Affichage des articles dont le libellé est Giáo viên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giáo viên. Afficher tous les articles

mercredi 7 avril 2021

Thái Hạo - Chuyện đùa về « nhiệm vụ chính trị mới » của giáo viên


Một người bạn cũ đã lâu ngày không liên lạc, tối nay bỗng gọi, nói luôn “vừa đi đánh trận về”. “Đánh trận gì?”. “Đánh Facebook”. Hỏi một hồi mình mới hiểu ra. Nhưng đến giờ vẫn chưa tin rằng đó là sự thật. Vì nó giống một chuyện tiếu lâm nhiều hơn.

“Đánh sập các trang facebook theo lệnh của cấp trên” – đó là nhiệm vụ chính trị mới của người giáo viên ! Có rất nhiều đội tác chiến, mỗi đội khoảng 50-100 người là giáo viên và cán bộ công nhân viên chức nói chung.

Cứ đến lịch 7 giờ tối là cấp trên sẽ gửi khoảng 2 đường dẫn (link Facebook) vào group của đội, và toàn đội ấy sẽ cầm điện thoại lên rồi tác chiến (báo cáo) cho đến khi nó sập. Đánh từ 7-9 giờ tối, khi nào 2 tài khoản Facebook ấy sập thì thôi. Nếu không sập là “không hoàn thành nhiệm vụ”, sẽ bị “xử lý” bằng khiển trách, hạ thi đua hay các hình thức khác.

mercredi 9 décembre 2020

Ngô Nguyệt Hữu - Vĩnh Xương, Tân Châu, An Giang !


Mấy nay tôi đọc thông tin nữ sinh lớp 10 trưởng phổ thông trung học Vĩnh Xương, Tân Châu, An Giang tự tử để lại thư tuyệt mệnh, buồn bã vô cùng. May mà cháu được cứu chữa kịp thời.

Chúng ta từng đi qua thời áo trắng, chúng ta mang ơn những thầy cô tử tế. Nhưng cũng có quá nhiều thầy cô sẵn sàng biến chúng ta thành trò tiêu khiển của họ.

Có 3 điểm trong vụ nữ sinh tự tử ở Vĩnh Xương, ba điểm được cơ quan chức năng kết luận:

Hoàng Nguyên Vũ - Cô giáo « Yêu màu tím » vẫn nhởn nhơ


Cô giáo "Yêu màu tím" vẫn "không sao", ngành giáo dục đã chính thức bất lực với kiểu giáo viên như thế này?

Tiếp vụ nữ sinh bị nhà trường kỷ luật một cách phản giáo dục dẫn đến việc phải tìm đến cái chết, đến nay, cô giáo Thu Huệ vẫn "không sao".

Phát biểu với báo chí, nhà trường chỉ nói vỏn vẹn là cô ta bị sốc khi bị cộng đồng lên án bởi hành vi bất lương của cô ta đối với học trò. (Vẫn biết sốc cơ đấy!)

lundi 7 décembre 2020

Lê Văn Luân - Sự đơn độc giữa bầy sói


Sau sự việc nữ sinh ở An Giang phải tự tử, nay đích thân một cô giáo mầm non ở Đăk Lăk nhắn tin cho tôi bày tỏ nỗi bức xúc tột cùng. Một mình cô phải nhịn nhục vì sợ “tập thể” trù dập, mặc dù như cô nói có chứng cứ cho việc đó.

Như vậy mới hiểu được tình cảnh đơn độc và sau đó bị đẩy ra khỏi trường học của cô Bích Nhung ở Quốc Oai (Hà Nội) mới đây là như thế nào. Cô kiện cáo ra tòa về việc kỷ luật sai trái, nhưng vẫn không có kết quả gì.

