Affichage des articles dont le libellé est Dân chủ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Dân chủ. Afficher tous les articles

samedi 17 juin 2023

Ngô Nhân Dụng - Thẩm phán Aileen Cannon trước thử thách mới: Xử vụ cựu Tổng Thống Trump


Bà Aileen Cannon sanh năm 1981 tại Cali, nước Colombia; được người mẹ đưa qua Cuba khi còn nhỏ; sau đó chạy trốn chế độ độc tài của Fidel Castro, qua Mỹ năm bà lên bảy tuổi. Bà tốt nghiệp Đại học Duke University năm 2003.

Các luật sư của cựu Tổng thống Donald Trump chắc sẽ tìm cách trì hoãn phiên tòa xử vụ lưu giữ các tài liệu tối mật ở nhà riêng sau khi đã rời Tòa Bạch Ốc. Họ có thể xin tòa án bác bỏ đơn khởi tố của thẩm phán Jack Smith, người điều tra vụ này, đưa ra các luận cứ chứng tỏ cuộc điều tra không theo đúng luật. Nếu không được, họ sẽ yêu cầu quan tòa bác bỏ những chứng cớ được nêu lên và các nhân chứng được đưa ra.

Họ sẽ tìm cách trì hoãn cho đến sau ngày dân Mỹ đi bỏ phiếu, đầu tháng 11 năm 2024. Vì nếu phiên tòa diễn ra trước hay trong mùa tranh cử, ông Trump sẽ bất lợi. Nếu đề tài chính trong cuộc tranh cử là phê phán thành tích cai trị của Tổng thống Joe Biden thì ông Trump được lợi. Nếu vụ ông Trump ra toà được dư luận chú ý nhất, thì những nhược điểm của cá nhân ông sẽ bị phơi bày trong các bản tin hàng ngày.

samedi 3 juin 2023

Nguyễn Hồng Hải - Ở Việt Nam mà không « điên » mới lạ

 

Nếu ai đã từng gặp và trò chuyện với chị, chắc có lẽ đều chung cảm nhận như tôi “điên gì mà điên dữ vậy chị Hoàng Thị Minh Hồng ?”

Không “điên” sao được khi đang ở Việt Nam lại lo mút tận Nam Cực, lo cho mấy con “Chim cánh cụt” không có đất sống, lo cho mấy con “Hải cẩu” không có chỗ trú thân…

Chị có thể yêu cầu tắt máy lạnh giữa tiết trời nóng bức, chỉ để “bảo vệ môi trường” có thể làm trái đất nóng thêm. Tóm lại chị có thể thao thao bất tuyệt về một dự án bảo vệ môi trường nào đó mà chị mới nhen nhóm ý tưởng, nếu chịu nghe thì có khi cả ngày cũng không hết.

Thành Nguyễn - Vì sao chị Hồng bị bắt?

 

Vì sao? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi biết tin người hoạt động xã hội nào đó bị bắt Trường hợp mới nhất là chị Hoàng Thị Minh Hồng, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nam cực năm 1997 và là người sáng lập tổ chức bảo vệ môi trường Change.

Chắc chắn, mỗi khi nhà cầm quyền bắt ai thì họ luôn có lý do. Tuy nhiên, những ai có lương tri thường cảm nhận có điều gì đó không ổn, có điều gì đó còn mơ hồ giữa cái cớ bắt giữ và lý do thật sự đằng sau. Nó là cái gì? Vì sao chị Hồng và nhiều người hoạt động xã hội khác bị bắt trong thời gian này?

Thực sự, chúng ta không thể biết được chính xác lý do đằng sau là gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy đoán được nếu hiểu được bối cảnh xã hội và chính trị của nước mình.

Đỗ Hoàng Diệu - Bà giám đốc và anh bán bún

Tôi có đọc về vụ giám đốc Lê Thị Dung bị tòa xử 5 năm tù nhưng không quan tâm đến mức phải cất công tìm hiểu.

Nếu tự gán cho mình "nghĩa vụ" phải viết gì đó, tôi sẽ viết về vụ người bán bún Bùi Tuấn Lâm mới bị kết án 5 năm 6 tháng tù.

Vì sao?

Bà Dung là cô giáo nhưng cũng là giám đốc, người có chức có quyền, đứng trong hàng ngũ của Đảng như ông bác sĩ Tuấn tim. "Tổ chức" cần bảo vệ người của họ. Còn anh Lâm chỉ là dân đen, như tôi, như mấy chục triệu người Việt thấp cổ bé họng khác.

lundi 29 mai 2023

Ngô Nhân Dụng - Đề phòng rủi ro kinh tế vì Trung Quốc

 

Chữ “Decoupling” có thể dịch là “đoạn giao,” cắt đứt quan hệ. “De-risking” là “giảm bớt rủi ro.” Người đầu tiên dùng chữ “De-risking” là bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy hội Âu châu, khi bay sang Trung Quốc cùng với ông Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, ngày 30 tháng Ba vừa qua.

