Affichage des articles dont le libellé est Đô thị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đô thị. Afficher tous les articles

lundi 16 août 2021

Đặng Đình Mạnh - Ai ly nông, ai ngược dòng ?

 

Miền Nam, thế kỷ trước, hai thập kỷ chiến tranh, loạn lạc và nhu cầu cải thiện kinh tế đã gây nên làn sóng ly nông, ly hương từ các vùng nông thôn về các đô thị miền Nam. Chúng làm tăng nhanh dân số cơ học đô thị và gây phát sinh nhiều vấn đề mà đô thị phải đối mặt. Tình trạng này kéo dài cho đến tận trước cơn đại dịch cúm Tàu bùng phát lần thứ tư vào rước mùa hè năm 2021.

Hiện tượng ly nông, ly hương đã là di sản chung của cả hai chế độ, chế độ Sài Gòn cũ và chế độ hiện nay.

Những hạn chế phổ biến của đô thị như ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn; kẹt xe kinh niên; vật giá cho nhu cầu ăn, ở, đi lại đều mắc mỏ; phân hóa giàu nghèo sâu sắc; tệ nạn xã hội, tội phạm ... vẫn không khiến cho người ly nông, ly hương ngán ngại. Vì nếu cần phải so sánh, họ vẫn có thể nêu ra hàng loạt ưu điểm của một đô thị “đáng sống” như thế nào trong sự đánh giá của họ so với nông thôn : Hưởng thụ nền giáo dục vượt trội; chăm sóc y tế tốt, kịp thời; nếp sinh hoạt văn minh, hiện đại. Và điều mang tính quyết định : Cơ hội việc làm nhiều hơn, tốt hơn, thu nhập cao hơn...

lundi 9 août 2021

Tâm Chánh - Kiến nghị để Sài Gòn tiếp tục đóng cửa

 

Sống với dịch giã chắc còn lâu.

Để tổ chức được cuộc sống tạm thời đó phải từ bỏ lối quản lý ngăn cấm, cách bức, rào giậu. Cần xây dựng và truyền thông một kế hoạch sống chung với dịch bệnh đến cuối năm 2021. Sài Gòn cần được thắt chặt để có thể ăn cái Tết bình thường trở lại.

Thành phô cần tổ chức ngay các điểm tập kết hàng hóa có sự kiểm soát tập trung về phòng dịch, nhất là kiểm soát và phục vụ việc chích ngừa cho lực lượng lao động giao dịch, ra vào. Đó không chỉ là các chợ đầu mối, mà còn là các điểm bán buôn, bán nửa sỉ đáp ứng được các yêu cầu kiểm soát.

samedi 31 juillet 2021

Thái Hạo - Tháo chạy và trở về


Một cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân tỉnh lẻ khỏi các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự thật của đói khát, của sợ hãi, của sự hỏng hóc trong bộ máy. Và tất nhiên không phải chỉ có thế.

Nó chứng tỏ những cuộc “đổ bộ” triền miên trước đó, người dân vì miếng ăn mà ly tán khỏi quê hương. Vì sao họ ra đi? Vì quê hương không nuôi nổi họ.

Những vùng quê ảm đạm, bạc phếch, nghèo nàn với một nền sản xuất manh mún, lạc hậu; và những vùng quê đầy những tệ nạn của cuộc đô thị hóa nham nhở, lếch thếch. Hình ảnh người nông thôn đổ vào các đô thị lớn ngày nay có thể được hình dung như những cuộc đi phu của cùng đinh thời thuộc Pháp.

dimanche 20 juin 2021

Trần Tiến Dũng - Người Sài Gòn trước trùng vây dịch bệnh


(Saigonnho 20/06/2021) Sài Gòn hiện nay là một đô thị với đa phần dân số là người trẻ, trung niên. Các thế hệ dân cư này đều chưa từng trải qua thời chiến tranh Việt Nam, và trong suốt gần nửa thế kỷ chưa từng phải đối mặt với thiên tai, dịch họa ở mức độ giết người hàng loạt như đại dịch Covid-19.

Khi Sài Gòn đang rối lo rầu, sợ hãi vì đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4, nhiều Việt sống ở nước ngoài gọi điện về thăm hỏi thân nhân. Tất nhiên Việt Kiều sống ở Mỹ, Châu Âu… đều từng qua các đợt lây nhiểm nặng, có quốc gia còn khủng khiếp hơn tình trạng dịch bệnh đang diễn ra ở Sài Gòn, nhưng sự quan tâm khiến họ muốn biết là nhịp sống thường ngày ở Sài Gòn lúc này ra sao?

