyển. Chủ đề này đã được thương lượng từ nhiều năm qua, Matxcơva tỏ ra thiếu kiên nhẫn, nhưng một nhà ngoại giao châu Âu cho là các trở ngại chính cần giải quyết là từ phía Nga.

tags: Châu Âu - Iran - Nga - Quốc tế - Syria 
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120603-thuong-dinh-chau-au-%E2%80%93-nga-se-de-cap-den-ho-so-syria-va-iran

vendredi 1 juin 2012

Nga ủng hộ Syria để duy trì ảnh hưởng và bán vũ khí

Bài đăng : Thứ sáu 01 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 01 Tháng Sáu 2012 
 
Là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Damas, năm ngoái Nga đã giao cho Syria lượng khí tài quân sự có giá trị lên đến 960 triệu đô la. Nhưng ảnh hưởng chính trị mới là điều mà Matxcơva cần hơn cả. Phần lớn  kế hoạch của ông Annan là dựa trên đề nghị của các nhà ngoại giao Nga. Nước Nga muốn được thế giới lắng nghe, và đã đạt được mục đích.

Nhân chuyến công du của Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin đến Pháp hôm nay 01/06/2012, Tổng thống Pháp François Hollande sẽ cố thuyết phục Nga không sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, để cản trở các nghị quyết trừng phạt Syria. Đây là đề tài được các báo Paris chú ý nhất trong ngày.

Bài viết của thông tín viên Le Figaro tại Matxcơva mang tựa đề « Ảnh hưởng chính trị và việc bán vũ khí là trung tâm của chiến lược Nga ». Tác giả nhận định, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Syria, Matxcơva đã lại đặt mình vào trung tâm ván cờ chính trị thế giới, và hành động vì lợi ích chính mình trước nhất.

Là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Damas, năm ngoái Nga đã giao cho Syria lượng khí tài quân sự có giá trị lên đến 960 triệu đô la – theo ước tính của tổ chức phi chính phủ Cast, chuyên phân tích các hoạt động của Rosoboronexport, công ty đại diện bán hàng cho công nghiệp vũ khí Nga.

Bộ Quốc phòng Nga cam đoan rằng các chuyến hàng giao cho Syria chỉ là các dàn hỏa tiễn, tức không có loại vũ khí nào dùng để đàn áp phe nổi dậy. Nhưng những viên chức chính phủ Syria đào thoát cho biết, số lượng vũ khí hạng nhẹ do Nga cung cấp đã tăng lên, với nhịp độ cứ mỗi tháng lại có một chuyến hàng.

« Nga giao hàng theo các hợp đồng đã có nhưng không ký thêm hợp đồng mới. Matxcơva đã rút được bài học từ Libya : ký hợp đồng và bắt đầu sản xuất, rồi chẳng bao giờ được thanh toán ».
Rouslan Poukhov, giám đốc Cast giải thích. Ông đính chính thông tin trên báo chí Nga về một hợp đồng mới đặt mua 36 máy bay tiêm kích Yak-130 được ký kết hồi tháng Giêng. Thậm chí một nhà tư vấn thân cận với công nghiệp vũ khí cho biết : « Dưới áp lực của phương Tây, Nga đã ngưng giao các vũ khí hạng nhẹ từ ít nhất ba tháng qua ».

Dù sao đi nữa, theo Rouslan Poukhov, « nghĩ rằng Matxcơva ủng hộ Damas để bán vũ khí là hoàn toàn sai lầm ». Tương tự đối với căn cứ hải quân Tartous dành cho hạm đội Nga ở Hắc hải : « Chỉ là một điểm tiếp liệu mà thôi. Căn cứ ở Việt Nam (Cam Ranh) quan trọng hơn rất nhiều về mặt chiến lược ». 

Ông Fiodor Loukianov, tổng biên tập tạp chí Russia in Global Affairs cũng nhận định: « Ban đầu thì quan điểm của Nga một phần cũng dựa trên lợi ích của công nghiệp quân sự, không nên chối cãi điều đó. Nhưng nay thì mọi người đều hiểu là tiến trình không thể đảo ngược : Bachar Al Assad sẽ phải ra đi. Không còn có thể làm ăn như trước nữa ».

