Bài đăng : Thứ ba 05 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ ba 05 Tháng Sáu 2012
Đặc sứ
Mỹ về vấn đề nhân quyền tại Bắc Triều Tiên, ông Robert King sẽ đến thăm
Nhật Bản và Hàn Quốc tuần này để tiếp xúc với các viên chức cấp cao.
Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm nay 05/06/2012
cho biết như trên.
Thứ Năm tới tại Tokyo, đặc sứ Robert King sẽ gặp gỡ Bộ trưởng
Nhật Bản Jin Matsubara đặc trách vấn đề các công dân Nhật bị bắt cóc, và
Shinsuke Sugiyama, viên chức ngoại giao phụ trách khu vực châu Á – châu
Đại dương.
Tokyo không có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng, và giữa đôi bên khá căng thẳng, một phần do những hành động thô bạo của Nhật trong thời kỳ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên 1910-1945.
Nhiều người Nhật nhìn Bắc Triều Tiên với cặp mắt thù địch, nhất là do vụ Bình Nhưỡng bắt cóc một số công dân Nhật trong thập niên 70 và 80 để buộc họ dạy ngôn ngữ và văn hóa Nhật cho các điệp viên Bắc Triều Tiên. Năm 2002, Bình Nhưỡng nhìn nhận đã bắt cóc 13 người Nhật, và cho phép 5 người trong số này trở về Nhật cùng với vợ chồng, con cái họ, nhưng nói rằng những người còn lại đã chết.
Ông Robert King sẽ đến Seoul thứ Bảy tới. Trong số các viên chức ông sẽ tiếp xúc, có đặc sứ Hàn Quốc về hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên Lim Sung Nam, và cố vấn an ninh Kim Tae Hyo. Trước khi quay về Mỹ ngày 15/6, ông King sẽ phát biểu trong một hội nghị về nhân quyền tại Bắc Triều Tiên, tổ chức ở Seoul.
Tình hình nhân quyền tại Bắc Triều Tiên đang sa sút trong những tháng gần đây, cho dù đã có những hy vọng về cải cách sau khi Kim Jong Il qua đời. Hồi tháng Tư, một nhóm có tên là International Coalition to Stop Crimes against Humanity in North Korea ước lượng có 400.000 tù nhân đã chết trong các thập kỷ vừa qua vì đói, lao động quá sức hay bị xử tử.
Một bản báo cáo vào tháng Năm về các trại tù chính trị Bắc Triều Tiên nổi tiếng cho biết, những người bị giam cầm tại đây trong thập kỷ vừa qua hầu hết là những người tuyệt vọng, tìm cách vượt biên để kiếm ăn hay tìm việc, chứ không phải là những người bất đồng chính kiến.
Tokyo không có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng, và giữa đôi bên khá căng thẳng, một phần do những hành động thô bạo của Nhật trong thời kỳ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên 1910-1945.
Nhiều người Nhật nhìn Bắc Triều Tiên với cặp mắt thù địch, nhất là do vụ Bình Nhưỡng bắt cóc một số công dân Nhật trong thập niên 70 và 80 để buộc họ dạy ngôn ngữ và văn hóa Nhật cho các điệp viên Bắc Triều Tiên. Năm 2002, Bình Nhưỡng nhìn nhận đã bắt cóc 13 người Nhật, và cho phép 5 người trong số này trở về Nhật cùng với vợ chồng, con cái họ, nhưng nói rằng những người còn lại đã chết.
Ông Robert King sẽ đến Seoul thứ Bảy tới. Trong số các viên chức ông sẽ tiếp xúc, có đặc sứ Hàn Quốc về hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên Lim Sung Nam, và cố vấn an ninh Kim Tae Hyo. Trước khi quay về Mỹ ngày 15/6, ông King sẽ phát biểu trong một hội nghị về nhân quyền tại Bắc Triều Tiên, tổ chức ở Seoul.
Tình hình nhân quyền tại Bắc Triều Tiên đang sa sút trong những tháng gần đây, cho dù đã có những hy vọng về cải cách sau khi Kim Jong Il qua đời. Hồi tháng Tư, một nhóm có tên là International Coalition to Stop Crimes against Humanity in North Korea ước lượng có 400.000 tù nhân đã chết trong các thập kỷ vừa qua vì đói, lao động quá sức hay bị xử tử.
Một bản báo cáo vào tháng Năm về các trại tù chính trị Bắc Triều Tiên nổi tiếng cho biết, những người bị giam cầm tại đây trong thập kỷ vừa qua hầu hết là những người tuyệt vọng, tìm cách vượt biên để kiếm ăn hay tìm việc, chứ không phải là những người bất đồng chính kiến.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.