Ai dám tin rằng một đứa trẻ sẽ còn lựa chọn khả dĩ khác vì tâm hồn của chúng làm sao chịu đựng được các chiêu trò và thủ đoạn trù dập, khủng bố tinh thần của cả một đám người có sức mạnh và vị trí đang liên kết lại với nhau ?

dimanche 6 décembre 2020

Thanh Hằng - Một con người đốn mạt không thể đứng trên bục giảng


Cô bé Y thực sự không may mắn khi phải học ở ngôi trường thiếu tình người, nhất là “rơi” vào lớp do cô H với nickname “Yêu màu tím” làm chủ nhiệm.

Bởi không chỉ cô giáo H mà các thầy cô ở trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) liên quan trong vụ việc, rõ là có vấn đề khi vào hùa nhau trù úm một đứa trẻ mới lớn.

Việc cháu Y là học sinh giỏi suốt 9 năm cho thấy cháu thông minh, phàm người thông minh thường có cá tính. Lại là trẻ ở tuổi dở dở ương ương, nhưng cháu đã bị thầy cô cư xử không hề có tính sư phạm. Và làm sư phạm nhưng ứng xử với học sinh không có tính sư phạm chính là mấu chốt của bi kịch.

Lê Văn Luân - Sự bạo hành man rợ


Một ngôi trường bêu tên học sinh bị kỷ luật trước toàn trường để làm gì, ngoài sự nhục mạ công khai và với mục đích để đe dọa những học sinh còn lại đừng phạm lỗi ?

Hơn thế, chỉ là kỷ luật, một nữ sinh còn vị thành niên, lại bắt thiếu nữ này lao động khi tay bị gãy vẫn còn đang nẹp.

Đây là thứ giáo dục có tính trừng phạt của thời trung cổ. Nó không phải là trường học, nó là nơi tra tấn, cưỡng bức và đày đọa con người. Ngôi trường như vậy làm sao có nền tảng để giáo dục con người trở thành nhân văn?

Hoàng Nguyên Vũ - Đừng im lặng nữa !


Nữ sinh bị nhà trường bức tử, giáo viên chủ nhiệm đăng đàn nói "giả vờ" và "đấu tranh" tiếp để đòi sự "trong sạch" cho nhà trường: Cần khởi tố hình sự !

Những điều trên tôi mong không phải sự thật, nhưng rất tiếc, điều đó lại là sự thật.

Chuyện xảy ra tại trường trung học phổ thông (THPT) Vĩnh Xương, An Giang. Nữ sinh Y, sáng 30/11 bị phát hiện uống thuốc hen quá liều để tự tử. Em để lại hai lá thư tuyệt mệnh. Lá thư bày tỏ sự uất ức về hình thức kỷ luật vô lý và oan uổng của nhà trường khiến em - một học sinh giỏi, phải tìm đến cái chết !

Đỗ Cao Cường - Sát nhân học đường: Ác độc vô nhân tính


Không còn con đường nào khác, em nữ sinh lớp 10 trường trung học phổ thông (THPT) Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu, An Giang) phải uống thuốc tự tử. Để minh chứng mình không vi phạm như quyết định xử lý của trường này.

Giáo viên của em là mụ Huỳnh Thị Thu Huệ vẫn thản nhiên viết trên Zalo với những lời lẽ cay độc như sau: “Có một loài chim đã tìm cái chết rất vinh… để vu oan… trong một môi trường rất cao quý, chim chọn một nơi rất thanh sạch à nghen...”. Một em nữ sinh khác đã dũng cảm trả lời mụ ta là chết vinh còn hơn sống nhục, tự tử là bất đắc dĩ.

Mẹ của em nữ sinh cho biết, nguyên nhân bắt đầu từ lúc em không tham gia học phụ đạo có thu phí - trong nhiều năm liền em là học sinh giỏi, hiện tại em học giỏi nhất lớp.

vendredi 20 novembre 2020

Phan Thúy Hà - Thầy giáo Ngụy Cao Hiền


 

Học trò của thầy nay cũng trên tám mươi tuổi cả rồi. Một trong những học trò của thầy, ở tuổi 84, đêm nay nhớ về người thầy dạy cấp hai của mình.

