Affichage des articles dont le libellé est Saigon. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Saigon. Afficher tous les articles

jeudi 9 mai 2024

Nguyen Khan - Kỷ luật hai lần ?


Với chính trường Việt Nam, nhiều quan chức sau một lần bị kỷ luật, nếu không xảm “đời cô Lựu” thì cũng hẹp hoạn lộ. Ít thấy quan chức nào bị hai lần kỷ luật do mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng.

Riêng ông Lê Thanh Hải, từng là bí thư thành ủy TPHCM, đã một lần bị kỷ luật do sai phạm nghiêm trọng. Và hôm nay lại bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật một lần nữa, cũng do mắc những sai phạm nghiêm trọng khi đương chức. Làm không ít người chờ đợi…

Người dân muốn biết lần kỷ luật thứ hai này ông Lê Thanh Hải có bị trầy xước, hay cũng ung dung như lần trước ?

Hà Phan - Chuyện Hai Thảnh đại nhân


Sau Tết Giáp Thìn, Hai Thảnh đại nhân cùng đồ đệ hí hửng tưởng đâu thoát tội. Không ngờ lò vẫn rừng rực chẳng tha, trị bằng được những kẻ đã khiến Sành Thài tan nát, nhà băng kia tan tành, Thiểm Thu oan khuất, nước mắt dân lành chảy dài như sông Sòn Gài...

Tối qua, biết tin Ngự sử đài bẩm báo triều đình trị thêm tội càng kéo dài những ngày bất an triền miên của Hai Thảnh tiểu, nhầm, đại nhân. Y vừa lo vừa sợ vừa nơm nớp cho tương lai u ám của bản thân và đồ đệ chỉ còn sót được mấy tên.

Cựu Tổng đốc Sành Thài đêm không ăn ngày không ngủ ruột đau như cắt mồ hôi đầm đìa, nước mắt lăn dài trên khuôn mặt chảy xệ dù đã cấy tế bào gốc!

Trần Thanh Cảnh - Đoán chữ !


Trong thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa phát ra chiều nay về Lê Thanh Hải và bộ sậu, đã dùng những từ ngữ nặng nề như: sai phạm "rất nghiêm trọng", thiệt hại "rất lớn"!

Đây là lần thứ hai, Lê Thanh Hải "được" đứng tên một cách "hoành tráng" như thế trong thông cáo của cơ quan quyền lực này. Nhưng lần đầu, cú kỷ luật chỉ như cái vỗ vai. Còn lần này, có vẻ sẽ không nhẹ nhàng như vậy.

Ai cũng biết, ả người Tàu Trương Mỹ Lan, khuấy đảo cả thành phố đúng thời đỉnh cao quyền lực của Lê Thanh Hải bao trùm thành Hồ! Những đoàn xe kìn kìn chở 1 triệu tỉ - một núi tiền mặt đúng theo mọi nghĩa, từ ngân hàng SCB về nhà ả Lan, rồi đi những đâu, mà giờ đây 673 ngàn tỉ không dấu vết?

samedi 4 mai 2024

Trung Dũng - Mấy khúc mưa năm cũ

1.

Đêm qua mót được cơn mưa

Sót t mùa thu năm ngoái

Hình như nó cũng rt bun

Vì nghe tiếng rơi u oi

2.

Sài Gòn mưa 9 ht mưa

Ht 10, 11 chc cha ngày mai

Có người bo t đếm sai

Nhà Bè rơi ht 12 lâu ri

jeudi 2 mai 2024

Tuấn Khanh - Sài Gòn và nạn kẹt xe ngày lễ, gốc rễ từ đâu ?


Chấm dứt đợt lễ dài ngày của nhà nước, dư âm lớn nhất là những tin tức về kẹt xe kinh hoàng ở mọi tuyến đường huyết mạch.

Vào những năm đầu của những đợt lễ dài như vậy, đôi khi người ta có cảm giác giống như là người dân đang hưởng ứng vui chơi ý nghĩa ngày lễ đến tuyệt đối.

