Affichage des articles dont le libellé est Tiêm chủng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tiêm chủng. Afficher tous les articles

mercredi 17 novembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Sau tiêm chủng vaccin: Ca dương tính tăng nhưng tử vong giảm

 

Vài người quan tâm về số ca nhiễm tăng trong thời gian gần đây, khi mà tỉ lệ bao phủ tiêm chủng vaccin đã khá cao. Nhưng số liệu thực tế cho thấy số ca tử vong giảm đến ~75% so với hai tháng trước đây. Đó chính là tín hiệu của hiệu lực vaccin.

Báo chí trong và ngoài nước đưa những tin mang tính báo động rằng số ca dương tính covid đang tăng trong thời gian qua. Một số quan chức còn đánh tiếng nói sẽ phong tỏa lần nữa. Tôi tò mò thu thập dữ liệu từ trang web của Đại học Johns Hopkins [1] và thấy tình hình không đến nỗi báo động, mà còn có một tín hiệu tích cực.

1/ Số ca dương tính tăng

samedi 13 novembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Những ngụy biện trong mùa dịch

 

Mùa dịch này có quá nhiều 'disinformation' và 'misinformation' về covid và vaccin. Hiện tượng này xảy ra ở hai phía chống vaccin và phù vaccin. Trong cái note này tôi điểm qua vài ngụy biện (fallacy) phổ biến: một chiều, nhị phân, cá trích đỏ, ignorance, ad hominem, và ecologic.

1. Ngụy biện một chiều

Mấy ngày nay, báo chí và cả quan chức y tế đưa tin rằng nhiều ca tử vong liên quan đến covid là những người đã tiêm đủ 2 liều vaccin. Nhiều người dựa vào đó mà suy luận rằng vaccin không có hiệu quả. Vì, theo lý luận của họ, nếu vaccin có hiệu quả thì tại sao nhiều người tiêm vaccin mà vẫn chết? Suy ra, không cần tiêm vaccin.

Mai Quốc Ấn - Tử vong sau khi tiêm 2 mũi : Vaccin nào ?

 

Tuổi Trẻ đã kiếm được một thông tin cực hay về 17 người chết sau khi tiêm 2 mũi vaccin mà thành phố Hồ Chí Minh công bố.

Astra không có trường hợp tử vong. Pfizer ghi nhận 1 trường hợp. Vậy 16/17 trường hợp còn lại có thể loại suy 2 loại vaccin trên.

Còn lại Modena và Verocell (đều được WHO thông qua) mà thôi. Mà Moderna thì được FDA cấp phép còn Verocell thì chưa (hoặc không).

Nguyễn Đình Bổn - Nếu bạn tin vào con số thống kê!

 

Cách giựt tít báo kiểu này khiến một số bạn phản đối chích vaccin dẫn lại và nói: đó thấy chưa, có chích 2 mũi cũng chết, vậy chích làm gì?

Nhưng nếu bạn tin vào con số thống kê thì nên đọc phân tích.

Từ ngày 10 tháng 11, thành phố bắt đầu làm thống kê sơ bộ các ca tử vong vì cúm tàu. Hai ngày 10 và 11, có 81 ca chết, trong đó có 17 ca tiêm đủ 2 mũi và 26 ca đã tiêm 1 mũi.

lundi 8 novembre 2021

Mai Quốc Ấn - « Nó » đến rồi !


Với tôi, đợt bùng dịch thứ 5 tại Việt Nam đã chính thức bắt đầu.

Hai huyện Nhà Bè, Cần Giờ đã chuyển qua vùng cam sáng nay. Hóc Môn xuất hiện ổ dịch mới. Bình Tân chỉ tính riêng tuần qua tôi tư vấn riêng cho người quen thôi đã hơn chục ca F0 tự chữa tại nhà. Quận 12, huyện Bình Chánh cũng tăng số ca v.v…

Nhiều tỉnh có số ca ngang và vượt xa Bắc Giang giai đoạn bùng dịch đợt 4 đến vài lần.

dimanche 7 novembre 2021

Nguyễn Đình Bổn - Việt Nam luôn làm được những điều thế giới không thể làm!

