Bài đăng : Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 03 Tháng Sáu 2012
Các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu và Nga họp thượng đỉnh ngày mai 04/06/2012 tại Saint-Pétersbourg. Trong hội nghị này, các vấn đề bạo lực tại Syria, nguyên tử Iran và khủng hoảng khu vực đồng euro sẽ được đưa ra bàn luận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman
Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso sẽ gặp gỡ
không chính thức ngay tối nay, trước khi hội nghị thượng đỉnh chính thức
khai mạc vào thứ Hai. Trả lời nhật báo Nga Kommersant, ông Van Rompuy
tuyên bố : « Cần thiết phải thảo luận về các vấn đề thời sự như đấu
tranh chống khủng hoảng kinh tế tài chính, bạo lực tại Syria, chương
trình nguyên tử Iran ».
Liên quan đến Syria, ông Van Rompuy nhấn mạnh : « Liên hiệp châu Âu tiếp tục áp dụng các biện pháp chế tài một khi mà đàn áp vẫn tiếp diễn » vì « cần phải chấm dứt bạo lực đối với thường dân ». Nhưng về phía Nga, trong hai chuyến công du Berlin và Paris mói đây, ông Vladimir Putin tỏ ra cứng rắn trong việc bảo vệ đồng minh Syria. Matxcơva phản đối mọi biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc đối với chế độ Bachar Al Assad, thậm chí bác cả việc Tổng thống Syria phải ra đi.
Hồ sơ nguyên tử của Iran đang được các cường quốc vất vả thương thảo với Teheran, cũng sẽ được đưa ra bàn luận, trước khi diễn ra vòng đàm phán mới tại Matxcơva ngày 18 và 19/6 tới. Ông Van Rompuy nói thêm, vấn đề nhân quyền cũng nằm trong chương trình nghị sự.
Liên hiệp châu Âu và Nga họp thượng đỉnh mỗi sáu tháng, nhằm xúc tiến đối thoại giữa châu Âu với đối tác chiến lược vốn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Phía Kremlin khẳng định, việc hợp tác về năng lượng sẽ là một trong những chủ đề chính.
Nga cung cấp hơn một phần tư nhu cầu khí đốt của Liên hiệp châu Âu. Tháng 12 tới, tập đoàn khí đốt Nga Gazprom sẽ bắt đầu xây dựng tuyến ống dẫn khí South Stream, để đưa nguồn khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Hắc Hải. Đường ống dẫn khí này sẽ tránh được việc đi qua Ukraina, quốc gia trung chuyển chủ yếu xưa nay, mà cuộc chiến giá cả với Nga đôi khi làm ngưng việc cung ứng khí đốt cho Liên hiệp châu Âu.
Các đại diện của Nga và châu Âu cũng sẽ đề cập đến các trao đổi thương mại đôi bên, mà năm 2011 đã lại vượt quá mức trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính 2008, với 394 tỉ đô la, theo số liệu của Kremlin. Bên cạnh đó là vấn đề bãi bỏ chế độ thị thực, giúp công dân Nga và Liên hiệp châu Âu tự do di chuyển. Chủ đề này đã được thương lượng từ nhiều năm qua, Matxcơva tỏ ra thiếu kiên nhẫn, nhưng một nhà ngoại giao châu Âu cho là các trở ngại chính cần giải quyết là từ phía Nga.
Liên quan đến Syria, ông Van Rompuy nhấn mạnh : « Liên hiệp châu Âu tiếp tục áp dụng các biện pháp chế tài một khi mà đàn áp vẫn tiếp diễn » vì « cần phải chấm dứt bạo lực đối với thường dân ». Nhưng về phía Nga, trong hai chuyến công du Berlin và Paris mói đây, ông Vladimir Putin tỏ ra cứng rắn trong việc bảo vệ đồng minh Syria. Matxcơva phản đối mọi biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc đối với chế độ Bachar Al Assad, thậm chí bác cả việc Tổng thống Syria phải ra đi.
Hồ sơ nguyên tử của Iran đang được các cường quốc vất vả thương thảo với Teheran, cũng sẽ được đưa ra bàn luận, trước khi diễn ra vòng đàm phán mới tại Matxcơva ngày 18 và 19/6 tới. Ông Van Rompuy nói thêm, vấn đề nhân quyền cũng nằm trong chương trình nghị sự.
Liên hiệp châu Âu và Nga họp thượng đỉnh mỗi sáu tháng, nhằm xúc tiến đối thoại giữa châu Âu với đối tác chiến lược vốn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Phía Kremlin khẳng định, việc hợp tác về năng lượng sẽ là một trong những chủ đề chính.
Nga cung cấp hơn một phần tư nhu cầu khí đốt của Liên hiệp châu Âu. Tháng 12 tới, tập đoàn khí đốt Nga Gazprom sẽ bắt đầu xây dựng tuyến ống dẫn khí South Stream, để đưa nguồn khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Hắc Hải. Đường ống dẫn khí này sẽ tránh được việc đi qua Ukraina, quốc gia trung chuyển chủ yếu xưa nay, mà cuộc chiến giá cả với Nga đôi khi làm ngưng việc cung ứng khí đốt cho Liên hiệp châu Âu.
Các đại diện của Nga và châu Âu cũng sẽ đề cập đến các trao đổi thương mại đôi bên, mà năm 2011 đã lại vượt quá mức trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính 2008, với 394 tỉ đô la, theo số liệu của Kremlin. Bên cạnh đó là vấn đề bãi bỏ chế độ thị thực, giúp công dân Nga và Liên hiệp châu Âu tự do di chuyển. Chủ đề này đã được thương lượng từ nhiều năm qua, Matxcơva tỏ ra thiếu kiên nhẫn, nhưng một nhà ngoại giao châu Âu cho là các trở ngại chính cần giải quyết là từ phía Nga.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.