Nhưng cho đến hôm nay, thì ảo giác đó đã hoàn toàn mất đi, thay thế bằng nhận thức rõ. Rằng việc quy hoạch phát triển, và định hình cho chiến lược phát triển đang quá chậm chạp, không theo kịp sức sống các đô thị.

Cù Mai Công - Cả Sài Gòn rực lửa hạ

Trưa 2-5-2024. Sài Gòn 38-39 độ, vỉa hè có nơi 51-53 độ !

Dân Sài Gòn tơi tả trong nắng hạn liên tục hơn một tháng nay, ngày nào cũng từ 36 độ trở lên. Suốt năm ngày lễ dịp 30-4, 1-5 cho tới nay, nhiệt độ 38, 39 độ. Một, hai giờ sáng, trời vẫn oi hầm 30, 31 độ. Cả Sài Gòn rực lửa hạ.

Đó là các mức nhiệt độ đo trong lều khí tượng. Thực tế, như 12 giờ 30-12 giờ 45 trưa 2-5, dù chưa cao điểm nắng nóng (13-16 giờ), trên đường Tôn Đức Thắng, tôi đặt nhiệt kế trên đá bó vỉa hè: 51-53 độ. Cả con đường nóng phừng phực. Hàng me trồng hai năm trước loi ngoi trong nắng hạ Sài Gòn.

mercredi 1 mai 2024

Lê Học Lãnh Vân - Trà dư, tửu hậu...

 

1) Nhóm bạn tụ họp trên mười người, gồm phân nửa xuất thân sinh viên tham gia tích cực phong trào đấu tranh đô thị Sài Gòn trước năm 1975, phân nửa xuất thân sĩ quan cấp úy hay quan chức cấp thấp Việt Nam Cộng Hòa.

Lúc đó họ lớp là sinh viên, lớp vừa mới tốt nghiệp đại học, trẻ măng, giờ hơn phân nửa là Việt kiều. Họ là bạn nhau từ thời trẻ cho tới giờ, bất chấp các thay đổi thời cuộc.

- Tụi mình cũng như ba mươi tết, sắp thành năm cũ hết rồi. Người trẻ nhứt cũng bảy mươi, tới giờ cúng ông Táo để qua năm mới.

mardi 30 avril 2024

Cù Mai Công - Mười sáu cái chết thảng thốt trong ngõ Con Mắt chiều 30-4-1975

Ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, Tân Bình, TP.HCM) - khu trung tâm Ông Tạ là một con hẻm dài gần 300 mét, cách nhà tôi 200 mét. Xưa tôi hay đến ngõ này chơi, vớt cá ở ruộng rau muống An Lạc - nơi nhà thơ Đỗ Trung Quân thả diều thời thơ ấu.

Ngõ này như một khu làng nhỏ với nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi: Đỗ Trung Quân, Đàm Vĩnh Hưng, Tập “lùn” (đóng loạt phim “bất đắc dĩ” trước 1975 với Thẩm Thúy Hằng), MC Đại Nghĩa, Tóc Tiên, giáo sư Trần Đình Thọ (nhóm chủ biên tập san Sử Địa trước 1975), đào Múi (đoàn Kim Chung - Chuông Vàng Thủ Đô) …

Nhiều sĩ quan cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa cũng ở đây và cũng là những cây bút uyên thâm: Vũ Hữu San - hạm trưởng HQ 4 Trần Khánh Dư hiện đại nhất Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, tham chiến Hoàng Sa 19-1-1974, bắn cháy hai tàu Trung Cộng. Đại tá Trần Khắc Kính - phó tư lệnh Lực lượng đặc biệt tung biệt kích, gián điệp ra ra Bắc;  trung tá Nguyễn Văn Nhã; thiếu tá Nguyễn Công Luận…

Hữu Phú - Đồ…phản động !

Sáu giờ sáng, tôi thức dậy xuống nhà ngồi uống cà phê, đã nghe bà xã nói chuyện điện thoại với cô em kế của bả bên Mỹ. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh ngày 30.4.1975.

