Affichage des articles dont le libellé est Thiên tả. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thiên tả. Afficher tous les articles

vendredi 13 novembre 2020

Hoàng Hải Vân - Bầu cử tổng thống Mỹ và báo chí nhược tiểu Việt Nam


Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một bang nào chính thức công bố kết quả bầu cử. Các hãng truyền thông lớn của Mỹ dựa trên kết quả kiểm phiếu chưa được công bố chính thức để tuyên bố ông Biden “thắng cử”, rồi liên tục gây sức ép buộc ông Trump chấp nhận thua.

Khi ông Trump và chiến dịch của ông nói có gian lận và tuyên bố khởi kiện ra tòa để yêu cầu “đếm tất cả những lá phiếu hợp pháp và không đếm những lá phiếu bất hợp pháp”, thì truyền thông nói ông không đưa ra bằng chứng và kết tội ông tham quyền cố vị.

Rồi thì lên án chính quyền ông Trump gây cản trở bộ máy của “tổng thống đắc cử” tiếp cận Nhà Trắng để chuẩn bị nhận chuyển giao quyền lực, rằng ông Trump xấu xa không chịu cung cấp thông tin tình báo tuyệt mật cho ông Biden… Tóm lại, họ tìm mọi cách mô tả Trump là “tổng thống vịt què” xấu xa thiếu nhân cách.

Larry De King - Hèn với Trọng, ác với Trump


Cuộc bầu cử năm nay 2020 quả là vô cùng đặc biệt ở nhiều góc cạnh. Cũng là lỗi tại Trump mọi đàng. 

Giờ đây, không chỉ là người Việt, mà khắp nơi trên thế giới chia làm hai phe, và xem nhau như kẻ thù. Tấn công mạ lỵ nhau ghê gớm.

Sao lại có cảnh tương tàn này? Từ bao giờ một tổng thống Mỹ bị đem ra chửi rủa, lăng mạ không thương tiếc?

jeudi 12 novembre 2020

Hoàng Hải Vân - Bị báo chí liên tục phỉ báng, vì sao tổng thống Trump không kiện

Báo chí tả khuynh Mỹ liên tục phỉ báng ông Trump suốt trong bốn năm ông làm tổng thống. Thấy ông Trump không kiện, đừng nghĩ là họ đúng nhé.

Đơn giản là dù cho họ có bịa đặt đổi trắng thay đen nói không thành có nói có thành không tới đâu để phỉ báng ông thì ông cũng không kiện được họ. Nếu kiện, dù có đưa ra đầy đủ bằng chứng bịa đặt vu cáo không thể chối cãi, ông cũng cầm chắc phần thua. Vì sao vậy ?

Toàn bộ hoạt động báo chí ở Mỹ chỉ được “điều chỉnh” bởi một điều khoản duy nhất, nói chính xác hơn là được “ghép” trong điều khoản này, đó là Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ (The first Amendment), nó chỉ có một câu ngắn gọn như vầy :

mardi 10 novembre 2020

Bầu cử tổng thống Mỹ : Ba mươi chưa phải là Tết ?


Đăng ngày:

Hãng tin AP hôm nay 10/11/2020 ghi nhận đảng Cộng Hòa ủng hộ tổng thống Donald Trump trong nỗ lực chống lại kết quả bầu cử hôm 03/11.

Bộ trưởng Tư pháp William Bar cho phép mở điều tra về cáo buộc gian lận bầu cử. Những tên tuổi lớn trong đảng như lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Mitch McConnell đã lên tiếng ủng hộ ông Trump khiếu kiện. Rất ít người trong đảng công nhận ông Joe Biden chiến thắng, hoặc chỉ trích việc tổng thống sa thải bộ trưởng Quốc phòng Mask Ester.

vendredi 6 novembre 2020

Đặng Sơn Duân – Đấu tranh này là trận cuối cùng, tiến lên toàn thắng ắt về ta!

Để ý là các bang mà xu hướng có lợi cho Trump, có thể khơi dậy hy vọng thì kiểm phiếu chập chờn.

Như North Carolina từ bữa giờ đóng máy án binh bất động, Arizona đang trên đường trở lại thì ngày làm đêm nghỉ, Nevada tối tối lại rủ nhau kéo xì dzách.

Còn các bang đang trôi về Biden như Georgia, Pennsylvania thì hết tốc lực xuyên đêm.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Biển thông tin xạo


Theo dõi diễn biến về số phiếu bầu cho ông Trump và ông Biden không chỉ hồi hộp, mà còn rất khó khăn và lẫn lộn. Khó khăn là các tờ báo và tập đoàn truyền thông cung cấp con số kèm theo những bình luận thiên vị. Đúng là thời đại của misinformation (tin lạc hướng) và disinformation (tin giả).