Hồi tháng Hai, Matxcơva đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Theo quan sát của Fiodor Loukianov, thì « Chính ảnh hưởng chính trị mới là điều mà Matxcơva đang cần. Nga đã thành công trong việc bác bỏ ý định đặt điều kiện tiên quyết là ông Assad phải ra đi. Đa phần trong kế hoạch của ông Annan là dựa trên đề nghị của các nhà ngoại giao Nga. Nước Nga muốn được thế giới lắng nghe, và đã đạt được điều đó ».

Nhưng từ sau vụ thảm sát Houla đã khiến cho trên 100 thường dân Syria thiệt mạng vào tuần trước, Matxcơva bắt đầu thấy đuối lý. Evgueni Satabnovski, Viện trưởng Viện Cận Đông nhận xét : « Nếu đối mặt với nạn dịch tả, dịch hạch và sốt chấy rận, lấy khăn tay bịt mũi chẳng làm được gì cả, và với Assad cũng thế ». 

Lên án NATO đã sử dụng nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc để lật đổ chế độ Kadhafi, Nga luôn chống lại mọi hình thức can thiệp quân sự. Ngược lại, Matxcơva có thể chịu trách nhiệm thương lượng việc ra đi của Bachar Al Assad, mà theo Fiodor Loukianov, thì « Điều này giúp Mátxcơva kiểm soát được tiến trình chuyển đổi, và mở một cánh cửa cho lợi ích của Nga ». 

Còn theo Rouslan Poukhov, từ khi Liên Xô sụp đổ, Nga trở nên cô độc. Đàn em không còn mấy, ngoài những nước như Syria chẳng hạn. Nhưng theo Loukianov, thì « Nga vẫn có thể nói với Assad : Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được rồi đấy nhé, giờ thì đừng chờ đợi gì thêm từ chúng tôi nữa ». 

Bài báo kết luận, được ve vãn chưa từng thấy, Vladimir Putin cũng có phần muốn lòe phương Tây. Cũng theo chuyên gia Loukianov : « So với các nước phương Tây, thì Matxcơva có quan hệ chặt chẽ hơn với Damas, nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta có được một chiếc đũa thần ».

Đồng nhân dân tệ chuẩn bị cạnh tranh với đồng đô la

Nhìn sang Trung Quốc, nhật báo kinh tế Les Echos có bài phân tích mang tựa đề « Khi Trung Quốc chuẩn bị cạnh tranh với đồng đô la ». Tờ báo nhận định, trong khi đồng euro đang chao đảo thì đồng nhân dân tệ lặng lẽ lên ngôi. Hiện tượng này báo hiệu một sự đổi ngôi trong nền tài chính thế giới, chỉ xảy ra một lần trong thế kỷ.

Trong tháng Ba và tháng Tư, các chuyên gia của ngân hàng Société Générale ghi nhận được đến 17 dấu hiệu mở cửa của Trung Quốc, từ việc tăng biên độ dao động của đồng nhân dân tệ đối với đô la, cho đến việc đưa ra các sản phẩm phái sinh bằng nhân dân tệ tại Hồng Kông. Tháng 9/2011, Air Liquide là tập đoàn Pháp đầu tiên vay bằng đồng tiền Trung Quốc, như Caterpillar hay Volkswagen đã làm trước đó. Theo Louis Gave, người đồng sáng lập trung tâm phân tích kinh tế Gavekal, thì việc thành lập thị trường trái phiếu bằng nhân dân tệ ở Hồng Kông sẽ được lưu lại trong lịch sử như là « sự kiện tài chính quan trọng nhất trong năm 2011 ».

Nếu Trung Quốc đã trở thành một người khổng lồ thương mại, thì cho đến nay vẫn bị xem là một chú lùn về tiền tệ. Nhưng tác giả bài báo ví von, đứa bé nhân dân tệ giờ đây đang bước vào tuổi thiếu niên. Đây là một chọn lựa mang tính chính trị, vì hai lý do chính.