 

Nếu y tá, điều dưỡng tuân thủ đúng quy trình chích ngừa thì đã không xảy ra chuyện 18 trẻ em bị chích mỗi em 1 lọ Pfizer chưa pha thêm dung môi, và lọ đó dùng để chích cho 6 người lớn!

Đây là chuyện duy nhất, độc nhất chỉ xảy ra tại Việt Nam, và chắc chắn sẽ không xảy ra tại nơi nào khác trên thế giới.

Cần biết viêm cơ tim là một trong các tác dụng phụ của Pfizer, dù rất nhỏ, nhưng đó là liều bình thường. Còn đây là 6 liều cộng lại, và chích cho trẻ mới 6 đến 18 tháng!

vendredi 5 novembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Chích nhầm thuốc Pfizer ngừa Covid cho 18 bé từ 1 đến 6 tháng tuổi ở Hà Nội

 

Đọc báo thấy có tin: "Trong quá trình tiêm chủng tại trạm y tế xã Yên Sơn (huyện Quốc Oai, Hà Nội), đã xảy ra sự cố tiêm nhầm vaccin Comirnaty ngừa Covid-19 của hãng Pfizer-BioNtech cho 18 trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi."

Theo tin nhiều báo, 18 bé đi chủng ngừa các bệnh bình thường dành cho những trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi. Không biết các cán bộ y tế làm thế nào mà lại dùng vaccin Pfizer ngừa Covid để chích cho các bé.

Trong y tế, không hiếm trường hợp lầm lẫn và cũng có nhiều khi đưa đến hậu quả rất trầm trọng. Tuy nhiên, chuyện lầm lẫn thường xảy ra cho một vài nạn nhân. Ở đây lại lầm đến 18 bé. Thế khi nạp thuốc họ cứ nhắm mắt làm bừa, không để ý đến nhãn thuốc sao? Và người phân thuốc nữa, không phân biệt được thuốc à? Hay là cán bộ y tế mù chữ? Mù chữ hay mù trách nhiệm đây?

Tổ chức Y tế Thế giới cho phép sử dụng vaccin Covaxin của Ấn Độ


Đăng ngày:

Covaxin sử dụng công nghệ cổ điển, dùng virus bất hoạt, tiêm hai liều cách nhau bốn tuần lễ. Vaccin này có thể được lưu trữ dễ dàng trong thời gian dài, thích hợp với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tạm thời WHO khuyến cáo chỉ tiêm Covaxin cho người trên 18 tuổi và không dùng cho phụ nữ có thai, trong khi chờ đợi kết quả các thử nghiệm lâm sàng khác. Từ Bombay, thông tín viên Côme Bastin gởi về bài tường trình :

« Quyết định trên đây đã tạo nên niềm tự hào, và khiến Ấn Độ có thể thở phào nhẹ nhõm. Tự hào, vì Covaxin là vaccin được sản xuất 100% tại Ấn Độ và do Ấn Độ sáng chế. Nhẹ nhõm, vì quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới được chờ đợi từ lâu.

vendredi 22 octobre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nguy cơ bị nhiễm sau khi tiêm vaccin là bao nhiêu?

 

Đại tướng Colin Powell mới qua đời dù đã được tiêm đầy đủ 2 liều vaccin chống covid. Sự kiện này làm nhiều người phân vân về hiệu quả của vaccin. Sự nghi ngờ cũng có lý do, nhưng nói chung, 'hồ sơ sức khỏe' của ông khó có thể nói rằng ông qua đời vì vaccin.

Vậy câu hỏi là nguy cơ bị nhiễm hay tử vong sau khi tiêm vaccin là bao nhiêu? Cái note này tìm dữ liệu trả lời câu hỏi đó và hy vọng rằng giúp các bạn ... yên tâm.

