Affichage des articles dont le libellé est WHO. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est WHO. Afficher tous les articles

mercredi 6 janvier 2021

Một năm sau đại dịch, WHO đến Trung Quốc điều tra về Covid-19


Đăng ngày:

Chuyến thanh tra của 10 chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (trong đó có một người Việt) vô cùng nhạy cảm đối với chế độ Bắc Kinh, vốn luôn muốn phủi mọi trách nhiệm về đại dịch đã làm cho 1,8 triệu người chết trên toàn thế giới. Trung Quốc đã khiến cuộc điều tra này giống như một đặc vụ bí mật, ngay cả thời điểm cũng không được thông báo cụ thể.

AFP ngày hôm nay, 05/01/2021 cho biết, đoàn chuyên gia quốc tế sẽ bị cách ly hai tuần, sau đó lưu lại từ ba đến bốn tuần để điều tra. Đoàn có thể đến Vũ Hán vào khoảng ngày 20/01, đúng một năm sau khi đô thị 11 triệu dân này bị phong tỏa (ngày 23/01/2020).

jeudi 31 décembre 2020

AP - Món nợ của Trung Quốc với thế giới : Đại dịch một năm nhìn lại


Hơn một năm kể từ ca nhiễm virus corona ở người đầu tiên được ghi nhận, một cuộc điều tra của AP cho thấy chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ tất cả các nghiên cứu về nguồn gốc của virus. Họ chặn một số thông tin, trong khi lại tích cực thúc đẩy các giả thuyết cho rằng nguồn gốc của virus có thể là từ bên ngoài Trung Quốc.

AP thấy rằng chính phủ Trung Quốc tài trợ hàng trăm nghìn đô la cho các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của virus ở miền nam Trung Quốc. Nhưng theo các tài liệu nội bộ mà AP thu thập được, chính phủ giám sát các kết quả nghiên cứu. Và yêu cầu rằng việc công bố bất kỳ dữ liệu hoặc kết quả nghiên cứu nào cũng phải được sự chấp thuận của một lực lượng chuyên trách mới do nội các Trung Quốc quản lý, nhận lệnh trực tiếp của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhờ một vụ lộ thông tin hiếm hoi từ nội bộ chính phủ Trung Quốc, hàng chục trang tài liệu chưa từng được công bố đã xác nhận điều mà nhiều người đã nghi ngờ từ lâu: Có cuộc trấn áp thông tin theo lệnh từ cấp cao nhất.

mardi 8 décembre 2020

Liên Hiệp Quốc chọn 27/12 là « Ngày quốc tế chuẩn bị đối phó dịch bệnh »


Đăng ngày:

Hôm qua 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra tuyên bố chọn ngày 27/12 là « Ngày quốc tế chuẩn bị đối phó dịch bệnh », theo một nghị quyết được 14 nước, trong đó có Việt Nam, đề nghị.

Đại dịch corona đang lan tràn trên thế giới chứng tỏ sự thiếu chuẩn bị ở hầu hết các nước. Nghị quyết cổ vũ 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, các cơ quan quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nên có những hoạt động nhằm thông tin và khơi dậy ý thức, chuẩn bị đối phó với dịch bệnh.

Nghị quyết cũng yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vốn đang bị chỉ trích là thiếu minh bạch và chịu áp lực của Trung Quốc, cần có sự hợp tác để tổ chức « Ngày quốc tế chuẩn bị đối phó dịch bệnh ».

jeudi 9 juillet 2020

Hoa Kỳ chính thức khởi động thủ tục rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Đăng ngày:


Ông Trump thực hiện lời đe dọa hồi cuối tháng Năm,vì cho rằng WHO đã chậm chạp trong việc đối phó đại dịch virus corona. Ông cáo buộc tổ chức này đã quá thiên vị Trung Quốc, nơi xuất phát đại dịch, và tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus thất bại trong việc cải cách WHO.