Gia đình cô ấy hốt hoảng trong thời tao loạn như thế nào; bố cô ây tìm mua vé máy bay cho cả nhà từ Đà Lạt ra sân bay Liên Khương để bay về Sài Gòn vì đường quốc lộ bị pháo kích không đi được ra làm sao; về tới Sài Gòn rồi thì tại sao không đi Mỹ…

Chấm dứt câu chuyện với cô em kế, vợ tôi tiếp tục nhận điện thoại từ cô em út bên Đan Mạch gọi về, cũng lại nói chuyện về ngày 30 tháng Tư từ 49 năm trước và câu chuyện 30 tháng Tư của năm nay. Hai chị em nói chuyện say sưa tới mức quên hết mọi chuyện khác, quá khứ, hiện tại đan xen, lẫn lộn…

Bùi Chí Vinh - Về chuyện đặt tên đường cho quý ngài gian ác


30 tháng 4 sp trôi qua

Li chun b đt tên đường cho nhng thng quái ác

Thng thì lp "trm ngăn sông cm ch" t tnh này sang tnh khác

Thng thì cướp ca ci min Nam cho vào túi ca mình

30 tháng 4 còn ám nh cuc hành hình

Đã tiếp tc ám nh tên đường cho đao ph

Ai đã làm các chiến sĩ Gc Ma bc t

Ai đã bt binh lính khoanh tay np mng gic Tàu

Đỗ Trung Quân - Đặt tên đường cho nhân vật đã đánh sập kinh tế miền Nam ?

Một chiến dịch quyết liệt đánh sập một nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu Đông Nam Á, mà Lý Quang Diệu - vị thủ tướng một quốc gia non trẻ là Singapore từng mong muốn đại ý “ nền kinh tế Singapore được như Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn ? “

Chiến dịch “cải tạo tư sản“ 1975 - 1977 - 1978 đưa Sài Gòn về thời kỳ nghèo đói hậu chiến bi thảm chưa từng có

Nhà cửa, của cải của những nhà doanh nghiệp Sài Gòn bị cải tạo, tù đày trở thành tài sản của …

lundi 29 avril 2024

Phạm Thắng Vũ - Ký Ức Một Thanh Niên Hà Nội Về Ngày 30-4-1975


Phạm Thắng Vũ: Bạn đang ở đâu? Làm gì trong cái ngày 30-4-1975? Có thể ngày đó là ngày chào đời của một em bé (mà giờ đây em bé đó đã con cái đầy nhà), hoặc là lúc chấm dứt sinh mệnh của một người như trường hợp của Trung tá Cảnh Sát Quốc Gia miền Nam Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Long.

Tất nhiên, người đó không thể ngồi kể cho chúng ta nghe về những giây phút… lịch sử khi đấy, nhưng bạn bè, thân nhân bên cạnh vẫn có thể kể lại. Võ Văn Kiệt, một lãnh tụ Việt Cộng miền Nam khi hồi ức lại cái ngày lịch sử này đã nói: ” 30 tháng Tư năm 1975 có hàng triệu người vui thì cũng có hàng triệu người buồn “. Bùi Tín, một cựu sĩ quan cộng sản Bắc Việt trong Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên (ICCS) đã chua chát: “… tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc Lập sớm, xế trưa 30-4, vớ vẩn, lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết “.

Bài dưới đây là tâm tình của anh H, một người bà con trong họ đã kể cho nghe, PTV chép lại.

Trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi đang ngồi trong căng tin của nhà máy Hóa Chất Việt Trì thì tai nghe những tiếng la hét ầm ĩ vui nhộn từ phòng thông tin của Công Đoàn nhà máy. ”Thắng rồi… Ta thắng rồi… Dương Văn Minh đầu hàng rồi…“. Tôi bỏ dở cốc nước chè và cùng vài người chạy vội ra xem chuyện gì.

Nguyễn Nguyên - Ngày này bốn năm trước

Không nhớ nghe ai kể chuyện này. Mình chép lại.

Quán café vườn một sáng tháng Tư ven Sài Gòn.

