1. Hồi 1990, khi Việt Nam còn chìm đắm trong bể khổ của cấm vận, biên giới Trung Quốc được mở cửa trước sau Hội nghị Thành Đô, người Trung Quốc đã chinh phục hoàn toàn thị trường Việt Nam qua giao thương tiểu ngạch biên giới với thượng vàng hạ cám hàng hóa rẻ tiền mau hỏng.
2. Sau 33 năm hai nước cùng phát triển, Trung Quốc họ tập trung phát triển kinh tế giao thương hàng thật, hàng giả với Nhật bản và Phương Tây là chính, cửa Việt Nam chỉ là thì trường nhỏ họ ít để ý. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chịu lép vế trước doanh nghiệp Việt, sản xuất gia công cho doanh nghiệp Việt có thương hiệu được người tiêu dùng Việt tin dùng (kiểu Khải Silk, Vingroup...).
Nhưng Trung Quốc họ vẫn trên cơ Việt Nam, kể cả những ngành hàng họ gia công cho doanh nghiệp Việt.
3. Nay thị trường Phương Tây của Trung Quốc bị o ép và có nguy cơ bị hạn chế mạnh, Bắc Kinh lại chú ý đến mấy nước đàn em ở Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam sát biên giới họ.
Lần này họ xâm nhập thị trường bằng những chính sách, công cụ rất mới - thành tựu của sản xuất, giao thông, vận tải, thương mại, logistic thanh toán tiền tệ của họ ở tầm đỉnh cao.
Trước một nước Việt Nam chính trị còn như vậy, kinh tế, thương mại thì chỉ là muỗi so với họ, họ sẽ có một cuộc xâm lăng mới.
Hàng hóa họ đã sẵn sàng ở kho nhà máy, kho trung chuyển biên giới. Phương thức bán hàng, trong đó bán hàng online với các app bán hàng, chi phí vận chuyển rẻ hơn trong nội địa Việt Nam đã sẵn sàng. Chính sách hỗ trợ của nhà nước đã xong.
Giờ chỉ còn khởi động (chắc trong dịp Tết này) và chờ Việt Nam đầu hàng vô điều kiện...
P/s: Tôi viết bài này sau khi đặt online 8 mặt hàng thì toàn bộ cả 8 toàn là đồ Trung Quốc sản xuất : từ lọ thuốc chấm chân răng chống sâu răng đến thảm gỗ trải nhà tắm, từ cái máy xay sữa hạt đến cái cân điện tử, dao băm nguyên nhãn hiệu giả made in Japan, chảo giả made in Germany...
KIM VĂN CHÍNH 09.12.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.