Affichage des articles dont le libellé est Tài sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tài sản. Afficher tous les articles

dimanche 2 mai 2021

Hoàng Hải Vân - Ai viết lời tuyên bố đầu hàng cho ông Dương Văn Minh, có quan trọng không ?


Lão nông không định viết gì về ngày 30-4. Từ năm 2005, ông Võ Văn Kiệt nói với lão, ông không dự những cuộc kỷ niệm ngày này, ông bảo mấy chục năm hòa bình rồi mà cứ đánh võ mồm mãi.

Năm nay hình như võ mồm có ít lại, nhưng lại nổi lên chuyện lên án ông Phạm Xuân Thệ cướp công ông Bùi Văn Tùng việc viết lời đầu hàng cho ông Dương Văn Minh, lão buộc phải có vài dòng.

Tất nhiên chuyện ông Tùng viết lời đầu hàng là thật, ông Thệ sau này cướp công cũng là thật. Vấn đề là cái lời đầu hàng đó có phải là công lao hay ho gì không.

jeudi 29 avril 2021

Đỗ Duy Ngọc - Vàng bạc, châu báu và oxy


Trong cơn đại dịch hiện nay trên thế giới, tình hình ở Ấn Độ là bi thảm nhất. Độ bi thảm không chỉ ở số lượng người bệnh và con số người chết, mà nằm ở chỗ quốc gia này không có đủ phương tiện để phục vụ cho người bệnh lẫn người chết.

Trong ngày 27.4, số người chết ở Ấn Độ vì Covid là 2.771 trường hợp trong một ngày. Cũng trong ngày, số người bị mắc bệnh ở Ấn Độ là 323.114 người, tương đương số người mắc bệnh trên toàn thế giới trong ngày qua là 352.991 người. Số người chết vì virus gây viêm phổi của Ấn Độ đã gần chạm mốc 200.000 người.

Bệnh viện quá tải, không còn giường, hàng chục người chen chúc trên giường và trên các lối đi của bệnh viện. Oxy không còn cho bệnh nhân. Không còn chỗ trong các lò thiêu, người ta đốt lửa ở các bãi đất trống để thiêu xác. Nhiều làng mạc, nhiều thành phố không khí khét lẹt mùi xác cháy và khói đen bao trùm. Nhiều nơi khung cảnh như địa ngục. Xóm làng đầy những đống lửa và dưới mỗi đống lửa đó là một xác chết. Nhiều nơi không còn củi để thiêu người.

vendredi 5 mars 2021

Nguyễn Đức Hiển - Chia tay đòi vợ trả tiền cơm, không khéo ở tù


Anh chồng ở Thái Bình mới cưới vợ được một năm, khi vợ đòi ly hôn đã yêu cầu vợ trả lại :

12 triệu đồng tiền ăn (1 triệu/ tháng); 5 triệu học phí; tiền 1 chỉ vàng mẹ chồng cho; tiền trả nợ (7 triệu); tiền khám chữa bệnh về sức khoẻ sinh sản; bình điện trong xe đạp điện mà anh ta lắp cho vợ anh cũng gỡ ra để cô ấy phải dắt bộ về nhà mẹ.

Tổng cộng cô vợ phải trả 42 triệu đồng thì anh ta mới ký đơn ly hôn.

jeudi 4 mars 2021

Lê Văn Luân - Phận người khốn khổ


Chỉ một biên bản trả tài sản khi ly hôn này đã cho thấy sự thiếu hiểu biết trầm trọng của giáo viên, sự lạm quyền vô lối của gia đình và cả sự dốt nát của chính những đơn vị đại diện của thôn, xã có mặt để chứng kiến sự việc này.

Việc tặng cho đã hoàn thành khi giao tài sản, nên không có quyền đòi lại.