Bệnh dịch Covid-19 khiến cả thế giới thấy mối rủi ro khi các hải cảng bên Trung Quốc đóng cửa, giao thông đứt đoạn, nhiều món hàng không thể giao tới bến. Nhiều xí nghiệp ở Mỹ và Âu châu phải tạm ngưng sản xuất vì thiếu những phụ tùng rẻ tiền mà ở đó không ai muốn chế tạo. Nhà thương thiếu bông, băng, kim chỉ, găng tay bằng plastic, những thứ lặt vặt nhưng không ai sản xuất nữa. Các nước đều thấy cần đề phòng, không để chuyện đó tái diễn trong tương lai.

Hội nghị của bảy quốc gia kinh tế hàng đầu mới công bố một chính sách chung. Khối G-7 họp ở Hiroshima hồi đầu tháng Năm, đồng ý phải giảm bớt mối rủi ro khi tùy thuộc vào hệ thống cung cấp từ Trung Quốc, mặc dù không cắt đứt các quan hệ thương mại. Dùng tiếng Anh, người ta nói sẽ “de-risking,” không “decoupling.”

samedi 27 mai 2023

Hiệu Minh - Chuyện anh Igor của nước Nga

 
Năm 2014 đi ăn trưa ở văn phòng World Bank bên DC, gặp một cậu trông quen lắm, nhưng không nhớ tên. Gật đầu chào, cậu ta cũng chào lại. Hóa ra là Igor, người Nga, đã về hưu mấy năm. Anh đang làm tư vấn ngắn hạn cho World Bank, kiếm tiền đi chơi.

Cánh hưu thích nói chuyện với tôi, ngoài hành lang, trong thang máy có ai cười với mình, y như rằng đã về hưu, chắc nhớ bạn, nhớ văn phòng, gặp ai cũng niềm nở. Hưu hay nói và mạnh mồm, thế giới này giống nhau.

Mình khen trẻ thế mà đã về hưu. Igor bảo, sinh ra ở vùng Siberia, vừa đẻ xong, mẹ cho vào băng tuyết 10 năm liền rồi mới lấy ra, nên trông anh lúc nào cũng trẻ hơn tới chục tuổi. Chả hẹn trước, thế là rủ nhau đi ăn kiểu Mỹ, tiền thằng nào thằng ấy trả, cơm đứa nào đứa nấy ăn, chỉ có câu chuyện là chung. Rất vui, mình kể đủ chuyện trên đời, từ hồi du học đi tầu qua Siberia, hồ Baikal, thăm Moscow đi metro hết 5 kopek.

Nguyễn Thông - Tướng Quốc hội (1)

 

Sáng 27.05, thay mặt Bộ Công an, đại tướng Tô Lâm trình bày báo cáo, đề xuất đối với sĩ quan công an biệt phái sang Quốc hội được phê chuẩn chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội, thì có hàm cao nhất là thượng tướng. Thậm chí ông chủ nhiệm đương chức Lê Tấn Tới còn đòi phải phong hàm đại tướng.

Các báo mậu dịch đều thông tin như vậy chứ không phải tôi bịa.

Biệt phái là gì? Cứ hiểu nôm na, biệt là đặc biệt, khác bình thường. Biệt đãi là sự ưu đãi đặc biệt, biệt danh là tên gọi khác cho riêng ai đó. Ví dụ ông Nguyễn Lương Bằng có biệt danh là Sao Đỏ. Phái là cử, sai khiến, điều chuyển. Phái viên là để chỉ người được cử đi, phái bộ là nhóm được cử đi. Biệt phái tức là cử ai đó đi làm nhiệm vụ đặc biệt, không theo quy tắc quy định thông thường. Chuyện biệt phái từ quân đội và công an sang các cơ quan ban ngành khác ở xứ này vốn chẳng ai lạ, nhất là để đảm bảo về quốc phòng và an ninh. 

vendredi 26 mai 2023

Mạc Văn Trang - Mẹ của Trần Bang

 

Hôm qua vợ chồng tôi gặp cô Biết, em gái Trần Bang, hỏi thăm tình hình . Cô cho biết, sau hôm ra tòa, gia đình vẫn chưa được thăm gặp Trần Bang, không biết sức khỏe anh thế nào; luật sư có gặp anh để xem kháng án ra sao.