Theo AFP, Liên Hiệp Quốc xác nhận đã nhận được thư của Washington. Phát ngôn viên tổng thư ký Antonio Guterres nói rằng Hoa Kỳ, thành viên sáng lập WHO từ năm 1948, cần đáp ứng hai điều kiện để rút ra: tôn trọng thời hạn 1 năm, và đóng góp tài chính đầy đủ.

samedi 27 juin 2020

Nguy cơ dịch virus corona tái phát tại Mỹ và châu Âu


Xe cứu thương đậu trước bệnh viện Houston Methodist Hospital ở thành phố Houston, bang Texas (Hoa Kỳ) ngày 22/06/2020. REUTERS - Callaghan O'Hare
Đăng ngày:


Tại tiểu bang Texas của Hoa Kỳ, một trong những tiểu bang dỡ bỏ phong tỏa sớm nhất kể từ ngày 01/05, thống đốc Greg Abbott ngày 25/06/2020 đã quyết định không chuyển sang giai đoạn hai, vì trong ngày đã có thêm gần 6.000 bệnh nhân nhập viện, một kỷ lục mới.

Ông khuyến cáo người dân tôn trọng giãn cách xã hội và mang khẩu trang, tuy việc này không bắt buộc, đồng thời hoãn lại các cuộc giải phẫu không khẩn cấp kể từ hôm nay, để dành chỗ cho bệnh nhân Covid-19.

Có nên loại Trung Quốc ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới ?

Tham vọng của Trung Quốc đang là mối đe dọa cho thế giới. Ảnh minh họa : Tập Cận Bình phát biểu trong phiên bế mạc Quốc Hội Trung Quốc ngày 28/05/2020. © REUTERS/Tingshu Wang
Đăng ngày:


Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc : Trung Quốc đã đầu tư vào các định chế quốc tế, nhưng lại vi phạm những quy định của các tổ chức này. Chế độ độc tài ngạo mạn trước đây chủ trương « quyền lực mềm », nay muốn thống trị thế giới, và « lấy thịt đè người » chừng như là nguyên tắc hàng đầu. Vì vậy cần phải lo ngại trước ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Bắc Kinh.

Qua cuộc khủng hoảng dịch tễ và ngoại giao, quan ngại sẵn có về nguy cơ một Trung Quốc thù nghịch và hiếu chiến sẽ thống trị thế giới, quét sạch các nền dân chủ nay càng mạnh mẽ hơn. Cần phải kìm hãm ý đồ đế quốc của Bắc Kinh, chừng nào còn có thể.

Trò lừa đảo của Trung Quốc và sự ngây thơ của phương Tây

samedi 6 juin 2020

WHO khuyến cáo đeo khẩu trang ở nơi đông người trong vùng dịch

Trạm métro Shinagawa ở Tokyo ngày 26/05/2020.
Đăng ngày:


Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố trong cuộc họp báo, theo những diễn tiến hiện nay, các chính phủ nên khuyến khích công chúng đeo khẩu trang khi khó thể giữ giãn cách xã hội, chẳng hạn trong giao thông công cộng, cửa hàng, các địa điểm khép kín hoặc quá đông người.

Tại những nơi virus đang lây lan trong cộng đồng, những người từ 60 tuổi trở lên hoặc có bệnh nền nên đeo khẩu trang y tế. Còn tại những vùng lây nhiễm rộng, WHO khuyến cáo tất cả các nhân viên làm việc tại các cơ sở y tế đều mang khẩu trang y tế, trong khi từ trước đến nay họ chỉ đưa ra khuyến cáo này đối với những ai trực tiếp chăm sóc các bệnh nhân Covid-19.

mercredi 27 mai 2020

Virus corona: WHO cảnh báo châu Mỹ Latinh trở thành tâm dịch thế giới

Mai táng các nạn nhân Covid-19 tại Sao Paulo, Brazil, ngày 26/05/2020.
Đăng ngày:

Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), hi nhánh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chuyên giám sát dịch bệnh tại châu Mỹ Latinh và vùng vịnh Caribê hôm 26/05/2020 báo động khu vực này đang trở thành tâm dịch, virus corona đang lây lan nhanh tại Brazil, Pêru và Chilê.

Với khoảng 730.000 ca trên tổng số 5 triệu người nhiễm virus corona trên thế giới, và trên 39.500 trường hợp tử vong tính đến ngày 25/05, châu Mỹ Latinh đã vượt qua châu Âu và Hoa Kỳ về số người bị lây nhiễm hàng ngày.

Bà Carissa Etienne, giám đốc PAHO tỏ ra đặc biệt quan ngại về số ca nhiễm mới tuần rồi tại Brazil, đang ở mức cao nhất. Tình hình Pêru và Chilê cũng tương tự, chứng tỏ dịch bệnh tiếp tục lan rộng tại đây.

mardi 26 mai 2020

Virus corona : Tổ chức Y tế Thế giới tạm ngưng thử nghiệm chloroquine


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo tạm ngưng các cuộc thử nghiệm lâm sàng chống Covid-19 với thuốc hydroxychloroquine. © AFP
Đăng ngày:


Thuốc hydroxychloroquine tiếp tục gây tranh cãi cho dù tổng thống Mỹ đã sử dụng trong hai tuần để ngừa bệnh, và phương pháp của giáo sư Didier Raoult vẫn được nhiều người tin tưởng ở Pháp.

Thông tín viên Jérémie Lanche cho biết thêm chi tiết :

samedi 18 avril 2020

Huỳnh Ngọc Chênh - Chửi tổng thống Mỹ



Mấy ngày nay bị đến hai tầng cách ly, cách ly vì cúm tàu và cách ly vì có một đống an ninh ngồi canh trước cửa. Hầu hết anh chị em ở Hà Nội hay tham gia biểu tình chống Tàu cộng, chống Formosa, chống luật đặc khu... đều bị như vậy. 

Chúng canh gắt gao từ ngày 14/4 đến tận hôm nay là 18/4 vẫn chưa bỏ canh. Mọi người suy đoán lý do canh liên quan đến 100 ngày giỗ cụ Kình vào ngày 17/4, nhưng qua ngày 18/4 chúng vẫn còn canh và không biết canh đến tận bao giờ.

Bị nhốt trong nhà, nên vào mạng hơi nhiều. Thấy rằng ngoài thông tin về cúm Tàu, về vụ mafia Đường Nhuệ còn rộ lên các bài viết đả kích phê phán tổng thống Trump, và tất nhiên cũng rộ lên những bài viết ngược lại, ủng hộ Trump và phê phán đả kích những người đả kích Trump.

mercredi 15 avril 2020

Tổng thống Trump loan báo ngưng đóng góp cho Tổ chức Y tế Thế giới




(AFP 15/04/2020) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 15/04/2020 loan báo ngưng việc đóng góp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do « quản lý tồi tệ » trong đại dịch virus corona.

Từ khu vườn Nhà Trắng, ông Trump tuyên bố : « Hôm nay, tôi ra lệnh ngưng đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới, trong thời gian nghiên cứu vai trò của WHO qua việc quản lý tồi tệ, giấu diếm thông tin về dịch virus corona lan tràn ».

Trong bản « cáo trạng » dài nhắm vào tổ chức Liên Hiệp Quốc này, tổng thống Mỹ nói thêm : « Thế giới đã nhận được toàn những tin giả về lây nhiễm và tỉ lệ tử vong » của Covid-19.

dimanche 12 avril 2020

Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để nắm lấy quyền lực ở Liên Hiệp Quốc

Thứ trưởng nông nghiệp Trung Quốc Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) trở thành tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông Quốc tế Liên Hiệp Quốc (FAO) với nhiệm kỳ 4 năm, phát biểu tại hội nghị ngày 22/06/2020. Ảnh do FAO cung cấp.
Đăng ngày:


Đại dịch do con virus xuất phát từ Vũ Hán gây ra luôn là chủ đề bao trùm của các tuần báo Pháp. « Virus corona : Khẩn cấp xã hội » - tựa chính của Courrier International. Hàng triệu người thất nghiệp trên thế giới, kinh tế ngưng đọng, nhiều lãnh vực suy sụp… Đại dịch Covid-19  làm tăng thêm bất bình đẳng, gây phẫn nộ cho những người trắng tay.

Le Point điều tra về cú sốc kinh tế mang tính lịch sử, chạy tựa « Cuộc khủng hoảng thế kỷ ». Sau hơn ba tuần phong tỏa, người Pháp tự hỏi đến bao giờ cơn ác mộng virus corona mới kết thúc - L’Obs phỏng vấn các chuyên gia và đề ra  « Ba kịch bản ra khỏi khủng hoảng ». Hồ sơ của L’Express dành cho « Macron, năm zéro ». Sau đại dịch, mọi thứ sẽ không còn như xưa… nhưng với cùng một nguyên thủ. Cuộc khủng hoảng buộc nước Pháp phải thay đổi các giá trị cũng như phương pháp hành động.

Virus corona tung hoành khắp nơi, đánh bạt mọi thời sự quốc tế

jeudi 9 avril 2020

Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO

Ông Bruce Aylward, nguời đứng đầu phái đoàn WHO-Trung Quốc về virus corona trong cuộc họp báo tại Genève ngày 25/02/2020, sau chuyến thăm Bắc Kinh. © REUTERS/Denis Balibouse/File Photo
Đăng ngày:

Chuyên gia : « Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO, tổng giám đốc sắp tới không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh. Nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. »

Trên trang Ý kiến của Wall Street Journal ngày 08/04/2020, tác giả Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi), thành viên Hoover Institution có bài viết mang tựa đề « Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO » (Lost in Beijing: The Story of the WHO – dựa theo tựa đề bộ phim nổi tiếng Lost in Translation). Chuyên gia này nhận định, Trung Quốc đang thao túng nặng nề Tổ chức Y tế Thế giới. Hoa Kỳ cần phải chỉnh đốn điều này, còn nếu không thì nên ra đi và thành lập một tổ chức khác.

Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ « thiên về Trung Quốc » như tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba 7/4, mà còn đã « hỏng bét và thỏa hiệp ». 

Virus corona : Trung Quốc ca khúc khải hoàn quá sớm

Ảnh minh họa : Tượng Mao Trạch Đông tại Vũ Hán, khi Trung Quốc tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân của virus corona nhân tiết thanh minh, ngày 04/04/2020. © REUTERS/Aly Song
Đăng ngày:


Quay lại cuốn phim Vũ Hán

Bác sĩ Ngải Phân (Ai Fen) mất tích ? Sự tái xuất hiện trên mạng xã hội ở Hoa lục những ngày gần đây đã bác bỏ các tin đồn cho rằng bà đã bị bắt. Tuy nhiên những tin đồn này cho thấy người dân không tin tưởng vào chính quyền trong việc xử lý cuộc khủng hoảng dịch tễ xuất phát từ Vũ Hán.

…Trưa ngày 30/12/2019, bà Ngải Phân, bác sĩ trưởng khoa cấp cứu bệnh viện trung tâm Vũ Hán quan sát buồng phổi của một bệnh nhân bị nhiễm virus qua video mà một đồng nghiệp tại một bệnh viện khác chuyển cho, với một thông tin đang lan truyền trên mạng : « Đừng đến chợ thịt rừng Hoa Nam, có rất nhiều người đã bị sốt ». 

lundi 23 mars 2020

Virus corona: Trung Quốc và tổng giám đốc WHO phải chịu trách nhiệm về đại dịch

Nhiều người chỉ trích lãnh đạo WHO quỵ lụy trước Trung Quốc. Ảnh chụp tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom (T) gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Bắc Kinh, ngày 28/01/2020. Naohiko Hatta / AFP
Đăng ngày:


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rốt cuộc cũng đã phải gọi nạn dịch virus corona chủng mới từ Vũ Hán, Trung Quốc nhanh chóng lan tràn trên toàn thế giới là « đại dịch ».

Giờ đây, gần 1 tỉ người trên hành tinh đang chịu cảnh phong tỏa. Con virus Vũ Hán đã làm cho gần 336.000 người bị lây nhiễm tại 192 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã có gần 15.000 người chết. Câu hỏi đặt ra là tại sao WHO lại mất nhiều thời gian đến thế để hiểu được vấn đề mà nhiều viên chức ngành y tế và trong các chính phủ đã nhận ra từ rất lâu trước đó?

samedi 21 mars 2020

Ngô Nguyệt Hữu - Virus Corona!



Các anh chị đồng thanh khen Trung Quốc phòng dịch chống dịch COVID-19, hệt như là hình mẫu tươi sáng của thế giới. Rõ ràng, Trung Quốc hết dịch thì bớt một nguồn lây nhiễm, không có thêm tang thương hay lo lắng, thật tốt.

Tuy nhiên, mong các anh chị nhớ cho rằng.

1. Nếu chính quyền Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) không trấn áp, vu vạ tiếng nói lương tri của các chuyên gia y tế, các bác sĩ (như bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm bất thường của virus Corona từng bị cảnh sát Vũ Hán điều tra. Về sau, thật không may bác sĩ Vũ Văn Lượng đã tử vong do nhiễm virus Corona) thì chúng ta lẫn thế giới đã không phải trải qua kiếp nạn này.

jeudi 12 mars 2020

Hoàng Hải Vân - Đại dịch toàn cầu rồi, bịt ngay lỗ hổng nhập cảnh !