Các tài sản phục vụ sinh hoạt như ăn uống, sinh sản, khám chữa bệnh là chi cho những nhu cầu cơ bản và cần thiết, không được xem là tài sản để phân chia (đòi lại).

samedi 30 janvier 2021

Truyền hình nhà nước Nga bác bỏ tố cáo của Navalny về « cung điện » Putin


Đăng ngày:

Thường thì các đài truyền hình không hề nói đến những hoạt động của nhà đối lập nổi tiếng. Nhưng video tiết lộ về dinh cơ đồ sộ của ông Putin bên bờ Hắc Hải, được xây từ nguồn tiền tham nhũng, đã được xem đến hơn 100 triệu lần trên YouTube, nên không họ không có thể làm ngơ.

Hai ngày sau khi video trên được tung ra, tổng thống Vladimir Putin nói rằng không có chi tiết nào cho thấy ông là chủ sở hữu « cung điện » đó. Hôm qua, các đài truyền hình công đưa lại các hình ảnh của Mash, một kênh của ứng dụng Telegram, cho thấy đây chỉ là công trường đang xây dựng, chứ không phải là dinh thự tráng lệ như Navalny đã tố cáo.

vendredi 22 janvier 2021

Tiết lộ bất ngờ của Navalny về cung điện hoành tráng của Putin đại đế


Đăng ngày:

Trước khi rời Berlin hôm Chủ nhật (17/01) và ngay sau đó đã bị chận bắt tại sân bay Cheremetyevo ở Matxcơva, Alexei Navalny đã dành cho Vladimir Putin một ngạc nhiên : một video sốc dài gần hai tiếng đồng hồ. Trong đó nhà đối lập tấn công vào điều cấm kỵ lớn nhất tại Nga, đó là khối tài sản của ông chủ điện Kremlin và các mối quan hệ với gia đình ông.

Video này được đưa lên mạng hôm thứ Ba 19/01, sau khi Navalny vừa trải qua ngày đầu tiên trong nhà tù Matrosskaya Tichina ở Matxcơva, và đến hôm thứ Tư 20/01 đã được xem hơn 23 triệu lần. Cuộc điều tra quy mô này do ê-kíp Quỹ chống tham nhũng (FBK) của Navalny tiến hành, xung quanh « Cung điện của Putin ». « Cung điện » này thực sự là một « Điện Versailles », rộng 17.700 mét vuông, được xây dựng gần Gelendjik ; ở vùng Krasnodar bên bờ Hắc Hải.

mercredi 13 janvier 2021

Lưu Trọng Văn - Bứt dây động rừng


 
Lời bình của TM : Ở những nước phương Tây thì rất đơn giản. Cứ theo bản khai thuế thu nhập mà đánh thuế (sát ván), và truy nguồn gốc tài sản. Tội trốn thuế và tội rửa tiền bị xử nặng, chính khách mà vướng vào trốn thuế thì không có cách nào hơn là sớm từ chức.

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí tại phiên họp 52 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 12.1 nói:

"Bây giờ có những người hơn hai mấy, ba mươi tuổi đã đứng tên những tài sản cả trăm tỉ, nghìn tỉ. Chúng ta biết hết nhưng không xử lý được, vì quyền sở hữu của công dân chúng ta không đụng vào được".

Do vậy, ông Trí đề nghị phải có Luật kê khai tài sản.

mardi 1 décembre 2020

Hoàng Hải Vân - Cánh tả “quốc hữu hóa” tài sản của người Mỹ như thế nào ?


Cuộc cách mạng Reagan-Thatcher bùng nổ từ đầu thập niên 1980 đã mở màn cho một xu hướng không thể đảo ngược : “tư nhân hóa” nền kinh tế và hồi sinh kinh tế thị trường, lan tỏa trên toàn thế giới.

Trước đó, nhất là từ sau 1945, xu hướng chung là “quốc hữu hóa”, lấy cảm hứng từ kinh tế kế hoạch của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ngay đến cái nôi của kinh tế thị trường là Anh quốc, khi phái tả lên cầm quyền thì “các đỉnh cao chỉ huy” xương sống của nền kinh tế như Điện lực, Viễn thông, Khai khoáng, Dầu khí… cũng nhất loạt bị quốc hữu hóa.

