Affichage des articles dont le libellé est Tết. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tết. Afficher tous les articles

mardi 6 février 2024

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (2)

 

Kỳ 2: KHỔ QUA CÓ HẾT ĐẮNG ?

Gần Tết tôi thấy khổ qua rẻ nên mua mấy ký về làm món chay để ăn dần mấy ngày Tết ngán thịt cá. Món này được chế biến làm giảm bớt vị đắng của loại rau củ này.

*&*

Khổ qua còn có tên là mướp đắng. Ở Gò Công từ nhỏ tới lớn, tôi chỉ nghe gọi là "ổ qua", tuy vậy để thống nhất cách gọi tôi nghĩ nên gọi nó là "khổ qua", chắc là ai cũng biết như từng thưởng thức cái vị đắng đặc biệt của nó mỗi khi Tết đến.

"Chừng nào ớt ngọt như đường

Khổ qua hết đắng, đạo cang thường hết thương"

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (1)

 

Kỳ 1: LẠI MỘT MÙA KIỆU TẾT

Mười mấy năm nay tôi hay làm kiệu tết cho người quen thay vì biếu xén bánh trái ngoài tiệm. Không biết ăn ra sao mà năm nào gần đến tết gặp tôi, mọi người hay hỏi: "Tết năm nay có làm kiệu không?"

Dù có năm tôi mệt mỏi vì đủ thứ chuyện trong nhà định ngưng làm kiệu tết, vậy mà sau đó tôi bị mấy bà bán kiệu dụ dỗ và tôi lại làm.

*&*

Làm kiệu có nhiều cách khác nhau nhưng khâu thành phẩm cuối cùng đều giống nhau, và tôi đã chọn cách làm riêng của mình.

lundi 5 février 2024

Mai Bá Kiếm - Đón xuân này tiếc xuân xưa

 

Ngày 04/02/2024 là ngày của Chúa, nhưng Thanh tra Chính phủ vẫn công bố Quyết định bắt đầu thanh tra tại: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và UBND tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 04/02 nhằm ngày 25 tháng Chạp là thời khắc mà hai bộ và địa phương Quan họ đang rộn ràng đón xuân Giáp Thìn, được nghỉ 7 ngày tính từ 8/2 (29 Tết). Chỉ còn 4 ngày làm việc ngắn ngủi, mà Thanh tra Chính phủ vẫn mẫn cán vào cuộc.

Thiệt là, buồn nào hơn đêm nay, khi ngoài kia bão tố đầy trời!

Nguyễn Thông - Rồng và trò hình thức

 

Đua nhau làm rồng (dù chỉ bôi ma bôi mèo), năm khỉ làm khỉ, năm chó làm chó, năm rắn làm rắn... đổ vào đó cả mớ tiền chứ không ít. Thực ra đó cũng là hệ lụy của bệnh hình thức đang được chính quyền cổ vũ, chủ trương, tràn lan xứ này.

Những cờ đèn kèn trống, băng rôn khẩu hiệu, giăng chữ nơi này, trương ảnh nơi nọ, dựng tượng chỗ kia. Rồi cả những hội nghị, giải thưởng, danh hiệu kiểu liềm vàng dao bầu vàng được tổ chức, ban phát tràn lan... đều do nhà nước cả.

Tất cả những trò rởm đó đã được nhà cai trị coi như quốc sách. Họ luôn có lý do để giải thích cho thuận tai thiên hạ (chẳng hạn để cuộc sống rực rỡ tươi vui, để người dân ngắm nghía giải trí).

Nguyễn Gia Việt - Xin các bạn đừng treo lồng đèn đỏ trong ngày Tết Việt Nam!

 

Lồng đèn đỏ là của người Tàu, và chỉ có người China, Taiwan và người Tàu Chợ Lớn họ ăn Tết là treo lồng đèn đỏ.

Với người Miền Nam thì mùi Tết là những loại bông. Bạn chưng mai vàng, chưng vạn thọ, chưng cúc vàng là Tết đó!

Với người Bắc thì chưng đào, chưng thủy tiên, chưng cây quất.

Nguyen Khan - Năm Giáp Thìn hy vọng hay viễn vọng

 

Những người ở Miền Nam chắc khó quên trận lụt kinh hoàng năm Giáp Thìn 1964 ở Miền Trung. Kinh hoàng đến mức đài phát thanh Sài Gòn liên tục kêu gọi “lá lành đùm lá rách” :

“Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ

Miền Trung bão lụt mình làm ngơ sao đành”

Năm nay cũng là năm Giáp Thìn 2024, tròn một Can 60 năm, tròn năm Chi (mỗi Chi 12 năm) tính từ năm Giáp Thìn 1964.

mercredi 31 janvier 2024

Nguyễn Ngọc Chính - Rồng Rắn Lên Mây hay Lên Chùa?

