Affichage des articles dont le libellé est Kiến thức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kiến thức. Afficher tous les articles

dimanche 11 juillet 2021

Trăn trở của nữ bác sĩ về cách TP.HCM có thể cải thiện trong chống dịch

(VNN 11/07/2021) Thành phố trong những ngày giãn cách xã hội đã cho tôi có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm với nhiều trăn trở khôn nguôi về những gì người dân nói, đồng nghiệp nói, học trò của mình nói.

Thật sự tôi rất nể phục và trân trọng những nỗ lực của ngành y tế và chính quyền TP.HCM cũng như Trung ương đã làm để ngăn chặn dịch bệnh nhưng theo tôi, vẫn còn một số vấn đề. Nếu biết cách cải thiện thì kết quả hy vọng sẽ tốt hơn.

Thứ nhất, dường như công tác tổ chức chống dịch không được suông sẻ, có sự dẫm chân lên nhau và phân công không rõ ràng.

mardi 29 juin 2021

Đặng Bích Phượng - « Công chúa » Hà Kiều Anh ?


Ở các nước, không có kiểu gọi « hoa hậu » suốt đời như Việt Nam, hết một năm nhiệm kỳ thì được gọi là « cựu hoa hậu ». Cô Hà Kiều Anh được danh hiệu này cách đây gần 30 năm rồi mà báo chí vẫn tung hô « hoa hậu » thì không thể hiểu nổi – TM. 

Cái gì cũng cần có kiến thức tối thiểu. Không hiểu thì tra gúc gồ.

Thò mặt lên mạng, thấy nói công chúa mới xuất hiện mà chả hiểu mô tê gì. Lần mò mới hay, hoa hậu Hà Kiều Anh nói rằng cô ấy là công chúa đời thứ 7 triều Nguyễn.

Gì chứ mấy vụ kiểu này, nhà em không mấy khi quan tâm. Nhưng lần này thì cũng có tid tò mò. Đọc xong thì thấy cô hoa hậu nhầm lẫn rất cơ bản.

samedi 8 mai 2021

Nguyễn Đình Bổn - Gia đình cũng cần giáo dục về tai họa bất ngờ !


Dư âm vụ cháy chết đến 8 người vẫn làm tôi bàng hoàng.

Tôi cũng thường viết, nhấn mạnh về giáo dục gia đình để bù trừ vào những khiếm khuyết của giáo dục nhà trường, xã hội. Tôi cũng từng đề cập về cháy nhà, xin nhắc lại một cách ngắn gọn.

Nhiều người Việt sợ "xui" khi công khai nói về việc có thể lúc nào đó nhà mình bị cháy, vì vậy họ thường bỏ qua không nhắc đến trong gia đình. Trong khi đó với điều kiện sống eo hẹp, chật chội và thiếu kiến thức về phòng tránh hỏa hoạn hiện nay, các khu dân cư bình dân tại các thành phố Việt Nam nguy cơ đó cực kỳ cao.

lundi 8 février 2021

Đào Hiếu - Hai mặt của “tự do”

 

Có một số người không thích ai nói trái ý mình. Họ muốn áp đặt người khác suy nghĩ giống mình, cảm nhận giống mình, phát biểu giống mình. Họ chỉ chơi với những ai đồng điệu và xa lánh kẻ nào “nghịch” với họ.

Tóm lại, họ không chấp nhận tự do tư tưởng, tự do thể hiện, tự do ngôn luận.

Loại người như thế vừa đáng ghét, vừa nguy hiểm, lại vừa buồn cười. Họ là kẻ thù của dân chủ, nhân quyền, kẻ thù của sự tiến bộ và sáng tạo.

vendredi 1 janvier 2021

Nguyễn Đình Bổn - Xả năng lượng !


Nhiều du khách ngoại quốc khi đến các thành phố lớn Việt Nam, họ cực kỳ kinh ngạc với cảnh giới trẻ chen nhau dập mật đón coi pháo bông, hay hùng hổ lao ra đường sau một vài chiến thắng nhỏ của bóng đá ở cấp châu lục hoặc chỉ ở "ao làng" Đông Nam Á.

Họ kinh ngạc và "thán phục" các dạng thái mang tên "tình yêu cuồng nhiệt" này.

Thực ra là người trong nước, luôn quan sát xã hội tôi cho rằng đó là một dạng xả năng lượng. Nghĩa là xả những tù túng, bức bối ở cả tinh thần và thể xác mỗi khi có dịp bởi nó đã quá đầy.

vendredi 25 décembre 2020

Trần Quốc Bảo - Cuồng thuyết


Bạn có biết thật ra tên Pol Pot là một tên trí thức Pháp chánh hiệu con nai vàng. Hắn không phải là nông dân như Đỗ Mười, culi như Tôn Đức Thắng, hay là thằng rửa chén như cu Ba Minh. Hắn xuất thân miền quê nhưng vì học khá nên được giúp cho đi du học.