Riêng tại Mỹ, dù phái tả lên nắm quyền từ rất sớm, vào đầu những năm 1930 với chính quyền F. D. Roosevelt, chính phủ can thiệp sâu rộng vào nền kinh tế và xâm phạm nghiêm trọng tự do cá nhân, nhưng không có chuyện quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân. Điều đó không có nghĩa là tài sản tư nhân không bị quốc hữu hóa.

vendredi 5 juin 2020

Nguyễn Thông - Phá có môn bài


Khu vực Trường đua Phú Thọ trước 1975. Ảnh David Green.

Đọc báo, thấy bà Phạm Phương Thảo, người từng làm chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và phó bí thư Thành ủy hai khóa (nhìn chung cũng chả được việc gì ra hồn), than rằng "nhân dân thành phố chờ có sân vận động và nhà hát thành phố đã quá lâu rồi".

Ối giời ơi, ối cha mẹ ơi, ối làng nước ơi, các ông các bà cứ phá cho thật lực, rồi sau đó vêu mồm kêu la cứ như thương dân lắm ấy.

Nếu có xây thì cũng các ông bà hưởng phần trăm tiền đầu tư (có làm thì mới có ăn), hưởng thụ tài sản... chứ dân nào mà lôi dân ra làm bình phong.

mercredi 4 mars 2020

Bán trời không văn tự, đất ngầm thì cho không!



Dự án bên hồ Giảng Võ với hàng chục điểm nhấn chọc thẳng lên bầu trời, chỉ nhìn bản vẽ đã làm giới chuyên môn e ngại (nguồn ảnh: chủ đầu tư quảng cáo dự án)
(NĐT 03/03/2020) Hà Nội và các thành phố Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi những công cụ quản lý tài nguyên không gian đô thị hiện đại thay thế cho những mô hình lạc hậu.

Dự án bên hồ Giảng Võ với hàng chục điểm nhấn chọc thẳng lên bầu trời, chỉ nhìn bản vẽ đã làm giới chuyên môn e ngại (nguồn ảnh: chủ đầu tư quảng cáo dự án)

Hà Nội: Tự sự của các tòa nhà vươn cao, cao mãi…

Công trình xây dựng cao nhất Hà Nội trước 1990 là khách sạn Giảng Võ (11 tầng). Đầu những năm 2000, khi mở cửa đầu tư, nhà cao cả chục tầng khắp nơi, thì bản quy hoạch Hà Nội cũng mới rón rén chấm 9-12 tầng. Các doanh nghiệp tư nhân nắm bắt cơ hội rất nhanh nên xin phép xây nhà 18-20 tầng để kinh doanh. Đối mặt với loại hình mới, cho dù chưa từng biết đến lợi hại của nhà cao tầng, song các nhà quản lý cũng… liều mạng cho ý kiến chỉ đạo, lúc thì “không thể chấp nhận được”, khi thì lại thấy “cần điểm nhấn, nên chấp nhận được”.

mardi 9 juillet 2019

Lưu Trọng Văn - Ai đã bơm những tên đáng vô tù vào vị trí cao hơn ?


Nguyên phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và cảng Quy Nhơn bị bán rẻ.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ 37 đã xem xét và kết luận rằng trong thời gian giữ cương vị phó thủ tướng Chính phủ, ông Vũ Văn Ninh có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh trái với kết luận của Bộ Chính trị.

Gã không khỏi lè lưỡi lắc cần cổ. Vì sao một việc tày đình, ăn cướp trắng trợn tài sản quốc gia trái phè phè, cái gọi là Kết luận của Bộ Chính trị - cơ quan quyền lực cao nhất diễn ra công khai - vậy mà đến bây giờ ngài phó thủ tướng ấy mới bị sờ gáy.

Lý do?