 

Chúng ta sắp bước vào Năm Con Rồng, một trong 12 con giáp trong chu kỳ 12 năm của Âm lịch. Con vật “huyền thoại” đó đã đi vào nếp sống của người Á Đông, tại Việt Nam, năm nay là năm Giáp Thìn, khác hẳn những năm khác dựa vào những con vật gần gũi như chó, mèo, heo, gà…

Rồng còn được cất nhắc xếp vào hạng mục “tứ linh” cùng với “ly, quy, phượng”, là biểu tượng cho những chuẩn mực của người Á Đông về giá trị văn hóa tâm linh: cao quý, phúc đức, sung mãn… Có điều, chưa một ai được nhìn thấy chân dung con rồng thật ngoài đời!

Đi khắp các vùng đất nước từ phương Bắc đến phương Nam chúng ta thấy rồng đã để lại nhiều dấu ấn qua các địa danh, từ Thăng Long thủ đô xưa ờ miền Bắc, vịnh Hạ Long ngoài biển cả, Thanh Hóa có cả một ngọn núi mang tên… Hàm Rồng.

dimanche 21 janvier 2024

Đỗ Duy Ngọc - Mùi của Tết

 

Hồi còn bé, tôi rất mong ngày Tết. Không phải vì Tết có nhiều món ăn ngon, cũng không phải vì những bộ áo quần mới, cũng chẳng phải Tết có được thêm tiền lì xì.

Tôi mong Tết vì cái mùi của Tết. Cái mùi mà bây giờ lên hàng lão tôi khó tìm thấy đủ như những ngày xưa.

Trời đất, thiên nhiên bốn mùa đều có mùi của mùa. Mùa xuân có mùi của cây non trổ lộc, mùi của hương hoa. Mùa hạ có mùi của nắng, mùi của mồ hôi, mùi gió biển và mùi cá khô phơi tràn bãi cát. Mùa thu có mùi của lá vàng, của gió thu lướt trong không khí, mùi của nắng vàng mật ngọt. Mùa đông có mùi của bếp lửa, của bắp nướng, của chén khoai khô ngào đường và mùi của những cơn gió cắt da. Nó còn cái mùi của những chiếc áo ấm cất lâu trong tủ mang ra còn vương mùi long não.

dimanche 14 janvier 2024

Bùi Chí Vinh -Tội nghiệp "Chuông gọi hồn ai" của văn hào Hemingway

 

Cuối cùng cháy nhà ra mặt chuột. Đó là Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn Hóa Thể Thao Hà Nội lại tiếp tục "lạy ông, con ở bụi này", "vạch áo cho người xem lưng" khi phát biểu :"Thay vì bắn pháo hoa, tôi muốn mỗi người dân nên mua một cái chuông để rung vào lúc giao thừa".

Trời đất, trước giờ người ta chỉ biết danh tác Chuông gọi hồn ai của nhà văn Ernest Hemingway dành để báo tử cho một xã hội tận thế. Chứ có ai dùng chuông để đón một năm mới khai sinh. Bởi vậy có thơ như sau...

TỘI NGHIỆP "CHUÔNG GỌI HỒN AI" CỦA VĂN HÀO HEMINGWAY

dimanche 17 décembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Ký ức lân sư rồng

 

I. Kỷ niệm về những đoàn lân

Ngày xưa khi còn bé, tôi rất sợ về sống ở nhà nội trên đường Nguyễn Chí Thanh quận 11. Vì đối với tôi, đó là một căn nhà tăm tối ảm đạm, luôn tỏa ra một thứ mùi ẩm mốc do rất nhiều thứ đồ đạc để dồn lại hàng chục năm không dọn dẹp nằm trên một con đường buồn tẻ.

Những hôm cúp điện, cả căn nhà như một cái hang sâu hun hút càng đáng sợ. Ngôi nhà u ám ấy là cơn ác mộng của những năm tháng tuổi thơ của tôi với rất nhiều kỷ niệm buồn. Tuy nhiên, đến dịp tết Nguyên Đán, tôi lại rất mong được về Chợ Lớn vì một lý do: xem múa lân.

jeudi 7 décembre 2023

Lưu Trọng Văn - Bao giờ cho đến ngày xưa ?