Có dư luận đánh giá: về căn bản dân Sài Gòn rất đang răm rắp tuân theo các lệnh phát ra từ hệ thống chống dịch bệnh của chế độ.

vendredi 18 juin 2021

Hoàng Linh - “Ôi em tôi Sài Gòn không buổi tối”


Một siêu đô thị ngày náo nhiệt, đêm không ngủ như Sài Gòn giờ trở thành một thành phố không buổi tối, khi mà mọi hoạt động vui chơi, giải trí đều ngừng lại.

Người Sài Gòn mất vui, mất đi nếp sinh hoạt quen thuộc, còn nền kinh tế thì tổn thất quá nặng nề.

Trên các báo, mấy hôm nay, người ta hay dùng khái niệm “Sài Gòn bị “bệnh”, “Sài Gòn “làm mệt” và nói với nhau nhau hãy vững vàng vượt qua đại dịch, rồi dịch sẽ qua, cuộc sống sẽ trở lại như xưa.

samedi 8 mai 2021

Nguyễn Gia Việt - Người đô thị Việt và sợi dây tử thần


Không phải tới khi quận 11 xảy ra vụ cháy nhà và chết 8 người trong một buổi chiều thì người ta mới kinh hoàng. Số người chết quá kinh khủng, nó lại là cái ám ảnh triền miên của dân thành thị Việt Nam.

Vô các đô thị, bạn coi có nhà nào mà thông thoáng và có lối thoát hiểm khi cháy xảy ra ? Hoàn toàn là zero và bít cửa.

Nhà mặt tiền thì bên dưới cho thuê bán toàn những thứ độc như hóa chất, nệm, quần áo, đồ cúng kiếng. Rồi thì kín cửa, một lối ra vô độc đạo.

Nguyễn Đình Bổn - Gia đình cũng cần giáo dục về tai họa bất ngờ !


Dư âm vụ cháy chết đến 8 người vẫn làm tôi bàng hoàng.

Tôi cũng thường viết, nhấn mạnh về giáo dục gia đình để bù trừ vào những khiếm khuyết của giáo dục nhà trường, xã hội. Tôi cũng từng đề cập về cháy nhà, xin nhắc lại một cách ngắn gọn.

Nhiều người Việt sợ "xui" khi công khai nói về việc có thể lúc nào đó nhà mình bị cháy, vì vậy họ thường bỏ qua không nhắc đến trong gia đình. Trong khi đó với điều kiện sống eo hẹp, chật chội và thiếu kiến thức về phòng tránh hỏa hoạn hiện nay, các khu dân cư bình dân tại các thành phố Việt Nam nguy cơ đó cực kỳ cao.

vendredi 23 avril 2021

Lưu Trọng Văn - Một cánh rừng trong lòng thành phố được cứu


Trong khi nhiều nơi rừng bị hủy diệt vô tội vạ vì túi vàng lũ lợi ích nhóm, thì có một tin thật vui :

Bình Thuận đang xem xét bảo tồn, phát huy giá trị khu rừng ngập mặn rộng hơn 32 ha còn sót lại giữa lòng thành phố Phan Thiết.

Theo báo nhà nước: "Ngày 20/4, ông Dương Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, tới đây Thường trực Tỉnh ủy họp bàn hướng bảo tồn khu rừng ngập mặn quý hiếm duy nhất ở thành phố biển này.

dimanche 3 janvier 2021

Lê Nguyễn Hương Trà – Điểm qua những khuôn mặt có thể là bí thư Thủ Đức


Bộ máy của Thành phố Thủ Đức sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7/2 trước Tết, với đơn vị hành chính đặt tại quận 2. Bí thư thành phố cũng sẽ được chỉ định trong vài ngày tới !

---

Hiện có nhiều nhân vật đang trong phương án là Nguyễn Văn Hiếu (1976, Bí thư quận 5); Trần Kim Yến (1969, Bí thư quận 1) còn được biết với cái tên chị Yến “lư hương”; Nguyễn Mạnh Cường (1979, Bí thư quận Thủ Đức); Nguyễn Hữu Hiệp (1967, Trưởng ban Dân vận Trung ương); Nguyễn Phước Hưng (1968, Bí thư quận 2).

Ngô Nguyệt Hữu - Thành phố Thủ Đức !


Thấy lãnh đạo quyết tâm thành lập thành phố Thủ Đức, không dám can ngăn. Nay đã thành lập xong, xin được nói mấy điều.

Việc phát triển một khu vực, chưa bao giờ có nền tảng từ thay đổi tên gọi. Mà mỗi lần thay đổi địa danh hành chính, người dân luôn mỏi mệt khi nghĩ về quá trình đổi giấy tờ, doanh nghiệp đổi địa chỉ kinh doanh, thuế má...