- Bà thế nào, nhìn thấy con trai bị còng tay, bị xét xử, rồi bị kết án 8 năm tù, bà có bị sốc không? Nay sức khoẻ bà thế nào? - Tôi hỏi.

Cô Biết bảo, họ nói xử công khai, nhưng người nhà cũng không ai được vào. Phải đấu tranh mãi, rằng bà mẹ 92 tuổi, phải được vào để thấy con trai, có thể đây là lần cuối bà được nhìn mặt con. Hai đứa em xốc nách bà ào vào thế là em vào được. Bà bình tĩnh lắm, không bị sốc mà còn thấy có vẻ an tâm.

jeudi 25 mai 2023

Ngô Nhân Dụng - Indonesia trên lộ trình Dân Chủ

Evan Laksmana, một giáo sư Đại học Quốc Gia ở Singapore nhận xét: “Thời 1950, 60, ở Indonesia ai bị kết tội ‘thân Mỹ’ thì rất tai hại. Chuyện đó không còn quan trọng nữa. Nhưng bây giờ ai bị gọi là ‘tay sai Trung Cộng’ thì thậm nguy!”

Tuần trước, mục này đã kể chuyện dân Thái Lan đang hy vọng phục hồi chế độ Dân Chủ. Dân Indonesia còn đáng phục hơn nữa: Chế độ Dân Chủ đang tiến những bước vững vàng.

Người Việt nên học tập gương sáng của Indonesia. Đó là một quốc gia mới thành hình trong thế kỷ 20, sau khi thoát khỏi chế độ thuộc địa Hòa Lan – trong khi Việt Nam vẫn tự hào mấy ngàn năm văn hiến. Trong 274 triệu dân có 1.300 sắc tộc nói 700 thứ ngôn ngữ, rất khó kết hợp với nhau – còn người Việt gần như thuần chủng, nói cùng một thứ tiếng. Đất nước Việt Nam nối liền một giải gần 2.000 km, dân Indonesia sống trên hàng ngàn hòn đảo; từ Papua đến Aceh xa cách nhau hơn 5.000 km.

jeudi 18 mai 2023

Ngô Nhân Dụng - Thái Lan hồi phục chế độ Dân Chủ?

 

Pita Limjaroenrat nói với đài BBC, “Dân chúng đã chán ngấy suốt cả thời gian qua. Đây là lúc bắt đầu một Ngày Mới.” Chưa biết chắc Thủ tướng Prayuth Chan-ocha có đồng ý mặt trời đã mọc cho một “Ngày Mới” hay không.

Dân Thái Lan sẽ trở về với một chế độ Dân Chủ. Kết quả bất ngờ của cuộc bỏ phiếu ngày 15 tháng Năm vừa qua cho thấy khi được quyền chọn lựa, dân Thái Lan chọn sống tự do.

Hai đảng đối lập chiếm đa số gần 300 trong số 500 ghế ở Quốc hội chứng tỏ dân chúng muốn thoát khỏi “chế độ Prayuth.” Tướng Prayuth Chan-O-Cha đang làm thủ tướng, với 8 năm cai trị độc tài từ sau cuộc đảo chính năm 2014.

mardi 16 mai 2023

Bông Lau - Hãy gia nhập đảng Cộng Sản Huê Kỳ

 

Cô Justine Medina, 33 tuổi là cựu nhân viên của nữ Dân Biểu Alexandria Ocasio-Cortez (trong băng tứ quái cánh tả của Quốc Hội Mỹ) vừa được thăng tiến lên chức vụ cao cấp của đảng Cộng Sản Huê Kỳ tiểu bang New York.

Justine Medina đã làm việc cho ban vận động tranh cử của Alexandria Ocasio-Cortez năm 2020 với mức lương 35 ngàn đô la một năm. Nhưng sau đó nàng bắt đầu làm việc với tư cách của một người theo chủ nghĩa Mác toàn diện.

Cũng cần nhắc lại là nữ Dân Biểu Alexandria Ocasio-Cortez đã là đệ tử của Thượng Nghị Sĩ cánh tả Bernie Sanders. Ngài Bernie Sanders đã rất nổi tiếng khi tuyên bố ngưỡng mộ cơ chế xã hội chủ nghĩa ở Cuba.

Nguyễn Thông - Thái Lan khác, ta khác

 

Khá nhiều lời khen ngợi khi biết kết quả tổng tuyển cử ở Thái Lan hôm qua 15.05. Dân Thái đã thực hiện quyền công dân đúng nghĩa, bầu ra những đại biểu của mình ở Hạ nghị viện (Quốc hội).