Chúng ta biết rằng vaccin covid không có hiệu năng ngăn ngừa 100% nhiễm covid. Điều này cần phải nhắc lại, bởi vì chữ 'hiệu quả vaccin' bị hiểu lầm rất nhiều. Người ta, kể cả nhiều bác sĩ, hiểu rằng 'hiệu quả 90%' có nghĩa là 100 người tiêm thì 90 người không bị nhiễm, nhưng cách hiểu này sai. Lý do sai là vì đơn vị để tính hiệu quả vaccin là xác suất nhiễm, chớ không phải số người/bệnh nhân.

Nguyễn Thông - A dua với cái sai


Gần như cứ vài ngày, không tivi thì báo mậu dịch lại nhắc, lại ca ngợi, tán tụng câu nói bất hủ của thủ tướng Chính: "Vaccin tốt nhất là vaccin tiêm sớm nhất".

Tôi lại cho rằng câu ấy rất vớ vẩn, phản khoa học. Tốt hay không, phải do chính loại vaccin chứ không phải tiêm sớm hay muộn.

Chích cái loại vaccin chỉ có tác dụng như nước cất, thậm chí nguy hại vào người, thì dù có tiêm từ lúc nằm trong bụng mẹ cũng chả tác dụng gì, có khi còn chịu hậu quả về sau. Nếu nó tốt thì các ông bà đã không phải lệnh cho báo chí viết bài ca ngợi, động viên dân chúng đi tiêm nó, rồi thậm chí còn bắt người tiêm phải cam đoan này nọ...

mercredi 6 octobre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin và xét nghiệm: 10 câu hỏi và trả lời

 

Báo Tuổi Trẻ chạy cái tít "Tiêm đủ 2 mũi vaccin vẫn phải xét nghiệm, cách ly làm khó doanh nghiệp" [1]. Đúng là khó hiểu. Nếu đã tiêm đủ 2 liều vaccin thì có lý do gì để xét nghiệm người ta?

Cái note này chia sẻ lại một số câu hỏi và trả lời chung quanh vấn đề xét nghiệm và vaccin. Tôi diễn giải lại từ một bài viết trên mạng [2] và thêm vài câu hỏi mang tính thời sự để các bạn có thể hiểu rõ hơn.

Câu hỏi 1: Thông tin về xét nghiệm quá lẫn lộn. Hãy giải thích các phương pháp xét nghiệm và mục tiêu là gì?

mardi 5 octobre 2021

Covid-19: Châu Âu cho phép tiêm liều Pfizer thứ ba cho người trên 18 tuổi


Đăng ngày:

Theo thông cáo của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu, có thể tiêm chủng liều Pfizer thứ ba ít nhất sáu tháng sau khi tiêm liều thứ hai. Quyết định về việc chích ngừa liều vaccin thứ ba thuộc thẩm quyền của cơ quan y tế quốc gia.

AFP cho biết Ủy ban dược phẩm dành cho người (CHMP) của EMA « đánh giá các dữ liệu của Comirnaty (tên thương mại của Pfizer) cho thấy kháng thể tăng lên sau khi chích thêm liều thứ ba ». Cũng theo EMA, nguy cơ viêm cơ tim hoặc các tác dụng phụ hiếm hoi khác không thấy xảy ra và vẫn đang được giám sát. 

vendredi 1 octobre 2021

Mai Quốc Ấn - « Điều xấu nhất vẫn ở thì tương lai… »

 

Câu nói trên là của Tiến sĩ Lê Xuân Thuyên khi ông cảnh báo về việc lấp lấn sông Đồng Nai làm dự án. Nhưng có lẽ nó đúng ở nhiều mặt khác nữa.