Kết quả bầu cử đáng lý ra phải là khách quan, vì chỉ đếm số phiếu, và con số thì không ai đàng hoàng dám chỉnh sửa. Không dám chỉnh sửa, nhưng các trung tâm truyền thông lớn (như New York Times, Washington Post, CNN, thậm chí AP) có cách vặn vẹo thông tin một cách tinh vi.

Chẳng hạn như họ trì hoãn cập nhựt để sao cho con số cử tri bầu cho Biden lúc nào cũng hơn Trump. Cách thứ hai là khi cập nhựt cho thấy số phiếu của Trump cao hơn Biden, thì họ dùng chữ để viết kiểu như "Biden sẽ thắng ..." nhưng phải đọc câu thứ hai thì mới rõ "nếu ông ấy có thêm 16.000 phiếu".

dimanche 1 novembre 2020

Hoàng Hải Vân - Tôi dự đoán Trump thắng cử !


Dù hầu hết các dự đoán ở Mỹ cho đến thời điểm này thắng lợi vẫn nghiêng về ông Ngô Bí Đần. Và nếu cử tri Mỹ đi bầu theo “định hướng” của báo chí tả khuynh Mỹ (đang giữ vai trò áp đảo trên truyền thông) và báo chí...Việt Nam thì ông Trump thua chắc.

Lực lượng tả khuynh ở Mỹ chưa bao giờ đông đảo như lúc này. Họ bao gồm Đảng Dân chủ, các kinh tế gia trường phái Keynes (trong đó có cả những người đoạt giải Nobel kinh tế, như Paul Krugman), giới trí thức văn hay chữ tốt đạo đức giả, các tỉ phú cùng các “nhà khoa học” hưởng lợi từ sự phình to của chính phủ, và đa số các hãng truyền thông lớn do các tài phiệt hưởng lợi từ sự phình to của chính phủ chi phối.

Trong suốt 4 năm qua, “nhiệm vụ chính trị” của Đảng Dân chủ, đứng đầu là chị la sát Béo Lộ Xì, không phải mang tự do và lợi ích gì cho người dân Mỹ, mà tập trung mọi nguồn lực để đánh dưới thắt lưng vị tổng thống do dân bầu, đánh bằng những thủ đoạn bỉ ổi đê tiện nhất. Một số thành viên Đảng Cộng hòa, vì tư thù cá nhân, cũng quay lưng hùa theo đám đông mang cuốc thuổng gậy gộc đi đấu tố nhằm “phế truất” tổng thống.

samedi 31 octobre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - "Groupthink", Trump và người Việt


Bà Hillary Clinton nói rằng những ai bầu cho ông Trump là "deplorable" (một chữ rất nặng nề, hàm ý nói hư hỏng về nhân cách). Những người Việt chống Trump thậm chí còn dùng những chữ nặng nề hơn cho những đồng hương có ý định bầu cho ông Trump.

Nhưng có phải người ủng hộ ông Trump là xấu xa và đáng lên án? Tôi nghĩ không. Sự chia phe cùng những phỉ báng lẫn nhau có lẽ là hiện tượng "Groupthink" (tư duy bầy đàn) mà thôi.

Có thể xem groupthink là một hiện tượng tâm lý. Người sáng chế ra danh từ này là nhà tâm lý học Irving Janis, lấy cảm hứng từ "Doublethink" trong cuốn tiểu thuyết "1984" của văn hào George Orwell [1]. Trong một bài báo trên tạp chí Psychology Today (số tháng 11/1971), Janis bàn về quá trình đi đến quyết định trong điều kiện căng thẳng, Và, ông dùng chữ groupthink lần đầu để chỉ hiện tượng các cá nhân trong nhóm kiềm chế không dám/muốn bày tỏ nghi ngờ và phán đoán đi ngược lại với đám đông trong nhóm.

vendredi 30 octobre 2020

Hoàng Hải Vân - Vì sao tôi thích Trump ?


Tôi thích anh Đỗ Nam Trung vì vài lý do sẽ nói ở dưới, nhưng tôi không mảy may chê bai các bạn thích anh Ngô Bí Đần, anh Ô Bã Mía, chị Hỷ Linh Tốn hay chị Béo Lộ Xì chủ tịch Hạ viện Mỹ. Dù vậy, tôi chắc cũng sẽ tiếp tục mất thêm một số “bạn bè” trên Facebook ngay sau khi đăng cái tút này.