Chả biết họ có “sáng suốt lựa chọn những người xứng đáng” không, nhưng đại đa số dân chúng đã chọn người ở hai đảng đối lập đại diện cho họ, chứ không bỏ phiếu cho đảng cầm quyền hiện tại của thống tướng Prayut Chan-O-Cha. Chính họ đã từng bầu cho đám đương quyền, nhưng qua năm tháng của nhiệm kỳ, lại mắt thấy tai nghe, họ chán đám độc tài nhà binh lắm rồi.

Họ chọn ai? Hai đảng đối lập thì đã rõ, nhưng cầm đầu hai đảng đó là hai người trẻ, một người đàn ông 45 tuổi, và một người đàn bà, gọi là cô gái thì đúng hơn, mới có 36 tuổi. Một trong hai người này sẽ là thủ tướng Thái Lan trong 5 năm tới. Quá nể, nể cả người bầu lẫn người được bầu.

vendredi 12 mai 2023

Ngô Anh Tuấn - Giá nào cho sự tự do?

 

Mấy hôm trước, tại Trạm tạm giam Công an thành phố Đà Nẵng, luật sư Lê Đình Việt và tôi có vào thăm gặp bị can Bùi Tuấn Lâm (hay còn gọi là Peter Lâm Bùi).

Cùng đi để thực hiện quyền giám sát có đại diện Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và đại diện Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Đà Nẵng. Dù có một vài khúc mắc nho nhỏ ban đầu nhưng tôi thực sự ghi nhận, buổi thăm gặp được diễn ra thuận lợi, không bị hạn chế về thời gian.

Mặc dù buổi gặp được ghi hình để phục vụ công tác giám sát nhưng chúng tôi không gặp trở ngại trong nội dung trao đổi vì các bên cùng thống nhất rằng, chẳng có gì bí mật ở đây cả. Lâm cũng ghi nhận rằng, trong suốt quá trình điều tra, truy tố, Lâm không bị phân biệt đối xử; đó là sự nhân văn cần thiết và là tín hiệu tốt cho một phiên tòa cởi mở hơn.

dimanche 7 mai 2023

Từ Thức - Vài câu hỏi nhức nhối, 48 năm sau

 

48 năm !

Gần một nửa thế kỷ trôi qua, vết thương vẫn chưa lành. Và chắc sẽ không bao giờ lành đối với hàng triệu gia đình, trong khi có những người khác, đứng đầu là nhà nước, có cơ hội ‘’hát trên những xác người’’ để ăn mừng chiến thắng. Có cơ hội để khoe khoang, đánh bóng quá khứ, để dân quên thực  tại đất nước không có gì đáng kiêu hãnh.

Vài câu hỏi nhức nhối nhiều người đặt ra, hay tự hỏi.

Thứ nhất, có nên tổ chức tưởng niệm ngày 30/4, nửa thế kỷ sau ?

lundi 17 avril 2023

Dương Quốc Chính - Định luật bảo toàn phản động

 

Nhân dịp ngoại trưởng Mỹ sang chơi, Việt Nam chơi liền ba vụ liên quan tới phản động.

Nguyễn Lân Thắng dính án 6 năm tù, Phạm Thanh Nghiên được xuất khẩu sang Mỹ và Đường Văn Thái bị nhập khẩu về Việt Nam "đầu thú".

Ông Thắng thì coi như chuyển từ trại này qua trại khác. Bà Nghiên đi thì ông Thái về. Coi như định luật bảo toàn phản động, tổng số phản động không thay đổi, chỉ từ trại này sang trại khác hoặc xuất khẩu hay đầu thú.

samedi 15 avril 2023

Đoàn Bảo Châu - Điều cần nói nốt về Nguyễn Lân Thắng

 

Đôi lời : Đúng là tác giả đã nhận vô số « gạch đá » vì bài này, đăng lại để hiểu thêm. Có điều theo TM biết, có những người rất nổi tiếng cũng nghĩ như vậy nhưng không nói ra như ông Đoàn Bảo Châu. Họ là nhà đấu tranh nhưng vẫn là nạn nhân của tôn sùng lãnh tụ.

Mặc dù tôi không đồng ý với bản án đối với Nguyễn Lân Thắng nhưng tôi cần phải nói hết suy nghĩ của mình. Việc lên tiếng trên mạng xã hội một cách thẳng thắn, công tâm, thấu tình đạt lý luôn là tiêu chí của tôi. Tôi biết nhiều người có tư tưởng cực đoan sẽ không thích stt này nhưng tôi viết chỉ để theo một mệnh lệnh duy nhất là theo lương tâm, nhận thức của tôi.