Thầy Ngụy Cao Hiền là chắt nội và là người thừa kế cụ Ngụy Khắc Đán, phó sứ đi Pháp thời Tự Đức.

Thầy biết tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latinh - ở mức làm thơ được. Thầy nghiên cứu lịch sử cổ đại: Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp- La Mã.

Bùi Nguyễn Trường Kiên -Thầy tôi !

 

Hồi ấy, trước năm 1975, ban ngày tôi đi làm, ban đêm đi học. Tuy là lớp học ban đêm, nhưng chương trình học vẫn giống hệt những trường, lớp ban ngày. Cũng đầy đủ tất cả mọi môn học và thời gian học cũng một ngày 4 tiếng như thế. Hàng ngày chúng tôi học từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm.

Ai đi học những lớp ban đêm ấy? Chắc anh chị em cũng không khó đoán – bọn tôi là những học trò thuộc gia đình nghèo, ban ngày phải bươn chải kiếm sống, tối đến trường cố kiếm lấy cái chữ làm vốn bước vào đời. Bạn bè tôi thuộc gia đình nghèo, còn tôi thì “đặc biệt” hơn, tôi là thằng bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, nên thuộc loại… cực kỳ nghèo - nghèo khó, nghèo khổ, nghèo đau nghèo đớn!

Tất nhiên, ngôi trường mà chúng tôi học là trường tư thục, học sinh phải đóng học phí.

samedi 17 octobre 2020

Tội ác kinh tởm : Nam giáo viên bị khủng bố Hồi giáo chặt đầu tại ngoại ô Paris


Hồi giáo cực đoan vừa phạm thêm một tội ác vô cùng dã man ngay trên đất Pháp. Chỉ vì cho học sinh trong lớp xem một biếm họa về Mahomet trong giờ dạy về tự do ngôn luận, một thầy giáo dạy sử đã bị chặt đầu ở gần trường trung học Bois d’Aulne, thuộc Conflans-Sainte-Honorine (Yvelines, ngoại ô Paris) chiều thứ Sáu 16/10/2020, một ngày trước kỳ nghỉ lễ Các Thánh !

Vào khoảng 17 giờ tại đường Buisson-Moineau, ở Éragny (vùng Val-d’Oise), đội cảnh sát hình sự (BAC) Conflans-Sainte-Honorine nhận được điện thoại báo cho biết có một kẻ khả nghi đang lảng vảng xung quanh một trường học, tay cầm một con dao nhà bếp dài 20 centimet hãy còn đẫm máu. 

jeudi 15 octobre 2020

Hai Tran - Tại sao ngày xưa tất cả thầy cô dạy lớp 1 đều lớn tuổi ?


Điều này có lý do mà không phải ai cũng biết.

Các bạn nào trên 40 hoặc trên 50 tuổi thử nhớ lại coi thầy cô dạy mình hồi lớp 1 có phải rất lớn tuổi ?

Trước 1975 tại miền Nam (phía Bắc thì tôi không biết) giáo viên vừa tốt nghiệp sư phạm không bao giờ được giao dạy lớp 1. Chỉ những giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp mới được giao dạy lớp 1 (việc này còn duy trì đến những năm 1980).

samedi 3 octobre 2020

Vòng kim cô Bắc Kinh siết chặt nền giáo dục khai phóng của Hồng Kông


Đăng ngày:

Thầy Shum khoảng 30 tuổi, chuẩn bị ngày khai giảng vào cuối tháng Chín tại trường trung học ở khu phố thương mại bình dân Sham Shui Po (Thâm Thủy Phụ) một cách thấp thỏm. Không khí kiểm duyệt nặng nề đến nỗi thầy cô giáo không biết nên nói về đề tài nào, nên cho tranh luận những gì. Tất cả đều có thể trở thành « nhạy cảm » dưới mắt chính quyền, và người thầy dạy môn giáo dục công dân lo sợ bị phụ huynh hoặc đồng nghiệp tố cáo vì những lý do không đâu.