Rất lạ lùng là cuộc bầu cử ở Mỹ lại khiến một bộ phận trong “cộng đồng” Facebook Việt chia rẽ. Trong thế giới hiện đại, sự “mất đoàn kết”, đỉnh cao là tình trạng máu chảy đầu rơi, thường xuất phát từ những người khuynh tả. Còn tôi thì không tả nên chuyện gì ra chuyện đó. Mà anh Đỗ hay anh Bí Đần trúng cử thì ảnh hưởng gì đến nước tôi ? Có chút chút đấy !

Thứ nhứt. Nếu anh Bí trúng, ảnh sẽ thực hành “xây dựng chủ nghĩa xã hội” ở nước Mỹ (chủ nghĩa xã hội không phải là độc quyền của hai anh rậm râu đâu nhé). Điều đó sẽ khiến cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước tôi mất vai trò “đầu tàu”. Tất nhiên câu này tôi nói đùa, nhưng vẫn hàm chứa một sự thật.

mercredi 28 octobre 2020

Gilles-William Goldnadel : Truyền thông không hề nói đến thành công của Trump, nhưng che đậy những sai phạm của Biden

 


(Le Figaro 28/10/2020) Đại đa số các nhà bình luận không hề khen ngợi bất kỳ thành công nào - dù là không thể tranh cãi - hay một tin tức tốt đẹp nào về Donald Trump trong suốt nhiệm kỳ của ông. Và khi ông Trump có được những tuyên bố hợp lý, họ cũng hà tiện không muốn dẫn ra.

Dù ông Trump thất cử hay tái đắc cử ngày 02/11 tới, vấn đề bản sắc vốn đã góp phần vào việc ông được bầu lên làm tổng thống năm 2016 vẫn sẽ tồn tại – theo luật sư kiêm nhà bình luận Gilles-William Goldnadel. 

vendredi 23 octobre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao bầu hay không bầu cho Trump?


Những người chống Trump thường dựa vào những khiếm khuyết mang tính cá nhân của ông tổng thống. Những người ủng hộ Trump vì chánh sách và lập trường của ông ấy. Đằng sau của sự khác biệt này có lẽ được giải thích trong cuốn sách "The Securitarian Personality" (Nhân Cách An Ninh) của John Hibbing.

Tôi là công dân Úc, nên chẳng dính dáng gì đến việc bầu cử tổng thống bên Mỹ. Không dính dáng, nhưng tôi cũng như nhiều người khác quan tâm đến tình hình bầu cử bên đó, bởi vì những chánh sách của Mỹ có ảnh hưởng đến những chánh sách ở bên Úc, và bởi vì Úc là đồng minh có thể nói là trung thành của Mỹ. Ngay cả những chánh sách về đối ngoại, đặc biệt đối với Tàu, của các đại học bên Mỹ cũng ảnh hưởng đến các đại học Úc. Thành ra, tuy không bầu cử bên Mỹ, nhưng tôi và tuyệt đại đa số người Úc bên này đều theo dõi tình hình kinh tế - chánh trị bên Mỹ.

Câu hỏi tôi tự đặt ra là tại sao người Mỹ bầu (hay không bầu) cho ông Trump. Bầu cho ông Trump thì là dấu hiệu ủng hộ ông ấy. Không bầu cho Trump cũng có thể xem là nghiêng về phía ứng viên đối thủ Biden.

mardi 20 octobre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - Trump và tập san khoa học


Tập san Nature và New England Journal of Medicine (NEJM) và tạp chí khoa học phổ thông Scientific American tuyên bố không ủng hộ Trump trong lần bầu cử này. Có thể nói đây là một ngoại lệ vì các lần bầu cử trước, các nhóm xuất bản khoa học này thường giữ vị trí trung lập. Sự 'take side' (thiên vị chánh trị) của họ làm nhiều người trong giới khoa học ngạc nhiên.

Năm nay, một số người trong giới khoa học và xuất bản khoa học không ủng hộ ông Trump. Vài tuần trước, một nhóm gồm 81 khôi nguyên Nobel vật lý, hóa học và y học tuyên bố rằng họ ủng hộ ông Biden, vì họ cho rằng ông Biden xem trọng khoa học trong việc hoạch định chánh sách công. Họ không nói thẳng ra, nhưng ủng hộ ông Biden cũng có nghĩa là không ủng hộ ông Trump. Tuy nhiên, các vị khôi nguyên Nobel lên tiếng rất thường xuyên về những vấn đề chánh trị - xã hội, nên chẳng ai ngạc nhiên khi họ lên tiếng lần này. Đó chỉ là ý kiến cá nhân của vài người.

Nhưng ngạc nhiên là sự thiên vị chánh trị của các tập san khoa học.

dimanche 18 octobre 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Ngôn ngữ Trump


Báo chí cánh tả rất ghét ông Trump, ghét đến nỗi xem ông như là một kẻ thù. Một trong những lý do mà báo chí cánh tả ghét ông là vì cách ông ... nói. Sáu đặc điểm dưới đây về 'ngôn ngữ Trump' mà các chuyên gia phân tích giúp chúng ta hiểu hơn về ông Trump.

Ông Trump

Ông Trump vào Nhà Trắng với cái 'background' phi truyền thống. Ông ấy là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ chưa từng giữ chức vụ trong hệ thống công quyền, và không từng phục vụ trong quân đội. Ông cũng là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ mà mỗi phát biểu và mỗi chánh sách của ông trong lần tranh cử trước đều bị báo chí xuyên tạc từ đầu đến cuối.

Ông Trump làm bất cứ việc gì, từ nhỏ đến lớn, cũng đều bị chửi. Ông Trump không đeo khẩu trang là bị chửi là không làm gương; ông đeo khẩu trang thì bị chửi là bất tài, không kiểm soát được dịch. Thắng lợi của ông Trump trong ngoại giao ở Trung Đông là thất bại đối với New York Times và các tờ báo cánh tả. Có lẽ chính vì thế mà ông Trump không còn quan tâm đến báo chí cánh tả viết gì nữa, vì họ đã mất tinh thần khách quan trong việc đưa tin, và lẫn lộn giữa ý kiến advocacy và thông tin thật. Có thể nói rằng tờ NYT dần dần trở thành một tờ báo giống như những tờ báo của các thể chế toàn trị.

Đặng Sơn Duân - Sự im lặng của truyền thông thiên tả trong vụ Hunter Biden


Nhiều người lậm báo thiên tả nhiều quá nên cứ bị in trí rằng những người phò tá cho Tổng thống Trump đều là loại dở người hoặc nửa điên nửa khùng.

Chẳng hạn về luật sư riêng của Trump là ông Rudy Giuliani, người đóng vai trò nổi bật trong sự kiện chiếc laptop bị bỏ quên của Hunter Biden.

Thôi thì, đủ loại gây nhiễu của truyền thông thiên tả rằng Giuliani bị phía Nga lợi dụng, Giuliani làm giả tài liệu, ổ cứng, FBI đang điều tra...

samedi 17 octobre 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Trump và 'Trí khôn đám đông'


Dưới thời Trump, kinh tế Mỹ có khá hơn trước? Câu trả lời dứt khoát đã có đối với những người ghét Trump (NO) và những người ủng hộ Trump (YES). Tuy nhiên, tôi nghĩ sự thật nằm đâu đó giữa hai thái cực NO và YES, và cái 'Wisdom of the Crowd' (trí khôn đám đông) sẽ quyết định vận mệnh chánh trị của ông ấy.

Là người ngoài cuộc, tôi cố gắng tìm câu trả lời cho những câu hỏi về tình hình kinh tế, xã hội, đối ngoại, v.v. dưới thời ông Trump và Obama, nhưng không cách nào có được câu trả lời thỏa đáng.

Lý do là những tờ như NYT, WP, CNN thì không thể tin được sự khách quan của họ; ngược lại những tờ như NR thì lúc nào cũng nói 'hồng' cho Trump. Càng không thể tin những trang tiếng Việt, vì đa số chỉ là cánh tay nối dài không đầy đủ của những tờ cánh tả. Chúng ta thử tham khảo các tờ ngoài cuộc như BBC, Aljazeera xem sao.

Bông Lau - Cái ôm định mệnh


Nạn nhân đầu tiên của cuộc điều trần của bà Thẩm Phán Amy Coney Barrett mấy ngày qua ở Thượng Viện Hoa Kỳ lại chính là thượng nghị sĩ (TNS) Dianne Feinstein của đảng Dân Chủ thuộc tiểu bang cấp tiến California.

Bà Dianne Feinstein là một chính khách kỳ cựu 87 tuổi, thuộc khuynh hướng cấp tiến “Liberal” và đã từng giữ chức Thị Trưởng của San Francisco. TNS Dianne Feinstein cũng rất nổi tiếng trong nỗ lực tịch thu các loại súng trường tấn công như AR-15 và AK-47 khỏi thị trường dân sự. Những người cổ võ Tu Chính Thứ Hai của Hiến Pháp không thể thích được bà này.

Trong tiến trình thẩm tra Thẩm Phán Amy Coney Barrett, TNS Dianne Feinstein đã cố ép Thẩm Phán Barrett phải trả lời về quyết định sẽ hủy bỏ luật cho phép phá thai (Roe v. Wade) trong tương lai. Tuy nhiên Thẩm Phán Barrett từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi ấy, nói bà sẽ quyết định khi vụ án xảy ra và sẽ dựa vào luật pháp để phán xét.

dimanche 4 octobre 2020

Đặng Sơn Duân - Sự thật về số tiền thuế « còm cõi » của ông Donald Trump

 


7.435.857 đô la, con số này gần như không gợi lên thứ gì cho bạn đúng không?

Bạn sẽ nhớ nhiều hơn đến con số 750 đô la, là số tiền thuế còm cõi mà Donald Trump trả trong năm 2017, theo một bài báo bom tấn của tờ The New York Times cách đây vài ngày, chính xác là ngày 27.9.

Ok, tôi sẽ giải thích con số 7.435.857 đô la. Đây là số tiền thuế Trump phải trả trong năm 2017. Nó liên hệ như thế nào với con số 750 đô la?

samedi 14 décembre 2019

Ngô Nhân Dụng - Boris Johnson thắng, Trump mừng, Dân Chủ lo


Thủ Tướng Anh Boris Johnson thắng lớn trong cuộc bỏ phiếu bầu Viện Dân Biểu, được mọi người vỗ tay chúc mừng. (Hình: Stefan Rousseau - WPA Pool/Getty Images)

(Người Việt 13/12/2019) Đảng Bảo Thủ và Thủ Tướng Anh Boris Johnson thắng lớn trong cuộc bỏ phiếu bầu Viện Dân Biểu. Nhiều người không ngờ phe Bảo Thủ chiếm tới 364 ghế tại Hạ Viện Anh Quốc, vượt trên con số 326 ghế cần để chiếm đa số.

Dư luận Mỹ đặc biệt chú ý đến kết quả này. Nhật báo Wall Street Journal, bảo thủ, coi là cử tri Anh đã gửi một thông điệp cho các nhà chính trị (còn lưỡng lự về việc nước Anh rút ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu, gọi là Brexit). Báo New York Times, cấp tiến, nhận xét ngay rằng cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ở Mỹ đang tự hỏi không biết chiến thắng của ông Boris Johnson có phải là một điềm tốt cho Tổng Thống Donald Trump trong cuộc tranh cử 2020 hay không.

Họ đã có kinh nghiệm về năm 2016. Năm đó, dân Anh bỏ phiếu tách khỏi EU, và chỉ năm tháng sau thì ông Trump thắng bà Clinton ở Mỹ. Năm nay, ngay sau khi ông Johnson đại thắng, ông Trump nói ngay rằng điều này có thể báo hiệu chuyện nước Mỹ trong năm 2020!

vendredi 6 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn – Ông Cao Huy Thuần cố tình xuyên tạc lịch sử



Theo ý kiến của cá nhân tôi, vụ lùm xùm "đặt tên đường" ông cố đạo Đờ Rốt (Alexandre de Rhodes) ở Đà Nẵng là đến từ sự "ngộ nhận" về lịch sử. 

Nguyên nhân (của mọi nguyên nhân) đưa đến việc (đáng tiếc) này là "luận án tiến sĩ" của ông Cao Huy Thuần mang tên "Christianisme et colonialisme au Vietnam (1857-1914)" 

(Thèse pour le Doctorat d'État de Sciences Politiques, soutenue à la Faculté de Droit et des Sciences Économiques de Paris). 

mardi 28 août 2018

Biểu tình rầm rộ sau vụ một người Đức bị đâm chết

Đức : Cảnh biểu tình ở Chemnitz, ngày 27/08/2018, sau vụ một người Đức bị 2 người tị nạn đâm chết.

Thêm hai cuộc biểu tình nữa đã diễn ra tối qua 27/08/2018 tại Chemnitz thuộc bang Sachsen, sau vụ một người Đức 35 tuổi bị hai người tị nạn đâm chết. Các phe cực hữu và cánh tả đều xuống đường tại thành phố thuộc Đông Đức cũ, nơi phe cực hữu đã giành được 27% số phiếu trong cuộc bầu cử gần đây.

Từ Berlin, thông tín viên Nathalie Versieux cho biết thêm chi tiết :