Ngay sáng đầu tiên “mở cửa” sau thời gian phong tỏa (khái niệm này chính xác hơn giãn cách), tôi lập tức đến ngày gặp một chủ doanh nghiệp nằm trong top 1.000 về đóng thuế cho Thành phố Hồ Chí Minh với 8 chi nhánh lớn ở các tỉnh và có hơn 600 nhân viên trên cả nước. Không có một nhân viên nào bị dính Covid suốt từ đầu dịch 2020 tới nay dù các chi nhánh nằm trải 3 miền - một kỳ tích thật sự, dù công ty vẫn vận hành suốt trong dịch.

Nhưng anh nói về một việc khác, có lẽ anh và gia đình sẽ rời Việt Nam. Hỏi vì sao mới được biết là anh chỉ vừa được tiêm mũi 1. Rất tuân thủ các quy định nhà nước nên cả nhà khai báo y tế cho phường và ở nhà suốt dịch cho đến hôm nay, nhưng cuối cùng lại phải tiêm ở nơi khác do người quen thiết kế chứ không phải nơi mình cư trú.

mercredi 29 septembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Những ai phải chịu trách nhiệm cho hàng ngàn tỉ đồng lãng phí vì xét nghiệm ?

 

I.TIÊU KHÔNG XÓT TIỀN VÀ KIẾM LỜI BẰNG MỌI GIÁ?

Nghèo thường đi đôi với tiết kiệm. Nhưng cái cách mà Việt Nam chi tiền trong thời gian chống dịch Covid vừa qua chứng tỏ ngược lại. Việt Nam nghèo nhưng không xót tiền bạc.

Bộ Y tế là người khống chế giá sàn 10 USD (238.000 đồng) cho 1 xét nghiệm (CV số 5378/BYT-KHTC, ngày 07/07/2021). Đó là giá tối thiểu mà người dân phải thanh toán. Chưa nói đến nhiều nơi năng giá lên đến 300.000 đồng – 400.000 đồng, thậm chí có nơi là 730.000 đồng (Bệnh viện Hà Nội – Đồng Văn) cho một xét nghiệm.

Huy Đức - Hãy khoan sức cho dân


Tôi không hiểu vì sao Chính quyền lại phức tạp hóa kế hoạch khôi phục từng bước trạng thái bình thường (sống và làm việc). Coi tivi, thấy Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mấy tháng qua vẫn bay vào, bay ra; hôm trước ông ở “vùng đỏ” Bình Dương, mấy hôm sau đã thấy ông ở Hà Nội, ngồi trong phòng họp với các thành viên nội các.

Ông Đam tôi nghĩ cũng là người thường. Vậy thì trước giờ ông Đam làm thế nào, cứ để dân làm thế ấy.

Cũng như trước đây, bộ đội được triển khai khắp Sài Gòn để cấm shipper. Bộ đội cũng nhiễm Covid-19 như shipper nếu chưa tiêm đủ 2 mũi vaccin. Bộ đội cũng là người thường như shipper, chỉ là không thể shipping giỏi như shipper được.

samedi 25 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin Tàu và trường hợp Cambodia

 

Một số người ủng hộ việc mua vaccin Vero Cell cho rằng, Cambodia đã kiểm soát dịch thành công nhờ vaccin Tàu. Nhưng nếu xem xét dữ liệu kỹ thì không phải vậy.

Tính đến nay, Việt Nam đã có hay sắp có 141 triệu liều vaccin, và được phân bố như sau:

• Pfizer: 50 triệu

• AstraZeneca: 30 triệu

• Abdala: 10 triệu

• Các vaccin khác: 50 triệu

Nguyễn Hồng Vũ - Vaccin Covid của Sinopharm thể hiện kém nhất trong các vaccin được sử dụng ở Mông Cổ

 

Mông Cổ, một đất nước có dân số khoảng 3.3 triệu người, đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng cho người dân từ ngày 23 tháng 2 năm 202 . Cho đến nay đạt được tỉ lệ cao dân số được chích ngừa, với khoảng 64% tổng dân số được tiêm chủng đầy đủ và 3.8% được tiêm một liều duy nhất.

