dimanche 7 mai 2023

Thái Vũ - Thận trọng với thực phẩm chức năng

 

Về Việt Nam, rất ngạc nhiên khi thấy người mình ưa chuộng và nói rất nhiều về "thực phẩm chức năng".

Tuy nhiên khi tôi hỏi "thực phẩm chức năng là gì?" thì hoặc ú ớ hoặc trả lời rất ngon lành là "thực phẩm có thuốc" hoặc "thực phẩm để chữa bệnh".

1. Ta nên phân biệt "functional foods" (FF - thực phẩm chức năng) và "Dietary supplement" (DS - chất bổ sung vào chế độ ăn uống).

Nó là gì? Hình thức thế nào? Dùng ra làm sao, mục đích gì? Nó sẽ giúp đạt mục đích đó như thế nào (hay nói cách khác, how does it work)? Có hiệu ứng phụ (side effect) không? Nếu có thì làm sao để ngăn hoặc giảm hiệu ứng phụ? ... Phải tìm hiểu cho rõ. Chứ cứ nghe mấy thằng ba hoa bốc phét nhắm mắt nhắm mũi ăn vào bị làm sao là ráng chịu đi.

2. FF và DS khác nhau nhưng có một điểm chung là  vẫn phải có liều lượng. Cho dù là chất lượng tốt, nhãn hiệu uy tín, hàng xách tay, an toàn, (ở Mỹ, FF, DS đa số đều được mua OTC - không cần toa bác sĩ) nhưng vẫn phải dùng theo sự tư vấn, hướng dẫn và kiểm soát của bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist).

Ví dụ, bạn thiếu canxi, bác sĩ chỉ định phải bổ sung 1.000 gr canxi mỗi ngày ngoài chế độ ăn đang có. Thế thì FF hay DS đưa vào mồm nên  ở khoảng đó. Không thì sạn thận đấy.

Không phải vô lý mà cùng là viên thuốc bổ tổng hợp multi vitamin nhưng lại công thức riêng cho phụ nữ, đàn ông, người lớn, trẻ em...Tại sao bác sĩ khuyên bạn nên dùng thêm 4, 5 viên vitamin khác nhau mà không cho dùng đại multivimatin cho bổ ngang bổ dọc, uống một viên là xong ? Là vì liều lượng (dosage) và bạn đang thiếu (deficiency) cái này nhưng thừa cái kia.

3. Ở Mỹ FDA không dùng thẩm quyền để approve (chấp thuận) cho phép một loại FF hay DS được đưa ra thị trường. Nhưng FDA sẽ kiểm soát gắt gao sau khi FF hay DS đã và đang lưu hành, tiếp thị  theo đạo luật DSHEA (Dietary Supplement Health and Education Act). Cho nên, các loại FF hay DS mà in cái nhãn FDA approved đích thị là bố láo.

4. Chính vì FDA không đưa ra Approval, chỉ take action sau khi FF và DS bán ra thị trường, nên trách nhiệm là ở người tiêu dùng và Provider (nhân viên ngành y).

Vì vậy, FDA có các kênh tiếp cận để nhận các báo cáo, khiếu nại về việc sử dụng FF hay DS cũng như đưa ra các dấu hiệu để nhận ra các loại FF, DS có vấn đề gì hay không.

5. Vấn đề là vấn đề gì?

Đó là các triệu chứng hay hiệu ứng phụ không mong muốn khi ta dùng FF, DS.

Ví dụ, dị ứng (ngứa, phát ban, đau họng, sưng lưỡi, thở khò khè....), hạ huyết áp, đau ngực, khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, khó tiểu, tiếu nhiều hơn hay ít đi, nước tiểu màu tối thẫm, có máu trong nước tiểu trong phân, đau vùng bụng, mệt mỏi, giảm ký bất thường, vàng da, vàng mắt, đau nhức cơ khớp, trạng thái thay đổi (bồn chồn, lo lắng, chán nản), mắt mờ, giảm thị lực v.v...

Các bạn thấy đấy, FF hay DS đều có thể dẫn đến những điều vừa nêu, và chúng vẫn chỉ là các ví dụ về các triệu chứng trong danh sách của FDA đưa ra nhằm giúp người tiêu dùng nhận ra các vấn đề của FF hoặc DS họ đang dùng mà báo cáo tới FDA.

Lựa chọn là quyền của người tiêu dùng. Hãy là người tiêu dùng hiểu biết.

Cứ nhắm mắt nhắm mũi nghe mấy thằng bác sĩ dỏm, ca sĩ, nghệ sĩ quảng cáo bán FF, DS thì cũng là quyền của người tiêu dùng thôi.

Your choice!

THÁI VŨ 07.05.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.