Thành lập một thành phố mới, giá đất sẽ tăng theo do kỳ vọng của nhà đầu tư. Đây là cái được ngắn hạn, nhưng cái mất dài hạn chính là sự thay đổi khiến người dân mệt mỏi. Nếu không muốn nói là ngạc nhiên, khi hết tách huyện Thủ Đức lại nhập thành thành phố Thủ Đức.

Hữu Thọ - Thành phố Thủ Đức


Từ 0 giờ ngày 01-01-2021, chính thức sinh hạ thành phố Thủ Đức sau 22 ngày rưỡi thai nghén. Ấy là bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chủ tịch từ chiều 9-12-2020.

Ai cũng biết Sài Gòn có cặp trai tài gái sắc:

Trai Thủ Đức năm canh thức đủ

samedi 1 août 2020

Nguyễn Thông -Thành phố sông Hàn


Thành phố ven sông Hàn lúc hoàng hôn. Ảnh Nguyễn Thông

Bây giờ, lúc này mà nói về Đà Nẵng dễ bị coi là đồ “cuốn theo chiều gió”, ăn theo, cơ hội, bầy đàn, là đủ thứ, mặc dù vùng đất này lúc nào cũng đầy sức hấp dẫn chứ không phải đợi có dịch cô vít cô veo.

Tôi có thứ duyên nợ nhạt không ra nhạt, mặn không hẳn mặn, với Đà Nẵng. Nhưng thấy xứ Tourane cũ đang phải gồng mình trợn mắt chống dịch bệnh, cứ thương thương. Mỗi khi thấy ai đó chê nó cười nó, lại càng thương.

Quê tôi Hải Phòng, thời chiến tranh chống Mỹ, chính quyền miền Bắc đặt ra sự kết nghĩa những tỉnh thành ngoài Bắc với tỉnh thành trong Nam. Hà Nội đương nhiên thì phải đăng ký hôn thú với Sài Gòn rồi. Tỉnh Kiến An “lấy” tỉnh Gò Công, tỉnh Nghệ An lấy tỉnh Quảng Ngãi, thành phố Hải Phòng được ghép đôi với Đà Nẵng… Cứ thế mà thi đua, bên sản xuất, bên chiến đấu. 

mercredi 4 mars 2020

Bán trời không văn tự, đất ngầm thì cho không!



Dự án bên hồ Giảng Võ với hàng chục điểm nhấn chọc thẳng lên bầu trời, chỉ nhìn bản vẽ đã làm giới chuyên môn e ngại (nguồn ảnh: chủ đầu tư quảng cáo dự án)
(NĐT 03/03/2020) Hà Nội và các thành phố Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi những công cụ quản lý tài nguyên không gian đô thị hiện đại thay thế cho những mô hình lạc hậu.

Dự án bên hồ Giảng Võ với hàng chục điểm nhấn chọc thẳng lên bầu trời, chỉ nhìn bản vẽ đã làm giới chuyên môn e ngại (nguồn ảnh: chủ đầu tư quảng cáo dự án)

Hà Nội: Tự sự của các tòa nhà vươn cao, cao mãi…

Công trình xây dựng cao nhất Hà Nội trước 1990 là khách sạn Giảng Võ (11 tầng). Đầu những năm 2000, khi mở cửa đầu tư, nhà cao cả chục tầng khắp nơi, thì bản quy hoạch Hà Nội cũng mới rón rén chấm 9-12 tầng. Các doanh nghiệp tư nhân nắm bắt cơ hội rất nhanh nên xin phép xây nhà 18-20 tầng để kinh doanh. Đối mặt với loại hình mới, cho dù chưa từng biết đến lợi hại của nhà cao tầng, song các nhà quản lý cũng… liều mạng cho ý kiến chỉ đạo, lúc thì “không thể chấp nhận được”, khi thì lại thấy “cần điểm nhấn, nên chấp nhận được”.

dimanche 9 février 2020

Virus corona làm Thượng Hải chìm vào hôn mê

dimanche 14 juillet 2019

Hoàng Mạnh Hà - Tiến sĩ dân tộc học mà lại làm trưởng khoa đô thị học ?



Đọc phát ngôn của PGS-TS Phan Thị Hồng Xuân thấy ngay là cô quá ngu. Sau đó cô bao biện thì sự ngu lại càng lộ thiên. Điều đó khiến tôi tò mò muốn biết thực hư cái mác Phó Giáo sư, Tiến sĩ của cô.