Đảng khi có các Quyết định, kết luận liên quan đến quản lý, chỉ đạo Nhà nước đã không hề công khai minh bạch. Chính vì không minh bạch công khai nên các đảng viên và người Dân không hề biết các Quyết định, chỉ đạo, kết luận ấy - như việc không cho phép bán cảng Quy Nhơn và Quảng Ninh với giá bèo - để giám sát, phản ứng, ngăn chặn.

dimanche 2 juin 2019

Đoàn Bảo Châu - Nhà báo muốn « bưng bô » cũng cần có kiến thức



Ông Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, phát biểu trong khi thảo luận tổ của Quốc hội về kinh tế - xã hội vào tháng 5/2019: 

“Bây giờ nhà báo cứ nhăm nhăm đi chụp ảnh nhà của ông này, ông kia đưa lên mạng rồi đặt ra câu hỏi tiền ở đâu ra để làm nhà. Trong khi đó, tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ và việc chứng minh nguồn gốc tài sản là của cơ quan chức năng. Nhưng mạng cứ đưa tràn lan mà không ai xử lý, vi phạm pháp luật mà không ai xử lý!”

Nếu một người dân lao động, ít hiểu biết phát biểu câu này tôi sẽ bỏ qua, nhưng với vị trí của ông Thuận Hữu thì tôi phải có mấy ý: 

lundi 14 janvier 2019

Nguyễn Công Khế - Ly Rượu Mừng cho Dòng Mến và Nhà thờ Thủ Thiêm


Dòng Mến Thánh Giá và Nhà thờ Thủ Thiêm có từ thế kỷ 19.

Tôi biết trước đây có nhiều báo chính thống cũng ngại đưa vấn đề di dời Dòng Mến Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm, cũng như một số cơ sở Tôn giáo khác nằm trong diện giải tỏa ở khu Đô thị này. Cái tâm lý bị đặt vào vùng cấm đối với một số vấn đề như Thủ Thiêm, nó đã làm cho tính chiến đấu của báo chính thống tụt lại phía sau so với các phương tiện truyền thông xã hội khác một khoảng cách khá xa.

Ta nên tháo gỡ những vấn đề nhạy cảm như thế này. Đó là vì hơn ai hết, các nhà báo và các Tổng biên tập các báo chính thống hiểu rõ hơn ai hết sự tác động xã hội về các đề tài nhạy cảm với người đọc. Cho nên càng phải mạnh dạn đưa lên mặt báo để báo động, không chỉ với người đọc bình thường mà còn quan trọng hơn là đưa thông tin đến cho các cấp chính quyền và các cơ quan chỉ đạo của Đảng.

samedi 12 janvier 2019

Dương Quốc Chính - Đằng sau vụ Lộc Hưng và lý do khiến phía Công giáo im lặng



Việc "mượn" đất sau năm 54 ở Hà Nội và sau 75 ở Sài Gòn là cực kỳ phổ biến. Năm 54 ở Hà Nội, sau khi Việt Minh tiếp quản với lượng cán bộ khổng lồ đổ về thì đương nhiên bài toán nhà ở là chuyện lớn. 

Với các nhà ở của người Pháp và dân di cư bỏ lại nhà thì đương nhiên sung công, rồi phân cho cán bộ và các công sở, sứ quán. Nhà của các lãnh đạo đảng và nhà nước như các ông Giáp, Duẩn, Đồng, Chinh...là những biệt thự lớn của quan chức thực dân. Nhiều biệt thự bỏ lại bị chia năm xẻ bảy như nhà tập thể cho 5-7 gia đình cán bộ. Điều đó tương đối hợp tự nhiên khi thay đổi chế độ.

Vấn đề éo le nhất là với những gia đình giàu có ở Hà Nội, không có nợ máu, thậm chí có công với chế độ mới. Có gia đình đại trí thức, quan to triều đình, có nhiều biệt thự lớn hiến cho nhà nước, rồi được nhà nước "cho mượn" lại nhà của chính mình để ở, hiện khu đất đó vẫn thuộc diện "trung ương quản lý". 