Ở Pháp hắn say mê nghiên cứu lịch sử và rất cuồng những kiến thức về xã hội công xã nguyên thủy. Kiến thức Pháp thời điểm đó nói rằng Công Xã Nguyên Thủy là hình thái xã hội không có giai cấp, không có ông chủ, không có bóc lột... wow wow wow quá tuyệt vời.

Hắn quá là mê và nuôi nguyện ước xây dựng xã hội nguyên thủy tại Cabodia. Điều khủng khiếp là ước mơ của hắn thành sự thật và mọi người đã thấy.

dimanche 20 décembre 2020

Hoàng Hải Vân - Cuộc chiến tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ


Rất nhiều học giả và các “chuyên gia” người Việt về lãnh vực kinh tế và xã hội, trong đó có cả các vị tiến sĩ dù đã học, đang làm việc hoặc giảng dạy ở Mỹ hay ở Việt Nam, nhưng vẫn không hiểu đúng về nước Mỹ và nền tự do của Mỹ.

Lý do là họ được đào tạo theo các giáo trình trang bị những tri thức ngụy tạo do các học giả phái tả viết, được phổ cập hết sức rộng rãi ở phần lớn các trường đại học Mỹ, trong đó có cả Đại học danh tiếng như Harvard. Rất nhiều trí thức “bất đồng chính kiến” và các “nhà hoạt động dân chủ”, “đấu tranh cho tự do dân chủ” ở Việt Nam được sự hậu thuẫn của các chính khách Đảng Dân chủ Mỹ hoặc muốn được các chính khách này hậu thuẫn, cũng tiếp thu những tri thức ngụy tạo cặn bã nói trên.

Nếu như họ thay được chính quyền hiện tại bằng một chính quyền theo mô hình của thứ tri thức cặn bã này, thì xin nói thẳng, cái chính quyền đó tôi đây cũng coi khinh (những dòng này chắc sẽ khiến tôi mất thêm một số “bạn bè” và “người theo dõi” trên phê tê bốc, nhưng không sao, hihi).

mercredi 18 novembre 2020

Chu Mộng Long - Về vấn đề học phí : Tằng tắng tăng…

Không cần nói đạo đức nghề nghiệp, bài này tôi luận sòng phẳng về kinh tế thị trường, dù đó là thị trường giáo dục.

Khi vừa lên chức Bộ trưởng, ông Phùng Xuân Nhạ tuyên bố: "Học phí thấp thì không thế đòi hỏi chất lượng giáo dục cao". Đúng tư chất chuyên gia kinh tế làm giáo dục. Kể cả cách tư duy ấy cũng rất phù hợp với kinh tế thị trường. Giáo dục, theo xu thế toàn cầu, không thể không nằm trong kinh tế thị trường. Các triết gia hậu công nghiệp gọi là "kinh tế tri thức" - tri thức được xem là một mặt hàng, được trao đổi theo quy luật cung - cầu.

Nôm na, người học muốn có tri thức phải bỏ tiền ra mua tri thức. Nhiều giáo sư tiến sĩ rởm hào hứng với điều này. Và thế là một cuộc cách mạng về giá cả: giá học phí, giá sách tăng vọt. Khi bị dư luận phản ứng, nhiều nhà giáo dục vin vào câu của Bộ trưởng mà biện minh cho hành vi của con buôn giáo dục.

jeudi 8 octobre 2020

Mai Bá Kiếm - Phải lồng « Đức dục » vào trong « Trí dục »


 

Tôi nhớ khoảng năm 2004, trong cuộc họp góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, cố giáo sư Nguyễn Chung Tú (Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Sài gòn) đã nói: “Dự thảo Luật Giáo dục không đặt ra khung thời lượng của: Trí dục – Đức dục – Thể dục cho từng cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học)”.

Rồi, GS Tú giải thích: Trí dục là dạy kiến thức, Đức dục là dạy làm người, Thể dục là dạy rèn luyện thân thể.

Bậc tiểu học, học trò chưa phát triển đầy đủ tế bào neurone, vì thế không được dành phần lớn thời lượng cho Trí dục như hiện nay, mà phải tăng thêm thời lượng cho Đức dục và Thể dục, để học trò phát triển cân bằng về kiến thức, nhân cách và thể chất.

mercredi 7 octobre 2020

Trịnh Hữu Long - Nếu có yêu Trang, hãy tiếp nối những gì Trang làm


 

Lên án, đòi trả tự do, vận động trong nước, vận động quốc tế, tất cả mọi việc đó đều đáng quý và quan trọng. Ta hãy làm, và làm quyết liệt.

Nhưng có một việc quan trọng hơn cả, mà Trang luôn tha thiết, là một khi cô bị cầm tù thì chúng ta sẽ làm cho việc cầm tù cô trở nên vô nghĩa với chính quyền, bằng cách tiếp nối những việc Trang làm.