Không khó để tôi có được bản "Lý lịch khoa học" của cô Xuân. Và đến đây thì tôi cũng không khó hiểu khi cô Xuân thích phát biểu về vấn đề đô thị, nhưng nói cái gì lòi ngu cái đó. Hiện cô đang là Trưởng khoa Đô thị học, nhưng bằng cấp chuyên môn của cô chẳng dính dáng gì đến đô thị học. Từ đầu đến cuối cô học ngành dân tộc học, chứ không có chút gì dính dáng đến đô thị học.

Ban đầu cô Xuân học cử nhân ngành Đông Nam Á học tại Đại học Mở Bán công. Nên nhớ, thời điểm năm 1991, học Đại học Mở Bán công không phải thi đầu vào mà chỉ đánh trống ghi danh. Luận văn tốt nghiệp của cô là "Bước đầu tìm hiểu dân tộc học Malaysia".

Mai Quang Hiền - Tâm thư cho em Xuân Lu



Em Xuân Lu Thân Yêu!

Hôm nay bên khu chung cư anh mưa to, mây đen bao vây không gian, mưa rơi bên hiên, rơi luôn trong con tim anh cô đơn.

Anh không lo cô đơn, nhưng anh đau. Anh đau do hôm nay mưa to, trong khi anh chưa mua lu. Nhưng em tin không ? Anh thông minh ngang em, không lu nên anh mang lon ra chơi luôn. Anh mua hai mươi lon bia ba ba, tu xong anh mang lon ra thu mưa.

Thẩm Tuyên - Những con rối khoác áo dân cử



Nếu bài báo tường thuật chính xác thì...không biết nói gì hơn ngoài việc hỏi thiên, hỏi địa: Sao ngày càng nhiều người cứ ham muốn giành giật hết cái ngu của thiên hạ về cho riêng mình vậy?

Sống ở miền Nam này trên 60 năm, xưa chỉ nghe và thấy do hệ thống nước máy chưa phát triển, người ta xây hồ, mua lu trữ nước mưa để nấu ăn, uống. Cũng có nhiều nơi, đặt lu và gáo dừa trước cửa giúp người lỡ độ đường giải khát (vì xưa phương tiện lưu thông, đường xá lạc hậu, hàng quán ít ỏi, làng xóm cách xa, di chuyển 5-10 km bằng cách đi bộ là lẽ thường).

Còn chuyện mua lu, khạp hứng nước mưa để chống ngập đô thị thì...chỉ có cái đầu vĩ đại của loại khùng khùng ham nói chữ nghĩ ra. Lại còn khoác chiếc áo "văn hóa bản địa" cho cái kiểu nằm mơ chống ngập này nữa mới ghê!

lundi 25 juin 2018

Jakarta ngập lụt, Indonesia có thể phải lập thủ đô mới

Hành khách đợi tàu tại nhà ga Pasar Senen ở Jakarta, bị ngập nước sau một trận mưa. Ảnh chup ngày 06/09/2010.

Đặc phái viên Libération tại Indonesia có bài phóng sự mang tên « Nước dâng tại Jakarta : Tôi biết một ngày nào đó, chúng tôi phải xách va-li ra đi ». Bị lụt lội thường xuyên, phía bắc thủ đô Indonesia mỗi năm bị lún xuống 25 cm, và thậm chí có thể sẽ biến mất trong thời gian tới. Nạn bê-tông hóa và ô nhiễm càng làm trầm trọng thêm tình hình, trong khi chính quyền chưa tìm ra được giải pháp bền vững.
Người dân cư ngụ tại khu vực phía bắc Jakarta năm nay phải cám ơn trời đất : nước « chỉ » dâng có 20 cm. Những người khá giả nhất ở khu phố Evi phải cất nhà sàn để ở, và khu vực này còn có nguy cơ biến mất trong tương lai. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới ước tính có đến 40% diện tích của thủ đô Jakarta 10,8 triệu dân đang thấp hơn mặt nước biển, và có thể bị ngập lụt hoàn toàn nếu không hành động gì trong vài năm nữa. 

lundi 19 février 2018

Lưu Trọng Văn - Hà Nội học gì ở chính quyền đô thị Paris?



Nhiều người dân đến nghe giới thiệu về dự án nối dài tuyến tramway T3 tại tòa thị chính quận 17 Paris. Ảnh Mairie 17e
Bộ Chính trị đồng ý cho Hà Nội xây dựng mô hình Chính quyền đô thị. Ông Sáng giám đốc sở Nội vụ Hà Nội đề xuất nên nghiên cứu, tham khảo mô hình đô thị của Paris để học hỏi.

Gã bật cười.