Việc ban hành Luật an ninh quốc gia hôm 30/06/2020 do Bắc Kinh soạn ra để đè bẹp tinh thần phản kháng tại cựu thuộc địa Anh - từ hơn một năm qua bị rung chuyển bởi phong trào dân chủ quy mô - đã có những tác động cụ thể lên các cơ sở giáo dục. 

dimanche 27 septembre 2020

Michael Bui - Bố tôi

 


Mẹ tôi người làng Hành Thiện, Nam Định. Ông nội của mẹ tôi chống Pháp bị chém đầu chung với Hoàng Hoa Thám, tức cụ Đề Thám vào năm 1913. Mẹ tôi có người anh cả là bác Quỳnh đi theo Việt Minh cũng chống Pháp.

Việt Minh trong giai đoạn này là liên minh chính trị cánh tả mang danh nghĩa trung lập, với mục đích công khai là "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái để chống thực dân Pháp". Về sau bác Quỳnh bị Việt Minh thủ tiêu vì không phải là người Cộng Sản mà bác đi theo Đảng Tân Dân Chủ.

Lớn lên khi dọn về Hà Nội, gia đình Mẹ rất khá giả vì ông ngoại tôi là nhà thầu cho mỏ than Hòn Gai tại Quảng Ninh. Sau khi Việt Minh chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp Định Đình Chiến Geneve 1954 được ký kết, ông ngoại tôi tức tốc bán tống bán tháo tài sản để di cư vào Nam, tránh bị đấu tố khi đã biết quá rõ bản chất của người Cộng Sản là gì.

lundi 25 mai 2020

Lê Học Lãnh Vân - Nhà giáo, nhạc sĩ Cao Thanh Tùng (9/7/1940–16/5/2020)



(Văn Việt 24/05/2020) Ngày đó, sau giờ đá banh tại sân vận động Lam Sơn của trường Petrus Ký, tụi học sinh tôi lén ra cổng sau trường. Mấy đứa sành sỏi kêu cà phê, có đứa còn gắn điếu thuốc lên môi ngó thiệt tức cười, mấy đứa lớ ngớ như tôi đứng ngó mông ra đường Trần Bình Trọng.

Chiếc xe taxi vàng xanh ghé lại, một người đàn ông cao ráo, tóc bồng bềnh bước ra. Ông cởi áo veste vắt tay, rảo bước vô Trung Tâm Học Liệu, không quên tặng tôi một cái vẫy tay với nụ cười thân mật. Lũ bạn trầm trồ, mầy quen ông Cao Thanh Tùng! Thằng tôi lâng lâng nở mũi!

Chính là ông Cao Thanh Tùng, một nhà giáo nổi tiếng vì dẫn chương trình Đố Vui Để Học, một chương trình khuyến học rất hữu hiệu trên truyền hình giữa thời đất nước tơi bời bom đạn. Sự xuất hiện đều đặn mỗi chiều Chủ Nhật hàng tuần của khuôn mặt điển trai, giọng nói ấm áp, nụ cười rạng mở khiến ông nổi tiếng còn hơn cả vị trí Giám đốc Trung Tâm Học Liệu của ông.

lundi 13 avril 2020

Mạnh Quân - Cái đói sẽ phá vỡ hết mọi quy định




Bức ảnh và câu chuyện ông giáo viên người Anh sang Việt Nam phải ra đường xin ăn sáng nay trên báo Thanh Niên thật ám ảnh.

Đó là ông J.D, 53 tuổi, người Anh, giáo viên Anh ngữ bán thời gian ở một trung tâm ngoại ngữ TP HCM. Nhiều người đều đã nhìn thấy ông này trên đường Võ Văn Kiệt- Nguyễn Tri Phương, với một tấm biển treo trước ngực: “Không có công việc, giúp tiền mua thức ăn. Cảm ơn!”.