Đất nước này sử dụng 4 loại vaccin là Pfizer/BioNTech (BNT162b2), AstraZeneca (ChAdOx1-S), Sputnik V (Gam-COVID-Vac) và Sinopharm (BBIBP-CorV). Người trưởng thành chủ yếu được chích vaccin Sinopharm (chiếm 89,2% người lớn được tiêm chủng).

Dù rằng là nước có tỉ lệ tiêm chủng cao nhưng những tháng gần đây, các đợt bùng phát dịch SARS-CoV-2 vẫn xảy ra trên diện rộng ở Mông Cổ. Để tìm câu trả lời cho những nghi vấn về “hiệu quả của vaccin” đã có một số nghiên cứu trên những người đã chích các loại vaccin khác nhau trong thời gian qua.

jeudi 23 septembre 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Ý chính phủ và lòng dân về mua và tiêm Vero Cell ?

 

1. CHỢT NHỚ VỀ CHUYỆN SÓI GỬI CHÂN

Ngay từ đầu Chính phủ Việt Nam hoàn toàn không ngỏ ý mua Vero Cell Trung Quốc. Tưởng chỉ có 500.000 liều Vero Cell Trung Quốc về vào 20/6/2021 để tiêm cho người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có nhu cầu sang Trung Quốc, cư dân biên giới hay đi lại. Đó là lý do để Trung Quốc tặng, và cũng là lý do để Việt Nam nhận vaccin Trung Quốc.

Tưởng đó là “kênh duy nhất” mà Vero Cell vào Việt Nam. Tưởng thế thế là chấm dứt duyên nợ với Vero Cell. Nhưng thật không ngờ. Vero Cell  tràn vào Việt Nam không chỉ bằng cách “sói gửi chân”.

“Kênh thứ 2” là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bỗng dưng tài trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh 5 triệu liều vaccin chống Covid, không phải của AstraZeneca, Pfizer, hay Moderna mà là của Vero Cell của Trung Quốc.

lundi 20 septembre 2021

Covid : Hà Nội nới lỏng các biện pháp phong tỏa


Đăng ngày:

Theo Reuters, đa số các công trường xây dựng sẽ được hoạt động trở lại từ thứ Tư 22/09, và tối qua chính quyền cho biết sẽ còn nới lỏng thêm các hạn chế, do số ca nhiễm phát hiện mỗi ngày trung bình chỉ khoảng 20.

Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết « không thể duy trì việc giãn cách mãi ». Hiện đã có 94% dân số trưởng thành của thành phố 5,75 triệu dân được tiêm chủng một liều vac-xin chống Covid, và sẽ được tiêm liều thứ 2 từ nay đến cuối tháng 11.

vendredi 17 septembre 2021

Trịnh Hồng Thọ - Ăn mày không còn đòi xôi gấc

 

“Còn tại điểm tiêm sân vận động Tao Đàn (phường Bến Thành, quận 1) từ chiều 14-9, rất nhiều người dân xếp hàng dài trên đường Huyền Trân Công Chúa. Bên trong sân vận động, nhiều người ngồi đợi kín ở các khán đài để chờ đến lượt tiêm vaccin mũi 1.

Cho đến hơn 18 giờ 30 cùng ngày, các nhân viên y tế mới hoàn thành việc theo dõi sau tiêm cho những người tiêm vaccin cuối cùng. Có mặt tại điểm tiêm này lúc 14 giờ, nhưng đến hơn 18 giờ chị Đặng Thị Nhân (ngụ phường Đa Kao, quận 1) mới hoàn tất việc tiêm mũi 1 vaccin Vero Cell.” - Tuổi Trẻ 15/9/21 đưa t

Cũng tại địa điểm này, hồi giữa tháng 8, nhiều người dân đến rồi lại bỏ về, phản đối khi biết vaccin được chích là Sinopharm. Lúc đó, nhiều kẻ lên giọng bảo dân Sài Gòn có thuốc tiêm là mừng rồi,“ ăn mày còn đòi xôi gấc”!