Tôi rất thích nhìn ngắm sự cô đơn của tập cận bình mỗi lần ông sang Việt Nam. Khác với mọi chính khách được chào đón, ông hoặc bị bàng quan hoặc ghét bỏ.
Thái độ của người dân Việt Nam không chỉ là quán tính của cuộc chiến tranh biên giới của họ Đặng hoặc lịch sử xung đột nghìn năm, mà chính ở đối sách của Trung Quốc trong thì hiện tại.
Người Trung Quốc là giống loài xảo ngôn. Năm xưa một tấc lưỡi của học trò ông Khổng cũng đủ làm cho vài nước đánh nhau khốc liệt.
Trung Quốc bang giao với mười mấy nước láng giềng, đi đâu cũng ví như răng với môi, môi hở răng lạnh. Riêng Việt Nam còn được họ khuyến mại thêm 4 tốt 16 chữ vàng. Giờ đây tập cận bình còn chua thêm "cộng đồng chung vận mệnh".
Đằng sau nó là tằm thực xâm lấn biển đảo biên giới, là cáo gửi chân chuồng gà hoặc xâm lược mềm bằng vốn và công nghệ lạc hậu trì trệ.
Mạo Trạch Đông năm xưa là tác giả của ý tưởng "một cuộc chiến tranh rưỡi", tức là đánh một trận cực lớn xong lại đánh lại rút, nhấp nhả không cho láng giềng yên ổn.
So với bậc tiền bối, có vẻ như mưu ma chước quỷ của tập cận bình còn đa dạng và giảo hoạt hơn nhiều.
Có nghĩa là ý chí đại Hán chưa bao giờ mất và nó được truyền thụ qua các thế hệ lãnh đạo tà quyền Trung Quốc.
Henry Kissinger, trong cuốn sách của mình, viết rằng Trung Quốc là một thực thể kỳ lạ, nơi mà thiết chế nhà nước chỉ là một vỏ bọc của chủ nghĩa quân chủ thần quyền.
Nghĩa là như Mao hoặc như Đặng, tập cũng là một "ông vua" theo nghĩa bóng nhưng lại xấu xí và cô đơn trong thế giới phẳng theo đúng nghĩa đen.
NGUYỄN TIẾN TƯỜNG 14.12.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.