Tuyên bố của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Công khai đối thoại với người dân càng sớm càng tốt sau chiến dịch triệt hạ vườn rau Lộc Hưng



Trong hai ngày 4 và 8-1, chính quyền quận Tân Bình thực hiện chiến dịch triệt hạ nhà cửa của 112 hộ dân ở khu vườn rau Lộc Hưng, được cho là xây dựng “trái phép”. 

Việc cưỡng chế nhà cửa được tiến hành gấp rút, đẩy hàng trăm người dân vào cảnh “vong gia thất thổ” trong khi chỉ còn hơn ba tuần là đến tết cổ truyền của dân tộc, gây một chấn động lớn trong dư luận. Đó là một hành động vô cảm – hơn nữa, tàn nhẫn.

jeudi 10 janvier 2019

KTS Trần Thanh Vân - Một số ý kiến về biệt thự 24 đường Điện Biên Phủ



Gia đình bên ngoại tôi quê gốc Đức Thọ, Hà Tĩnh và có quan hệ lâu đời với gia đình nhà thơ Xuân Diệu. Chính vì lẽ đó, nên tôi được biết nhà thơ Cù Huy Cận từ ngày còn kháng chiến chống Pháp, khi bác ấy từ Việt Bắc về Đức Thọ, đến ngủ nhờ nhà ông bà ngoại tôi một đêm, để sáng hôm sau tắm rửa thay quần áo đẹp, đi xe đạp đến nhà đón cô dâu Xuân Như (em gái nhà thơ Xuân Diệu) lên Việt Bắc tổ chức đám cưới. 

Có lẽ vì thế, sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954, tôi được bà ngoại tôi đưa đến ngôi biệt thự 24 Cột Cờ (nay đổi là Điện Biên Phủ) rất nhiều lần.

Lúc đó Cù Huy Hà Vũ chưa ra đời, ngôi biệt thự hai tầng khá đẹp, lại ở phố sang, nhà chỉ có vợ chồng Huy Cận ở trên gác, dưới nhà có nhà thơ Xuân Diệu, người em trai Xuân Huy và một người nữa ở Bộ Văn hóa…. Tôi và em gái tôi được đưa đến chơi nhiều lần, chúng tôi ra vào chạy nhẩy trên gác dưới nhà tự do như nhà mình vậy.

vendredi 14 décembre 2018

Huy Đức - Hà Nội nên quên ông Cù Huy Hà Vũ đi



Không hiểu tại sao chính quyền Hà Nội cho tới bây giờ vẫn "gây sự" với ông Cù Huy Hà Vũ. Và, lại không phải bằng cách ngay thẳng của chính quyền. 

Ngày 12-12-2018, ông Vũ và con trai ông bị "Đội quản lý trật tự xây dựng quận Ba Đình" gửi giấy mời làm việc với "Đội" về việc "thực hiện Quyết định của phường Điện Biên, tiến hành kiểm tra, xác minh hiện trạng các công trình xây dựng tại 24 Điện Biên Phủ". 

jeudi 1 novembre 2012

Gia tài nhiều tỉ đô la trong bóng tối của gia đình Ôn Gia Bảo (3)

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo

Các nhà tài phiệt

Vào cuối thập niên 90, Đoạn Vĩ Hồng với tư cách công ty địa ốc Thái Hồng, phụ trách quản lý nhiều văn phòng và các cơ sở địa ốc khác tại Thiên Tân, nguyên quán của Thủ tướng ở miền bắc Trung Quốc. Ở tuổi đôi mươi vào thời đó, bà từng theo học ở trường đại học Khoa học Kỹ thuật Nam Kinh.

Năm 2002, bà Đoạn bắt đầu làm ăn với nhiều người thân của ông Ôn Gia Bảo, Thái Hồng thành một công ty đầu tư và nhờ đó bà đã trở nên hết sức giàu có.