Tôi viết điều này cũng hy vọng có ích với những người được gọi là đấu tranh cho công bằng xã hội khác. Chúng ta không thể kiến tạo được một xã hội bình yên, một đất nước văn minh tiến bộ nếu không đấu tranh với phương pháp đúng đắn.

jeudi 13 avril 2023

Đoàn Bảo Châu - Các vị muốn người dân thành cái gì?

 

Sáu năm tù giam, hai năm quản chế cho một người chỉ đơn giản là nói lên tiếng nói bất bình trước một hiện thực xã hội be bét. Với góc nhìn của tôi, Nguyễn Lân Thắng không hề có hoạt động nào được gọi là chống chính quyền.

Trong khi ấy thì cán bộ trong bộ máy tham nhũng kinh hoàng, tham nhũng ngay cả trong lúc người dân cần sự giúp đỡ nhất, đang đau khổ, khốn cùng nhất.

Chính các vị cũng phê phán sự im lặng của cán bộ đảng viên.

mercredi 12 avril 2023

Bông Lau - Nguyễn Lân Thắng

 

Tôi bước vào khung trời Facebook vào khoảng năm 2014. Phải nói là khung trời vì nó bao la với bao nhiêu hỉ nộ ái ố, thương yêu lẫn oán hận, và bạn bè có khắp năm châu mà mỗi một người có một cuộc đời và những kỷ niệm để chia sẻ.

Trước năm 2014 tôi chỉ mãi bận rộn với công việc và không mấy quan tâm về vấn đề Việt Nam. Bởi vì Việt Nam khi ấy nằm ngoài tầm tay rồi, những gì mình đã tha thiết đóng góp coi như đã xong. Chẳng còn gì để mơ ước về đất nước ấy nữa. Nhứt là đất Bắc, khi ấy mình vẫn cho rằng đó là cái nôi Cộng Sản và trong gia đình có một vài người thân bị bắt đi học tập đến những 15 năm ở rừng núi Bắc Việt. Có nguời bỏ thây lại nơi chốn bạo tàn ấy.

Khoảng năm 2012 hay 2013 gì đó tình cờ thấy trên YouTube có đoạn phim quay cảnh đấu tranh đòi quyền sống của dân oan Văn Giang ở miền Bắc Việt Nam. Mình bỗng chú ý. À thì ra ngoài Bắc họ cũng chống Cộng dữ dội. Rồi vì tò mò lẫn thương cảm nên đã xé bỏ lời thề là không bao giờ trở về Việt Nam cho đến khi nào không còn một tên "giặc Cộng" trên quê hương.

Ngô Anh Tuấn - Đấu tranh để ở lại

 

Trong buổi trao đổi với luật sư Lê Văn Luân trước phiên xét xử, khi được đề cập tới một câu hỏi giả định về tình huống tị nạn chính trị, ông Nguyễn Lân Thắng đã khẳng khái mà rằng:

“Đây là chuyện của riêng Việt Nam, không phải của bất kỳ quốc gia nào. Tôi là người Việt Nam, nên tôi sống và đấu tranh trước mọi thứ cũng là cho đất nước mình, cho dân tộc mình, với tư cách công dân Việt Nam, không phải để đi nước nào khác”…

Tôi rất đồng tình và ủng hộ quan điểm này của ông Thắng. Đa số những người đấu tranh, lên tiếng phản biện, cất lên tiếng nói của sự tự do không phải để ra đi.

Lê Học Lãnh Vân - Trứng chọi đá

 

Có một điều mà ý nghĩa đang bị xuyên tạc, làm cho méo mó. Đó là quan điểm “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Quan điểm này cũng cùng hướng với quan điểm “Cứu nguy phò yếu”.

Vâng, phò yếu chứ không phò mạnh! Tại sao vậy? Bởi vì khi thấy quả trứng chọi với vách đá, suy nghĩ bình thường và hợp lý là vách đá ăn hiếp người yếu thế, còn quả trứng đang chống kẻ mạnh hơn mình để bảo vệ lẽ phải.

Trứng chọi với đá thì trứng vỡ nát còn đá trơ trơ không suy suyển gì. Nếu không dựa lưng vào một lẽ phải vững chắc, trứng không dám chọi với đá. Không chỉ dựa lưng vào lẽ phải, trứng còn có niềm tin rằng xã hội ủng hộ lẽ phải. Niềm tin ấy rất thiện lương, mang đầy dũng khí!