Trước hết, việc đồng nhân dân tệ ở dưới giá trị thật, đã khiến sau nhiều năm, Trung Quốc có được lượng dự trữ ngoại hối kỷ lục là trên 3.300 tỉ đô la. Năm 2006, ba phần tư lượng tiền này được đầu tư bằng đô la. Nhưng nay thì Hoa Kỳ không còn được xem là đất nước ổn định nhất nữa, và trong những năm gần đây thâm hụt ngân sách được Quỹ Dự trữ Liên bang in tiền để bù vào. Bắc Kinh phải đa dạng hóa ngoại hối dự trữ : ngưng tích trữ đô la và để cho giá trị đồng nhân dân tệ lớn dần.

Lý do thứ hai : các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã quyết định thay đổi động cơ tăng trưởng, đó là hướng về tiêu thụ thay vì xuất khẩu. Lương tăng, xuất khẩu chậm lại, nhập khẩu tăng lên, và thặng dư thương mại vốn chiếm tỉ lệ 10% tổng sản phẩm nội địa vào năm 2007, năm nay có thể chỉ còn hơn 2%.

Tuy nhiên theo Les Echos thì để đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế, con đường hãy còn rất dài, cần ít nhất là hai thập kỷ. Trước tình hình đồng euro không đủ mạnh để đối phó với đồng đô la, thì đồng nhân dân tệ có thể trở thành địch thủ hàng đầu của đồng tiền Mỹ, vốn thống trị thế giới tài chính từ gần một thế kỷ qua.

Chương Tử Di là tình nhân của Bạc Hy Lai ?

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Figaro đề cập đến « Những mối quan hệ nguy hiểm của ngôi sao điện ảnh Trung Quốc ». Bài báo nhắc đến những tin đồn là Chương Tử Di, nữ diễn viên hàng đầu nổi tiếng với bộ phim « Hồi ức của một kỹ nữ » có quan hệ tình dục với Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.

Thông tín viên của Le Figaro tại Bắc Kinh nhận xét, trận bão tố chính trị lớn nhất tại Trung Quốc từ hai thập kỷ qua, ngày càng có nét giống với vụ Watergate ở Mỹ trước đây và xì-căng-đan DSK (Dominique Strauss-Kahn) của Pháp. Theo như báo chí Hồng Kông, thì vụ Bạc Hy Lai trộn lẫn giữa hậu trường quyền lực đỏ và bí mật phòng the.

Người ta từng đồn rằng vợ ông Bạc Hy Lai có các tình nhân, nay đến lượt cựu lãnh đạo Trùng Khánh được cho là có các cô bồ xinh đẹp. Nhưng không phải là một người đẹp vô danh nào, mà chính là Chương Tử Di, một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất của điện ảnh Trung Quốc.

Theo tờ Apple Daily của Hồng Kông và trang web Boxun.com đặt tại Mỹ, thì Chương Tử Di đã trở thành người tình của Bạc Hy Lai từ năm 2007. Hai người đã quan hệ tình dục mười lần, cho đến năm ngoái, và nữ diễn viên đã được trả 10 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,2 triệu euro). Tỉ phú Từ Minh, chủ nhân tập đoàn Shide cũng đã ngủ với cô và trả công hậu hĩnh, trước khi giới thiệu cho Bạc Hy Lai. Tổng cộng Chương Tử Di đã nhận được 700 triệu nhân dân tệ (85 triệu euro). Nữ diễn viên nổi tiếng đang bị điều tra, vì vậy cô đã vắng mặt tại Liên hoan điện ảnh Cannes vừa rồi.

Chương Tử Di đã kịch liệt phản bác các tin đồn này, luật sư của cô đòi các tờ báo trên phải cải chính và đe dọa sẽ kiện ra tòa. Theo Le Figaro, thì hơn lúc nào hết, người dân Trung Quốc chờ đợi Bắc Kinh vén bức màn bí mật xung quanh nhân vật mà trước đây từng là ngôi sao đang lên của Trùng Khánh.