Người ta không biết bà Đoạn Vĩ Hồng, 43 tuổi, có quan hệ họ hàng với Thủ tướng hay không. Trong một loạt các cuộc trao đổi, ban đầu bà nói không quen biết người nào trong gia đình ông Ôn, nhưng sau đó lại khẳng định mình là bạn của gia đình này, và đặc biệt rất thân với bà Trương Bội Lị, phu nhân Thủ tướng. Cũng giống như một số chủ doanh nghiệp Trung Quốc khác, cơ hội đã mỉm cười với bà Đoạn khi bà cùng làm ăn với gia đình ông Ôn, với mạng lưới bạn bè và đồng nghiệp của họ, cho dù bà nói là quan hệ này chỉ trên giấy tờ - kể cả phần hùn của bà trong Bình An – và hoàn toàn không có yếu tố tài chính.

mercredi 31 octobre 2012

Gia tài nhiều tỉ đô la trong bóng tối của gia đình Ôn Gia Bảo (2)

Thủ tướng Ôn Gia Bảo gặp gỡ công nhân Tứ Xuyên sau trận động đất năm 2009.

Ông Ôn Gia Bảo đã tạo dựng được hình ảnh một Thủ tướng cải cách, gần gũi với nhân dân, và thói quen tiếp xúc với người dân bình thường, đặc biệt là trong những cuộc khủng hoảng như thiên tai, khiến báo chí Trung Quốc thường gọi ông là « Thủ tướng của nhân dân » hay « Ôn gia gia ».

Tuy khó thể xác định được rằng Thủ tướng biết đích xác tài sản của những người thân hay không, một bức điện trong số các tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ bị WikiLeaks tiết lộ năm 2010 khiến có thể nghĩ rằng Ôn Gia Bảo có biết về những vụ làm ăn của thân nhân mình, và ông không hài lòng về điều đó.

« Ông Ôn rất bất bình trước những hành động của gia đình, nhưng ông không thể, hoặc không muốn ngăn cản ». Trong bức điện đánh đi năm 2007, một nhà ngoại giao Mỹ đã nhận xét như trên với một người quản lý gốc Hoa của một công ty Mỹ ở Thượng Hải.

mardi 30 octobre 2012

Gia tài nhiều tỉ đô la trong bóng tối của gia đình Ôn Gia Bảo (1)

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo

(New York Times/Courrier International) Từ nhiều năm qua, đã có nhiều tin đồn về gia tài khổng lồ của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Với tài liệu trong tay, New York Times công bố kết quả cuộc điều tra tỉ mỉ, khẳng định những nghi ngờ trên. Kết quả điều tra này được tung ra lúc chỉ còn 12 ngày nữa là khai mạc đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ thay đổi hoàn toàn ban lãnh đạo - công cuộc chuẩn bị này đã bị hoen ố vì xì-căng-đan Bạc Hy Lai.

Mẹ của Thủ tướng Trung Quốc là giáo viên ở miền bắc. Cha của ông bị chuyển đến một trại nuôi heo trong một chiến dịch chính trị của Mao Trạch Đông. Trong một bài diễn văn vào năm ngoái, ông Ôn Gia Bảo nói : « Gia đình tôi cực nghèo ».

Nhưng đối với người mẹ, bà Dương Chí Vân (Yang Zhiyun), năm nay 90 tuổi, thì sự cơ hàn chỉ còn là một kỷ niệm xa xưa. Bà đã trở nên giàu có một cách khủng khiếp, ít nhất là trên giấy tờ. Cách đây 5 năm, bà đã đầu tư vào một công ty tài chính lớn của Trung Quốc với số tiền lên đến 92 triệu euro.

Không thể biết được chính xác vì sao bà Dương, một phụ nữ góa bụa, có thể tích lũy một gia tài như thế, và cũng khó lòng biết được bà có hay biết về các hoạt động được thực hiện dưới tên mình hay không.