Bài đăng : Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012
Kể từ
hôm qua, thứ Ba 05/06/2012 tại Bắc Kinh đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (OCS), một tổ chức quy tụ các nước Nga, Trung
Quốc và bốn quốc gia Trung Á là Kazachstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và
Uzbekistan. Vấn đề an ninh khu vực cũng như hợp tác kinh tế là các chủ
đề chính trong hội nghị.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến tham dự hội nghị, cũng như
nhiều nguyên thủ các quốc gia quan sát viên như Iran, Pakistan, Ấn Độ,
và Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cũng được mời. Được thành lập vào
năm 2001 sau khi Liên Xô sụp đổ, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (OCS) có
tham vọng làm đối trọng với Mỹ tại Trung Á, tuy nhiên chủ yếu vẫn là
công cụ gây ảnh hưởng ngoại giao của Trung Quốc và Nga. Có đến 900 nhà
báo đến đưa tin về hội nghị lần này.
Sáu nước thành viên thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung, và ngày 8/6 tới dự kiến sẽ có một cuộc tập trận tại Khujand, ở miền bắc Tajikistan, với hai ngàn quân nhân tham gia. Nhưng Matxcơva và Bắc Kinh còn muốn vượt ra ngoài biên giới Trung Á, và nhiều tháng qua đã nói gần như cùng một giọng trong hồ sơ Syria.
Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari đến Bắc Kinh sáng nay đã lại đưa ra yêu cầu gia nhập tổ chức, và Ngoại trưởng Ấn Độ cũng thế. Riêng đề nghị tham gia của Afghanistan với tư cách quan sát viên lại là một thử thách đối với OCS. Việc lấp đầy khoảng trống do Hoa Kỳ để lại sau thời hạn rút quân 2014 không phải là không có rủi ro, và Nga đã có kinh nghiệm về điều này. Trung Quốc tỏ ra hết sức thận trọng, trước mắt chỉ muốn tham gia tái thiết, vì đầu tư vào các mỏ và công trường xây dựng cần phải trong điều kiện an ninh.
Thượng đỉnh Bắc Kinh cũng cho thấy sức hút của kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh thế giới đang khủng hoảng, và trên thực tế OCS nghiêng về kinh tế nhiều hơn là một liên minh chiến lược. Các trao đổi giữa sáu nước thành viên đã tăng gấp sáu lần trong mười năm qua, đạt 84 tỉ đô la vào năm ngoái.
Trọng tâm của năm nay là phát triển giao thông, với dự án Nga-Trung nhằm sản xuất một loại phi cơ vận tải lớn. Trung Quốc và Kirgyzstan cũng thỏa thuận xây dựng một tuyến đường sắt và một đường cao tốc nối liền Kachgar của Tân Cương với thành phố Osch của Kirgyzstan. Năng lượng cũng là một ưu tiên của Bắc Kinh, với 38,5 tỉ đô la cho các nước OCS vay, trong đó 28,6 tỉ đô la dành cho các dự án tại Nga.
Sáu nước thành viên thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung, và ngày 8/6 tới dự kiến sẽ có một cuộc tập trận tại Khujand, ở miền bắc Tajikistan, với hai ngàn quân nhân tham gia. Nhưng Matxcơva và Bắc Kinh còn muốn vượt ra ngoài biên giới Trung Á, và nhiều tháng qua đã nói gần như cùng một giọng trong hồ sơ Syria.
Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari đến Bắc Kinh sáng nay đã lại đưa ra yêu cầu gia nhập tổ chức, và Ngoại trưởng Ấn Độ cũng thế. Riêng đề nghị tham gia của Afghanistan với tư cách quan sát viên lại là một thử thách đối với OCS. Việc lấp đầy khoảng trống do Hoa Kỳ để lại sau thời hạn rút quân 2014 không phải là không có rủi ro, và Nga đã có kinh nghiệm về điều này. Trung Quốc tỏ ra hết sức thận trọng, trước mắt chỉ muốn tham gia tái thiết, vì đầu tư vào các mỏ và công trường xây dựng cần phải trong điều kiện an ninh.
Thượng đỉnh Bắc Kinh cũng cho thấy sức hút của kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh thế giới đang khủng hoảng, và trên thực tế OCS nghiêng về kinh tế nhiều hơn là một liên minh chiến lược. Các trao đổi giữa sáu nước thành viên đã tăng gấp sáu lần trong mười năm qua, đạt 84 tỉ đô la vào năm ngoái.
Trọng tâm của năm nay là phát triển giao thông, với dự án Nga-Trung nhằm sản xuất một loại phi cơ vận tải lớn. Trung Quốc và Kirgyzstan cũng thỏa thuận xây dựng một tuyến đường sắt và một đường cao tốc nối liền Kachgar của Tân Cương với thành phố Osch của Kirgyzstan. Năng lượng cũng là một ưu tiên của Bắc Kinh, với 38,5 tỉ đô la cho các nước OCS vay, trong đó 28,6 tỉ đô la dành cho các dự án tại Nga.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.