Ông J.D nói : “Lý do duy nhất khiến tôi làm được việc này là vì tôi đeo khẩu trang. Mọi người không nhận ra tôi là ai. Thật sự, tôi rất xấu hổ nhưng tôi không còn biết phải làm gì. Tôi phải sống”.

mardi 3 mars 2020

Thiếu Khanh - Ai buồn hơn ai ! Ai hèn hơn ai !



Truyện "cổ học tinh hoa:"

Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu chạy vào trong cái hang , thấy có một ông lão bèn hỏi rằng:

"Hang này tên gọi là hang gì?

- Ông lão thưa: Tên là hang Ngu Công.

- Tại làm sao mà đặt tên như thế?

lundi 2 mars 2020

Cù Mai Công - Người ta đấu tố cả « bần nông »


NGƯỜI TA ĐẤU TỐ CẢ "BẦN NÔNG" - THẦY GIÁO NGHÈO, CẢ TÌNH NGHĨA CHIA SẺ QUÊ NGHÈO

Cách đây gần 20 năm, có hai cô giáo già, về hưu, dạy một lớp bổ túc (giáo dục thường xuyên) ở quận. Học trò tặng mỗi cô một xấp vải ngày 20-11. Chuyện tình nghĩa thầy trò bình thường vậy mà trưởng phòng giáo dục quận đó kết tội hai cô "ăn hối lộ". Trong khi đó, vị này đang làm thất thoát ngân sách 700 triệu (khoảng 200 cây vàng lúc đó).

Tôi viết bài: "Nhận của học trò 2 xấp vải: ăn hối lộ; 700 triệu: chuyện nhỏ".

Tưởng chuyện vậy sẽ không bao giờ có nữa, dè đâu còn tệ hơn - tệ đến tàn nhẫn.

Mai Quốc Ấn - Chuyện hai thầy giáo



Ảnh minh hoạ về thầy Chu Văn An.

Có một ông thầy giáo ở tuốt Cà Mau. Học trò không mua được khẩu trang, thầy “tài lanh” đi mua về. Giá khá rẻ, 2.600 đồng/cái, thầy bán lại cho học sinh 3.000 đồng/cái vì đơn giản kiếm tiền 200 đồng thối lại cho mấy chục học sinh đâu ra. Quản lý thị trường và hệ thống chính trị nhà trường cho thầy “lên dĩa”.

Không phản kháng gì cả, thầy Cà Mau nhận sai “vì cấp trên bảo sai”.

Lại có một thầy giáo khác ngay giữa thủ đô ngàn năm văn hiến. Ngày mấy chục nghìn sinh viên đi học lại, thầy bèn đăng status cho rằng đấy là “phép thử” của công tác phòng chống dịch. Trước đó, thầy đăng nhiều status đầy màu sắc... dư luận viên và FB hay FanPage của thầy này cũng thuộc loại KOL với rất nhiều người xem.

vendredi 21 février 2020

Tạ Duy Anh - Xin được góp vài lời


Không nên đòi hỏi Thủ tướng phải có thêm “nghề” thẩm thơ, nhất là khi những chuyên gia thẩm thơ đang thất nghiệp dài dài. Cũng đừng bắt ông đạo đức giả cứ phải vờ không thích người khác khen mình.

Một nhà thơ cả đời viết được một bài thơ hay đâu có nhiều: Nó nằm đâu đó trong khoảng từ 5-10 phần trăm số nhà thơ Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Vì thế, không nên nhất định đòi hỏi điều đó ở một cô giáo dạy văn. Những câu thơ kém hơn như vậy đã từng được một nhà thơ cách mạng “hàng đầu” viết từ lâu rồi.

Đây chỉ là một ví dụ: “Nghe đảng khuyên, bỗng thấy mình giầu” (Tố Hữu - Bài ca xuân Bảy mốt).