Xưa các làng quê, phố thị bắc bộ dịp tết luôn có chợ tranh tết. Đa phần là tranh dân gian Đông Hồ với đám cưới chuột, cô em tung váy hứng dừa, gà trống muôn màu sắc, ả lợn sề cùng lúc nhúc bầy con. Và cả bộ tranh tứ bình bốn nàng áo váy chèo, quan họ thổi sáo, đánh đàn.

Các cụ bảo, treo tranh dân gian của tổ tiên cho vui cửa vui nhà.

Các cụ dạy, biết yêu tranh dân gian của tổ tiên thì thêm yêu quê, thì thêm yêu người.

mercredi 22 novembre 2023

Bông Lau - Vắt chanh bỏ vỏ

 

Kèm theo bài là quang cảnh kinh hoàng của “Mini Tết” hay ‘Tổng Công Kích Tết Mậu Thân Lần 2” vào tháng 5 năm 1968, nơi các cuộc giao tranh đẫm máu đã xảy ra ở ngoại ô Sài Gòn và Chợ Lớn.

Hình một binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đi giữa những xác Vi Xi nằm la liệt. Anh phải dùng khăn để bịt mũi có lẽ vì những tử thi đã bắt đầu sình thúi. Có những xác chết bị cột dây nylon màu trắng và có những cây tre để bên cạnh. Có lẽ đó là những cây đòn dùng gánh xác chết đến địa điểm tập trung để đem đi chôn cất.

Phóng lớn các xác chết Vi Xi thì thấy họ không mặc đồng phục, nên có thể kết luận đó là cán binh Mặt Trân Giải Phóng Miền Nam chớ khing phải quân đội chính quy Cộng Sản Bắc Việt (CSBV).

mardi 10 octobre 2023

Nguyễn Gia Việt - Nhìn Hamas bất ngờ tấn công Israel, nhớ Mậu Thân 68

 

Nhìn hình ảnh quân Hamas bất ngờ đột nhập đồng loạt khắp miền Nam Israel làm dân Do Thái chạy té khói, thiệt kinh khủng.

Nhưng xin nhắc cho các bạn trẻ Miền Nam biết rằng hồi năm 1968 Mậu Thân, cái cảnh tàn phá ở các đô thị Miền Nam cũng kinh hoàng vô cùng ; khi các đô thị Miền Nam cũng đồng loạt bị khách không mời mà tới "thăm viếng" ngay trong đêm giao thừa 1968.

Mậu Thân 68 "khách quý" ghé thăm, xua quân tấn công bất ngờ vào 44 tỉnh thành của Nam Việt Nam làm nhiều dân Nam Kỳ màn trời chiếu đất, nhiều người bỏ mạng.

samedi 2 septembre 2023

Nguyễn Gia Việt - Quốc khánh và Tết, hai nghĩa hoàn toàn khác nhau

 

Thấy tự dưng giờ truyền thông xọ ngày quốc khánh là ngày "Tết độc lập" (?)

Cái này rất bậy về chữ nghĩa, con chữ nó vốn đã có nghĩa quy định trong tự điển riêng biệt hết rồi, xọ vô tầm xàm.

- Tết :

Chữ "Tết" trong văn hóa Việt Nam được một số người lý giải Tết là do Việt đọc trại từ Tiết trong Tiết Nguyên Đán của Tàu mà ra. Tuy nhiên chưa đúng. Ai cũng biết Tết và Tiết cũng một chữ thôi. Nhưng lịch sử Việt tộc chứng minh rằng, cái chữ "Tết" xuất hiện trước “Tiết”.

lundi 6 février 2023

Jimmy Nguyen Nguyen - Mùa xuân


Bữa nay Facebook ... bớt bớt hình của mấy chị đẹp rồi. Mấy bữa trước like mỏi tay luôn. Ai cũng khoe áo dài bên những đóa hoa tươi thắm. Ai đang buồn mà mở phây cũng vui theo. Hình ảnh ở khắp nơi trên thế giới. Có chị chơi áo dài trên nền... tuyết lạnh.

Trong cái không khí Xuân như vậy, lại mở YouTube, bác Nguyễn Xuân Nghĩa có một bài phân tích cách dùng chữ Xuân của đại thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều. Nghe hay quá là hay.

Mình trở lại cái tuổi học trò nghe thầy giảng một bài cổ văn. Nhưng hồi đó nhỏ quá (khoảng 15). Nhiều điều chỉ nghe mà không hiểu. Bước qua tuổi thất thập, từng trải bao nhiêu cái... sự đời. Giờ nghe lại thật thấm thía. Rảnh rỗi tám với bà con chút.

mercredi 1 février 2023

Nguyễn Văn Mỹ - Công ty sai thì xử phạt, không nên "hành" khách

 

Câu nói trên là ý kiến chỉ đạo hải quan cửa khẩu Xa Mát của bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Trần Lưu Quang vào Tết năm 2016.

Những năm đó, khách du lịch Campuchia bằng dường bộ rất đông. Cửa khẩu Mộc Bài có ngày mấy ngàn khách. Lộ trình Sài Gòn – Siem Reap rút ngắn được 50 km, nếu đi cửa khẩu Xa Mát.

Điều bất tiện là không có xe buýt từ Phnom Penh về của khẩu như Mộc Bài, phải đi xe từng chặng. Các công ty thường mang hộ chiếu lên sớm để làm thủ tục nên chọn đi Mộc Bài (65 km) tiện hơn đi Xa Mát (155 km). Chúng tôi chọn cửa khẩu Xa Mát để khách khỏi xếp hàng chờ và đường đi gần hơn. Mọi việc đều suôn sẻ. Khách thú vị vì đi đường mới, lên Siem Reap sớm hơn.

Trung Sơn - Giã từ du lịch tâm linh

 

Người miền bắc thì không mấy ai không biết đến chùa Hương Tích và những lễ hội du xuân đến các chùa chiền sau Tết Nguyên đán. Dựa vào đó mà phong trào "du lịch tâm linh" được khai sinh và phát triển.

Từ hồi nào mình không rõ, nhưng bản thân mình thì cũng đã từng nhiệt tình tham gia.

Hồi trẻ nghe mấy cụ dạy là càng đi lễ được đến nhiều chùa thì càng được nhiều lộc, hưởng được nhiều may mắn. Thế nên cứ đến Tết là lên lịch rồi hẹn hò nhau, gần thì xe máy, xa thì thuê chung ô tô, cứ qua giao thừa là bắt đầu bật máy đếm. Có những người sau tháng Giêng thôi mà đã đi lễ được cả trăm địa chỉ. 

dimanche 29 janvier 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Hai đề xuất về chương trình văn nghệ tất niên trên đài truyền hình trung ương

 

1. TẠI SAO NHÂN DÂN QUAN TÂM?

Dư luận xã hội từ sau đêm 30 Tết đến hôm nay vẫn không ngừng bàn luận về chương trình ‘Táo quân’ cuối năm 2022. Việc một phần lớn nhân dân cả nước quan tâm đến chương trình văn nghệ cuối năm phát trên VTV là điều dễ hiểu.

Trước hết bởi vì VTV là kênh truyền hình đại diện cho cả nước. Chương trình văn nghệ cuối năm của VTV phải tập trung được trí tuệ và tài năng văn nghệ cả nước.

Ngọc Vinh - Di chứng tinh thần

 

1) Sau khi chiếm được thành phố du lịch Nha Trang xinh đẹp, chính quyền mới sau 1975 đã cho xây dựng ngay quảng trường biển trung tâm một cột trụ xi măng thô kệch tráng đá rửa có tên là Tổ quốc ghi công. Để ghi công các liệt sĩ cộng sản đã hiến thân cho cuộc chiến.

Thời gian dần trôi, cây trụ xi măng ấy ngày càng cho thấy sự xấu xí và không đúng chỗ.

Chính quyền muốn phá bỏ nó đi nhưng không dám vì sợ mang tội phá bỏ tượng đài tổ quốc ghi công, giống như hành vi phá bỏ bàn thờ.

vendredi 27 janvier 2023

Nguyễn Hồng Lam - Nghiêm túc về một chuyện thị phi

 

Từ đầu thập niên 1980, chương trình “Chuyện trong nhà ngoài phố” phát mỗi tối thứ Năm hàng tuần đã trở thành một “đặc sản” của Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh - HTV.

Về bản chất, nó là các tiểu phẩm sân khấu hài. Mỗi câu chuyện là một vấn đề thường gặp trong đời sống xã hội. Nội dung không lớn lao, không to tát, rất gần gũi nhưng đáng suy nghĩ, nhất là trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử, giao tiếp của mỗi người, và nhất là trong va chạm đời sống ở đô thị.

Kịch bản “Chuyện trong nhà ngoài phố” là một sự pha trộn giữa chính kịch và hài kịch. Nó không nhắm đến lập thuyết, không tạo ra tranh luận xã hội gay gắt, không cố đi tìm các triết lý thâm sâu mà chủ yếu khai thác tình huống, dùng chi tiết hài hước, tình tiết chệch chuẩn, lệch pha tạo ra tiếng cười…