Một tốp cựu chiến binh ngực đỏ huân, huy chương, tóc bạc phơ lởm chởm, da sạm đen, dáng vẻ phong sương...quây quần ngồi bên nhau nói nói cười cười rổn rảng:

- Ngày này 45 năm trước tôi vào đến Lộc Ninh.

dimanche 28 avril 2024

Vũ Thế Thành - Cà phê Sài Gòn “nguyên chất dĩ vãng”


Tôi ra Hà Nội lần đầu vào năm 1980 gì đó, vào cửa hàng ăn uống gọi, à không, mua phiếu một ly cà phê đen. Tôi nhâm nhi, gật gù…đúng là cà phê nguyên chất. Nhưng xin lỗ,…mùi vị dở ẹc.

Dĩ nhiên tôi chỉ chê thầm, lỡ cô “mậu dịch viên” mà nghe được thì tôi tới số. Mậu dịch viên hồi đó là chúa tể, chứ không phải lèng phèng như mấy cô em cà phê Sài Gòn đâu.

Hồi đó cà phê bán ở Sài Gòn có loại hạt rang sẵn, cà phê Moka, cà phê Robusta,… bán tới đâu xay tới đó, mà mỗi lần mua chừng một trăm, hai trăm gram là nhiều. Xài hết ra mua tiếp, chẳng ai khoe cà phê nguyên chất cả. Cà phê là cà phê, thế thôi.

Hữu Phú - Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ

…Đang ngồi biên tập bài của một phóng viên cấp dưới, tôi nhận được điện thoại của một thằng bạn học chung thời phổ thông. Mở máy ra nghe thì thấy nó hốt hoảng:

“Phú ơi, mày chạy ra đường Tôn Đức Thắng coi đi, tụi nó đang cưa mấy cây cổ thụ hàng trăm tuổi trên đường nè. Đ.M, Sài Gòn còn có mấy con đường còn cây cổ thụ mà tụi nó chặt mẹ hết rồi, đau lòng quá!”.

Giọng thằng bạn nghe đau lòng thật, vì nó là người Sài Gòn, cũng như tôi, coi Sài Gòn như máu thịt, như người thân, như người yêu, như một nơi chứa đựng những gì tốt đẹp nhất tận sâu trong tiềm thức, những kỷ niệm của từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ…

samedi 27 avril 2024

Lưu Trọng Văn - Nên cân nhắc việc đặt tên đường quá lớn, quá dài cho các nhân vật lãnh đạo đương thời


Sài Gòn đang lấy ý kiến Dân về việc đặt một số trục đường lớn ở thành phố mang tên các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu.

Quan điểm của gã là các nhân vật chính trị như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu liên quan không chỉ đến lịch sử Đất nước trước 1975, mà liên quan đến rất nhiều những sóng gió của Đất nước sau 1975.

Vì vậy việc chọn những con đường quá lớn, quá dài từ 10 đến 20 km để đặt tên của họ như một sự tôn vinh quá cao, rất cần cân nhắc. 

Nguyễn Gia Việt - Lịch sử kỳ lạ từ những tên đường

 

Lại có kế hoạch "đặt" tên mới cho quốc lộ 1, quốc lộ 1K, quốc lộ 22, quốc lộ 50. Đọc xong biết sẽ đặt tên Đỗ Mười cho đoạn Xa Lộ Đại Hàn từ ngã ba Trạm 2 đến An Sương.

Cố tổng bí thư Đỗ Mười có một giai thoại ở Miền Nam. Trong "Bên Thắng Cuộc" có kể một câu chuyện "Đỗ Mười chứ Đỗ Mười Một cũng giữ" ở Vĩnh Long. Nhưng dân gian truyền miệng thì khác, dân vùng Long An-Tiền Giang nói rằng, cái trạm mà ông Đỗ Mười bị " dính" là trạm Tân Hương

Vậy là Xa Lộ Đại Hàn sau mấy chục năm bị đổi thành quốc lộ 1, rồi nay lại có tên. Trước đó xa lộ Biên Hòa bị đổi thành xa lộ Hà Nội, và bị cắt nửa khúc thành đường Võ Nguyên Giáp.

mercredi 24 avril 2024

Cù Mai Công - Chặt bỏ hơn 400 cây làm Metro 2 ở TPHCM

 

NÓI “KHÔNG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG” NHƯNG CHẶT THÌ CỨ CHẶT

Hè 2024, giữa cơn nắng hạn tơi tả suốt cả tháng chưa thấy chấm dứt, người Sài Gòn bần thần, bàng hoàng nghe tin hơn 450 cây xanh dọc tuyến Metro 2 sẽ bị chặt bỏ - một số ít trong đó người ta gọi là bứng dưỡng và… trồng nơi khác (!).