Bảy biểu tượng truyền thống Anh trong đại lễ của Nữ hoàng

Nhân kỷ niệm 60 năm trị vì của Nữ hoàng Anh Elisabeth đệ nhị, nhật báo công giáo La Croix nêu ra bảy biểu tượng trong dịp đại lễ này nhằm làm nổi bật những đặc sắc của người Anh.

Lễ hội bắt đầu ngày mai bằng cuộc đua ngựa, một truyền thống xưa cũ của nước Anh có từ năm 1780, với các trang phục cổ : phụ nữ đội những chiếc nón đủ kiểu, còn nam giới thì mặc quân phục hoặc áo đuôi tôm. Nữ hoàng Elisabeth đệ nhị rất yêu thích môn này, và mỗi năm chuồng ngựa của bà đều bổ sung những chú ngựa thuần chủng mới.

Đến trưa Chủ nhật, người dân Anh sẽ tham gia Big Lunch, bữa ăn trưa trên các đường phố và công viên mỗi lần Hoàng gia có lễ lạc, cũng là một truyền thống từ 30 năm qua. Hôm sau 12.000 khách mời sẽ tham dự buổi tiệc rất là Ăng-lê tại điện Buckingham, trong đó có món gà cung đình đặc biệt, được sáng tạo trong dịp Nữ hoàng lên ngôi năm 1953.

Trên dòng sông Thames, « thuyền rồng” sẽ lướt sóng với đầy đủ các khuôn mặt của hoàng tộc. Thủ tướng Anh cùng các chính khách khác sẽ theo dõi từ trên bờ, nhưng không có khách mời ngoại quốc nào, vì lễ hội này hoàn toàn Ăng-lê. Theo truyền thống, thì Vua hoặc Nữ hoàng Anh sở hữu toàn bộ các sinh vật sống trên dòng sông này, từ cá heo, cá voi và các loài cá khác cho đến thiên nga.

Người vợ mới cưới của hoàng tử William sẽ được chú ý nhất, và hoàng gia, rút kinh nghiệm từ những sai lầm đối với công nương Diana trước đây, đã tạo nhiều điều kiện cho cô. Buổi trình diễn nhạc pop tối thứ Hai tới do hai vị hoàng tử William và Harry tổ chức, quy tụ nhiều ngôi sao ca nhạc Anh quốc như Paul McCartney. Thứ Ba sẽ đến buổi lễ tại đại giáo đường Saint-Paul, rồi tại Westminster. Cuối cùng Không lực Hoàng gia Anh, niềm hãnh diện của vương quốc, sẽ kết thúc đợt lễ hội bằng buổi biểu diễn trên không.

Pháp bãi bỏ thông tư hạn chế sinh viên ngoại quốc

Còn tại nước Pháp, việc tân chính phủ bãi bỏ thông tư về việc hạn chế nhận vào làm việc những sinh viên ngoại quốc đã học xong tại Pháp, cũng được các báo Paris chú ý.

Vì sao hủy bỏ ? La Croix giải thích, với chủ trương của chính phủ cũ, hàng trăm thanh niên ngoại quốc trình độ đại học có nguy cơ bị trục xuất. Các trường đại học, các tổ chức sinh viên và giới chủ lo ngại sẽ ảnh hưởng đến quan hệ với các nước liên quan. Đại học Pháp cũng rất muốn thu hút được nhiều chất xám. Với gần 280.000 du học sinh ngoại quốc, nước Pháp hiện đứng thứ ba trong số các nước có nhiều sinh viên đến du học, chỉ sau Hoa Kỳ và Anh.

Tờ báo cho biết, trong số các chỉ thị mới, có việc cấm cảnh sát ra lệnh trục xuất các sinh viên nước ngoài mà giấy phép tạm trú đã hết hạn, và rút ngắn thời gian cứu xét hồ sơ của du học sinh.

tags: Chính trị - Nga - Quân sự - Quốc tế - Syria - Điểm báo 
 
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120601-nga-ung-ho-syria-de-giu-anh-huong-va-ban-vu-khi