Hãy viết báo. Hãy mở báo.

dimanche 13 septembre 2020

Lê Học Lãnh Vân - Đồng Tâm cùng học


Tôi biết rất nhiều người quen của tôi đang theo dõi rất sát phiên tòa xử vụ án Đồng Tâm. Vụ án thu hút nhiều tâm sự khiến người ta không còn đành lòng vui riêng, không còn muốn giải trí hay làm một việc gì khác…

Cho dù còn ba ngày nữa mới tuyên án, tôi nghĩ đã tạm đủ để có một cái nhìn và nhận định một số khía cạnh của vụ án.

Câu hỏi không ít người nêu: Chúng ta cần làm gì? Chúng ta phải lên tiếng chứ?

mercredi 19 août 2020

Trịnh Hồng Thọ - Đề nghị phạt nặng VTV vụ ký sinh trùng



Lỗi VTV lúc đầu chỉ là lỗi nhẹ, nhưng vì không chịu cầu thị, giải quyết sớm nên có thể nói tới giờ phút này, đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tóm tắt vụ việc: Trong bản tin Tài chính-Kinh doanh phát trên VTV1 lúc 7h ngày 17.8.2020, biên tập viên Anh Quang đọc lời dẫn như sau: "Dịch COVID-19 đã khiến cho những con phố du lịch hay là chủ yếu phục vụ khách nước ngoài tại TP.HCM trở nên tiêu điều. Và khi những con phố không còn sức sống, những gánh hàng rong, vốn được xem là sống ký sinh trùng LÊN TRÊN những con phố này sẽ tồn tại ra sao?". 

Sau đó là cảnh quay khoảng 2 phút những gánh hàng rong, các con đường vắng vẻ, vì Covid...

samedi 1 août 2020

Kiều Mai Sơn - Thể diện & Quốc thể



Ngành Tuyên giáo vốn được cho là đi đầu về định hướng trong công tác thông tin tuyên truyền ở Việt Nam. Những năm trước hễ có vụ việc gì là lại đổ cho bọn Việt Tân phá hoại. 

Tôi từng đọc biên tập chốt bản thảo một cuốn sách hỏi đáp về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Cuốn sách do một bà Bí thư Trung ương Đoàn - Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương đứng tên chủ biên. 

Bản thảo do một bà nguyên Tổng biên tập nhà xuất bản trực tiếp biên tập, đã qua 2 bông. Tổng biên tập đương nhiệm đã ký duyệt. Bằng trực giác thế nào đó, Trưởng ban biên tập nhờ tôi đọc hiệu đính giúp cho lần cuối. 

Kiều Mai Sơn - Bắt chết sớm quá



Báo Tuổi Trẻ đăng toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng trong cuộc gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học nhân kỷ niệm 90 năm ngành Tuyên giáo. Nhưng bộ phận nào tham mưu bài phát biểu cho Thủ tướng ẩu quá. 

Nói nhà văn Nguyễn Trung Thành hy sinh cho Tổ quốc mà cụ vẫn đang sống đấy thôi.

Nguyễn Trung Thành tức nhà văn Nguyên Ngọc, sinh năm 1932. Diêm Vương chưa chấm cụ đi. Hôm trước thấy cụ dự ra mắt bản dịch Truyện Kiều của nhà văn Dương Tường. Trông thần thái nhà văn Nguyên Ngọc còn khoẻ mạnh lắm. 

Lưu Trọng Văn -Thủ tướng phải có lời xin lỗi


Nhà văn Nguyên Ngọc (thứ 5 từ trái), bỗng dưng bị "khai tử" trong diễn văn của thủ tướng.

Nhân 90 năm thành lập ngành Tuyên giáo, Thủ tướng có bài phát biểu chào mừng tại buổi gặp mặt văn nghệ sĩ có đoạn như sau: 

« Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không ít văn nghệ sĩ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ như nhà văn Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý … » 

Anh Đức (bút danh của Bùi Đức Ái), Phan Tứ ( bút danh của Lê Khâm), Nguyễn Sáng (bút danh của Nguyễn Quang Sáng), Trần Hiếu Minh( bút danh của Nguyễn Văn Bổng ) đều không chết trong chiến tranh. 

dimanche 2 juin 2019

Đoàn Bảo Châu - Nhà báo muốn « bưng bô » cũng cần có kiến thức



Ông Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, phát biểu trong khi thảo luận tổ của Quốc hội về kinh tế - xã hội vào tháng 5/2019: 

“Bây giờ nhà báo cứ nhăm nhăm đi chụp ảnh nhà của ông này, ông kia đưa lên mạng rồi đặt ra câu hỏi tiền ở đâu ra để làm nhà. Trong khi đó, tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ và việc chứng minh nguồn gốc tài sản là của cơ quan chức năng. Nhưng mạng cứ đưa tràn lan mà không ai xử lý, vi phạm pháp luật mà không ai xử lý!”

Nếu một người dân lao động, ít hiểu biết phát biểu câu này tôi sẽ bỏ qua, nhưng với vị trí của ông Thuận Hữu thì tôi phải có mấy ý: