Affichage des articles dont le libellé est Ngôn ngữ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ngôn ngữ. Afficher tous les articles

mardi 3 octobre 2023

Tạ Duy Anh - Sự tráo trở của ngôn ngữ

"Kinh tế thị trường" là sản phẩm của chủ nghĩa Tư bản. Suốt cả thời học trò, đây là cụm từ bị miệt thị nhiều nhất.

Nhưng rồi không thể nào thoát được Nó, trừ phi cứ định nghèo đói mãi. Tuy vậy, cần có Nó nhưng không được phép vinh danh Nó! Cụm từ "Kinh tế thị trường (tư bản) định hướng xã hội chủ nghĩa" giải quyết được yêu cầu đó.

Vẫn là Tư bản một trăm phần trăm, nhưng đa số người dân sẽ không nghĩ đó là Tư bản. Thậm chí người ta đang chứng minh Nó là sản phẩm có từ thời Cộng sản nguyên thủy!

mardi 12 septembre 2023

Nguyễn Thông - Góp ý với các nhà báo (1)

Người làm báo, giỏi cái gì (nghề chẳng hạn) chưa cần bàn, nhưng trước hết phải giỏi, thạo về ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là công cụ chuyển tải những điều họ chứng kiến, suy nghĩ, bày tỏ thái độ. Cũng như người nông dân phải thạo dùng cái cày mới có đường cày sá cày thẳng thớm vậy. Nhà báo kém về ngôn ngữ không chỉ đẻ ra tác phẩm báo chí tệ, mà nguy hại nhất là làm hỏng ngôn ngữ - thứ sản phẩm tinh túy của con người.

Ông hàng xóm nhà tôi rất nhiều lần phàn nàn về trình độ tiếng Việt của các nhà báo xứ này, có lần còn nói tục (tôi xin phép ghi lại), đèo mẹ, làm hỏng, phá nát tiếng Việt không phải ai khác chính là đám nhà báo, bọn báo in, báo điện tử, bọn phát thanh, truyền hình.

samedi 2 septembre 2023

Nguyễn Gia Việt - Quốc khánh và Tết, hai nghĩa hoàn toàn khác nhau

 

Thấy tự dưng giờ truyền thông xọ ngày quốc khánh là ngày "Tết độc lập" (?)

Cái này rất bậy về chữ nghĩa, con chữ nó vốn đã có nghĩa quy định trong tự điển riêng biệt hết rồi, xọ vô tầm xàm.

- Tết :

Chữ "Tết" trong văn hóa Việt Nam được một số người lý giải Tết là do Việt đọc trại từ Tiết trong Tiết Nguyên Đán của Tàu mà ra. Tuy nhiên chưa đúng. Ai cũng biết Tết và Tiết cũng một chữ thôi. Nhưng lịch sử Việt tộc chứng minh rằng, cái chữ "Tết" xuất hiện trước “Tiết”.

lundi 14 août 2023

Trần Đức Anh Sơn - Năng Bố Cái Đại Vương

 

Những hình ảnh trong bài được đăng trên website www.didulich.net, giới thiệu về Lăng Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) tọa lạc ở phố Cát Linh, phường Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội, được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Theo bài giới thiệu về di tích này trên website trên, thì:

"Phía trước lăng là tấm bình phong có khắc nổi hàng chữ: 陵王大馮 (Lăng Vương Đại Phùng, tức là Lăng Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng).

mercredi 19 juillet 2023

Đàm Ngọc Tuyên - Chuyến bay cấp cứu

 

Đang ngồi đợi chuyến bay cấp cứu, à không, chuyến bay giải cứu, nên tiện thể kể mấy chuyện vụn vặt ở phi trường hầu bạn đọc.

Mỗi lần ra phi trường, là mỗi lần mắc cười, vì đọc mấy câu như: "Cửa ra tàu bay", thiệt hài hước.

Thực ra thì, chỉ có ngôn từ của người cộng sản mới gọi như vậy. Miền Nam trước 1975, gọi là phi cơ, trực thăng, phi đạo, phi trường...

Người cộng sản thấy phi trường giống sân phơi lúa, mà có phi cơ bay lên nên họ gọi là sân bay. Còn trực thăng không cần phi đạo để lấy đà, mà cất cánh thẳng lên, thế là thành tàu bay lên thẳng.

dimanche 18 juin 2023

Nguyễn Thông - Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (kỳ 3)

 

Nói tiếp về từ “đối tượng”. Như đã kể, ngoài việc để chỉ những người, nhóm người được các tổ chức chính trị (đảng), chính trị xã hội (đoàn, đội, hội, mặt trận) để ý nhằm kết nạp, thì nó trong rất nhiều năm, nhất là thập niên 60 - 80 ở miền Bắc được dùng nói về người đang được yêu, bất kể trai hay gái.

Thêm nghĩa nữa cũng rất phổ biến trong chính quyền cộng sản, nhất là vào thời hậu chiến, từ đối tượng để chỉ những nhóm người được ưu tiên, gọi là “đối tượng chính sách”.

Ném biết bao xương máu vào cuộc chiến ý thức hệ nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, sau khi chiến thắng, bên thắng cuộc đã bù đắp cho phe mình bằng sự ưu tiên. Họ gọi đó là công bằng, nhân văn, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn. Nhưng cần nói rằng đã ưu tiên thì sẽ vứt bỏ quy định chung, thứ quy định mà tất cả mọi người đều phải tôn trọng.

jeudi 15 juin 2023

Nguyễn Thông - Ngôn ngữ hình sự thời công an trị (1)

 

Những ngày qua, báo chí mậu dịch và mạng xã hội sốt sắng thông tin về vụ Tây Nguyên.

Đã có khá nhiều “đương sự” phây búc cơ bị phạt do sự nhanh nhảu láu táu. Báo thì bị lỗi 404 rồi thay bằng tin “chính thống”, mạng thì bị lôi lên chỗ nhà chức việc phạt cho dăm bảy triệu để chừa cái thói “cầm đèn chạy trước ô tô” về tội… xuyên tạc.

Ông bạn tôi vốn lâu nay trùm chăn trước mọi sự, rụt rè bảo mày ạ, cứ phải đợi tin chính thống, lệch là chết. Lại nhớ, thời cải cách ruộng đất thập niên 50, tin chính thống là tin của “đội”, hễ nói sai thì bị xử lý, thậm chí đập đầu, bắn bỏ. Khi sửa sai, thì tin chính thống lại thành tin phản động. Chả biết thế nào mà lần.

mardi 23 mai 2023

Mai Bá Kiếm - Các tòa báo không có quyền làm hoen ố tiếng Việt !

 

Cái tựa “Mỹ học tiếng cười Tú Xương” của báo Công an Nhân dân đã tối nghĩa còn gây hiểu lầm! Theo cấu trúc câu này, bạn đọc sẽ hiểu “Mỹ” là chủ từ của động từ “học” và "tiếng cười Tú Xương" chịu tác động của hành vi “học”.

"Tiếng cười Tú Xương" không được ghi âm, nên không ai rõ là “hihi” hay “haha”, nhưng có gì hay mà phải Mỹ muốn nhại tiếng cười đó? Trong khi, “Mỹ học” là “Môn học về thẩm mỹ” (Tự điển Thanh Nghị).

Danh từ “Mỹ học” viết liền với danh từ “tiếng cười”, viết kề nick "Tú Xương" mà không có giới từ làm trung gian nên tối nghĩa. Hơn nữa, “Mỹ học” là từ Hán Nôm đi liền với “tiếng cười” từ thuần Việt nên nghe “trớt văn hướt”! Tại sao không dùng từ Hán Nôm là “trào phúng” và thêm giới từ thành tựa bài: “Nét mỹ học trong thơ trào phúng Tú Xương”.

mardi 2 mai 2023

Nguyễn Thông - Thủ phạm phá tiếng Việt (1)

 

Thiên hạ mạng đang rất thích thú về những góp ý cho chương trình “Vua tiếng Việt”. Mà người “chém nhát nào ra nhát ấy” không phải chuyên gia ngôn ngữ, những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ công tác ở viện này viện nọ, mà chỉ là anh chàng bình dị xứ Thanh, “kỹ sư khuyến nông” Hoàng Tuấn Công.

Phải sổ toẹt thẳng cái điều người ta ngại nói ra, rằng một mình kẻ ngoại đạo ngôn ngữ kia đã chấp cả đội ngũ chuyên gia ngôn ngữ xứ này. Bằng sự hiểu biết uyên bác, sâu sắc, và nhất là trách nhiệm công dân bảo vệ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hơn hẳn cả đám viện sĩ hữu danh vô thực.

Không biết họ, những giáo sư tiến sĩ phòng lạnh ấy, nghiên cứu cái gì, đi mây về gió chỗ nào, chứ riêng chuyện đúng sai tiếng Việt thì có nhẽ họ chẳng hề quan tâm.

mardi 18 avril 2023

Trần Quốc Quân - Bí ẩn về tiềm thức và ý thức

 

Trong phim 17 khoảnh khắc mùa xuân, một nữ tình báo Liên Xô được cài cắm hoạt động trong lòng nước Đức phát xít. Cô nói tiếng Đức như người Đức.

Nhưng khi cô chuẩn bị sinh con, các đồng chí của cô rất lo là khi lâm bồn, trong lúc đau quá cô sẽ mất ý thức để rên la bằng tiếng mẹ đẻ. Và đúng là như vậy. Cơn đau đẻ khiến cô mất kiểm soát, trong lúc nửa tỉnh nửa mê cô đã thốt lên câu "Mẹ ơi! Con đau quá" bằng tiếng Nga.

Câu chuyện trong phim trên đây không lạ, cũng chẳng ly kỳ như câu chuyện mà một người bạn tôi từng kể dưới đây:

dimanche 15 janvier 2023

Đỗ Duy Ngọc - Quái dị !

 

Tui đọc mà tui không tin được, mà cũng chẳng hiểu được.

Từ đâu và từ bao lâu rồi tiếng Việt lại sinh ra những từ viết tắt kỳ quái thế này. Mà nó lại phát ra từ miệng của bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đau lòng chứ!

Một người lãnh đạo một Bộ quản lý Giáo Dục mà có cách nói như thế.

Nguyễn Thông - Tiếng Việt bị méo mó

 

Trên báo chí thời nay, ta thường bắt gặp những câu có động từ "lọt", ví dụ: Việt Nam lọt vòng chung kết, thủy sản Việt Nam lọt nhóm nước xuất khẩu hàng đầu, người đẹp lọt Top 15...

Cách dùng từ như vậy sai trầm trọng. Điều nguy hiểm là nó sẽ thành thói quen, khiến người ta đọc mãi sẽ chấp nhận cái sai, tiếng Việt sẽ bị hỏng, không còn trong sáng nữa.

"Lọt" là động từ chỉ sự vượt qua một không gian thật nhỏ để từ chỗ này sang chỗ kia. Thành ngữ Việt có câu "lọt sàng xuống nia", sàng (chỗ này) vốn có những lỗ rất nhỏ, hạt gạo lọt qua sẽ rơi xuống nia (chỗ kia), chẳng mất đi đâu mà sợ.

jeudi 22 décembre 2022

Thái Vũ - Sao không dùng tiếng Việt ?

 

Có hai từ tiếng Anh chêm vào rất thịnh hành ở Việt Nam hiện nay là "o đờ" và "síp".

- "Ai cần thì o đờ đế em síp".

Tiếng Việt có từ "đặt", đặt hàng", "kêu (món ăn)" và "giao", giao hàng". Sao không dùng?

samedi 17 décembre 2022

Nguyễn Đức Huy - Nghĩ về hai từ văn hóa ở Việt Nam


Tháng 10/2021, Quốc hội bàn về dự Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi. Trong đó, có đổi danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa” thành danh hiệu “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố tiêu biểu”, “Gia đình tiêu biểu”.

Thay “Văn hóa” bằng “Tiêu biểu”. Chưa biết tiêu biểu cho cái giống gì, nhưng hễ xóa kính thưa đủ thứ danh xưng “văn hóa” là tôi bớt ngứa mắt và chói tai.

Nhớ lại, giáp Tết năm nào đó, trong cuộc gặp mặt báo chí tại số 7 Lê Duẩn, Quận 1, cố thủ tướng Phan Văn Khải kể: “Tôi thấy bây giờ khắp nơi đều treo bảng ấp văn hóa, gia đình văn hóa, mà có văn hóa gì đâu? Ngay tại ấp văn hóa nhà má tôi nè (ở Tam Tân, Củ Chi) tôi nuôi bầy cá kiểng trong hòn non bộ, vậy mà trộm leo rào vào kéo trộm!” Cụ Khải có đệm ĐM khi kể khiến cả hội trường cười rần, cụ cũng cười hồn nhiên!

mercredi 2 novembre 2022

Phan Châu Thành - Ngôn ngữ bạo lực

 

Quan sát người Việt qua cuộc chiến Ukraina, cái mình thấy đáng sợ nhất là thứ giáo dục mà chúng ta được dạy, được tiêm nhiễm vào đầu, đó là sử dụng ngôn ngữ của bạo lực.

Tư tưởng "đấu tranh bằng sức mạnh" này vốn từ Liên Xô, lan qua các nước châu Á, cắm rễ ở Việt Nam hơn 80 năm qua, trải qua các cuộc chiến tranh giành, làm thay đổi cả một dân tộc. Chúng ta mở mồm ra là chỉ muốn dùng sức mạnh, cho rằng đó là giải pháp đầu tiên, thậm chí là duy nhất.