Số cây sẽ bị chặt để làm Metro 2 nhiều gần gấp ba số cây cổ thụ huyền thoại đẹp mê hồn bị chặt bỏ trên đường Tôn Đức Thắng. Hàng cây ấy “về sau và nhiều năm sau nữa”, nhiều thế hệ người Sài Gòn sẽ vẫn còn đau thắt ruột khi nhắc tới. Còn hiện nay con đường này trơ trọi, nắng chang chang; không có việc, không ai muốn qua lại.

Số cây sẽ bị chặt dư để lấp đầy khu công viên 30-4 rộng 3,5 hecta trước Dinh Độc Lập hoặc công viên Lê Văn Tám gần 6 hecta mà chúng ta vẫn gọi là những “lá phổi xanh” giữa thành phố.

samedi 13 avril 2024

Trịnh Đình Sĩ - Trăm Năm, Bánh Croissant

Chắc chắn, bất cứ ai trong chúng ta, trước nay qua đời mình cũng từng cầm loại bánh này nhiều lần. Hình thức và nội dung của nó có thể rất khác nhau ở xứ Việt, to nhỏ, giòn hay mềm, có nhân phô-ma hay không nhưng tựu trung, trước sau nó vẫn chỉ có hai cái tên phổ biến: Croissant, hoặc “con Cua” (Crabe). (1)

... Điều buồn cười nhất, bây giờ nếu bạn đi mua loại bánh này nơi những lò bánh mì đã “Việt hóa” 100 % hoặc những xe bánh mì thịt, thậm chí nơi cả những tiệm bánh ngọt không thấy có “yếu tố Pháp”. Khi bạn nói: “Bán cho tôi một cái bánh croissant”, người ta sẽ nghệt mặt ra. Nhưng nếu bạn nói: “Cho tôi một cái bánh con Cua”, chắc chắn ai cũng biết nó là cái gì.

Thật đấy, bạn cứ vào tiệm Chả Nghĩa ở Nguyễn Đình Chiểu, tiệm bánh mì Hà Nội ở Nguyễn Thiện Thuật hay nhan nhản bao nơi khác, bạn cứ nói chữ “croissant” xem, để tự kiểm chứng. Không phải là nỗi buồn vì bây giờ, người ta – mà không ít người đã đứng tuổi – đã không biết chữ “croissant” nghĩa là gì. Mà là một phân vân, về cả nền văn hóa mà người Pháp đã dày công vun đắp ở đây từ cả trăm năm ấy, nay cũng đã thành bụi thời gian.

dimanche 7 avril 2024

Phạm Công Luận - Đổ một ly xây chừng vào dĩa

 

Kiểu cà phê đổ ra dĩa để uống (hay gọi là húp) một thời phổ biến có từ khi nào và đến khi nào thì tàn lụi?

Có người cho rằng kiểu uống này phải có từ thời Pháp thuộc, cuối thập niên 1910. Mỗi buổi sáng sớm thời đó, dân phu phen bốc vác hay phu kéo xe ra tiệm nước ngồi, ăn sáng uống cà phê xong rồi lên đường kiếm ăn.

Nhiều khi có việc phải đi ngay, hay khách kêu xe kéo chạy gấp, họ đổ ly cà phê xây chừng (ly cà phê đen nhỏ) vào cái dĩa cho mau nguội rồi húp cho nhanh. Họ cần chất caféin cho tỉnh táo nên phải uống cho xong ly cà phê mới lên đường được. Từ đó, nảy sinh một kiểu uống cà phê kỳ lạ trên đất Sài Gòn và có thể là cả miền Nam mà người trẻ lớn lên sau này không tưởng tượng ra. Giả thuyết này tạm gọi là có lý.