Sau một thời gian nghiên cứu … đặt tên, WHO vừa công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Anh WHO “quan ngại sâu sắc” (nghe quen quen) về mức độ lây lan nghiêm trọng và đáng báo động “cũng như mức độ đáng báo động của việc không hành động”.

Ảnh nói lòng vòng để chỉ những nước không có chương trình hành động chống dịch rõ ràng, mà hổng dám nói nước nào. Nhưng anh Mỹ thì thấy rõ ràng hơn khi ra lệnh ngừng tất cả hoạt động đi lại từ châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày tới, trừ những công dân Mỹ đã được kiểm tra sức khỏe.

Nguồn lây bệnh tại Viêt Nam trong đợt đầu (16 bệnh nhân đã được chữa khỏi) chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc, nhưng nguồn lây bệnh đợt 2 (23 bệnh nhân đang điều trị cách ly) không xuất phát từ Trung Quốc nữa mà từ Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản, chủ yếu là từ châu Âu theo chuyến máy bay định mệnh mà ta đã biết.

mardi 18 février 2020

Mạnh Kim - WHO có « cúi đầu » trước Trung Quốc ?


Ông Tedros gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 28/01/2020.
Thứ Sáu 14-2-2020, giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Michael Ryan, nói rằng không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc thiếu minh bạch trong vụ khủng hoảng coronavirus, như cáo buộc mới đây của Larry Kudlow – giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Hoa Kỳ; và rằng các nước không nên “chính trị hóa” vụ việc.

Ngày 12-2-2020, Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, một lần nữa lại khen ngợi tài điều hành trong vụ cúm Vũ Hán của Tập Cận Bình. Tedros cũng phủ nhận những chỉ trích về việc WHO “cúi đầu” trước sức ép Bắc Kinh…

Như được thuật trên Wall Street Journal (12-2-2020), nhiều người đang làm việc cho WHO và những người từng nghiên cứu hoạt động của tổ chức này đều nhận định rằng việc WHO không công bố tình trạng khẩn cấp sớm hơn là do họ đặt vấn đề theo cách nhìn Bắc Kinh, trong đó có sự lo lắng về xáo trộn xã hội, gây tác động xấu đến sản xuất khiến tổn thất kinh tế và đặc biệt làm ảnh hưởng “tiêu cực” đến hình ảnh giới lãnh đạo chóp bu.

lundi 10 février 2020

Mạnh Kim - Tập Cận Bình đang che giấu điều gì ?



Công an vũ trang chuyển hàng đến địa điểm cách ly ở khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc, 09/02/2020.

Dân Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung vẫn tiếp tục “trả giá” bởi chính sách bưng bít của Bắc Kinh.

New York Times (7-2-2020) cho biết, trong suốt hơn một tháng, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) đề nghị đưa chuyên gia đến Trung Quốc để giúp nhưng đến nay Bắc Kinh vẫn chưa đồng ý.

Thông thường, nhóm chuyên gia “tác chiến” của CDC có thể lên đường trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Cách đây hai tuần, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đề nghị tương tự nhưng Bắc Kinh cũng không mở cửa.

dimanche 9 février 2020

Dịch virus corona đã gây tử vong nhiều hơn SARS

Tại một khu chăm sóc tăng cường bệnh nhân nhiễm virus corona tại Vũ Hán ngày 06/02/2020.
Đăng ngày:


Virus 2019-nCoV, xuất hiện từ tháng 12/2019 tại một chợ thịt rừng ở Vũ Hán, trong ngày hôm qua đã lập thêm một kỷ lục mới : 89 người thiệt mạng tại Hoa lục. Chỉ riêng tại tâm dịch Hồ Bắc, số tử vong hôm qua là 81, nâng tổng số người chết tại tỉnh này lên 780 người. 

Dịch bệnh corona lan đến toàn bộ các tỉnh thành Trung Quốc, dù một số địa phương đã bị cô lập, đã làm tất cả 813 người tử vong (tính cả hai trường hợp ở Hồng Kông và Philippines) và 37.200 người bị lây nhiễm, trong khi dịch SARS trước đây làm 774 người chết trên toàn cầu. Bên ngoài Trung Quốc, có 332 ca bị lây nhiễm được ghi nhận tại 27 nước và vùng lãnh thổ.