Từ tiềm thức, tới suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm... chính chúng ta mới ngày càng trở nên hung hãn.

dimanche 23 octobre 2022

PGS Hoàng Dũng - "Liêm sỉ"

 

Đạo văn thì đâu cũng có, chỉ khác nhau nhiều ít mà thôi.

Nhưng đạo văn đến 33 lần như GS TS Nguyễn Đức Tồn, được bêu tên trong gần 200 bài báo trong và ngoài nước, trên 30 tờ báo giấy và báo mạng, mà vẫn hạ cánh an toàn, vẫn giáo sư tiến sĩ, thì chỉ có xứ ta mới "nhân đạo" như thế.

Ở xứ người, những ai đã trót đạo văn, khi bị phát hiện, thường tủi hổ xin từ chức nếu có chức và tự nguyện rút lui khỏi môi trường học thuật. Đó là vết nhơ mà người tự trọng thấy day dứt, có khi suốt đời.

Hoàng Tuấn Công - Khi trùm đạo văn chủ tọa hội thảo

Chuyện ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn như thế nào đã có hàng chục tờ báo (cả hải nội và hải ngoại), với hàng trăm bài viết chỉ rõ.

Giới cầm bút Việt Nam hầu như không ai không biết chuyện này.

Thời ấy, ông Nguyễn Đức Tồn không bị tước chức danh giáo sư do tội đạo văn là nhờ được sự bao che, dung túng của các ông:

vendredi 27 mai 2022

Dạ Ngân - Tiếng Việt của ta ơi!

 

Không khó để phân biệt tiếng Việt chuẩn của Hà Nội và Sài Gòn. Nhất định tôi không phân biệt Bắc Nam, tôi không đồng hành với những người phân biệt lấy được ấy.

Đơn giản vì tôi hiểu, tiếng Việt phổ thông từ học đường lấy chuẩn Việt từ Hà Nội. Đất nước ngàn năm, chữ Việt hiện thời hình thành vài trăm năm và không ngừng sinh ngữ. Không lấy chuẩn Thăng Long - Hà Nội thì lấy chuẩn đâu? Giáo khoa thư căn từ chuẩn ấy. Mọi người Việt các vùng miền phát âm khác, nhưng viết thì chính tả Hà Nội ấy (dù cả phía Bắc phát âm tr ch gần như nhau).

Người nước ngoài học tiếng Việt, cần học tiếng Việt chuẩn rồi thì học nghe thêm phát âm miền Trung, Huế, Sài Gòn và cần biết thêm phương ngữ Nam bộ.

mercredi 6 avril 2022

Nguyễn Văn Tuấn - Putinistas

Hôm nay đọc báo Sydney Morning Herald (Úc), tôi học được một chữ mới: Putinista (số nhiều là Putinistas).

Theo cách mà cây bỉnh bút Tim Elliott viết, thì chữ này được dùng để chỉ một số người Nga ở Úc ủng hộ hay biện hộ cho những việc làm và suy nghĩ của Putin.

Chỉ một số rất ít thôi, vì tuyệt đại đa số (theo survey) người gốc Nga ở đây đều chống cuộc xâm lăng của Putin vào Ukraine.

vendredi 11 février 2022

Ngô Nhân Dụng - Dùng tiếng Ukraine chống Putin


Bây giờ mọi người chỉ nói tiếng Ukraine! Một vài bạn trẻ vô tình xổ ra mấy tiếng Nga đều bị người chung quanh trợn mắt nhìn, phải ngưng và quay trở lại với tiếng mẹ đẻ!

Ngân hàng Trung ương Âu châu mới báo động các ngân hàng thương mại phải chuẩn bị đối phó, vì tin tặc Nga có thể tấn công phá rối hệ thống máy vi tính, tin học, theo bản tin Reuters. Trong cuộc đối đầu giữa Nga với Ukraine, Mỹ và các nước Âu châu không phải chỉ là phô trương quân đội, vũ khí mà còn mặt trận thông tin.

Tháng trước chính phủ Anh báo động ông Putin âm mưu lật đổ Tổng thống Volodymyr Zelensky để một chính phủ thân Nga lên cầm quyền ở Ukraine. Mỹ lại mấy lần báo động quân Nga đã tụ tập đủ 70%, rồi 80% sẵn sàng tiến sang Ukraine. Sau đó, Mỹ lại cảnh cáo Nga sắp tung ra một video ngụy tạo cảnh quân Ukraine tấn công quân Nga để ông Putin kiếm cớ đánh trả đũa.